BÀI HỌC 10: Thể Chế Giáo Hoàng và Sự Sốt Sắng Thuộc Linh

Suốt giai đoạn đầu của thời Trung cổ, xã hội hoàn toàn yên tĩnh, không có nhiều những sự thay đổi xảy ra. Cả Hội Thánh lẫn chính quyền đều đòi hỏi sự ổn định và sự hiệp một. Vào khoảng thế kỷ mười hai và mười ba, xã hội yên tĩnh này đang mở đường cho cả cuộc viễn chinh quân sự và các phong trào mới khác nhau. Cuộc sống bắt đầu thay đổi khi các biến cố quan trọng về chính trị và tôn giáo diễn ra.
Trong cuộc đấu tranh giành quyền lực liên tục giữa giáo hội và chính quyền, thể chế Giáo Hoàng đã đạt được quyền lực lớn nhất chưa từng có của nó. Nó chế ngự cuộc sống của các vua và các Hoàng Đế cũng như dân quê. Nó tiến hành những cuộc viễn chinh quân sự quan trọng để giải phóng các nơi thánh ở Giêrusalem. Một lần nữa, nhu cầu cải cách trong giáo hội đã nổi lên. Các dòng tu mới đã vươn lên để phục hưng đời thuộc linh. Các dòng sư huynh nổi lên để truyền bá Tin lành cho kẻ hư mất và kiểm soát tà giáo. Các nhóm giáo dân họp lại cùng nhau để thách thức hệ thống bí tích của giáo hội và cố khôi phục lại Hội Thánh thời Tân ước. Mỗi phong trào theo cách riêng của nó đều tìm cách cải cách giáo hội. Thật không may, thể chế Giáo Hoàng và lòng nhiệt thành đối với “sự thuần khiết” đã kiến lập Tòa Án Giáo Hội để loại trừ những người tà giáo lập giáo hội.
Khi bạn học bài học này, bạn có thể cảm thấy rằng thời kỳ này là một trong những thời kỳ buồn thảm nhất của lịch sử Hội Thánh. Tuy vậy, chúng ta có thể có lợi ích qua những bài học mà chúng dạy dỗ chúng ta. Ví dụ như chúng ta không bao giờ nên tấn công (công kích) những người bất đồng ý kiến với chúng ta nhân danh Cơ Đốc giáo.
Sự Cực Thịnh của Quyền Hành Giáo Hoàng
Giáo Hoàng Gregory VII
Giáo Hoàng Innocent III
Các Cuộc Viễn Chinh (Thập Tự Quân)
Các Phong Trào Cải Cách
Chế độ tu viện
Sự khất thực
Các nhóm Tà giáo
Khi học xong bài này bạn sẽ có thể:
1) Nhận biết những kết quả tích cực và tiêu cực của Quyền hành Giáo Hoàng gia tăng mạnh.
2) Bản thảo nguyên nhân và kết quả của các cuộc viễn chinh (đoàn Thập Tự Quân)
3)Xác định và đánh giá các phong trào cải cách khác nhau.

  1. Nghiên cứu bài học này và làm bài tự trắc nghiệm về nó theo những chỉ dẫn ở Bài học 1
    2. Nếu bạn chưa làn thì hãy dàn xếp với giảng viên ICI của bạn để dự kỳ thi cuối khóa. Hãy xem những chỉ dẫn đặc biệt trong tập học viên của bạn.

Các Từ Then Chốt
Tín lý (giáo lý)
Sư huynh
Bùa xá tội
Tòa án giáo hội
Biểu hiện
Cấm chỉ
Hiệp sĩ
Khất sĩ
Chủ nghĩa quốc gia
Chính quyền theo chủ nghĩa quốc gia
Mục tiêu
Cuộc cải chánh Tin lành
Yên tĩnh
Biến thể thuyết
SỰ CỰC THỊNH CỦA QUYỀN HÀNH GIÁO HOÀNG
Thời kỳ giữa 1054 và 1305 đánh dấu thời kỳ cực thịnh của quyền hành Giáo Hoàng. Năm 1059, Hồng Y Đoàn được thành lập để tuyển lựa các vị Giáo Hoàng. Các Giáo Hoàng đã làm đảo lộn các ý kiến cho rằng uy quyền của một vị vua phải trổi hơn quyền lực của một Giáo Hoàng. Cũng vậy, các mầm mống về sự đổi mới được gieo trong cuộc cải cách Clunic và do Hoàng Đế Henry III đã có kết quả bước đầu trong thời Giáo Hoàng Gregory VII và sau đó trong thời Giáo Hoàng Innocent III.
Giáo Hoàng Gregory VII
Một trong các Giáo Hoàng nổi tiếng nhất của thời trung cổ là Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085). Ông đã đạt được mức độ mới của lòng tôn kính dành cho Giáo Hoàng. Ngay cả trước khi trở thành Giáo Hoàng, ông đã giúp củng cố cho chức vụ ấy. Dưới thời Giáo Hoàng Leo IX, ông phục vụ trong chức vụ Hồng Y tổng trưởng trông coi tài chính của giáo triều Lamã. Dưới thời Giáo Hoàng Nicholas II, Gregory đã giúp thay đổi cách tuyển chọn Giáo Hoàng được thực hiện bởi một nhóm người trong giáo hội được gọi là Hồng Y Đoàn. Phương pháp mới này giải phóng sự tuyển chọn Giáo Hoàng khỏi sự can thiệp của những nhà lãnh đạo thế tục.
Khi làm Giáo Hoàng, Gregory đã ủng hộ mạnh mẽ những biện pháp của cuộc cải cách Clunic, bao gồm việc cấm buôn bán chức thánh và cấm tu sĩ lập gia đình. Ông tin rằng sự độc thân giúp cho các linh mục khỏi trở thành một giai cấp cha truyền con nối và tạo ra một lớp người trung thành với Giáo Hoàng. Chế độ độc thân của hàng giáo phẩm trong giáo hội Công Giáo Lamã đã trở thành bắt buộc kể từ đó.
Điều có ý nghĩa quan trọng nhất là nổ lực của Gregory nhằm thiết lập một thần quyền thể chế, trong đó Giáo Hoàng thực thi quyền hành cả về mặt đời này lẫn mặt thuộc linh như là người thay mặt Đức Chúa Trời. Gregory đã viết một cuốn sách gọi là Dictatus Papae (lệnh của Giáo Hoàng). Trong sách đó, ông nói rõ những đường lối mà trong đó quyền lực của giới tăng lữ thay thế cho quyền lực thế tục. Đây là một số điều mà ông đã tuyên bố:
Giáo hội Lamã do một mình Đức Chúa Trời thành lập mà thôi
Chỉ một mình Giáo Hoàng Lamã mới được gọi là phổ quát.
Chỉ một mình Người mới có quyền phế truất hay tái phục các giám mục.
Chỉ một mình người mới được dùng biển hiệu của đế quốc.
Tất cả các vua chúa phải hôn chân của Giáo Hoàng.
Người có quyền truất phế các Hoàng Đế.
Không ai có thể hủy bỏ sắc lệnh của Người, còn người có thể hủy bỏ lịnh của bất kỳ ai.
Không ai có thể phán xét Người.
Giáo hội Lamã chưa bao giờ sai lầm và sẽ không bao giờ sai lầm cho đến suốt cõi đời đời.
