THỜI BAN SƠ
Kinh Thánh là một quyển sách bán chạy nhất thế giới. VÌ thấy thông điệp của Thượng Đế rất cần thiết cho loài người nên các dịch giả và cơ quan Kinh Thánh đã dịch và in ra nhiều phần của Kinh Thánh trong hơn 1800 ngôn ngữ. Ít nhất là 95 % dân số thế giới có những phần Kinh Thánh trong thứ tiếng họ nói.

TẠI SAO CẦN NGHIÊN CỨU CỰU ƯỚC ?

Các sách Cựu Ước bao trùm nhiều lãnh vực văn chương, lịch sử, tôn giáo. Người theo Do Thái Giáo, Hồi Giáo, Cơ Đốc Giáo đều tìm thấy nguồn gốc mình trong Cựu Ước . Nó vẫn tiếp tục thu hút các học giả uyên bác nhất cũng như đáp ứng nhu cầu của những con người thấp kém nhất trong mỗi thế hệ.

Cơ đốc giáo ngày nay xao lãng Cựu Ước hơn Tân Ước,. Vì cho rằng Cựu Ước là thời của Luật Pháp và Tân ước là thời của Tin Lành , nhiều độc giả đã không nhận thấy rằng hồng ân của Thượng Đế đã hành động trong suốt cõi lịch sử loài người. Những ai mô tả Thượng Đế của Cựu Ước như một Thượng Đế ưa thịnh nộ và phán xét của tình yêu, đừng nên quên rằng Môi-se (Phuc 4:1-6:25) , Giê rê mi (Gieremi 9:23-24) , và nhiều người khác trong Cựu Ước đã xem Ngài là Thượng Đế của tình yêu và công chính. Sứ đồ Phao lô đã trích nhiều câu Cựu Ước và gọi Ngài là “ Cha thương xót “ (IICor 1:3).

Cựu Ước công hiến bối cảnh lịch sử để nhờ đó có thể hiểu Tân Ước . Tân Ước trích dẫn và đề cập tới Cựu Ước hơn 500 lần. Chúa Giê-xu và các sứ đồ thường xuyên viện dẫn Cựu Ước trong khi giảng dạy. Bản chất con người cũng như Thượng Đế vẫn không thay đổi từ thời Cựu Ước đến nay.
Học hỏi và liên hệ giữa con người và Thượng Đế trong lịch sử sẽ dẫn chúng ta đến chổ tin cậy và vâng phục Ngài ngày nay.

LỊCH SỬ CỦA THỜI CỰU ƯỚC

Lịch sử Cựu Ước phần lớn nằm trong mười bảy sách đầu (từ Sáng thế ký đến Ê-xơ-tê). Sau câu chuyện ngắn ngủi kể sự phát triển từ A-đam đến Tha-rê (Terah) thì lịch sử Kinh Thánh chính yếu là lịch sử của một dân tộc được Chúa chọn bắt đầu từ Ap-ra-ham (năm 2000 TC), kéo dài cho đến thời xây dựng là tường thành Giê-ru-sa-lem dưới sự lãnh đạo của Nê-hê-mi (năm 450 TC). Các sách thi ca (poetic) và tiên tri (Prophetic) phản ảnh những giai đoạn lịch sử khác nhau và cho biết tình trạng văn hóa, chính trị, kinh tế của các giai đoạn đó.

Học Cựu Ước chúng ta thấy các sách lịch sử Cựu Ước không chỉ là ký sự của dân tộc Do Thái mà còn nói lên một điều gì hơn thế nữa. Cả người Do Thái và Cơ đốc đều tin rằng Thượng Đế mặc khải chính mình Ngài cho loài người qua Cựu ước. Chúa Giê-xu công nhận Cựu Ước là sách Thánh và dạy rằng nó đã tiên báo sự hiện đến của Ngài (Luca 24:44) Phao lô gọi Cựu Ước là sấm ngôn (Oracles) của Thượng Đế (Roma 3:3)

Là Thánh sử, Cựu Ước ghi lại những biến cố tự nhiên, được hướng dẫn và lồng trong hoạt động siêu nhiên của Thượng Đế. Trong những thời kỳ thịnh vượng cũng như quẫn bách của dân Do thái, Thượng Đế đều hoàn thành mục đích của Ngài qua những biến chuyển quốc gia cũng như quốc tế. Bởi đó, muốn thông giải Cựu Ước cho đúng cách , phải xét cả hai mặt tự nhiên và siêu nhiên trong đó.

