Có ai là người trong chúng ta chưa từng thấy trong Thánh Kinh những điều gây lúng túng cho mình, mà lúc hãy còn là một Cơ-đốc nhân mới mẻ, chưa từng trải, đã đưa chúng ta đến chỗ thắc mắc đặt vấn đề là chẳng hay rút cục, Thánh Kinh có phải là Lời Đức Chúa Trời hay không?

 

Những Điều Khó Hiểu Trong Thánh Kinh
Tác giả: R.A.Torrey

1. Tổng quan
2. Phân loại những chỗ khó hiểu
3. Chúng ta phải giải quyết những chỗ khó hiểu trong Thánh Kinh như thế nào?
4. Chương một Sáng thế ký là sử ký hay sách khoa học?
5. Thời cổ đại của con người theo Thánh Kinh và theo khoa học
6. Ca-in lấy vợ ở đâu?
7. Đức Chúa Trời truyền cho Áp-ra-ham dâng Y-sác làm của lễ thiêu
8. Đức Chúa Trời khiến cho Pha-ra-ôn cứng lòng
9. Lệnh của Đức Chúa Trời là phải tận diệt dân Ca-na-an
10. Truyện tích về Giô-suê truyền lệnh cho mặt trời dừng lại
11. Đê-bô-ra ca tụng kẻ sát nhân Gia-en
12. Sinh tế bằng con gái Giép-thê
13. Những câu chuyện xấu trong Thánh Kinh
14. Tội của Đa-vít
15. Những thi thiên cầu hoạ
16. Đức Chúa Trời của chân lý và tình yêu có sai các thần nói dối và tà thần đến với chúng ta không?
17. Giô-na và con cá lớn
18. Vài “mâu thuẫn” quan trọng trong Thánh Kinh
19. Những “lỗi lầm” trong Thánh Kinh
20. Hai bảng gia phả mâu thuẫn nhau của Chúa Giê-xu
21. Có quả thật Chúa Giê-xu đã ở trong lòng đất ba ngày ba đêm không?
22. Làm thế nào để Chúa Giê-xu lại có thể khen người quản gia bất trung?
23. Phải chăng cả Chúa Giê-xu lẫn Phao-lô đều sai lầm về thì giờ tái lâm của Chúa Giê-xu
24. Chúa Giê-xu có vào chỗ ở của kẻ chết không?

Tổng quan

Ai là người nghiên cứu thận trọng và vừa đọc Thánh Kinh vừa suy tư đều nhận thấy câu của vị sứ đồ viết về Kinh điển rằng “ở trong (Thánh Kinh) có mấy khuc khó hiểu mà những kẻ dốt nát và tin không quyết đem giải sai ý nghĩa…chuốc lấy sự hư nát riêng về mình” (IIPhiero 3:16) có nhiều phần đúng. Có ai là người trong chúng ta chưa từng thấy trong Thánh Kinh những điều gây lúng túng cho mình, mà lúc hãy còn là một Cơ-đốc nhân mới mẻ, chưa từng trải, đã đưa chúng ta đến chỗ thắc mắc đặt vấn đề là chẳng hay rút cục, Thánh Kinh có phải là Lời Đức Chúa Trời hay không?

Chúng ta thấy trong Thánh Kinh có nhiều điều dường như không thể nào hoà giải được với những điều khác, cũng ở ngay trong Thánh Kinh. Chúng ta nhận thấy có những điều dường như khó cũng tồn tại được với cái ý tưởng rằng Thánh Kinh có nguồn gốc từ Đức Chúa Trời và tuyệt đối vô ngộ. Thật là chẳng khôn ngoan khi cố tìm cách che giấu cái sự kiện rằng quả có những chỗ khó hiểu như thế. Nhiệm vụ của người khôn ngoan mà cũng là chân thành nữa, là phải thành thực trực diện với chúng và khảo xét chúng. Có nhiều điều chúng ta có thể nói về những chỗ khó hiểu như thế mà tất cả những ai nghiên cứu Thánh Kinh có suy tư cuối cùng đều phải đương đầu.

