CHƯƠNG 7

VIỆC GIÁM SÁT: Ngài luôn luôn kiểm soát họ

Các ngươi còn chưa nghe, chưa hiểu sao ? (Mac 8:17)
Chúa Giê-xu đã chú trọng đến việc theo dõi các môn đệ Ngài trong những vòng truyền giáo của họ để nghe họ phúc trình và chia sẽ các phước hạnh với họ bằng cách làm cùng một công việc với họ. Trên Phương diện này, người ta có thể bảo rằng sự dạy dỗ của Ngài đã xoay quanh việc giáo huấn và bổ nhiệm. Lúc nào Ngài ở với họ thì Ngài giúp họ thấu hiểu lý do của một hành động trước đó, hoặc khiến họ chuẫn bị sẵn sàng để thu thập từng trải mới. Những câu hỏi, những thí dụ, những lời khuyên bảo, dặn dò của Ngài đều được tính toán để vạch rõ những điều cần biết hầu hoàn tất công tác của Ngài, tức là việc phổ biến Tin Lành cho thế gian,
Phù hợp với mục đích ấy, sau khi mười hai người được sai đi chẳng bao lâu, họ đã “nhóm lại cùng Chúa Giê-xu” để thuật cho Ngài mọi điều mình đã làm (Mac 6:30; Luca 9:10). Theo Kinh Thánh thì buổi họp này có vẻ như đã được sắp đặt trước cho nên lần ra đi không có Chúa đầu tiên của họ chỉ là một công cuộc thực tập phục vụ trong thời gian họ tiếp tục thụ huấn với Thầy mình.
Lẽ dĩ nhiên là việc các môn đệ hội họp nhau lại sau vòng truyền giáo đã cho họ một cơ hội cần thiết để nghỉ ngơi về thể xác lẫn phần hồn.
Kinh Thánh không cho biết là họ đã ra đi bao lâu. Có lẽ là vài ngày, hoặc có thể là một tuần lễ. Yếu tố thời gian không quan trọng ở đây. Theo phần ký thuật, vấn đề quan trọng là sau khi được sai đi công tác các môn đệ ao ước được chia sẽ những từng trãi của mình cho cả nhóm về sau.
Cũng vậy, sau khi 70 môn đồ ra đi, Chúa Giê-xu lại triệu tập họ trở lại để họ phúc trình mọi việc trong trời gian viếng thăm, công tác đó. Bảy mươi môn đồ trở về cách vui vẻ, thưa rằng : “Lạy Chúa, vì danh Chúa các quỷ cũng phục chúng tôi” (Luca 10:17). Trong sứ mạng trước đó không ghi lại thành công phi thường nào trong công tác của họ, nhưng trong dịp sau này, họ đã trình lại cách hứng khởi và đắc thắng. Có lẽ khác biệt đó là do những từng trải mà các môn đồ đã thu thập được nhiều hơn trong lần sau.
Không có gì khiến Chúa Giê-xu vui mừng hơn là sự kiện đó. Và dự tri công tác họ sẽ chắc chắn đạt đến đắc thắng tối hậu, Chúa Giê-xu đã phán: “Ta đã thấy quỉ Sa-tan từ trời xa suống như chớp” (10:18). “Cũng trong giờ đó, Đức Chúa Giê-xu nức lòng bởi Đức Thánh Linh” đã lên tiếng ca ngợi Đức Chúa Trời về những việc đã làm (10:21, 22). Đó là điều Chúa Giê-xu từng lo lắng suốt mấy tháng trường, và bây giờ Ngài bắt đầu thấy công lao mình có kết quả. Dầu vậy, ngay trong dịp này Chúa Giê-xu cũng đã lợi dụng để cảnh tỉnh các môn đệ Ngài đứng nhìn vào những công tác họ vừa thực hiện xong mà sinh lòng kiêu căng, đủ chứng minh cho chúng ta thấy Đức Chúa Giê-xu đã khéo léo thể nào trong việc để cho từng trải dạy dỗ Lẽ thật. Ngài đã phán: “Dầu vậy, chớ mừng vì quỉ phục các ngươi, nhưng hãy mừng vì tên các ngươi đã ghi trên Thiên Đàng” (10:20).

VẪN TIẾP TỤC KIỂM ĐIỂM LẠI VÀ ÁP DỤNG NHỮNG TỪNG TRẢI
Những điều nghe thấy rất sống động rút tỉa được sau những vòng truyền giáo của các môn đồ có dụng ý làm nổi bậc chiến lược của Chúa Giê-xu suốt thời gian Ngài thi hành chức vụ. Khi Ngài cùng các môn đệ xét lại một từng trải nào, là Ngài muốn vạch ra một vài ứng dụng thực tiễn nào đó cho đời sống họ.