Lịch sử Cựu Ước có thể chia thành những thời kỳ sau:

I. Kỷ nguyên ban sơ. Sang The Ky 1:1-11:32
II. Thời kỳ các thánh tổ (Patriarchs) : 12:1-50:26
III. Y-sơ-ra-ên trở thành một quốc gia : Xuất Ai Cập (Exodus). Phục Truyền Luật Lệ Ký (Deuteronomy)
IV. Chinh phục và chiếm đóng : Giô – suê (Joshua), Các Quan xét (Judges) , Ru tơ (Ruth).
V. Vương quốc thống nhất : I Sa-mu-ên (Samuel), II Sa-mu-ên , I Sử ký (Chronicles), IISu Ky 1:1-9:31; IVua 1:1-11:43 (Kings).
VI. Vương quốc phân tranh : IVua 12:1-22:54 – IIVua 25:1-30; IISu Ky 10:1-36:23
VII. Thời kỳ hậu lưu đầy : Ê-xơ-ra (Ezra ), Ê-xơ-tê (Esther) Nê-hê-mi.

KỶ NGUYÊN SƠ KHAI

Đọc kinh thánh : Sang The Ky 1:1-11:32
Quãng Thời gian : Từ nguyên thủy đến khoảng năm 2000 T.C

1:1-11:32 là phần mở đầu cho cả Kinh Thánh. Dầu ngắn ngủi, phần này bao quát một quãng thời gian lâu hơn cả phần còn lại của Cựu Ước, tức là từ Ap-ra-ham đến Ma-la-chi. Trong cả Kinh Thánh có nhiều chổ trưng dẫn, quãng diễn, và giải thích phần ngắn ngủi này. Những chương này rất cần thiết để hiểu cho đúng toàn bộ mặc khải thành văn của Thượng Đế.

Phần mở đầu này rất quan trọng cho cả sách Sáng Thế ký và bốn sách còn lại của Bộ ngũ kinh (Pentateuch). Từ 12:1-20 trở đi, lời hứa về sự cứu chuộc của Thượng Đến tập trung vào Ap-ra-ham và gia đình người. Từ xuất Ai Cập đến Phục truyền luật lệ ký mô tả sự hình thành một quốc gia từ con cháu của các vị thánh tổ (patriarchs) dưới sự lãnh đạo của Môi-se. Môi-se là người có liên hệ mật thiết với các biến cố và luật lệ ghi trong bốn sách này, nên được Kinh Thánh công nhận là tác giả của năm cuốn sách gọi là Ngũ Kinh . Có thể Môi-se đã dựa trên những nguồn tài liệu thành văn cũng như truyền khẩu để viết ra lịch sử Y-sơ-ra-ên như đã ghi trong Sáng Thế ký. Cho nên, Sáng Thế ký được xem như là cuốn sách dẫn nhập của Môi-se cho Ngũ Kinh của ông.

Thời kỳ sơ khai có thể phân bố như sau :
I. Câu chuyện sáng tạo, 1:1-25
A. Vũ trụ và vạn vật : 1:1-2a
B. Con người trong nơi ở đầu tiên 2:4b-25
II. Sự sa ngã của loài người và hậu quả 3:1-6:10
A. Bất tuân và bị trục xuất 3:1-24
B. Ca-in và A-bên 4:1-24
C. Dong dõi của A-đam 4:25-6:10
III. Nước lụt : Thượng Đế phán xét loài người 6:11-8:19.
A. Chuẩn bị trước cơn lụt , 6:11-22
B. Trận hồng thủy , 7:1-8:19
IV. Khởi đầu mới của con người 8:20-11:32
A. Giao ước với Nô-e , 8:20-9:19
B. Nô-e và các con, 9:20-10:32
C. Tháp Ba-bên 11:1-9
D. Sem và hậu tư 11:10-32

