TIÊU BIỂU

Tiêu biểu (types) là một lãnh vực quan trọng và phức tạp trong viêc giải kinh. Các học giả Kinh Thánh nhiều khi không đồng ý nhau về những vấn đề liên quan đến các tiêu biểu. Các tiêu biểu làm nổi bật nhiều khía cạnh của chân lý quý báu và cần yếu.
Có nhiều loại tiêu biểu: người (như A-đam, Môi-se, Ê-li, Mên-chi-xê-đéc), biến cố (nước lụt, treo con rắn bằng đồng lên), vật dụng (bàn thờ dâng tế, hương, chiên con), nơi chốn (Ca-na-an, Giê-ru-sa-lem), và chức vụ (tiên tri, tế lễ).
Tiêu biểu có thể định nghĩa là những điều được Thượng Đế định đặt trong Cựu Ước để dự báo về thực tại thuộc linh trong Tân Ước. Ba điểm then chốt là:
1. Tiêu biểu do Thượng Đế định đặt. Chúng ta phải thấy bằng chứng trong Kinh Thánh về tương quan giữa tiêu biểu và sự thành nghiệm của nó. Nếu Tân Ước có đề cập đến những điều song hành với sự kiện nào đó trong Cựu Ước thì không còn gì hoài nghi cả. Nếu Tân Ước không nhắc tới, thì chúng ta phải cẩn thận. Trong trường hợp đó, mối tương liên phải rõ ràng để không có gì ngờ vực được. Có thể có những hình ảnh song song nhỏ giữa Cựu Ước và Tân Ước mà người giàu tưởng tượng mới có thể tìm thấy dễ dàng. Tuy nhiên giải kinh không thể dựa vào tưởng tượng. Chúng ta phải xem xét bằng chứng và chỉ xem là tiêu biểu những điều nào có những song hành rõ ràng không thể do tình cờ được.
2. Tiêu biểu ở trong Cựu Ước, điều thành nghiệm (gọi là kháng biểu-antitype ) ở trong Tân Ước. Điều này phân biệt tiêu biểu với các loại dụ ngữ (figures) khác như biểu hiệu (symbols) và dụ ngôn (parables), những loại nầy có thể áp dụng ý nghĩa thuộc linh cho sự việc xảy ra cùng trong lúc ấy.
3. Tiêu biểu là “cái bóng ”. Có thể là một sự vật hữu hình, như lều tạm chẳng hạn; tuy nhiên đó chỉ là cái bóng nếu đem so với thực tế thuộc linh thành nghiệm của nó. Trong một bức hình của cái cây, không có “cây thực tế” trong tấm hình, dầu có những “thực tế giấy”, “thực tế hóa chất”; tuy nhiên tấm hình vẫn giống cây thật. Cũng vậy, lều tạm là có thật – nó là thực tế hữu hình và có ý nghĩa riêng – nhưng nó cũng có ý nghĩa chỉ về thực tế Chúa Giê-xu Cơ-Đốc là đường dẫn đến Thượng Đế.
Một tiêu biểu thường hay gồm có một vài biểu tượng, như vậy ta giải thích chúng trong ý nghĩa tiêu biểu. Ví dụ viên thượng tế là tiêu biểu cho Chúa Giê-xu Cơ-Đốc. Vậy áo của ông tượng trưng cho cái gì (XuXh 28:39, HeDt 4:14)? Tân Ước có thể không áp dụng biểu tượng khi nói đến tiêu biểu đó.
Vấn đề trước tiên và có lẽ là vấn đề chính yếu, là làm sao nhận ra những tiêu biểu không được nhắc đến trong Tân Ước. Các học giả Kinh Thánh có hai quan điểm cực đoan về vấn đề nầy. Một số chủ trương rằng chúng ta chỉ nên xem và tiêu biểu những gì Tân Ước cho là tiêu biểu. Quan điểm nầy phát hiện từ niềm tin quyết rằng Thượng Đế đặt ra các tiêu biểu, khi chúng ta gọi các điều khác là tiêu biểu, chúng ta chỉ dùng óc tưởng tượng chứ không phải giải kinh. Một số khác chủ trương rằng mọi điều trong Cựu Ước đều chỉ về Tân Ước: như vậy ý nghĩa của tiêu biểu có thể tìm thấy trong từng chi tiết. Ý nghĩa đã có ở đó, chúng ta chỉ cần tìm ra thôi.
Một nguyên tắc tốt trong việc giải kinh là chúng ta nên tìm ra ý nghĩa trong Kinh Thánh chứ không phải gán ý nghĩa cho nó. Vì vậy, tốt hơn ta nên chọn lập trường trung dung về vấn đề tiêu biểu, chấp nhận những tiêu biểu có đề cập trong Tân Ước và sự kiện nào trong Cựu Ước có những thực tế song hành rõ ràng trong Tân Ước không phải do tình cờ. Dĩ nhiên, người học Kinh Thánh phải sử dụng óc phán đoán với tinh thần cầu nguyện để tránh thái độ giáo điều hay chỉ trích những người khác ý kiến với mình.