Thí dụ như phương pháp Ngài đã dùng để đáp ứng lại những cố gắng vô ích của các môn đệ Ngài muốn chữa lãnh cho một cậu bé bị qủy ám. Biến cố này đã xảy đến khi Chúa Giê-xu đang ở trên núi Hóa Hình với Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng. Trong lúc Ngài vắng mặt, các môn đệ khác của Ngài đã gắng sức chữa lành cho một cậu con trai bị quỷ ám mà người cha đem đến cho họ. Trường hợp nầy vượt quá đức tin của họ, và khi Chúa Giê-xu trở lại để xem mọi diễn tiến ra sao, thì gặp người cha bị bối rối kia với cậu bé bệnh hoạn đang lên cơn trước các môn đệ Ngài đành chịu bất lực. Lẽ dĩ nhiên Chúa Giê-xu săn sóc cho cậu bé, nhưng Ngài không bỏ qua cơ hội dạy cho các môn đệ dang thất vọng của Ngài một bài học cần thiết hơn nhiều, ấy là thế nào nhờ cầu nguyện và kiên ăn nhiều hơn nữa, chúng ta có thể đặt trọn niềm tin vào sự thành tín của Đức Chúa Trời (Mac 9:17-29; Mat 17:14-20; Luca 9:37-43).
Hay một ví dụ khác: hãy suy nghĩ về cách thức Ngài đã đòi hỏi họ phải dự phần vào việc lo thức ăn cho đoàn dân đông để nhấn mạnh cho họ thấy quyền năng Ngài có thể làm được mọi sự, mà cũng để dạy họ một bài học chính yếu về sự phân biệt những vấn đề liên hệ đến phần thuộc linh (Mac 6:30-44; 7:31-8:9; 13:21; Mathio 14:13-21; 15:29-38; Luca 9:10-17; Giang 6:1-13). Mọi việc đã xảy ra khi Thầy trò đang vượt qua biển Ga-li-lê trong một chiếc thuyền ngay sau khi Ngài đã nghiêm khắc tố giác thái độ luôn luôn muốn thấy dấu lạ của nhóm người lãnh đạo tôn giáo trong thời của Ngài (Mac 8:10-12; Mathio 15:39-16:4. Chắc chắn, là lòng của Chúa Giê-xu đã cảm thấy nặng nề vì cớ biến cố vừa xảy ra tại bên kia bờ hồ, nên đã quay sang các môn đệ và phán: “Hãy giữ mình cẫn thận về men của người Pha-ri-si”. Nhưng các môn đệ Ngài vốn còn dốt nát, lại đang đói, mà chỉ có một mẫu bánh mì dã nghĩ rằng không nên mua bánh của hạng người vô tín đó. Cho nên, họ đang lấy làm lạ không biết là bữa ăn sau đây sẽ tìm đâu cho ra. Nhận tức rằng họ đã hoàn toàn không lãnh hội được bài học thuộc linh mà Ngài dụng ý dạy họ khi khuyên họ phải coi chừng lòng vô tín nên Chúa Giê-xu đã phán: ‘Sao các ngươi nói cùng nhau rằng đó là tại các ngươi không có bánh? Chớ các ngươi còn chưa nghe, chưa hiểu sao? Các ngươi có lòng cứng cỏi luôn ư ? Các ngươi có mắt mà sao không thấy ? Có tai mà sao lhông nghe ? Các ngươi lại không nhớ hay sao ? Khi ta bẻ năm cái bánh cho năm ngàn người, các ngươi thâu được mấy giỏ đầy bánh vụn ?” Các môn đệ thưa: “Mười hai giỏ” (Mac 18:1-19)
Chắc chắn là bài học này đã nhắc lại rõ ràng trong tâm trí các môn đệ ngày họ đã truyền cho toàn dân đông ngồi xuống đặng cho ăn, và sau đó, đã thấy Chúa Giê-xu thi hành phép lạ hóa bánh. Họ cũng nhớ lại thế nào Chúa đã nhờ họ phân phát thức ăn cho mỗi người đầy đủ, rồi thu nhặt phần còn thừa lại. Quả thật đây là một kỹ niệm sống động, bởi vì sau khi mọi việc đã xong xuôi, mỗi sứ đồ đều được một giỏ thức ăn đầy. Cũng một thể ấy, họ đã nhớ lại thế nào họ cũng còn bảy giỏ sau khi cho bốn ngàn người ăn. Với quyền năng hiển nhiên đó Chúa Giê-xu khi Ngài làm phép lạ, chắc không còn ai nghi ngờ gì về việc Ngài có thể cho họ ăn uống no nê với chỉ một mẫu bánh họ đang có, nếu cần .”Bấy giờ môn đồ mới hiểu rằng Ngài chẳng bảo giữ mình về men làm bánh, nhưng về đạo của người Pha-si-ri và người Sa-đu-sê” (Mathio 16:12).