CHÚNG TA CÓ THỂ TRÔNG MONG GẶP NHỮNG CHỖ KHÓ HIỂU

Điều đầu tiên chúng ta có thể nói về những chỗ khó hiểu đó trong Thánh Kinh, là ngay ở bản tính của sự việc, những chỗ khó hiểu là điều chúng ta phải trông mong là sẽ gặp. Một số người tỏ vẻ ngạc nhiên và bối rối vì gặp những chỗ khó hiểu khó giải nghĩa trong Thánh Kinh. Tuy nhiên, riêng tôi thì sẽ càng ngạc nhiên và bối rối hơn nếu mình không gặp những điều như thế.

Thánh Kinh là gì? Bộ sách ấy là một mặc khải (revelation) phần tâm trí, ý chí và cá tính của một Đức Chúa Trời vô hạn, vĩ đại, toàn tri và trọn vẹn tuyệt đối (hoàn thiện). Đức Chúa Trời chính là Tác giả của sự mặc khải ấy, nhưng mặc khải ấy được dành cho ai? Cho loài người, là những hữu thể giới hạn, những con người có cá tính bất toàn, và do đó, cũng có khả năng biện biệt bất toàn về lãnh vực thuộc linh (Spiritual). Nếu đem một người khôn ngoan nhất ra đo bằng tỷ lệ xích là cõi vĩnh hằng, thì người ấy chỉ là một em bé sơ sinh, còn người thánh khiết nhất nếu đem so với Đức Chúa Trời, thì chỉ là một đứa trẻ con về sự phát triển đạo đức. Hệ quả là ngay từ những điều kiện cần thiết nhất trong trường hợp này, thì trong một mặc khải như thế nhất thiết phải có nhiều khó khăn ngay từ nguồn gốc xuất phát đối với những con người như thế.

Khi con người giới hạn cố tìm hiểu cái vô hạn, thì bắt buộc phải gặp khó khăn. Khi kẻ dốt nát muốn suy tưởng về lời phát biểu của Đấng Quán Thông Trọn Vẹn, thì nhất định sẽ phải gặp nhiều điều khó hiểu và nhiều điều có vẻ như phi lý đối với tâm trí ấu trĩ và thiếu chính xác của người ấy. Khi loài người mà óc phê phán đạo đức liên quan đến tính cách đáng ghét của tội lỗi và tính cách đáng sợ của sự trừng phạt mà nó đòi hỏi đã bị chính tội lỗi của họ làm cho cùn nhụt, thì khi muốn lắng nghe các đòi hỏi của Đấng Thánh Khiết tuyệt đối, họ bắt buộc phải lúng túng, bối rối đối với một số đòi hỏi của Ngài, và khi suy xét về những cách đối xử của Ngài, họ bắt buộc phải choáng váng trước một số những cách đối xử ấy. Những cách đối xử đó sẽ có vẽ như quá nghiêm khắc, quá nghiệt ngã, quá thô bạo, quá khủng khiếp.
Rõ ràng là chúng ta phải gặp khó khăn trong một phần mặc khải như bộ Thánh Kinh. Nếu có ai trao cho tôi một quyển sách thật đơn giản như một bảng cửu chương và nói rằng: “Đây là Lời của Đức Chúa Trời. Trong sách này, Ngài đã mặc khải toàn bộ ý chỉ và sự khôn ngoan của Ngài”, chắc tôi sẽ lắc đầu và đáp: “Tôi không tin, nó quá dễ hiểu, nên không thể là sự mặc khải trọn vẹn của một Đấng Khôn Ngoan vô hạn”. Trong bất kỳ một mặc khải trọn vẹn nào về tâm trí, ý chỉ, cá tính cũng như sự thực hữu của Đức Chúa Trời, đều phải có những điều khó hiểu cho những người mới bắt đầu, mà người khôn ngoan tài giỏi nhất trong chúng ta đều chỉ là những người muốn bắt đầu, mới học vỡ lòng về những kiến thức thuộc linh mà thôi.


KHÓ HIỂU KHÔNG ĐỒNG NGHĨA VỚI SAI TRÁI

Điều thứ hai câu nói về những khó khăn này, là một giáo lý khó hiẻu hay một phản bác nghiêm trọng đối với một giá lý không hề chứng minh được rằng giáo lý ấy là sai. Nhiều người hay suy nghĩ lại tưởng là như thế. Nếu họ gặp một khó khăn nào trên con đường tin vào nguồn gốc từ Đức Chúa Trời và tuyệt đối vô ngộ không sai chạy của Thánh Kinh, thì họ lập tức kết luận rằng giáo lý ấy là không đáng tin. Như thế là hết sức vô lý.