Như bạn có thể thấy, ông đã có những đòi hỏi cực đoan cho cả Giáo Hoàng lẫn cho giáo hội Công Giáo. Ông đã cố sức để áp dụng chúng càng nhiều càng tốt theo như ông có thể làm được.
Đặc biệt một câu chuyện đã cho thấy sự quyết định và sức mạnh của Gregory. Cũng như các Giáo Hoàng trước, ông bị phiền nhiễu do nan đề phong chức của hàng giáo dân. Tập quán này đã phát triển với sự nổi lên của chủ nghĩa phong kiến khi mà các vị lãnh chúa bắt đầu việc cấp phát biểu tượng (dấu hiệu) chức vụ giáo phẩm cho các tăng lữ trong khu vực của họ. Gregory đã nghiêm cấm bất kỳ một tu sĩ nào nhận sự phong chức do một giáo dân. Ông hy vọng rằng tất cả những người cai trị thế tục đều tôn trọng quyết định của ông. Do vậy, khi Hoàng đế Henry IV bác bỏ uy quyền của Giáo Hoàng trong vấn đề này thì Gregory đã dứt phép thông công Hoàng Đế. Gregory còn lăng nhục Henry bằng cách buộc ông phải thuần phục Gregory trước công chúng để nhận sự tha thứ. Henry đã để chân trần trên tuyết bên ngoài cung đình của Giáo Hoàng trong ba ngày liền trước khi Gregory tha lỗi cho ông.
Tuy nhiên, cuộc đấu tranh về việc phong chức của hàng giáo dân vẫn cứ tiếp tục. Henry lại bị dứt phép thông công. Về sau Gregory đã bị truất phế và đã chết trong sự lưu đày. Cuối cùng vấn đề đã được giải quyết tại Hiệp ước Worms vào năm 1122 bằng một sự thỏa hiệp giữa Hoàng đế Henry V và Giáo hoàng Calixtus II.
Kết quả cuộc cải cách “của Gregory” là sự phân cách trầm trọng hơn giữa hàng giáo phẩm và hàng ngũ giáo dân. Khi trước, xã hội Cơ Đốc có một sự hiệp một và ít phân biệt giữa thế giới tăng lữ và thế giới thế tục. Hoàng đế Charlemagne đã cung cấp một nền giáo dục cho hàng ngũ giáo dân cũng như hàng giáo phẩm ở thế kỷ thứ chín. Nhưng dưới thời của Gregory, giáo dân đã bị tố cáo. Mỉa mai thay, giáo hội đã bị thế tục hóa. Một sử gia đã ghi nhận rằng:
Cuộc cải cách của Gregory mà nó tìm cách cải thiện những tiêu chuẩn đạo đức trong Hội Thánh bằng cách sa thải các tăng lữ khỏi vai trò của họ như là những kẻ ủng hộ chính quyền, đã kết liễu, một lối lý luận kém cỏi, trong sự đưa đẩy giáo hội lún sâu và hoàn toàn vào thế giới thế tục. Thực ra, Hội Thánh đã trở thành một thế giới trần tục của chính nó (sách của Johnson, trang 207).
1. Sự đòi hỏi uy quyền tối cao hơn các nhà cầm quyền thế tục của vị Giáo Hoàng này được hổ trợ bởi
a. Kinh Thánh
b. Các Giáo lệnh
c. Các giáo phụ
d. Các nhà cầm quyền dân sự.
2. Đóng góp chính của Gregory VII là gì?
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
3. Dù cho Gregory có đem lại sự cải cách đạo đức trong hàng giáo phẩm, nhưng đã có những kết quả tiêu cực nào xảy ra từ những tiêu chuẩn của ông?
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
4. Sự sai lầm của câu nói “Giáo dục Lamã chưa bao giờ sai lầm và sẽ không bao giờ sai lầm cho đến suốt cõi đời đời” là ở nơi sự tham chiếu của nó đến Hội Thánh như là
a. Một cơ chế
b. Một tổ chức.
5. Có lời tuyên bố nào trong các lời tuyên bố của Gregory là đúng về mặt Thánh Kinh không?
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..

Giáo Hoàng Innocent III
Giáo hoàng Innocent III đã có thể thực thi uy quyền Giáo Hoàng đến mức độ lớn hơn cả của Giáo Hoàng Gregory. Ông tin rằng Giáo Hoàng là ở trên loài người và ở dưới Đức Chúa Trời. Ông cảm thấy chính quyền dân sự phản ánh sự vinh quang của giáo hội, cũng như mặt trăng phản chiếu ánh sáng của mặt trời vậy.
Cũng như tât cả các Giáo Hoàng tiền nhiệm quan trọng, ông là một luật sư có tài. Ông cũng có nhiều năng lực ngoại giáo nữa. Trong thời kỳ làm Giáo Hoàng của mình, ông đã đưa những kẻ cai trị của các chính quyền theo quốc gia chủ nghĩa nổi lên, chẳng hạn như Anh và Pháp, vào dưới sự kiểm soát của mình và đã đánh bại Hoàng Đế của Đế Quốc Lamã Thánh. Quyền lực của ông nằm trong việc ông xử dụng sự dứt phép thông công, nó cắt đứt một người khỏi mọi sinh hoạt hợp pháp và sự được chôn cất của ngưới Cơ Đốc, và ông xử dụng cấm chỉ, nó cắt đứt một quốc gia khỏi sự thờ phượng và mọi phép bí tích ngoại trừ phép Báptêm và phép xức dầu lúc lâm chung (nghi thức lúc qua đời của người Công Giáo)
Innocent đã áp dụng và đe dọa áp dụng cấm chỉ này đến 85 lần. Một ví dụ là sự bất đồng ý kiến của ông với vua Philip Augustus của nước Pháp, về sự ly dị và tái hôn của vị vua này. Dưới áp lực của cấm chỉ trên quốc gia mình, Philip phải phục tùng vị Giáo Hoàng và lấy lại người vợ trước. Trong một trường hợp khác, Innocent đã hạ nhục vua Jolen của nước Anh. Tiếp theo sau sự bất đồng ý kiến của họ về việc chọn lựa vị tổng giám mục ở Canterbury, Innocent đã giáng cấm chỉ trên nước Anh vào năm 1208. Cuối cùng, năm 1213, vua Jolen đã nhượng bộ và tự hàng phục như là một chư hầu đối với Giáo Hoàng.
Trong sự can thiệp của ông vào những vấn đề của đế quốc trong Đế Quốc Lamã Thánh cũng như ở tại Anh Quốc, Innocent đã cầu viện vua Philip II của Pháp giúp đỡ. Việc này đưa đến sự hùng cường của nước Pháp và sự suy vong của Đế Quốc Lamã Thánh (vốn là nước bảo vệ cho thể chế Giáo Hoàng). Vô tình, Innocent đã giúp đỡ các thế lực chính trị mà một mai kia nó làm sụp đổ thể chế Giáo Hoàng.