NHỮNG BÀI HỌC VỀ SỰ NHẪN NẠI
Một trong những đoạn sách sâu sắc nhất về việc Chúa sửa sai hành động của các môn đệ là thái độ của họ đối với những kẻ thi hành cùng một công tác với họ, nhưng lại không thuộc nhóm họ. Dường như trong cuộc hành trình truyền đạo họ đã gặp nhiều người nhơn danh Chúa Giê-xu để đuổi quỷ. Nhưng vì những người đó không thuộc vào nhóm của họ, cho nên các môn đệ đã nghiêm khắc quở trách chúng (Mac 1:38; Luca 9:49); Chắc các môn đệ của Chúa Giê-xu nghĩa rằng mình đã làm một việc phải nên đã thuật lại cho Thầy mình. Và ngài bắt buộc phải dạy họ một bài học dài về những hiểm họa của việc làm nản lòng những người thành tâm làm việc thay Ngài (Mac 9:39-50; Mathio 18:6-14). Ngài đã phán: “Đừng cấm họ, vì không ai nghịch cùng các ngươi” (Luca 9:50). Rồi muốn ứng dụng điểm này sâu rộng hơn cho tất cả mọi người vô tội, nhất là trẻ con, Ngài tiếp tục bảo: “Nhưng hể ai làm cho một đứa trong những đứa nhỏ nầy đã tin, phải sa vào tội lỗi, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó bỏ suống biển còn hơn” (Mac 9:42). “Cũng một thể ấy, cha các ngươi ở trên trời không muốn có một đứa nào trong những đứa trẻ này bị hư mất” (Mathio 18:14).
Một lần ra đi khác, các môn đệ đã gặp vài ngăn trở trong công tác khi Chúa sai đến xứ Sa-ma-ri. Để phản ứng lại cách nông nổi, họ muốn gọi lửa từ trời suống hủy diệt dân chúng sứ đó (Luca 9:51-54). Nhưng Chúa Giê-xu đứng gần đó, đã “xây lại, quở họ” mà rằng: “Các ngươi không biết tâm thần nào súi giục mình, vì con người đã đến, không phải để tiêu diệt mạng sống của loài người, nhưng là để cứu họ” (9:55, 56). Và sau khi chỉ cho các môn đồ thấy họ phải giải quyết loại vấn đề ấy như thế nào, “Ngài cùng môn đồ đi qua làng khác” (9:56).
NGUYÊN TẮC PHẢI GIỮ
Chúng ta có thể kể ra nhiều ví dụ khác chứng tỏ Chúa Giê-xu đã theo dõi như thế nào các hành động và phản ứng của các môn đệ Ngài khi họ phải đương đầu với những hoàn cảnh khó khăn khác nhau. Ngài luôn ở bên họ, và ngày chức vụ Ngài trên thế gian càng sắp chấm dứt chừng nào, Ngài càng chú ý đến họ nhiều hơn. Ngài không muốn bỏ mặc họ khi thành công cũng như lúc thất bại. Dầu họ đã làm gì, họ vẫn còn phải làm và học hỏi nhiều hơn nữa. Ngài vui mừng khi họ thành công nhưng mục tiêu Ngài nhằm vào hơn hết là chinh phục thế gian, cho nên Ngài luôn điều khiển các nổ lực của họ hướng vào cứu cánh ấy.
Đây là phần huấn luyện thực hành để họ làm việc càng tốt càng hay. Chúa Giê-xu muốn cho những kẻ theo Ngài thu thập ít nhiều kinh nghiệm, hoặc tự mình xét những từng trãi của nhau; và Ngài lợi dụng điều đóđể bắt đầu dạy dỗ họ về nhiệm vụ của người đồ đệ. Sư kiện họ cố gắng làm công việc của Ngài, dầu có thể họ đã thất bại, đã cho họ ý thức rõ rệt hơn các khuyết điểm của mình, do đó, họ càng sẳn sàng hơn để tiếp nhận nhửng sữa đổi của Thầy. Hơn nữa, những va chạm với đời sống thực tế của họ khiến Chúa Giê-xu hướng sự dạy dỗ của Ngài vào những nhu cầu đặc biệt và nói ra bằng những lời lẽ cụ thể của kinh nghiệm thực tiễn. Người ta luôn chấp nhận một phương pháp giáo dục nào đó dễ dàng hơn, sau khi có cơ hội áp dụng những gì mình biết.