Hãy dừng lại một chút và suy nghĩ, để học tập để biết suy tư cho hợp lý và công bằng. Rất ít có lý thuyết khoa học nào được mọi người tin tưởng hiện nay, lại chưa từng gặp một vài khó khăn quan trọng trong quá trình tiến đến chỗ được chấp nhận. Hồi thuyết của Copernicus – hiện đã được mọi người thừa nhận – mới được công bố, nó đã gặp rất nhiều khó khăn. Nếu lý thuyết ấy đúng thì Kim tinh phải có những giai đoạn xuất hiện giống như mặt trăng, nhưng chẳng hề có viễn vọng kính tốt nhất nào vào thời đó lại phát hiện được những giai đoạn xuất hiện như thế. Dù vậy, luận cứ tích cực bênh vực cho lý thuyết ấy đã rất vững chắc đến độ nó được chấp nhận bất chấp lời phản bác có vẻ như không thể nào giải đáp được ấy. Khi một viễn vọng kính “mạnh” hơn được sáng chế, người ta khám phá ra rằng dù sao thì Kim tinh càng có các giai đoạn xuất hiện của nó. Đã có một khó khăn toàn diện nảy sinh, cũng như hầu hết tất cả các khó khăn đã nảy sinh liên quan đến Thánh Kinh, do sự dốt nát của con người đối với một số các sự kiện liên quan.

Lý thuyết về tinh cân cũng được giới khoa học ngày nay thừa nhận. Tuy nhiên, hồi lý thuyết ấy mới được công bố lần đầu tiên, và một thời gian dài tiếp theo đó, các di chuyển của Thiên vương tinh đã không thể hoà giải được với thuyết ấy. Thiên vương tinh dường như di chuyển theo chiều trái ngược với những gì thuyết ấy nói về nó, nhưng các luận cứ tích cực cho thuyết ấy lại vững chắc đến độ nó vẫn được thừa nhận bất chấp việc không thể giải thích được sự chuyển động của Thiên vương tinh.

Nếu chúng ta áp dụng lương tri lương thức mà tất cả các ngành khoa học (ngoại trừ ngành phê bình Thánh Kinh, nếu đó quả thật là một khoa học) đều thừa nhận vào việc nghiên cứu Thánh Kinh, thì chúng ta phải đặt vấn đề là phần chứng cứ tích cực của một lý thuyết thì có tính cách quyết định và nó phải được một người có lý trí tin tưởng bất chấp một số khó khăn liên quan đến các chi tiết nhỏ nhặt. Kẻ chối bỏ một chân lý đã được chứng nghiệm hẳn hoi chỉ vì có một vài sự kiện có vẻ như không hể hoà giải được với chính nó, là một nhà tư tưởng nông nổi. Còn nhà học giả chối bỏ niềm tin của mình vào nguồn gốc vốn là từ Đức Chúa Trời và tính cách vô ngộ của bộ Thánh Kinh chỉ vì một số sự kiện được cho là không thể hoà giải với giáo lý ấy, cũng là một học giả hết sức nông nổi. Có nhiều tư tưởng gia nông nổi thuộc loại ấy trong thế giới thần học ngày nay.

NHIỀU KHÓ KHĂN HƠN THẾ VẪN TỒN TẠI

Điều thứ ba cần nói về những chỗ khó hiểu trong Thánh Kinh, là còn nhiều khó khăn và nhiều khó khăn còn quan trong hơn nhiều trong cái giáo thuyết chủ trương rằng Thánh Kinh vốn có nguồn gốc từ loài người, do đó có nhiều ngộ nhận sai lầm hơn là trong giáo lý chủ trương rằn gThánh Kinh có nguồn gốc từ Đức Chúa Trời, và do đó là vô ngộ. Chắc đã có nhiều lần một ai đó đem đến cho bạn mộtchỗ khó hiểu và nói: “Nếu Thánh Kinh quả thật là Lời Đức Chúa Trời, thì bạn giải thích điều này như thế nào?” và có lẽ bạn đã không thể giải thích thật thoả đáng cho người ấy.