CÂU CHUYỆN SÁNG TẠO

Đọc Kinh Thánh 1:1-2:25
Câu chuyện về nguồn gốc của vũ trụ tuy giản dị nhưng rất sâu sắc, đặc biệt là về hoạt động sáng tạo của Thượng Đế bày tỏ ra trên đất. Nó khẳng định rằng thượng đế tạo dựng nên muôn loài. Thượng Đế là chủ từ của động từ tạo dựng ở đây cũng như ở hầu hết những nơi nó xuất hiện. Khi có một túc từ đi theo động từ này, thì hàm ý là không có một vật liệu nào có trước đó cả. Động từ bara này thường nói về sự sáng tạo ex -nihilo (từ chổ trống không), đôi khi cũng dùng chỉ năng lực sáng tạo của Thượng Đế trong lịch sử (Xuat 34:10 Dan So Ky 16:30; Gieremi 31:22; Esai 45:7; 48:7).

Một kế hoạch thiên thượng

Mục đích và trật tự được nêu lên một cách rõ ràng. Sang 1:2b có thể giải thích là sự phục hồi lại một tình trạng hỗn loạn. Theo quan điểm này, câu 1 nói về cuộc tạo dựng nguyên thủy đã bị xáo trộn (1:2a) vì bị phán xét và hủy diệt. Những người theo quan điểm này thường trích Esai 45:18 và giải thích chữ Hy Bá Lai “ Bohu” có nghĩa là “ tiêu tán, trống không “ ngoài ra, họ còn cho là “ Vua Ty rơ “ trong Exechien 28:1-26 ám chỉ Sa tan , và Gieremi 4:23-26 nói về tình trạng trước thời A dam. Quan điểm này cho rằng câu 1 và 2 nói về cuộc tạo dựng nguyên thủy, còn những câu sau kể lại cuộc phục hồi.

Mặt khác, cũng có thể giải thích câu 2 như một giai đoạn sơ khởi trong trình tự sáng tạo. Theo quan điểm này, chúng ta thấy sự chuẩn bị theo thứ tự để tạo điều kiện duy trì sự sống trên đất , như sau :

1. Trời và đất được tạo dựng để làm nền tảng cho một tình trạng trật tự
2. Điều hòa tình trạng khí quyển
3. Đất khô thành hình nơi nước rút đi để cây cối sinh trưởng
4. Anh sáng và tinh tú đã có từ ban đầu (Sang 1:1) được dùng để điều hòa thời gian và thời tiết, chu kỳ luân chuyển của trái đất của mặt trăng.
5. Thú vật xuất hiện trên đất.
6. Con người, cao điểm của kỳ công sáng tạo của Thượng Đế , được đặt trên đất như một cá nhân có trách nhiệm.
7. Nói chung, địa chất học hiện đại trình bày một thứ tự giống như trong Kinh Thánh.

Cuộc sáng tạo diễn tiến trong thời gian bao lâu không thấy nói tới, ngoại trừ những câu tóm tắt thời gian sáng tạo trong sáu ngày hay liên hệ tới sáu ngày. Mỗi ngày dài bao lâu không có nói, bởi đó có nhiều lối giải thích khác nhau. Trong mười một chương đầu, chưa nói tới phần còn lại cùa Kinh Thánh , chữ “ ngày “ có thể nói vè một thời gian dài (2:4) hay một thời gian 24 giờ (8:12), Những người chủ trương 24 giờ thường chấp nhận thuyết phục hồi trong 1:2b.

Thượng đế, Đấng tạo hóa và nuôi dưỡng

Phần đầu của câu chuyện dùng tên “ Thượng Đế” (Elohim) còn phần sau kể từ 2:4 thì dùng tên kép “ Chúa Thượng Đế “ hay “ Thượng Đế Giô hô va “ . Tên trước để chỉ tương quan giữa Thượng Đế như Đấng Tạo hóa với vũ trụ vạn vật. Tên sau để chỉ tương quan giữa Ngài với loài người như một Đấng yêu thương chăm sóc, cung ứng cho họ. Dầu loài người chỉ xuất hiện lúc cuối cùng, nhưng ta thấy rõ họ là trung tâm của sân khấu kể tư 2:4
Tương quan giữa con người và tạo vật .

Kinh Thánh xem con người là một hữu thể rất thông minh và có trách nhiệm. Khi được tạo dựng , A-đam đã khác biệt và cao hơn các thú vật. A-đam được đặc quyền đặt tên cho thú vật, cai trị chúng, và trồng giữ vườn Ê đen. Người được phép tương giao vơi Thượng Đế tạo nên Ê va để làm bạn đời cho người (2:20). Thượng Đế yêu thương chăm sóc con người, dự bị vườn Ê đen cho họ an hưởng.