Điều quan trọng nhất trong việc kiểm soát này của Chúa Giê-xu, ấy là Ngài điều khiển họ để họ cứ nhắm ngay mục tiêu Ngài đã đặt trước mặt họ mà tiến tới. Ngài không đòi hỏi họ làm nhiều hơn những gì họ có thể, những chỉ muốn họ làm hết sức mình, và họ càng lớn lên trong sự thông biết và trong ân điển, Ngài càng luôn luôn muốn thấy điều đó được cải tiến. Kế họach dạy dỗ bằng sự làm gương, sự giao phó công việc và luôn kiểm điểm lại mọi sự, đã được tính toán để khai thác triệt để mọi tài năng sẵn có nơi họ.
NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG NGÀY NAY
Ngày nay, đối với những người muốn huấn luyện phải khác để phổ biến Tin Lành, thì lòng kiên nhẫn và một sự kiểm soát nhất định cũng cần thiết không kém. Không một ai dám nói rằng công tác giao phó cho người khác sẽ được thực hiện chỉ vì mình đã trình bày rõ ràng cho một người đầy thiện chí, phải làm công việc đó như thế nào, rồi sứ sai người ấy làm và lạc quan ngồi chờ kết quả. Có vô số điều vẫn hay xảy ra khiến công tác bị thi hành sai lạc, và nếu những điều đó không được người có trách nhiệm và hiểu biết giải quyết một cách thực tế, kẻ thừa hành sẽ rất dễ chán nãn và thất bại. Cũng vậy, nhiều từng trải về ân điển làm thỏa mãn tâm hồn cần được làm sáng tỏ và đào sâu thêm khi ý nghĩa của chúng được giải thích trong ánh sáng của toàn thể sứ mạng Đấng Christ đối với thế gian. Do đó, đều có quan trọng là những ai đảm nhiệm công tác phổ biến Tin Lành sẽ được sự kiểm soát và hướng dẫn riêng biệt, cho đến khi nào trưởng thành đủ để mình đảm đương mọi việc.
PHẢI THẤY XA VÀ NHÌN THẲNG VÀO MỤC TIÊU
Chúng ta luôn nhớ rằng mục đích của chúng ta là chinh phục cả thế gian. Đừng bao giờ để cho mục tiêu nào khác kém quan trọng hơn chi phối chiến lược của chúng ta, dầu là tạm thời. Biết bao nhiêu người đã vị đặt vào những nhiệm vụ mà phần thực hiện không đưa đến mục tiêu sâu xa hơn, hoặc không được một cảm hứng nào cao cả hơn thúc đẩy. Hậu quả là hoạt động của họ bị nhốt trong một vòng lẫn quẩn của những kích thước bộc phát rất giới hạn. Họkhông bao giờ lớn lên được. Khả năng tiềm ẩn trong kẻ làm công tác đó không phát triễn được và bậc lãnh đạo đầy hứa hẹn kia phải chịu thất bại một thời gian khá lâu vì thiếu sự kiểm soát. Sự thành công đã tiêu tán ngay chiều hôm trước ngày chiến thắng. Điều thoạt nhìn có vẻ rất thuận lợi cho kết quả sau cùng, đã trở thành tảng đá vấp chơn cho những người tài giỏi hơn hết.
Chắc chắn phần lớn nỗ lực của chúng ta dành cho Nước Trời đã bị phân tán vì lý do vừa kể, chúng ta thất bại, không phải vì chúng ta không cố gắng làm việc, nhưng vì chúng ta để cho những nỗ lực, nhỏ mọn đó trở thành môt lý do để khỏi phải cố gắng làm gì hơn nữa. Hậu quả là lỗi lầm do đó khiến năm dài đằng đẵng mà chúng ta lao khổ và hy sinh nhưng thành công dã tràng.
Bao giờ chúng ta mới học được bài học của Đấng Christ dạy rằng đừng bao giờ mãn nguyện với những kết quả đầu tiên của những người được sai đi làm chứng? Các môn đồ phải được huấn luyện cho đến lúc trưởng thành, già dặn. Không có gì thay thế được cho chiến thắng toàn thiện, và chiến trường của chúng ta là thế gian.
Chúng ta không được kêu gọi để chống giữ một đồn lũy, nhưng là để tấn công các vị trí trọng yếu. Chúng ta phải hiểu ý nghĩa giai đoạn cuối cùng của chiến lược phổ biến Tin Lành của Chúa Giê-xu dưới ánh sáng đó.