Thế là người ấy tưởng rằng mình đã thắng được bạn, nhưng không hề là như thế. Hãy quay sang và hỏi người ấy: “Bạn đánh giá thế nào việc có nhiều lời tiên tri trong Thánh Kinh đã ứng nghiệm, nếu bộ sách ấy có nguồn gốc từ loài người? Bạn nói gì về nhất quán tính kỳ diệu của bộ sách ấy? Bạn giải thích thế nào cho sự sâu nhiệm không bao giờ cạn kiệt của nó? Bạn nói thế nào về quyền năng có một khong hai của bộ sách ấy trong việc nâng cao con người lên để đến với Đức Chúa Trời?” và vân vân. Cứ mỗi phản bác mà người ấy có thể đưa ra đối với quan điểm của bạn liên quan đến bộ Thánh Kinh, bạn có thể trình bày nhiều phản bác càng có ý nghĩa sâu nhiệm hơn liên quan đến quan điểm của người ấy về quyền Thánh Kinh. Và bất cứ một người thật sự vô tư và thành thật nào muốn biết và vâng giữ chân lý, đều sẽ chẳng gặp khó khăn gì trong việc quyết định giữa hai quan điểm.

Cách đây ít lâu, có một thanh niên có tâm trí minh mẫn, thích đọc loại sách của các tác giả hoài nghi, phê bình Thánh Kinh, và thiên về thuyết bất khả tri bảo rằng anh ra đã dành cho vấn đề ấy rất nhiều suy tư chân thành và cẩn trọng, nhưng hậu quả là anh ta không thể nào tin rằng Thánh Kinh vốn có nguồn gốc từ Đức Chúa Trời được. Tôi đã hỏi anh ta: “Tại sao lại không?” Anh ta chỉ ra một lời truyền dạy trong Thánh Kinh và bảo rằng anh ta không thể tin và sẽ chẳng bao giờ tin rằng điều đó là đúng.

Tôi đáp: “Hãy tạm giả sử rằng tôi không giải đáp được chỗ khó khăn đặc thù ấy. Việc tôi không đủ khả năng đó không chứng minh được rằng Thánh Kinh không có nguồn gốc từ Đức Chúa Trời. Thế nhưng tôi có thể trình bày cho cậu nhiều điều càng khó giải thích hơn nữa về cái giả thiết bảor ằng Thánh Kinh không có nguồn gốc từ Đức Chúa Trời, so với quan điểm chủ trương rằng Thánh Kinh quả thật có nguồn gốc từ Đức Chúa Trời. Cậu không thể phủ nhận sự kiện về lời tiên tri đã ứng nghiệm. Cậu giải thích thế nào về lời tiên tri đã ứng nghiệm. Cậu giải thích thế nào cho điều đó, nếu Thánh Kinh không phải là Lời của Đức Chúa Trời?

“Cậu không thể nhắm mắt lại đối với nhất quán tính kỳ diệu của sáu mươi sáu quyển sách của Thánh Kinh, đã được viết ra trong những hoàn cảnh và thời kỳ rất khác nhau. Cậu giải thích điều đó như thế nào, nếu Đức Chúa Trời không phải là tác giả đích thực của bộ sách ấy, ẩn phía sau trên dưới bốn mươi trước giả là con người? Cậu không thể phủ nhận là Thánh Kinh vốn có quyền năng cứu rỗi người ta khỏi tội, đem bình an hi vọng và niềm vui đến cho họ, nâng con người ta lên cao để đến được với Đức Chúa Trời mà tất cả các quyển sách khác gộp chung lại vẫn không thể nào làm được. Cậu giải thích việc đó như thế nào, nếu Thánh Kinh không phải là Lời Đức Chúa Trời theo ý nghĩa là chẳng hề có quyển sách nào khác là Lời Đức Chúa Trời cả?”

Kẻ phản bác đã không trả lời được. Những khó khăn mà người phủ nhận nguồn gốc của Thánh Kinh là nguồn gốc từ Đức Chúa Trời mà chính Đức Chúa trời là tác giả còn nhiều hơn và nặng ký hơn những khó khăn mà người tin nó có nguồn gốc và tác giả là Đức Chúa Trời phải đương đầu.