Tham vọng về quyền lực của Innocent được cặp theo bằng những hoạt động không mệt mỏi của ông. Ông khơi mào một cuộc viễn chinh lớn đến Đất Thánh, điều này xảy ra đem lại việc thành Constantinople nằm dưới sự kiểm soát của ông vào năm 1204. Ông tổ chức một đoàn thập tự quân chống lại một nhóm tà giáo mệnh danh là là nhóm Albigenses ở miền Nam nước Pháp vào năm 1208. Dự định của ông là xóa sạch tà giáo bằng sức mạnh. Năm 1215, ông triệu tập Hội nghị Lateran Đệ Tứ. Qua hội nghị đó, việc xưng tội hàng năm đối với một linh mục trở thành điều bắt buộc và biến thể thuyết được công bố là một tín lý của giáo hội.
Tuy nhiên, khoảng cuối thế kỷ đó quyền hành và uy tín của Giáo Hoàng xuống đến một mức độ thấp kém nhất. Khi Giáo Hoàng Boniface VIII bị vua Philip the Fair người của nước Pháp giam cầm. Chúng ta sẽ nghiên cứu về sự sụp đổ này của thể chế Giáo Hoàng ở Bài học 12.
6. Giáo Hoàng Innocent III tin rằng Giáo Hoàng thì
a. Ở dưới Đức Chúa Trời nhưng ở trên loài người
b. Bình đẳng với Đức Chúa Trời
c. Ở dưới Hoàng Đế nhưng ở trên mọi người khác.
d. Ngang hàng với Hoàng Đế.
7. Tại sao cấm chỉ lại có hiệu lực trong việc khiến các vị vua thần phục ước muốn của Giáo Hoàng như vậy?
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..
8. Đóng góp chính của Giáo Hoàng Innocent III là gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..
9. Trong cách xử sự với Đế Quốc Lamã Thánh, Innocent
a. Đã làm suy yếu Đế Quốc Lamã Thánh
b. Đã đánh mất sự bảo vệ của Đế Quốc Lamã Thánh
c. Đã củng cố quyền lực của nước Pháp
d. Tất cả các điều trên.
CÁC CUỘC VIỄN CHINH (THẬP TỰ QUÂN)
Khoảng giữa năm 1095 và 1270, giáo hội Lamã bày tỏ lòng sốt sắng thuộc linh qua tám cuộc viễn chinh lớn mà sứ mạng của chúng là đánh đuổi người Hồi giáo ra khỏi Thánh Địa. Từ năm 800, đã có truyền thống của quân Frank bảo vệ các nơi thánh ở Giêrusalem và giúp đỡ những người hành hương đến đó. Với cuộc đại bại của Manzikert ở Đông Phần Đế quốc vào năm 1071 do quân Seljuk Thổ Nhĩ Kỳ, đoàn quân này cũng đã chiếm lấy Giêrusalem khỏi phe Hồi giáo đồng loại của họ, các khách hành hương đã gặp bắt bớ. Quân Seljuk Thổ Nhĩ Kỳ đã chiếm hầu hết các Nơi Thánh ở xứ Palettin và đang đe doạ thành Constantinople. Vào năm 1095, hoàng Đế Alexius của Đông Phần Đế Quốc cầu cứu Giáo Hoàng Urban II. Do vậy, những động cơ khác cho các cuộc viễn chinh là phải đẩy lùi bước tiến của quân Hồi giáo và hàn gắn sự chia rẽ giữa phương Đông và phương Tây.
Một yếu tố phi tôn giáo đã thôi thúc các cuộc viễn chinh là tính mạnh kinh tế kiệt quệ. Dân chúng cần sự cứu thoát khỏi nạn đói và cần sự khuyến khích giao thương. Như vậy, một loại di dân thuộc địa đã phát sinh tương tự như các cuộc di chuyển của các bộ tộc ở thế kỷ thứ tư và thứ năm. Dĩ nhiên các đoàn thập tự quân cũng thu hút những người nào mà họ chỉ muốn đi mạo hiểm hay là muốn trốn lánh các nan đề trong nước hay trốn lánh sự hình phạt về tội phạm. Tuy nhiên, yếu tố thúc đẩy chính là về tôn giáo. Cuộc viễn chinh Thập tự quân là một cuộc Thánh chiến của Cơ Đôc giáo mà nó cũng cung cấp cơ hội cho các cuộc hành hương cá nhân để đi đến các Nơi Thánh.
Cuộc viễn chinh đầu tiên (1095-1099) xảy ra khi Giáo Hoàng Urban II thách thức người Pháp trong một bài thuyết giảng kêu gọi giúp các tín đồ Cơ Đốc phương Đông chống lại quân Thổ Nhĩ Kỳ. Đáp lời kêu gọi của ông, người ta đã gào lên “Đức Chúa Trời muốn điều đó!”. Hàng đoàn dân quê vô tổ chức đã bắt đầu băng qua nước Đức, Hunggary và Hylạp. Đó là một tai họa cho nhiều người trong số họ. Giới Quí Tộc của Pháp, Bỉ và Ý đã đưa quân đội của họ đến chỗ chiến thắng tại Giêrusalem vào năm 1099. Họ đã thuyên chuyển hệ thống chính trị thời trung cổ của Âu Châu bằng việc thành lập vương quốc Cơ Đốc giáo tại Giêrusalem, Adessa, Antioch và sau này tại Constantinople. Mặc dầu vương quốc Giêrusalem kéo dài gần 90 năm, nhưng thành phố này một lần nữa lại rơi vào vòng kiểm soát của người Hồi giáo dưới sự cai trị của Saladin của Aicập.
Nhưng cuộc viễn chinh khác ít thành công hơn. Cuộc viễn chinh thứ tư (1202-1204) do Giáo Hoàng Inocent III kêu gọi đã thất bại vì phe quân sự đã hướng những nổ lực của họ chống lại thành phố Constantinople của Cơ Đốc giáo thay vì chống lại quân Thổ. Họ đã đem giáo hội Đông phương vào dưới sự cai trị của Giáo Hoàng từ năm 1204 đến 1261 và thành lập vương quốc Latinh ở đó. Cuộc viễn chinh thứ tám (1270) đã làm mất mạng vua Louis IX của Pháp. Vài năm sau vào năm 1291, Acre, tiền đồn cuối cùng của thập tự quân xứ Palettin đã rơi vào tay quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Xét về những mục tiêu đã được công bố của họ là giành lại Đất Thánh, chận bước tiến của Hồi giáo, và hàn gắn sự chia rẽ giữa các giáo hội Đông phương và Tây phương, thì những cuộc viễn chinh đã thất bại. Tuy nhiên họ đã sản sinh ra một số dòng tu vũ trang mà chúng kết hợp chế độ tu viện với sinh hoạt quân sự. Mục tiêu của các tu sĩ hiệp sĩ vốn là để phục vụ và bảo vệ các khách hành hương ở phương Đông tương tự như tổ chức Hồng Thập Tự ngày nay, các tu sĩ vũ trang Hospitallers được thành hình vào năm 1113 và dòng hiệp sĩ Knights Templar thành lập vào năm 1118 (tại Giêrusalem). Các Hiệp sĩ Teutonic (dân Đức) nổi lên vào cuối thế kỷ mười hai và có nhiều quyền lực về chính trị và kinh tế trong nhiều thế kỷ. Sau kỷ nguyên thập tự quân, các tổ chức này tiếp tục phục vụ như là những đạo quân thường trực trong thế giới Cơ Đốc Giáo.
