PHẦN 7 

KINH THÁNH CƠ-ĐỐC XUẤT HIỆN

Ngay từ đầu, Hội Thánh tôn trọng bản Septuagint là bản sách Cựu Ước viết bằng tiếng Hy Lạp và coi đó là Kinh Thánh. Các Sứ Đồ, giáo sĩ luôn luôn trích dẫn trong đó và đọc từng đoạn trong giờ thờ phượng. Không lâu sau đó người ta đọc nhưng bản văn Cơ-Đốc đầu tiên, kể cả những thư tín của Phao-lô (IIPhi 2Pr 3:15-16) và các sách Phúc Âm, thêm bào bản văn Sueptuagint. Ong Justin Martyr, viết sách Biện luận (Apogoy) tại La Mã vào năm 150, bắt đầu trích đọc sách Tin Lành, sau đó trích đọc Cựu Ước như sau :
‘Những ký sự của các Sứ Đồ (sách Tin Lành) hoặc những bản văn của các tiên tri được đọc lên khi có đủ thì giờ. Khi người đọc xong, người hướng dẫn khiển trách và khuyến khích chúng tôi nên làm theo những gương mẫu tốt lành đó. Sau đó chúng tôi đứng cả lên và cùng cầu nguyện, khi cầu nguyên xong chúng tôi dự phần ăn bánh và uống rượu hoặc nước.
Marcion một chủ tầu giàu có ở tỉnh Bông (Pontus ) bên bờ Bắc Hải, là con một Giám Mục Cơ-Đốc. Ông đến La Mã vào năm 140 để tìm người ủng hộ đề nghị của ông về việc chấp nhận một sách giao ước ‘mới’. Sau khi dâng hiến một số tiền lớn cho công việc bố thí của Hội Thánh, ông đứng lên trình bày những ý kiến của ông. Vì chịu ảnh hưởng của phái Trí Thức Giáo, nên ông tin rằng Đức Chúa Trời của Cựu Ước là đại diện cho sự ác và muốn hồi phục Tin Lành của Đấng Christ để trở về với tính cách thuần túy ban đầu thì cần phải dứt niềm tin này ra khỏi bối cảnh Do Thái của nó. Ông đề nghị phải bãi bỏ cả bộ sách Septuagint (Cựu Ước viết bằng tiếng Hy Lạp) và công nhận một bản thuyết trình do ông viết ra, cộng thêm một số tài liệu trích từ sách Tin Lành Lu-ca đã kiểm lại nghiêm ngặt, cùng với những thư tín của Phaolô, lấy đó làm sách giao ước ‘mới’. Dù Marcion có một số đông người ủng hộ, nhưng Hội Thánh La Mã vẫn bác bỏ những tư tưởng ‘trí thức’ của ông, coi đó là tà đạo, trả lại tiền ông dâng hiến, và mời ông ra khỏi Hội Thánh (dứt phép thông công).
Marcion không nản lòng, ông về sáng lập một nhóm ‘Trí thức’ mới người ta gọi là nhóm Marcionite. Nhóm này khá mạnh, nên tồn tại đến tận thế kỷ thứ 5. Vì không công nhận Chúa Giê-xu là một người như mọi người, Marcion và nhóm người theo ông đã loại trừ sự hiển nhiên của những việc chép trong các sách Tin Lành và sự dạy căn bản của Hội Thánh. Vì loại bỏ Cựu Ước, họ cũng loại bỏ luôn cả niềm tin trong Chúa Christ của Hội Thánh, không kể đó là sự thể hiện đầy trọn của kinh điển và cao điểm trong sự khải thị của Đức Chúa Trời cho dân Y-sơ-ra-ên .
Để đối phó với sự tấn công hai mặt của phe ‘trí thức’ Hội Thánh xác định lại Kinh Thánh là nền móng của niềm tin, định rõ tin những điều nào, và loại trừ những sách cổ động cho lý thuyết lạ. Công tác chống trả thực tế nhất là danh sách những sách nào bày tỏ niềm tin các chân thực nhất.
Còn một số sách Phúc Am khác có nhiều điểm còn phải hoài nghi (Apocryphal) được viết ra từ năm 170. Hồi đó ông Tatian là một Cơ-Đốc nhân người Syria, sưu tầm viết một sách Tin Lành để dùng trong công việc rao truyền danh Chúa trong vùng Đông Bắc Syria thuộc Vương quốc Edessa. Ông trích và chắp nối những đoạn lấy từ 4 sách Tin Lành chính thức ra làm thành một câu chuyện liên tiếp về đời sống Chúa Giê-xu. Người ta đặt tên sách này là Diatessaron , nghĩa là ‘4 tin lành làm một’ nhưng cũng có tên chế riễu là ‘Tin Lành keo kéo’ (kéo cắt, keo dán). Có lẽ lúc đầu sách dùng bằng tiếng Syria, sau đó người cũng dịch ra thành tiếng Hy Lạp. Sự kiện ông Tatian đã loại bỏ những sách Phúc âm có điểm hoài nghi mà chỉ dùng 4 sách Phúc âm sau này được công nhận là chính thức để tra cứu, chứng minh rằng trước đầu thế kỷ thứ ba bốn sách Phúc âm nói trên đã có giá trị nổi bật và được kể là đáng tin cậy, có uy tín nhất. May thay, không mấy người theo phương pháp của Tatian để hòa hợp 4 sách Tin Lành. Vì vậy mỗi sách vẫn giữ được sắc thái riêng biệt duy nhất không bị mất nét đặc thù như số phận những tài liệu ban đầu mà những nhà sưu tầm Cựu Ước đã ghi chép lại biết bao nhiêu lần, từ Sáng Thế Ký cho đến Phục Truyền.
Có một bản văn chép tay bằng chữ La Tinh, gọi là Muratorian Fragment , người ta cho rằng bản văn này xuất xứ từ Hội Thánh La Mã vào năm 200. Bản văn này công nhận tất cả các sách trong Tân Ước hiện tại là Kinh Thánh, ngoại trừ mấy thư Hê-bơ-rơ, thư Gia-cơ, thư I Phi-e-rơ và II Phi-e-rơ, và III Giăng, còn có sự tranh cãi về uy tín của những thư nói trên.
Bản văn Muratorian Fragment cũng chỉ công nhận thêm hai sách (sau này cũng sẽ bị kể là có điểm hoài nghi) Sự Sáng láng của Sa-lô-môn và Khải huyền của Phierơ . Dầu vậy về quyển thứ hai, tài liệu cũng có ghi lại sự không tin quyết thời đó như sau : ‘Một vài Giám Mục không đồng ý cho đọc giữa Hội Thánh’
Cuối cùng, tính chất thuộc linh và giá trị vượt thời gian của những tài liệu đưa ra bởi ảnh hưởng cá nhân của các Sứ Đồ và những người theo họ ban đầu, càng tỏ rõ là những sách này được tôn kính như Kinh Thánh. Danh sách cổ nhất liệt kê 27 sách gồm thành Tân Ước được ghi lại trong bức thư do ông Athanasius, Trưởng lão tại Alexandria viết và năm 367 trong kịp Lễ Phục Sinh, gửi cho tất cả các vị lãnh đạo các Hội Thánh nhỏ trong giáo phận ông quản trị.