Chúa Giê-xu đã giải thích cho hai môn đồ (LuLc 24:47) những điều chỉ về Ngài trong cả Kinh Thánh Cựu Ước. Trên đoạn đường buổi chiều Chúa Nhật hôm đó, Ngài không thể nào bàn luận hết mọi đoạn (mọi việc, mọi người) trong Cựu Ước. Không thể gán ép cho câu này ý nghĩa là mọi điều trong Cựu Ước đều là tiêu biểu, nhưng nó chứng tỏ rằng Cựu Ước đầy dẫy hình ảnh Chúa Giê-xu Cơ-Đốc.
THÔNG GIẢI TÂN ƯỚC
Để giúp chúng ta nhìn thấy những sự kiện song hành, chúng ta cần quan sát cách Tân Ước giải thích một số tiêu biểu.
1. Treo con rắn bằng đồng lên đồng vắng (GiGa 3:14-15).
Trước hết chúng ta liệt kê hết các sự kiện trong Dân 21, rồi ghi chú những điều song hành với chân lý Tân Ước.
Dan Ds 21:4-9 GiGa 3:14-15
Dân chúng lằm bằm Không nhắc tới
Thượng Đế sai rắn lửa đến, Không nhắc tới
nhiều người chết
Dân chúng xưng nhận, chúng tôi Không nhắc tới
phạm tội
Môi-se cầu nguyện cho họ Không nhắc tới
Thượng Đế ra lệnh cho ông Thượng Đế ra lệnh cho ông Chúa Giê-xu Cơ-Đốc bị
làm một con rắn lửa làm một con rắn lửa treo lên
Môi-se làm con rắn Môi-se làm con rắn bằng Không nói đồng là biểu
bằng đồng treo lên cây sào đồng treo lên cây sào tượng gì
Ai nhìn đều được lành Hễ ai tin thì được sự sống đời đời.
Hãy để ý rằng Tân Ước bỏ qua hầu hết các chi tiết trong biến cố của Cựu Ước. Điều nầy không có nghĩa là chúng không có ý nghĩa tiêu biểu, nhưng nó cho thấy rằng sự giải kinh trong Tân Ước không quan tâm tới chúng. Tân Ước chỉ quan tâm tới sự kiện chính yếu: Con rắn được treo lên, dân chúng nhìn vào nó được lành. Một số học giả Kinh Thánh cho rằng những chữ Môi-se treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào cho ta có quyền tìm ý nghĩa trong các chi tiết khác. Có lẽ như vậy, nhưng chúng ta nên nhớ rằng chính Kinh Thánh không cho ta biết điều đó.
2. Lễ Vượt Qua
Chúng ta liệt kê các đặt tính của tiêu biểu và cách thông giải của Tân Ước.
XuXh 12:3-13 ICo1Cr 5:7-8
Mỗi nhà dâng một Chúa Giê-xu Cơ-Đốc
chiên con làm sinh tế là sinh tế
Một con chiên hay dê đực một Không nhắc tới
tuổi vào ngày thứ mười và giữ
tới ngày thứ mười bốn
Con chiên bị giết vào buổi tối Không nhắc tới
Rảy máu lên cột cửa và đà cửa Không nhắc tới
Thịt đem nướng ăn Không nhắc tới
Ăn thịt với bánh không men và rau đắng Ăn thịt với bánh không men Tín đồ Cơ-đốc phải
và rau đắng ăn với bánh không men
của thành tâm thực ý
Đồ ăn thừa đem đốt Không nhắc tới
Ăn vội vã-lưng thắt, tay cầm gậy, Không nhắc tới
chân mang giày
Thượng Đế thấy máu và vượt qua Không nhắc tới
Hãy để ý cách thông giải của chính Kinh Thánh có nhiều điều song hành rõ ràng mà Kinh Thánh không nói tới: sinh tế là giống đực, bị giết vào buổi chiều; Thượng Đế vượt qua khi thấy máu sinh tế bôi trên cửa. Có nhiều điểm song hành khác nữa, không có nơi nào trong Kinh Thánh nhắc đến.