Các cuộc viễn chinh cũng dẫn đến nhiều sự thay đổi ở Âu Châu. Chủ nghĩa phong kiến bị suy yếu. Đất đai của các nhà quý tộc mà họ không bao giờ trở về nữa đã được bán cho dân quê và dân thành thị. Các thành phố trở nên hùng mạnh và thành lập chính quyền tự quản. Đường giao thông được phát triển để cung cấp hàng hóa đã được đưa vào Châu Âu do các doàn thập tự quân. Các thành phố ở Ý mua về tơ lụa, gia vị và hương liệu từ vùng Trung Đông.
Những cuộc tiếp xúc này đã cung cấp nhiều hàng hóa hơn. Châu Âu đã khám phá một thế giới tư tưởng mới. Nghệ thuật, triết học, khoa học và văn học của Ả rập đã tràn vào lục địa. Châu Âu không bao giờ bị biệt lập và yên tĩnh trở lại được nữa.
Sau cùng, các cuộc viễn chinh đã ảnh hưởng sâu đậm trên giáo hội. Sau cuộc viễn chinh thứ tư, sự thù hận giữa phương Đông và phương Tây càng thêm nhiều. Nhiều người bắt đầu thấy giáo hoàng như là một thủ lãnh quân sự hơn là một nhà lãnh đạo thuộc linh. Các cuộc viễn chinh cũng giúp cho chủ nghĩa quốc gia bùng dậy khi dân chúng ủng hộ các nhà lãnh đạo địa phương và các chính phủ đang nổi dậy. Tóm lại, các cuộc viễn chinh đã làm suy yếu quyền lực của giáo hoàng và làm giảm uy tín của giáo hoàng.
10. Cuộc viễn chinh lần thứ tư đã thành công trong việc
a. Tái chiếm Giêrusalem khỏi tay Saladin.
b. Chọc thủng Aicập và đẩy lùi quân Hồi giáo.
c. Làm gia tăng lòng thù hận giữa phương Đông và phương Tây.
d. Hàn gắn sự chia rẽ trong Hội Thánh.
11. Hãy kể ra các yếu tố dẫn đến các cuộc viễn chinh

  1. Cho biết những kết quả của các cuộc viễn chinh trong những lãnh vực sau:
    a. Quân sự
    b. Kinh tế
    c. Tri thức
    d. Tôn giáo
    13. Hãy đánh giá sức mạnh quân sự như là một phương pháp truyền giáo.

CÁC PHONG TRÀO CẢI CHÁNH
Chế Độ Tu Viện
Lòng sốt sắng thuộc linh đã thúc đẩy các cuộc viễn chinh cũng như thúc đẩy việc thành lập các dòng tu mới vào cuối thế kỷ mười hai. Sự quan tâm cải cách của phong trào Clunic của thế kỷ thứ mười đã tiêu biến. Một lần nữa các tu viện có lợi lộc về mặt vật chất trong việc góp nhiều của cải, nhưng chịu khốn khổ về mặt thuộc linh trong sự suy đồi của họ.
Dòng Carthusian, thành lập năm 1084 là một sự hồi sinh của chủ nghĩa tu viện theo kiểu ẩn sĩ của Aicập. Lối sống trầm tư và khắc khổ đặc trưng cho chế độ tu viện suốt cả giai đoạn cuối của thời Trung cổ.
Nhiều dòng tu Benedictine nghiêm khắc đã được thành lập vào khoảng năm 1100. Dòng thành công nhất là dòng Cistercian. Khởi đầu ở Citeaux, Pháp vào năm 1090, nó bắt đầu phát triển vào năm 1115 dưới sự lãnh đạo của Bernard ở Clairvaux (1090-1153), thành viên quan trọng nhất của dòng. Dầu nhà dòng đã có một sự quản trị tập trung hơn giống như hệ thống tổ chức của tu viện Clunic, nhưng nó cho phép có sự biểu lộ nhiều hơn. Vào cuối thế kỷ mười hai, nó phát triển đến 530 tu viện.
Dòng Cistercians đã làm hồi sinh cuộc sống của dòng Benedictine ngày trước, sửa sai các thiếu sót về kỷ luật và đời thuộc linh giữa vòng các tu sinh. Họ nhấn mạnh đến sự từ bỏ mình, cơ sở vật chất không xa hoa và các sự phục vụ giản dị. Thay vì thu hút tầng lớp quí tộc như tu viện Clunic đã làm, họ thu hút tầng lớp dân quê. Nhiều dòng tu mới đã lập tu viện ở nơi xa xôi, hoang vắng. Các thành viên sinh sống và ăn mặc giản dị. Họ chú tâm đến sự yên tĩnh, sự khổ tu và công việc thủ công. Sự học vấn không được quan tâm đến.
Bernard đã gia nhập vào dòng tại Citeaux vào năm 1112 và đã thành lập một khu nhà dòng mới ở tại Clairvaux vào năm 1115, nhà dòng đầu tiên trong số hơn 65 nhà dòng. Cuộc sống của ông là một cuộc sống quân bình. Ông khiêm tốn nhưng can trường và là một nhà quản trị thuộc linh có khả năng. Sự thuyết giảng mạnh mẽ của ông luôn thu hút người ta gia nhập vào tu viện. Ông là một nhà thần học sâu nhiệm và là một nhà sáng tác Thánh ca sinh động. Cả các vị giáo hoàng lẫn vua chúa đều nghe theo mưu luận của ông. Ông đã được chọn để giảng thuyết cho cuộc viễn chinh thứ nhì.
Mỉa mai thay, dòng Xistercians đã phát triển thành những người lao động khéo léo đến nỗi họ đã biến những vùng đất hoang vu thành ra những điền sản trù phú. Tội tham lam bắt đầu phát sinh. Sự thành công đời này của họ đã hủy hoại mục đích khổ tu ban đầu của họ. Vào cuối thế kỷ mười hai, họ đã trở nên lỏng lẻo và vô hiệu.
14. Mặc dầu cả dòng Clunic và dòng Cistercian đều khởi đầu như là các cuộc cải chánh, nhưng sự khác nhau giữa họ là gì? Hãy dùng vở ghi bài.
15. Nhiều Cơ Đốc nhân đã quan sát thấy rằng mỗi thế hệ đều cần có một sự phục hưng. Điều này áp dụng như thế nào vào các cuộc cải cách của dòng Clunic và dòng Cistercian?
Sự Khất Thực
Vào lúc cao điểm của quyền lực giáo hoàng, các nhóm tôn giáo được biết như lá các dòng tu khất sĩ đã nổi lên. Như là một thành phần của phong trào sống nghèo khó, họ chống đối giáo hội chuyên chú vào các phép bí tích, quan tâm đến chính trị nhiều hơn đến việc chăm sóc mục vụ. Họ nghi vấn sự ích lợi của giáo luật, các cuộc viễn chinh thánh, việc chỉ định các giám mục và các cuộc tranh luận thần học khi mà thường dân chỉ nhận được đá khi họ xin bánh (Mat Mt 7:9). Tuy nhiên, những dòng tu này tìm cách cải cách trong vòng giáo hội chứ không tìm cách thay thế giáo hội. Họ nhận được sự chuẩn thuận chính thức của giáo hoàng và trực tiếp chịu trách nhiệm đối với ông. Chung cuộc, họ đã thực sự củng cố cho sự cai trị của ông trong dân chúng.