CÁC GIẢI PHÁP KHÔNG TUỲ THUỘC VÀO CHÚNG TA

Điều thứ tư cần nói về những chỗ khó hiểu trong Thánh Kinh là thế này: Sự kiện bạn không giải đáp được một chỗ khó hiểu không chứng minh được rằng nó không thể giải đáp được, và sự kiện bạn không trả lời được một phản bác không chứng minh được rằng nó không thể có câu trả lời. Cần lưu ý rằng chúng ta rất thường bỏ qua cái sự kiện hết sức hiển nhiên này. Có rất nhiều người, khi gặp một chỗ khó hiểu trong Thánh Kinh, suy nghĩ chút ít về nó nhận thấy không thể có cách giải đáp nào cả, thì liền nhảy vọt ngay đến chỗ kết luận chẳng ai có thể giải đáp được nó cả, cho nên họ đã đưa tay đầu hàng và đánh mất niềm tin vào tính cách vô ngộ của Thánh Kinh và nguồn gốc từ Đức Chúa Trời của bộ sách ấy.

Dường như mọi người đều cần phải có đủ khiêm tốn phù hợp với loài gnười vốn có kiến thức hạn chế như quả thật chúng ta đều là như thế không chối cãi vào đâu được, để bảo rằng “Tuy tôi không thấy có giải pháp nào cho chỗ khó hiểu này, nhưng có một người nào đó khôn ngoan hơn tôi có thể dễ dàng tìm ra được một giải pháp”. Chỉ cần chúng ta nhớ luôn rằng mình không thể biết hết mọi sự, và rằng có rất nhiều điều mình không thể giải quyết, nhưng rồi chúng ta sẽ có thể dễ dàng giải quyết nếu chúng ta có thêm chút ít hiểu biết nữa, thì điều đó sẽ cứu được chúng ta khỏi tất cả những việc dại dột này. Trên hết mọi sự, chúng ta đừng bao giờ nên quên rằng sự khôn ngoan vô hạn có thể giải quyết được dễ dàng điều mà trí kh6n hữu hạn – hay sự dốt nát của chúng ta – dường như hoàn toàn không thể giải thích được. Bạn sẽ nghĩ sao về một học sinh mới làm quen với môn đại số học, khi cố tìm cách dành ra nửa tiếng đồng hồ để giải một bài toán khó nhưng chỉ phí công vô ích mà thôi, đã vội tuyên bố rằng chẳng hề có thể có giải đáp nào cho bài toán của cậu ta, bởi vì cậu ta đã không tìm được?

Có một người nhiêù từng trải và tài năng một ngày nọ đã bỏ công việc của mình và đi từ rất xa đến gặp tôi với tinh thần vô cùng bối rối, vì ông ta đã phát giác ra được trong Thánh Kinh một điều mà đối với ông ta, có vẻ như hoàn toàn mâu thuẫn. Ông ta đã thức trắng cả đêm để suy nghĩ về nó. Nó đã thách thức mọi nỗ lực hoà giải của ông ta; nhưng khi ông ta trình bày mọi việc cho tôi, thì chỉ trong mấy phút, tôi đã chỉ cho ông ta một giải pháp vô cùng đơn giản và thoả đáng cho chỗ khó hiểu đó. Và ông ta đã ra về với tấm lòng vui vẻ.
Tại sao nó đã không đến với ông ta ngay từ đầu và có vẻ như ông ta không thể nào tìm được một lời đáp, nhưng rút cục thì nó lại có thể được một người khác tìm ra một cách hết sức dễ dàng? Ông ta đã cho rằng chỗ khó hiểu đó là hoàn toàn mới mẻ, nhưng đó là một vấn đề đã được trực diện và giải quyết từ rất lâu rồi, ngay cả trước khi ông ta và tôi được sinh ra trên đời này.

ĐIỀU KHÓ HIỂU SO VỚI Ý NGHĨA TUYỆT VỜI

Điều thứ năm cần nói về những chỗ khó hiểu trong Thánh Kinh là những điều thoạt trông có vẻ như sai trật trong bộ sách ấy chỉ là vô nghĩa nếu đem so với hiều điều kỳ diệu tuyệt vời trong đó. Chắc chắn nó sẽ vạch trần chỗ lệch lạc lớn lao của cả tấm lòng lẫn trí não của loài người đã dành quá nhiêu thì giờ để tranh luận và viết về nhiều điểm vô nghĩa mà họ cho là những điểm sai trật trong Thánh Kinh, trong khi có nhiều điều đẹp đẽ, diệu kỳ không gì so sánh được vẫn trang điểm và tôn vinh hầu như là từng trang một mà họ lại hoàn toàn bỏ qua, chẳng chú ý đến.