CÓ THỂ CÓ NHỮNG TIÊU BIỂU TA KHÔNG NHÌN THẤY
Chúng ta cần xét đến những sự việc mà nhiều học giả xem là tiêu biểu mà Tân Ước không nhắc tới. Một trong những sự việc quan trọng là việc Áp-ra-ham dâng I-sác trên núi Mô-ri-a chép trong SaSt 22:1-24. Sự kiện nầy rất quen thuộc. Thượng Đế bảo Áp-ra-ham lên núi dâng con làm sinh tế. Áp-ra-ham vâng lời: Ông lập một bàn thờ trên núi và đặt I-sác lên để giết. Rồi Chúa bảo ông dừng tay, nói rằng hành động của ông đã chứng tỏ lòng vâng phục của ông. Chúa dự bị một vật khác thay cho I-sác, một con dê rừng, Áp-ra-ham đã dùng nó để dâng sinh tế thay cho I-sác trước khi dẫn I-sác trở về nhà. Cốt lõi câu chuyện là Chúa thử thách Áp-ra-ham và tinh thần vâng phục của ông.
Tân Ước bình luận chuyện nầy hai lần. Trong HeDt 11:17 nói Áp-ra-ham chịu thử thách và bởi đức tin ông đã hy sinh I-sác. Ông tin rằng Thượng Đế có thể đem đứa con lời hứa trở về từ cõi chết, nói theo nghĩa bóng, ông có thể nhận lại I-sác, khi I-sác sống lại. Gia Gc 2:21-22 nói rằng Áp-ra-ham được xưng công bình nhờ hành động dâng I-sác, và bởi hành động đó đức tin ông được trọn vẹn. Không có đoạn nào nói rằng sự việc trên là dự tả sự việc Thượng Đế hiến dâng con Ngài là Chúa Giê-xu Cơ-Đốc trên thập tự giá. Sứ điệp ta nhận được ở đây nói về kinh nghiệm của Áp-ra-ham: ông chịu thử thách, chứng tỏ lòng tin và tinh thần vâng phục. Dầu ở đây nói đến một sinh tế thay thế trên bàn thờ, đó là thay thế cho người con, không phải người con thay thế làm sinh tế. Điều này đảo ngược lại kháng biểu (anti-type, điều thành nghiệm của tiêu biểu) trong đó Chúa Giê-xu Cơ-Đốc hi sinh cho tội nhân.
Vậy nếu chúng ta nói rằng điều nầy tiêu biểu sự chết của Chúa Giê-xu Cơ-Đốc, chúng ta nói rằng có thể có nghĩa như vậy, chứ không phải là chắc chắn như vậy. Chúng ta phải nhấn mạnh điều gì Kinh Thánh nhấn mạnh. Cả Sáng-thế-ký và các đoạn Tân Ước đều nhấn mạnh sự thử thách và tinh thần vâng phục của Áp-ra-ham. Biến sự hi sinh I-sác thành sự chết của Chúa Giê-xu Cơ-Đốc là thay đổi điểm nhấn mạnh này. Chúng ta có thể nói tới sự hy sinh của Áp-ra-ham khi ông dâng con mình làm sinh tế, nhưng sự thử thách và tinh thần vâng phục của ông ăn khớp với kháng biểu, vì Thượng Đế là Cha không thể nào chịu thử thách hay vâng phục một ai lớn hơn Ngài.
Một câu chuyện phổ thông nữa là Giô-sép. Từ khi còn nhỏ cho đến khi làm quan cai trị xứ Ai-cập, đời ông có những chi tiết song hành lạ lùng với đời sống Chúa Giê-xu Cơ-Đốc. Chúng ta có thể nghiên cứu Sáng 37-50, ghi ra những chi tiết và xem thử những điểm song hành có phải là trùng hợp ngẫu nhiên không. Nếu không, chúng ta có thể có lý do chính đáng để xem Giô-sép là tiêu biểu của Chúa Giê-xu Cơ-Đốc.
Trong GaGl 4:21-31 một câu chuyện Cựu Ước được trình bày theo ý nghĩa thuộc linh hay tiêu biểu. Một số học giả cho đây là phúng dụ (allegory) hơn là tiêu biểu, nhưng có vài điểm trong câu chuyện của A-ga và Ích-ma-ên, Sa-ra và I-sác được đem ra đối chiếu song hành. Như vậy chúng ta kết luận rằng tiêu biểu không cần phải chỉ có một điểm; tuy nhiên đó là cách Tân Ước thường giải thích chúng.
CÁC QUI TẮC HƯỚNG DẪN
Chúng ta cần dựa vào một số nguyên tắc khi nghiên cứu các tiêu biểu:
1. Chỉ trừ một số thị tượng, các tiêu biểu là những việc thực sự xảy ra trong lịch sử, các kháng biểu cũng vậy; thường có một căn bản lịch sử. Lễ Vượt Qua trong lịch sử Y-sơ-ra-ên chỉ về sự chết của Chúa Giê-xu Cơ-Đốc trong lịch sử (nhưng có một ý nghĩa thuộc linh).