Các thành viên của những dòng tu này được gọi là các Friars, hay thầy dòng, đó là từ ngữ Latinh để gọi “anh em”. Họ chấp nhận lối sống theo Kinh Thánh dựa trên 19:21, “Chúa Jesus phán rằng: Nếu ngươi muốn được trọn vẹn hãy đi bán hết gia tài mà bố thí cho kẻ nghèo nàn, thì ngươi sẽ có của quý ở trên trời; rồi hãy đến mà theo ta”. Họ cũng trích dẫn 16:26.
Thay vì sống trong một cộng đồng tu hành cách biệt như các tu sinh đã có, các sư huynh sống giữa vòng dân chúng. Trong khi các tu sinh kiếm sống bằng chính sức lao động của mình thì các sư huynh sinh sống bằng việc khiêm tốn tiếp nhận của bố thí. Họ đã có một chức vụ sinh động trong trần gian. Họ chăm sóc cho người đau và cung cấp những phục vụ khác cho dân sư thành thị. Họ thuyết giảng bằng ngôn ngữ của dân chúng, khôi phục lại việc giảng thuyết cho giáo dân trong nhà thờ.
16. 16:26 đã đối diện với khía cạnh nào của chế độ tu hành?
17. Hãy nhận ra từng câu sau đây là đặc điểm của A) Tu sinh, hay B) Các Sư huynh
…..a Họ sống trong những cộng đồng cách biệt.
…..b Mục đích của họ là sống theo 19:21
…..c Họ giảng cho dân chúng bằng tiếng địa phương
…..d Họ kiếm sống bằng sức lao động của mình
…..e Họ dành nhiều thì giờ để suy gẫm.
…..f Họ cung cấp các phục vụ cho dân cư thành thị.
Dòng Franciscans
Dòng Franciscans là một trong hai dòng khất sĩ hay “ăn xin” quan trọng nhất. Người sáng lập dòng là Francis (1182-1226) của thành phố Ssissi, nước Ý. Sinh ra trong một gia đình buôn bán quần áo giàu có, Francis đã sống một cuộc đời bê tha, đầy sự lãnh đạm thuộc linh. Năm 22 tuổi, cậu bị đau nặng. Trong lúc đau ốm, cậu đã được hoán cải thuộc linh và dâng mình để phụng sự Đức Chúa Trời. Trong một khải tượng, cậu đã nhìn thấy những lời Chúa Jesus phán trong 10:7-10. Cậu nhóm hiệp một nhóm nhỏ những người cứu giúp, cùng ra đi ca hát, giảng dạy và phục sự. Họ đi chân trần, ngủ ngoài trời, ăn uống ít ỏi, họ ra đi để chinh phục trần gian này cho Chúa Jesus. Luật lệ của họ bao gồm các mạng lệnh trong LuLc 9:23; Mat Mt 19:2110:7-10.
18. Hãy đọc khúc Kinh Thánh đã nhắc đến ở trên và tóm lược luật lệ của Francis.

Francis đã rao giảng trong các vùng xa xăm tận Tây Ban Nha và Aicập. Từ buổi đầu,dòng Franciscans đã là những giáo sĩ tích cực. Một số người giảng đạo ở Batư, Đn độ và thậm chí ở Trung hoa vào năm 1205 dưới triều Thành Cát Tư Hãn, người Mông cổ. Họ để lại một chuỗi các hội truyềnn giáo cơ đốc từ Constantinople đến Bắc kinh. Tuy nhiên, khi người Mông cổ ở phía Tây trở thành người Hồi giáo, họ đã ngăn cản các giáo sĩ đi băng ngang qua lãnh thổ của họ. Dòng Franciscans đã và vẫn đang hoạt động hữu hiệu ở nhiều vùng khác. Họ thuộc số những nhà truyền giảng Tin lành đầu tiên ở tại Bắc và Nam Mỹ.
Ngoài lòng nhiệt thành truyền bá Tin lành của họ, dòng Franciscans tỏ ra có nhiều lòng trắc ẩn về xã hội. Họ xây cất và điều hành các bệnh viện để chăm sóc cho người bệnh và người bị xã hội ruồng bỏ. Trong công tác này, nhiều người đã hy sinh trong những trận dịch đã quét qua Châu Âu vào giữa thế kỷ mười bốn. Chắc chắn dòng Franciscans đã nhờ đến những nhu cầu “trong lòng” của con người. Ngày nay, người ta vẫn cầu nguỵện bài cầu nguyện mà Francis đã viết, gồm những lời này: “Vì chính khi hiến dâng là khi được nhận lãnh, chính lúc thứ tha là khi được tha thứ, chính lúc dứt đi là vui sống muôn đời”.
Dòng Dominicans
Dòng sư huynh quan trọng khác là dòng Dominicans. Họ mang tên theo tên người sáng lập dòng là Dominic (1170-1221), một người thuộc hoàng gia Tây Ban Nha. Có một người mẹ tin kính, ông được phong làm linh mục khi còn là một thanh niên. Cuộc đời của ông đã nhận một hướng đi mới trong một chuyến đi đến miền Nam nước Pháp. Ông chịu cảm động, có thương xót đối với người Albigensians, một nhóm tà giáo mà giáo hoàng Innocent III đang đàn áp. Dominic quyết định chinh phục họ về đức tin Công giáo. Chiến lược của ông bao gồm sự khổ hạnh, sự giản dị và sự luận bàn . Những lời trăn trối của ông là một lời khuyên “hãy bày tỏ lòng nhân ái, duy trì sự khiêm tốn và chấp nhận sự khó nghèo”.
Trước lúc qua đời, Dominic đã trở thành thần học gia của Giáo Hoàng, một địa vị mà dòng Dominicans đã chiếm giữ kể từ đó. Điều này chỉ tỏ sự quan tâm đến học vấn của họ. Không giống như dòng Franciscans nhờ đến tấm lòng, dòng Dominicans chỉ nhờ đến “đầu óc” của con người. Họ xử dụng sự thuyết phục bằng trí óc để đối đầu với tà giáo.
Dòng Dominicans thường được đề cập đến như là “những con chó săn của Chúa”, vì cớ họ kiên trì trong việc săn đuổi, triệt hạ tà giáo và sự dốt nát. Bất hạnh thay, họ bắt đầu tìm kiếm và trừng phạt những kẻ theo tà giáo. Năm 1220, giáo hoàng giao cho dòng Dominicans quản nhiệm tòa án giáo hội (Inquisition), tòa án này điều hành những vụ xử kín những kẻ theo tà giáo. Năm 1252, giáo hoàng ban cho họ quyền được làm thống khổ (tra tấn) các người theo tà giáo để buộc họ hối cải.
Dòng Franciscans là những nhà truyền giáo vĩ đại cố chinh phục trần gian bằng việc rao giảng và thực hành chữa bịnh. Dòng Dominicans là những học giả uyên thâm vì cớ chinh phục những người theo tà giáo bằng sự thuyết phục và sự bắt bớ. Từ hai nhóm nhà dòng này đã xuất hiện các học giả danh tiếng, các nhà thần bí và các nhà cải cách. Chúng ta sẽ nghiên cứu một số ít người trong số này ở Bài học 11.
19. Các đoàn thể tôn giáo đã có cái nhìn lành mạnh nhất về sự phục vụ và chức vụ thuộc linh đối với trần gian này là:
a. Dòng Cistercians
b. Dòng Clunics
c. Các sư huynh (Friars)
20. Các dòng khất sĩ thì
a. Chống lại thể chế giáo hoàng
b. Bị giáo hoàng dứt phép thông công.
c. Cũng giống như các dòng tu.