Ngay cả trong một vài tổ chức giáo dục nổi tiếng, nơi người ta tự cho là đã được truyền dạy để tán thưởng và quán triệt Thánh Kinh, và là nơi họ đã được gởi đến để được huấn luyện đào tạo để truyền giảng chân lý ấy cho nhiều người khác, thì một số thì giờ càng nhiều hơn lại được dành cho những điểm tỉ mỉ và vô nghĩa có vẻ như chỉ về hướng chủ trương một nguồn gốc hoàn toàn từ loài người của bộ Thánh Kinh, chứ không phải là dành thì giờ để nghiên cứu hầu quán triệt và chiêm ngưỡng những vinh quang không gì sánh kịp đã khiến cho bộ Thánh Kinh chiếm được một chỗ đứng riêng biệt so với tất cả các quyển sách khác. Chúng ta sẽ nghĩ sao về một người mà trong khi học hỏi nghiên cứu một tuyệt phẩm về nghệ thuật, lại tập trung tất cả sự chú ý của mình vào điều trông có vẻ như là một vết phân ruồi ở một góc của bức tranh?

Một tỷ lệ rất lớn của điều từng được phô trương rất nhiêù của ngành được gọi là “nghiên cứu phê bình Thánh Kinh” là một cuộc tra cứu tỉ mỉ và công phu những điều vốn được co là các dấu vết giống như phân ruồi kia. Người nào không chịu dành phần lớn thì giờ của mình cho việc điều tra nghiên cứu những gì chưa từng được ai nói đến về những dấu vết giống như phân ruồi đó, nhưng thích dành nó cho việc nghiên cứu các vẻ đẹp không gì sánh kịp và những điều kỳ diệu uy nghiêm của bộ sách ấy, đã bị một vài giới không cho là “những học giả biết cập nhất hoá”.


ĐIỀU NÔNG CẠN SO VỚI Ý NGHĨA SÂU NHIỆM

Điều thứ sáu cần nói về những chỗ khó hiểu trong Thánh Kinh, là chúng vốn nặng ký đối với những độc giả chỉ đọc sơ qua hơn là đôi vơí những nhà nghiên cứu sâu sắc nhiều. Hãy lấy thí dụ về một người như cố Đại tá Ingersoll vô hoàn toàn chẳng biết gì về nội dung và ý nghĩa đích thực của Thánh Kinh, hay thử lấy thí dụ là giới các nhà truyền đạo tân phái, chỉ đọc Thánh Kinh một phần lớn với chủ đích duy nhất là tìm các văn bản dùng làm những cái móc để treo các ý kiến riêng của họ lên đó. Với những độc giả Thánh Kinh nông nổi như thế, thì không chỗ khó khăn có vẻ như vô cùng quan trọng.

Mặt khác, với người đã học biết là phải suy gẫm Lời Đức Chúa Trời cả ngày lẫn đêm, thì rất ít khi họ cảm thấy có chút gì là nặng nề. George Muller con người hiếm hoi của Đức Chúa Trời từng nghiên cứu thật cẩn trọng bộ Thánh Kinh từ đầu chí cuối hơn một trăm lần, đã không hề bối rối khi gặp bất cứ một chỗ khó hiểu nào; nhưng với người chỉ mới đọc qua bộ sách ấy lần thứ nhất hoặc thứ hai mà thôi, thì có rất nhiều điều gây thắc mắc chao đảo.

VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU CẨN TRỌNG

Điều thứ bảy cần nói về các khó khăn trong Thánh Kinh là chúng sẽ nhanh chóng biến mất sau khi được nghiên cứu kỹ lưỡng và vừa nghiên cứu vừa cầu nguyện. Có biết bao điều trong Thánh Kinh từng gây thắc mắc choáng váng cho chúng ta, nhưng rồi đã được làm sáng tỏ trọn vẹn và chẳng còn thấy có gì khó hiểu nữa! Mỗi năm nghiên cứu sẽ làm tan biến ngày càng nhiều hơn những chỗ khó hiểu đó thật nhanh chóng. Thoạt đầu, chúng biến mất từng điểm một, rồi từng hai điểm, từng hằng tá và rút cục là hằng mấy chục liền. Thế thì phải chăng là điều hợp lý khi cho rằng những hó khăn còn lại rồi cũng sẽ có ngày biến mất nhờ nghiên cứu sâu rộng thêm? Vậy hãy nhìn vào một số những điểm khó hiểu ấy với chi tiết tỉ mỉ hơn.

Tác giả: R.A.Torrey