2. Tiêu biểu là hình ảnh vật chất dự tả những thực tế thuộc linh. Ví dụ trong GiGa 3:14 việc nhìn cụ thể con rắn tiêu biểu cho việc nhìn bằng tâm linh qua đức tin.
3. Sự thành nghiệm cao hơn tiêu biểu. Xem GiGa 1:29. Chiên con của Thượng Đế cao hơn chiên con thật biết chừng nào!
4. Trong sự so sánh có một trung tâm điểm, đôi khi còn có những chi tiết phụ nữa. Chúng ta đã thấy điều nầy khi bàn về 3:14-15ICo1Cr 5:7-8.
5. Sự thành nghiệm thuộc linh ra từ ý nghĩa tự nhiên của tiêu biểu. Ý nghĩa song hành phải tự nhiên, không phải liên kết gượng ép hay tưởng tượng: “Như Môi-se – thì Con Người. ” Vài đoạn trích sau đây chứng tỏ nhiều nhà giải kinh đã không tôn trọng nguyên tắc nầy.
Một người viết về con chiên lễ Vượt Qua: “Con chiên bị bắt vào ngày thứ mười và được giữ đến ngày thứ mười bốn, chứng tỏ rằng Chúa Giê-xu Cơ-Đốc đã định trước trong cõi đời đời, nhưng đến kỳ Ngài mới tỏ mình ra cho chúng ta.” Có bằng chứng gì về điều nầy không?
Một người khác lấy một số vật thanh sạch làm tiêu biểu (LeLv 11:4-6); “Hành động nhai lại có lẽ là cách mô tả sự giữ mình tốt, như vậy biểu minh cho một người Cơ-đốc chân thật. Một người Cơ-đốc chân thật phải ăn nói đúng đắn (nhai lại), và bước đi đúng đắn (móng rẽ ra). Rồi nữa, “ Nhai lại chỉ sự suy gẫm Kinh Thánh nói về những điều thuộc về Thượng Đế và những điều đẹp lòng Ngài. Nó chỉ về sự suy nghĩ kỉnh kiền như trong Thi Tv 1:2 v.v. nếu chúng ta bước đi với Chúa và nói về những điều thuộc về Thượng Đế, thì chúng ta là những tín đồ ‘thanh sạch’, và được chấp nhận trước mặt Thượng Đế.” Trong câu 7 của chương Kinh Thánh trên có nói con heo có móng rẽ nhưng không nhai lại. Nếu vậy, con heo có bước đi “thanh sạch” không, dầu nó nói không đúng đắn? Chúng ta hãy coi chừng những ý cưỡng ép.
6. Đừng căn cứ tiêu biểu trên những thứ như màu sắc, con số, vật liệu hình dáng v.v. Nếu có một tiêu biểu và có một chi tiết như con số ăn khớp với nó khít khao, cũng vẫn nên để tiêu biểu dựa vào cái gì căn bản hơn là con số.
7. Đừng nên chủ trương giáo điều khi Tân Ước không nói rõ. Đây là một số đoạn có thể có tiêu biểu hoặc không. Hãy nghiên cứu cẩn thận.
SaSt 2:2-3: Sự an nghỉ của Thượng Đế có phải là tiêu biểu cho sự an nghỉ của người Cơ-đốc trong Chúa Giê-xu Cơ-Đốc không?
7:1-5: Chiếc tàu là tiêu biểu cho sự cứu rỗi trong Chúa?
XuXh 30:17-21: Chậu rửa là tiêu biểu cho sự rửa sạch tội?
LeLv 4:1-35 Của lễ chuộc tội tiêu biểu cho sự chuộc tội của Chúa Giê-xu Cơ-Đốc?
PhuDnl 18:15: Môi-se là tiêu biểu về Chúa Giê-xu Cơ-Đốc là vị tiên tri?
IVua 1V 17:12: Hai cây gậy tiêu biểu cho thập tự giá?
HeDt 9:24: Lều tạm tiêu biểu cho Chúa Giê-xu Cơ-Đốc, con đường đến Thượng Đế?
TIÊU BIỂU VÀ BIỂU TƯỢNG
Trước khi sang chương khác, tôi tóm tắt dưới đây những điểm khác biệt giữa biểu tượng và tiêu biểu, vì chúng thường trùng hợp nhau.
1. Tiêu biểu là có thật (sự kiện lịch sử) còn biểu tượng có thể không.
2. Tiêu biểu nằm trong Cựu Ước, sự thành nghiệm của nó ở trong Tân Ước. Biểu tượng không kể thời gian.
3. Tiêu biểu là đặc biệt (một sự việc). Biểu tượng có thể tổng quát.
4. Tiêu biểu có thể có vài chi tiết. Biểu tượng có một điểm chính thôi.
5. Tiêu biểu có thể bao gồm nhiều biểu tượng.