21. Hãy giải thích tại sao dòng Franciscans kêu gọi những nhu cầu “trong lòng” trong khi đó dòng Dominicans kêu gọi những nhu cầu “trong đầu”.
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
Các Nhóm Tà Giáo
Ngày nay, đa số Cơ Đốc nhân đều xem đức tin tôn giáo của họ là vấn đề riêng tư. Trái lại, các Cơ Đốc nhân thời Trung cổ xem niềm tin Cơ Đốc là điều kết nối của xã hội. Sự phủ nhận chỉ một yếu tố của giáo hội tức là tà giáo.
Tà giáo là sự phủ nhận của một người đã chịu lễ Báp têm về bất cứ lẽ thậtnào đã được mặc khải của “đức tin” Cơ Đốc. Những lẽ thật này bao gồm sự thống nhất giáo hội, sự chỉ định của thiên thượng cho giáo hoàng như là nguyên thủ về các phép bí tích, về hệ thống phẩm trật, sự phân biệt giữa hàng giáo phẩm và giáo dân, việc thu hồi Kinh Thánh từ quần chúng, v.v…
Trong nổ lực đem lại sự cải cách trong giáo hội hoặc cung ứng một sự thay thế cho giáo hội đã thành lập, nhiều nhóm “tà giáo” đã nổi lên. Tà giáo không phải là điều mới mẻ. Augustine ở Hippo liệt kê ra 88 tà giáo đã có trong thế kỷ thứ năm. Trong thế kỷ mười hai và mười ba, giáo hội bắt đầu phân biệt đối xử với tà giáo.
Trong biểu đồ sau đây, hãy để ý tính khắt khe càng gia tăng của sự ứng phó của giáo hội Lamã đối với những người theo tà giáo trong việc khai triển Tòa Án Giáo Hội. Lúc đầu đó là một định chế của hàng giám mục do các giám mục địa phương đảm nhiệm nhằm giúp cho giáo hội được “tinh ròng”. Sau đó thể chế giáo hoàng được giao cho các sư huynh dòng Dominicans đảm nhiệm, họ chịu trách nhiệm trực tiếp với giáo hoàng. Tòa Án Giáo Hội là một phiên tòa đặc biệt, nó xét xử cả những ý định lẫn những hành động của người bị nghi ngờ theo tà giáo. Các người phụ trách giáo hội đã áp dụng cực hình để buộc những người theo tà giáo thú nhận và hoán cải. Nếu không chịu làm như vậy thì có nghĩa là bị hành quyết bằng cách thiêu sống.
TOÀ ÁN GIÁO HỘI
Giáo Hoàng
Alexander III
Lucius III
Innocent III
HonoriusIII
Gregory IX
Innocent IV
Năm
1162
1172
1184
1199
1208
1220
1231
1252
Chiến thuật
Phái các viên chức đã phát hiện người theo tà giáo
Hội nghị Lateran lần thứ ba công bố cuộc viễn chinh chống lại nhóm Cathars ở Pháp.
Ra sắc lịnh cho phép các giám mục tra vấn những người tà giáo và giao cho họ chính quyền thế tục để trừng phạt.
Phái dòng Cistercians đàn áp nhóm Albigensians.
Phái một cuộc viễn chinh quân sự đi đàn áp nhóm Albigensians.
Đặt dòng Dominicans, hơn là các giám mục, trông coi các cuộc điều tra.
Ra sắc lệnh hỏa thiêu những người theo tà giáo bởi nhà cầm quyền thế tục và lập Tòa Án giáo hội thành một định chế của giáo hoàng.
Đặt ra những biện pháp để hoàn thành trên Tòa Án Giáo Hội và cho phép Dominicans được sử dụng cực hình.
22. Trong thời Trung cổ, giáo hội định nghĩa tà giáo như thế nào?
23. Hãy khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi cậu ĐÚNG về Tòa Án Giáo Hội
a. Các giám mục có quyền hỏi cung người theo tà giáo nhưng không được hành quyết những người bị nghi là có phạm tội.
b. Tòa Án Giáo Hội là một định chế của giáo hoàng phát triển từ nổ lực của các giám mục trong việc giữ cho giáo hội được “tinh ròng”
c. Các vị giáo hoàng khác nhau đã dùng Toà Án Giáo Hội để đàn áp nhóm Albigensians ở Pháp.
d. Các nhà cầm quyền thế tục không có phần gì trong Tòa Án Giáo Hội
e. Thể chế giáo hoàng ra lệnh xét xử những người theo tà giáo nhưng không làm thống khổ những người theo tà giáo.
Hai nhóm tà giáo lớn nhất là Albigensians và Waldensians. Vì hầu hết những thông tin về họ đều bị kẻ thù giữ kín, nên chúng ta không biết chắc về những gì họ tin. Tuy nhiên, điều biết rõ ràng nhất về họ đó là cả hai nhóm đều chống đối Cơ Đốc Giáo mang tính chất thế gian, giàu có… Cả hai đều ao ước tính đơn giản của Tân Ước.
Nhóm Albigensians
Nhóm Albigensians xuất xứ từ vùng Albi, Pháp Quốc. Họ là thành phần của nhóm Cathars, đã sinh trưởng ở Tây Âu vào thế kỷ mười hai và mười ba. Tin là mình “thuần khiết”, họ cố noi theo Kinh Thánh Tân ước, nhưng đồng thời họ cũng noi theo các ý niệm về nhị nguyên và tu trì như người phái Manichaeans. Giáo thuyết của họ phân biệt thần lẽ thật (vị thần của thời Tân ước) với thần giả dối (thần của thời Cựu ước). Vị thần thiện đã tạo ra vật thuộc linh, còn vị thần ác tạo ra vật chất. Cũng như mọi người phái Trí Huệ, họ tin rằng mọi vật thuộc thể đều là xấu. Như vậy, họ phủ nhận sự nhập thể của Đấng Christ và các phép bí tích mà nó tập trung vào sự hiện diện thuộc thể của Đấng Christ trong lễ tiệc thánh, sự sống lại của thân thể, địa ngục và ngục luyện tội.
Họ lên án chiến tranh, hôn nhân và ngay cả việc ăn uống nữa. Những người thuộc linh thật (những người Trọn Lành) phải sống khó nghèo, sống độc thân và chỉ ăn rau quả mà thôi. Những người khác (các Tín Đồ) thì lỏng lẻo hơn trong lối sống của họ, vâng phục những người Trọn lành.
Việc họ dựa vào uy quyền của Tân Ước là một sự thách thức trực tiếp đối với sự yêu cầu của người Công Giáo về uy quyền của các sứ đồ. Việc này dẫn đến cuộc viễn chinh quân sự chống lại họ do giáo hoàng Innocent III triệu tập vào năm 1208. Nhiều cuộc thảm sát đã đem phong trào này đến chỗ chung kết vào năm 1250.
24. Dầu muốn noi theo Tân ước, nhưng thuyết nhị nguyên nền tảng của nhóm Albigensians đã ngăn chặn họ khỏi những lẽ thật đơn sơ của Kinh Thánh. Ví dụ như ITi1Tm 5:14HeDt 13:4 bất đồng với lập trường của họ về hôn nhân như thế nào?