SỰ SA NGÃ VÀ HẬU QUẢ

Đọc kinh thánh 3:1- 6:10
Sự sa ngã của loài người là một biến cố hết sức quan trọng trong lịch sử con người trước khi Chúa Giê-xu Chí Tôn xuất hiện để đem sự cứu chuộc đến cho họ. Chúng ta có thể dựa vào sự mặc khải của Thượng Đế để biết gốc tích của loài người và sa ngã của họ, vì sự sa ngã xảy ra trước khi có văn tự. Nhiều khúc Kinh Thánh khác quả quyết sự sa ngã và hậu quả của nó là điều xảy ra thật sự đúng theo nghĩa đen, nhất là ITimothe 2:13, 14.

A đam và E va bất tuân và bị đuổi ra

Vấn đề lớn của A-đam và Ê va trong mối liên hệ với Thượng Đế là sự bất tuân của họ. Họ ngheo theo lời đứa cám dỗ và trái mạng Chúa vì nghi ngờ. Theo Giang 8:44; Roma 16:20; IICorinhto 11:3; Khai Huyen 12:9 và 20:2 , thì con rắn ở đây không phải chỉ là một vật bò sát thôi đâu. Sự phán xét được công bố cho mọi phía liên hệ – con rắn và Sa tan, Ê va và A đam. Tuy nhiên, sự thương xót đi trước sự phán xét một nguyên tắc luôn luôn thấy trong Kinh Thánh- trong lời hứa rằng hậu tự người đàn bà sẽ chiến thắng dòng dõi con rắn (Sang 3:15) . Lời hứa về Đấng Thiên Sai (Messiah) về sau lại được mở rộng trong 12:1-3; Dan SO 24:17, IISu Ky 17:11-14; Esai 7:14; 19:6, 7 và nhiều câu khác nữa. Lời hứa ấy đã ban cho họ từ lúc còn trong vườn Ê đen, trước khi họ bị đuổi ra và chịu hậu quả của sự rủa sả. Thượng Đế ban bộ áo da ngụ ý sự cứu chuộc cần phải có đổ máu.

Niềm hi vọng được cứu chuộc

Ê va đã diễn tả hi vọng được cứu khỏi hình phạt định cho hai ông bà khi bà sinh Ca-in (Sang 4:1) . Sau khi thất vọng với Ca-in và cái chết của A bên, bà lại nói lên ước vọng đó khi sinh Sết (4:25) . Những thế hệ sau ấp ủ hy vọng được giải cứu khỏi lời rủa sả, như trường hợp của La méc (Lamech) nói tiên tri về sự ra đời của Nô-e (5:28-30). Lời hứa về sự cuứ chuộc nhờ giòng giống người đàn bà đã được lưu truyền từ đời nọ sang đời kia (5:28-30).

Vụ án mạng đầu tiên

Ca-in trở thành kẻ sát nhân đầu tiên. Ong ta đã cố ý thách đố khi dâng lên một lễ vật không đẹp lòng Thượng Đế . Những diễn biến về sau có thể cho phép ta kết luận rằng Thượng Đế đòi hỏi loại lễ vật gì, và Ca-in đi ngược lại chỉ thị đó. Khi lễ vật của A-bên được Thượng Đế nhận, Ca-in nổi giận và giết em mình.

Dòng dõi vô đạo của Ca in

Nền văn minh của Ca-in và hậu tự ông tóm tắt trong một gia phả bao gồm một thời kỳ lâu dài (4:17-24). Ta thấy Ca-in xây một thành phố; dân cư sống phần lưón nhờ chăn nuôi. Dần dân nghệ thuật phát triển, dụng cụ âm nhạc được phát minh. Khoa luyện kim thành hình vi người ta càng ngày càng dùng nhiều đồng và sắt. Hình như con người bắt đầu tự tạo cảm tưởng an ninh giả tạo. Lê méc, người đa thê đầu tiên, tỏ thái độ khinh mạn, hợm hĩnh, khoe khoang rằng ông ta có thể tiêu diệt người khác nhờ khí giới tốt hơn. Trong phần ghi lại dòng dõi Ca-in không có chổ nào n hìn nhận hay nói về Thượng Đế .
Dòng dõi đạo hạnh của Sết

