Nguyên tắc thứ hai của việc giải kinh là: thông giải theo nghĩa đúng của chữ. Dĩ nhiên, vấn đề là làm sao tìm ra nghĩa đúng, muốn vậy, ta cần phải nghĩ đến chữ một cách tổng quát, chữ là gì, chữ có nghĩa gì? Chữ là viên gạch xây dựng tư tưởng, lời nói và sự thông đạt. Chữ đem ghép lại một cách có ý nghĩa sẽ làm thành ngôn ngữ là công cụ chính để con người giao thông lẫn nhau. Hơn nữa, Thượng Đế trong Kinh Thánh sử dụng ngôn ngữ, phần lớn là ngôn ngữ thông dụng, để truyền đạt cho con người.

Chữ hay từ là một đơn vị ngôn ngữ tự nó có ý nghĩa; nhưng vì thường thường một chữ có hai ba ý nghĩa nên một chữ dùng một mình không thể rõ nghĩa. Ví dụ khi tôi chỉ nói chữ đá, bạn không biết là tôi nói về thứ khoáng chất cứng, hay một cái vung chân. Bạn cần phải có chữ khác để làm rõ nghĩa.
Trong KhKh 5:5, chữ sư tử chỉ về Chúa Giê-xu Cơ-Đốc, nhưng trong IPhi 1Pr 5:8 nó lại chỉ về ma quỉ. Trong hai trường hợp trên, những chữ khác đã làm rõ nghĩa của chữ sư tử. Ta sẽ càng thấy rõ tầm quan trọng của văn mạch khi biết thêm những yếu tố của chữ.
1. Chữ hay tiếng thay đổi theo thời gian
Người ta dùng chúng theo cách khác thời trước. Ví dụ, chữ “bác sĩ” nguyên ngữ có nghĩa là người học rộng, về sau dùng quen thành có nghĩa là thầy thuốc hay một tiến sĩ y khoa. Bản tiếng Anh Authorized Version có nhiều chữ cổ ngày nay không còn dùng hoặc đã đổi nghĩa.
Nếu muốn giải đúng ý nghĩa của chữ, ta cần phải biết chắc rằng chữ dùng trong bản Kinh Thánh chúng ta đang học ngày nay vẫn còn hiểu đúng nghĩa như vậy.
2. Những chữ khác nhau có thể cùng nghĩa
Một số học giả nói rằng nghĩa của hai chữ khác nhau không bao giờ giống hệt nhau, nhưng đôi khi chúng gần nhau đến nỗi các khác biệt không còn thành vấn đề nữa. Ví dụ anh ta đang đi chậm rãi, từ từ hay thong thả, đối với bạn chẳng khác gì mấy, điều bạn muốn là anh ta hãy đi nhanh lên, mau lên, gấp lên. Nhiều lúc Kinh Thánh dùng chữ khác nhau. Chúng ta thường dùng những chữ đồng nghĩa để khỏi trùng lặp, Kinh Thánh cũng vậy. Xem cách Mat Mt 20:21Mac Mc 10:37 dùng chữ nước và vinh hiển.
Mặc khác, đôi khi chúng ta đổi một chữ đang dùng để nhắm một nghĩa khác. Có thể chúng ta muốn có một nghĩa mạnh hơn hay chính xác hơn. Chữ thứ hai có thể đồng nghĩa với chữ trước nhưng hơn khác. Các người viết Kinh Thánh cũng vậy.
Hai chữ khẩn nguyện, cầu xin, trong ITi1Tm 2:1 là đồng nghĩa. Chúng có diễn tả hai loại cầu nguyện khác nhau, hay chỉ lặp lại để nhấn mạnh lời khuyên?
3. Kinh Thánh đề cập đến những sự việc không nằm trong lối suy nghĩ thông thường của thế gian
Nghĩa của chữ dùng trong quán cà phê có thể không giống với nghĩa chữ đó khi dùng trong Kinh Thánh. Ví dụ, khi bạn nghe nói một người công bình, bạn nghĩ ngay đến một người không thiên vị, ngay thẳng. Đó là một phần ý nghĩa khi Kinh Thánh nói Thượng Đế là công bình. Nhưng khi nói người chưa tin Chúa là công bình hay công chính trước mặt Thượng Đế, thì nó có ý nghĩa đặc biệt. Người tin được Thượng Đế xem là công bình nhờ sự chết chuộc tội của Con Ngài. Nghĩa thông thường của từ ngữ công bình không áp dụng ở đây.
4. Cùng một chữ có thể khác nghĩa
Có khi dùng một chữ nằm trong một khúc sách có thể khác nghĩa. Thường thường cái khác nhau là ở nơi nghĩa bóng và nghĩa đen. Exe Ed 44:5-6 soi sáng điều này. Trong câu 5, chữ nhà có nghĩa đen là đền thờ. Nhưng trong câu 6 cả quốc gia được gọi là nhà. Chữ nhà được dùng theo nghĩa đen và nghĩa bóng trong hai câu liên tiếp.
Có một số chữ, nhất là những chữ thuộc về tôn giáo, Tân Ước thường cho nghĩa đầy đủ, chính xác hơn là Cựu Ước. Ví dụ chữ công bình trong Cựu Ước thường dùng để chỉ cá tính của một người. Nhưng trong Tân Ước, đó là sự công bình của Chúa Giê-xu Cơ-Đốc mà Thượng Đế kể cho người tin khi họ tin nhận Chúa Giê-xu làm Đấng Cứu chuộc mình (RoRm 5:17, Phi Pl 3:9). Thật ra Cựu Ước đôi khi cũng ngụ ý nhưng không rõ ràng như trong Tân Ước (xem SaSt 15:6). Một chữ nữa là hi vọng. Hi vọng của người tin trong Cựu Ước chỉ có tính cách chung chung rằng mình sẽ nhờ ơn Chúa được phước trong đời sau. Nhưng người Cơ-đốc thì hi vọng rõ ràng nơi sự tái lâm của Chúa và sự viên thành của sự cứu rỗi để trở nên giống như Ngài (IGi1Ga 3:2-3).