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
Nhóm Waldensians
Nhóm Waldensians cung cấp một sự thay thế cho giáo hội đã thành lập. Tuy nhiên, nhóm Waldensians vốn cố gắng để thanh lọc giáo hội. Người sáng lập nhóm là Peter Waldo, nước Pháp đã tin đạo qua việc đọc Kinh Thánh Tân ước. Ông đã từ bỏ sự giàu sang của mình và tổ chức một nhóm tín hữu để rao giảng về Đấng Christ. Họ dùng Kinh Thánh Tân ước mà Waldo đã phiên dịch ra tiếng bản xứ. Mệnh danh là “những người nghèo ở Lyons” họ được giáo hoàng Alexander III chuẩn nhận vào năm 1179.
Hai năm sau, tổng giám mục ở Lyons đã cấm họ rao giảng. Lối sống của họ là một sự lên án sống về sự giàu có và buông tuồng của giáo hội. Tuy nhiên, Waldo và các bạn hữu cứ tiếp tục rao giảng. Giáo hoàng Lucius III dứt phép thông công họ vào năm 1184, cũng trong năm đó, ông ra sắc lịnh truyền cho các linh mục phải quản nhiệm các cuộc điều tra về những người tà giáo.
Chưa đầy một thập niên, phong trào phổ thông này được gọi là tà giáo. Lỗi lầm chính của họ là giảng Kinh Thánh và bác bỏ vai trò trung gian của hàng ngũ linh mục. Họ tin rằng mọi người phải có Kinh Thánh bằng tiếng mẹ đẻ của mình và mọi người nam nữ thuộc nhóm Waldensian có thể ban phát các phép bí tích. Họ phủ nhận ngục luyện tội và sự cầu nguyện cùng các thánh. Cuối cùng họ bị vu cáo tội chối bỏ mọi khía cạnh thuộc thể của giáo hội: Nhà thờ, nghĩa trang, bàn thờ, nước thánh, các giáo nghi, các cuộc hành hương và sự xá tội.
Nhóm Waldensians mạnh mẽ nhất ở Trung Âu và Đông Âu, nơi đó sau này đã ảnh hưởng trên cuộc cải chánh Tin lành. Dầu họ bị Tòa Án Giáo Hội bắt bớ rộng khắp, họ vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
25. Tại sao giáo hội công giáo xem nhóm Waldensians là kẻ tà giáo dầu rằng giáo lý của họ dường như đúng theo Kinh Thánh?
26. Ghép cặp các đặc điểm (bên trái) với các nhóm thích hợp (bên phải)
…..a Nhờ đến Kinh Thánh Tân ước
…..b Giống với phái Trí Huệ Giáo
…..c Khuyến khích giáo dân rao giảng
…..d Bị cuộc viễn chinh tiêu diệt
…..e Bị giáo hội Công Giáo chối bỏ
…..f Muốn có Kinh Thánh bằng tiếng bản xứ
1) Albigensians
2) Waldensians
3) Cả hai nhóm
Thế kỷ mười hai và mười ba được đánh dấu bằng những phong trào. Các đoàn viễn chinh quân sự đã giao chiến với Hồi Giáo ở Trung Đông. Kết quả là Châu Âu đã khám phá một thế giới mới ở Đông phương và không bao giờ còn biệt lập nữa. Các kiểu chủ nghĩa tu viện mới đã đem lại các cuộc cải cách cho thế giới Cơ đốc giáo. Các sư huynh phát triển sự phục vụ và sự giảng đạo thực tiễn. Những giáo dân thèm khát Cơ Đốc giáo thời Tân ước đã bỏ lòng sốt sắng nhưng đã bị loại khỏi giáo hội. SUốt trong thời kỳ này, giáo hội cũng đang trải qua những cuộc tranh luận về thần học của chủ nghĩa kinh viện, sự thực hiện đầy đủ các nghi thức trong sự thờ phượng, sự nổi lên của các Đại học đường và các giáo đường kiểu Gôtích. Đây là những đề tài của bài học 11.

Bài Tự Trắc Nghiệm

CÂU CHỌN LỰA: Hãy khoanh vòng mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng nhất.
1. Gregory VII đã có được một ít sự tiến triển trong việc giải quyết nan đề về sự phong chức của hàng giáo dân bằng cách:
a. Ban một số quyền hạn nào đó cho các nhà cai trị thế tục.
b. Hạ nhục một hoàng đế đã khiêu khích ông trong vấn đề này.
c. Thuận theo một biện pháp hòa giải đối với thỏa ước Worms
d. Cấm hàng linh mục dự các buổi lễ phong chức.
2. Cuộc cài cách “của Gregory” đã tạo ra những kết quả tiêu cực về
a. Sự chia rẽ sâu đậm giữa hàng giáo phẩm và giáo dân.
b. Sự khai trừ hàng giáo phẩm khỏi bất kỳ sự can dự thế tục nào.
c. Bãi bỏ sự khống chế của chính quyền trong các công việc của giáo hội.
d. Tất cả các điều trên.
3. Quyền hành thái quá của Innocent III dẫn đến
a. Một cuộc viễn chinh quân sự lớn đã đem thành Constantinople vào dưới sự cai trị của ông
b. Việc dùng sức mạnh để tiêu diệt nhóm Albigensians
c. Sự làm suy yếu Đế Quốc Lamã Thánh mà trước kia đã bảo vệ thể chế giáo hoàng.
d. Tất cả các điều trên.
4. Các tu sĩ và các sư huynh thì
a. Được hướng dẫn bởi cùng mục đích giống nhau
b. Trực tiếp chống đối lẫn nhau.
c. Trực tiếp quan tâm đến sự đổi mới thuộc linh.
d. Trực tiếp chống đối giáo hội Lamã
5. Dòng Dominicans và dòng Franciscans
a. Cả hai đều là những dòng khất sĩ.
b. Đối lập trong sự nhờ đến đầu óc và nhờ đến tấm lòng của họ.
c. Sốt sắng trong những cố gắng của họ để đem người ta trở lại đạo.
d. Tất cả các điều trên.
CÂU ĐÚNG SAI. Hãy viết chữ Đ trước mỗi câu đúng và chữ S trước mỗi câu sai.
…..6 Các cuộc viễn chinh được thúc đẩy bởi những mục đích thuần túy tôn giáo.
…..7 Các cuộc viễn chinh đã thành công trong việc giải phóng các nơi Thánh.
…..8 Thể chế giáo hoàng tìm cách gia tăng quyền lực của mình qua các cuộc viễn chinh nhưng thực tế đã làm suy giảm nó do kết quả của việc chủ nghĩa quốc gia dấy lên mà các cuộc viễn chinh đã khuyến khích.
…..9 Các phạm nhân và những người “bất khiết” khác không được phép tham dự vào các cuộc viễn chinh mà được dùng như là những cuộc hành hương.
…..10 Ý tưởng về cuộc viễn chinh đã nhờ đến đông đảo quần chúng mà họ đã chịu khổ cực về hoạn nạn kinh tế.
…..11 Các cuộc viễn chinh bị thúc đẩy một phần là do Giáo Hội Đông phương cần được giúp đỡ để chốn glại quân Hồi Giáo Thổ nhĩ kỳ.
…..12 Các cuộc viễn chinh đã làm gia tăng lối sống yên tĩnh và cách biệt của người Âu châu.