Khi sinh Sết, niềm hi vọng của A-đam và Ê va lại hồi phục (4:25). Đến đời Ê nót (Enos) , người ta bắt đầu quay về cùng Thượng Đế . Nhiều thế kỷ sau, một bậc đạo hạnh xuất hiện, đó là Hê nóc (Enoch). Cuộc sống tương giao với Thượng Đế của ông đã không chấm dứt bằng cái chết nhưng đã được chuyển hóa vào một cõi khác. Khi Nô-e ra đời, cha ông là Lê méc lại bày tỏ hi vọng rằng nhân loại sẽ được cứu thóat khỏi sự rủa sả mà họ đã chịu từ khi A-đam và Ê va bị đuổi khỏi vuờn Ê đen.

CƠN LỤT : SỰ PHÁN XÉT CỦA THƯỢNG ĐẾ

Đọc kinh thánh : 6:11-8:19

Vào đời Nô-e, tình trạng vô đạo đã lên đến độ Thượng Đế phải ra tay phán xét. Con người càng ngày càng dùng những phú bẩm tốt lành của Thượng Đế cho những lạc thú của mình, không đếm xỉa gì đến Đấng đã ban phát cho họ. Hủ bại và bạo động cang ngày càng bành trướng khiến mọi hành vi của con người đều đầy sự ác. Theo lời chép thì Thượng Đế hối hận vì đã tạo dựng con người và định tiêu diệt họ khỏi mặt đất (6:7). Một lần nữa, sự thương xót lại đi trước sự phán xét ; loài người được cảnh cáo trước về sự hủy diệt trong hơn một trăm hai mươi năm. Trong khi giống người nói chung tiếp tục làm hư hỏng trái đất , Thượng Đế bảo đảm với Nô-e rằng Ngài sẽ lập giao ước với người và dòng dõi người (6:12, 18).

Thượng Đế ra lệnh cho Nô-e đóng tàu để được an toàn trong cơn lụt. Chiếc tàu lớn đủ để chứa các giống vật, hai cặp cho mỗi giống không thanh sạch, và bảy cặp cho giống thanh sạch. Thượng Đế đã dự bị để duy trì sự sống trên chiếc tàu trong hơn một năm.

Trận đại hồng thủy là một cuộc phán xét nghiêm khắc và toàn diện hơn hết trong thời Cựu Ước. Nó có mục đích tiêu diệt nhân loại tội lỗi, đồng thời để gây dựng lại một nhân loại mới với một số đạo hạnh còn sống sót. Những câu kinh Thánh về sau nhắc đến trận lụt đều dùng nó cảnh cáo nhân loại sau này (Luca 17:27; Heboro 11:7; IPhiero 3:20; IIPhierfo2:5; 3:3-7). Qua cơn đại hồng thủy mục đích của Thượng Đế được hoàn thành, giao ước của Ngài được thiết lập lần này với Nô-ê và gia đình ông.

KHỞI ĐẦU MỚI CỦA CON NGƯỜI

Đọc kinh Thánh : Sang 8:20-11:32
Con người lại có một cơ hội mới trên trái đất tân trang. Hành động đầu tiên của Nô-ê khi ra khỏi tàu là phụng thờ Thượng Đế bằng sự dâng sinh tế.

GIAO ƯỚC CỦA THƯỢNG ĐẾ VỚI NÔ-Ê

Cái móng là dấu hiệu giao ước giữa Thượng Đế và loài người, bảo đảm với họ brằng họ sẽ không bị tiêu diệt bởi nước lụt nữa. Sau khi nhận giao ước, Nô-ê và các con được lệnh tái lập dân số và làm chủ trái đất. Bây giờ Thượng Đế lại cho họ giết súc vaạt làm đồ ăn. Nhưng mọi người đều chịu trách nhiệm trước Thượng Đế nếu làm đổ máu anh em mình. Canân, con trai của Cham, bị rủa sả vì hành vi bất kính của Cham đối với Nô-ê. Nhiều thế kỷ về sau dân Canaan bị hình phạt khi dân Do Thái dưới sự lãnh đạo của Giô-suê, đưo cự lệnh tiêu diệt dân Ca-na-an.