…..13 Tòa Án Giáo Hội đã phát triển một thời gian thành “chó săn” của thể chế giáo hoàng.
…..14 Một người có thể bị Tòa Án Giáo Hội xét xử về những việc như là đọc Kinh Thánh hay chỉ bị vu cáo là có đọc Kinh Thánh.
…..15 Tòa Án Giáo Hội do các viên chức chính quyền đảm nhiệm chớ không phải do những nhà lãnh đạo tôn giáo.
…..16 Đối với giáo hội Lamã, tà giáo chủ yếu là sự phủ nhận của một người về đức tin nơi Chúa Jesus Christ.
17. Hãy ghép các hoạt động (bên trái) với các giáo hoàng thích hợp (bên phải)
…..a. Lập ra ý niệm về thần quyền thể chế trong Dictatus Papae (lệnh của Giáo Hoàng)
…..b Giúp thành lập Hồng Y Đoàn
…..c Dùng tài ngoại giao để đem các vua và các hoàng đế vào dưới sự sai khiến của mình.
…..d Triệu tập hội nghị Laternan đệ tứ.
…..e Dùng sự dứt phép thông công và cấm chỉ để thiết lập uy quyền giáo hoàng.
1) Gregory VII
2) Innocent III
3) Both men
18. Hãy ghép cặp các đặc điểm (trái) với các dòng tu (phải)
…..a Chú tâm đến sự đổi mới thuộc linh ở thế kỷ thứ mười
…..b Chú tâm đến sự đổi mới thuộc linh ở thế kỷ thứ mười hai.
…..c Thu hút các dân quê.
…..d Không muốn nhấn mạnh đến sự lao động chân tay.
…..e Chấm dứt việc chú tâm vào sự sung túc và cuộc sống dễ chịu.
1) Dòng Cistercians
2) Clunics
3) Cả hai dòng
19. Hãy ghép cặp các giáo lý hoặc các thói quen (trái) với các nhóm (phải)
…..a Tin rằng họ thực sự “thuần khiết”
…..b Mong muốn sự giản dị của Hội Thánh thời Tân ước
…..c Để rao giảng Kinh Thánh cho mọi người
…..d Chối bỏ sự nhập thể của Đấng Christ.
…..e Được xem như là theo đúng Kinh Thánh trong các niềm tin căn bản của họ.
…..f Chống đối hệ thống phép bí tích dành riêng cho giới phẩm trật của giáo hội.
1) Nhóm Albigensians
2) Waldensians
3) Cả hai nhóm

Giải Đáp Các Câu Hỏi Nghiên Cứu

  1. Câu trả lời của bạn. Dầu cả hai dòng đã tập trung hóa sự cai trị nhưng dòng Cistercians có sự biểu lộ nhiều hơn. Dòng Clunics thu hút giới quí tộc và nhấn mạnh đến sự học tập còn dòng Cistercians thì lôi cuối giới dân quê và nhấn mạnh đên việc trồng trọt.
    1. b. Các giáo lệnh
    15. Câu trả lời của bạn. Mặc dầu phong trào Clunics khơỉ đầu là một sự phấn hưng rất cần thiết nhưng nó đã rơi vào chỗ thờ ơ đời thuộc linh. Chính nó cần được cải cách trong khoảng thế kỷ mười hai.
    2. Câu trả lời của bạn. Ông đã bành trướng thế lực giáo hoàng bằng cách ủng hộ các cuộc cải cách của dòng Clunic, giải phóng sự tuyển chọn giáo hoàng khỏi sự kiểm soát của giáo dân và hạ nhục một hoàng đế.
    16. Câu trả lời của bạn. Sự làm việc cần cù của các tu sĩ thường dẫn đến sự phát triển điền sản và sự bận rộn với việc làm giàu và những điều thuộc vật chất.
    3. Câu trả lời của bạn. Giáo dân và giáo phẩm đã cách biệt sâu đậm, giáo hội bị thế tục hóa, giáo phẩm phải ở độc thân mà điều này không có cơ sở Thánh Kinh.
    17. a. 1
    b. 2
    c. 2
    d. 2
    e. 1
    f. 2
    4. b. Một tổ chức
    18. Câu trả lời của bạn. Sự từ bỏ mình xoay khỏi lợi lộc trần gian, noi theo Đấng Christ, bố thí cho kẻ nghèo và rao giảng Tin lành.
    5. Không
    19. c. Các Sư Huynh
    6. Ở dưới Đức Chúa Trời nhưng ở trên loài người
    20. c. Trực tiếp vâng phục giáo hoàng
    7. Câu trả lời của bạn. Các phép bí tích mà cấm chỉ cấm đoán là cần yếu cho sự cứu rỗi.
    21. Câu trả lời của bạn. Dòng Franciscans là những giáo sĩ chinh phục kẻ bị hư mất về cho Chúa Jesus thông qua việc giảng Phúc âm và chăm sóc cho dân chúng. Dòng Dominicans là những người binh vực đức tin công giáo bằng học thức, sử dụng những lập luận của trí óc để thuyết phục người theo tà giáo ăn năn.
    8. Câu trả lời của bạn. Ông đã có thể thực thi quyền hành trên những nhà cầm quyền thế tục.
    22. Câu trả lời của bạn. Tà giáo là sự phủ nhận của một người đã được làm báp têm về bất kỳ yếu tố nào của giáo hội.
    9. a. Tất cả các điều trên
    23. a. Đúng
    b. Đúng
    c. Đúng
    d. Sai
    e. Sai
    10. c. Làm gia tăng lòng thù hận giữa Phương Đông và Phương Tây.
    24. Câu trả lời của bạn. Trong khi nhóm Albigensians lên án cả hôn nhân lẫn sự sinh sản thì Kinh Thánh Tân ước cho phép (khuyến khích) cả hai.
    11. Câu trả lời của bạn. Những yếu tố tôn giáo bao gồm việc chinh phục Đất Thánh, việc kiểm soát bước tiến của Hồi Giáo và việc hàn gắn hố chia rẽ trong giáo hội. Các yếu tố không tôn giáo và bao gồm tình trạng kinh tế nghèo nàn và sự mạo hiểm.
    25. Câu trả lời của bạn. Niềm tin của nhóm Waldensians cho rằng mọi người có quyền trực tiếp đến gần Đức Chúa Trời và phải được đọc Kinh Thánh cho chính mình đã thách thuức hệ thống phép bí tích thuộc riêng hàng phẩm trật. Giáo hội không thể cho phép bất cứ nhóm người nào làm suy yếu thẩm quyền của giáo hội.
    12. a. Không có sự thay đổi vĩnh viễn xảy ra.
    b. Sự thương mại mới được thành lập.
    c. Những ý niệm mới và tri thức mới được thu nhập.
    d. Có sự mất đi uy tín của giáo hoàng gia tăng sự thù địch giữa người Cơ Đốc phương Đông và phương Tây. Họ đã chiến đấu chống lại nhau.
    26. a. 3) Cả hai nhóm
    b. 1) Nhóm Albigensians
    c. 2) Nhóm Waldensians
    e. 3) Cả hai nhóm
    f. 2) Nhóm Waldensians
    13. Câu trả lời của bạn. Dựa trên sự ký thuật về các cuộc viễn chinh, thì chúng không có hiệu quả.