THÁP BA BÊN

khi còn là một đơn vị chủng tộc và ngôn ngữ, loài người cứ ở nguyên một chỗ trong một thời gian vô định (11:1-9) để chống lại lệnh Thượng Đế bảo phân tán ra khắp đất, và vì kiêu căng với những thành tích của mình, họ bắt tay xây tháp Ba-bên trên đồng bằng Si-na (Shinar). Nhưng Thượng Đế can thiệp chặn đứng lại toan tính của họ bằng cách làm xáo trộn ngôn ngữ của họ. Kết quả là họ tản mác ra khắp nơi theo như ý định ban đầu của Thượng Đế.

CON CÁI NÔ-Ê TẢN LẠC

Sự phân số chủng tộc và địa lý của loài người được mô tả trong đoạn 10. Gia phết và con cháu ông đi về hướng Tây Ban Nha (Spain) qua Hắc Hải (Black Seas) và biển Capian. (10:2-5). Con cháu Cham đi về hướng Nam xuống Phi Châu (10:6-14) và dòng dõi Sem (10:21-31) chiếm ngụ vùng Bắc Vịnh Ba Tư.

DÒNG THIÊN SAI CỦA SEM (Messianic Line of Shem)

Ký sự về sự phát triển thời ban đầu dân dần thu hẹp lại vào dòng dõi của Sem (11:1-32). Theo gia phả ghi 10 đời thì ký sự tập trung vào Tha-rê (Terah), người đã từ urơ (Ur) di trú đến Cha-ram (Haram). Cao điểm của ký sự là lúc Ap-ram (Abraham) (17:5). Ong trở thành tổ phụ và người sáng lập tuyển dân Do Thái. Qua dân này, hy vọng phước hạnh được ban cho nhân loại, các lời hứa về Đấng Cứu Thế (Messianic promises) được thành tựu (22:15-18; Mat Mt 1:1, 2). Phần còn lại của cựu Ước chính yếu là lịch sử và văn chương của tuyển dân Y-sơ-ra-ên.

BÀI LÀM
1. Tại sao việc nghiên cứu Cựu Ước là nền tảng cho việc hiểu Tân ước ?
2. Liệt kê những sự phân chia lịch sử của cựu ước ?
3. Làm một dàn bài ngắn về thời kỳ ban đầu
4. Liệt kê các biến c ố sự kiện theo thứ tự của những ngày sáng tạo
5. a đam và E-va được giao cho những trách nhiệm nào
6. Điểm then chốt trong tương quan giữa A-đam, E-va với Đức Chúa Trời là gì ?
7. Lòng yêu thương nhân từ của Đức Chúa Trời tỏ ra như thế nào trong sự sa ngã của tổ phụ loài người
8. Những nguyên nhân nào đã đưa đến tai họa đại hồng thủy ?
9. Cho biết dấu hiệu (sign) và ý nghĩa (significance) của giao ước Đức Chúa Trời lập với Nô-ê?
10. Những động cơ nào thúc đẩy hậu tự Nô-ê xây tháp Ba-bên ?
11. Hãy nêu ra những bước bất vâng phục (steps of disobedience) trong sự sa ngã của tổ phụ loài người. Hãy so sánh với con ngưòi ngày nay.
12. Hãy viết một đoạn ngắn giải thích sự nhấn mạnh của Tân ước trên các biến số sau đây :
– Sáng tạo (xem GiGa 1:1, 2; Cong Cv 14:15; HeDt 1:10; 11:3; KhKh 4:11; 10:6)
– Con người được tạo dựng theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời (ICo1Cr 11:7; CoCl 3:10; Gia Gc 3:9)
– Cơn đại hồng thủy (nước lụt) (Mat Mt 24:37-39; LuLc 17:26-27; IPhi 1Pr 3:20)
13. So sánh dòng dõi Sét với dòng dõi Ca-in. Đối chiếu hai dòng dõi này với con người thiêng liêng (Spiritual man) và con người tự nhiên (natural man) xem giống nhau như thế nào ?
14. Hãy lượt kê những bằng chứng cho thấy Đức Chúa Trời quan tâm đến loài người trong SaSt 1:1-11:32. Hãy cho ít ra là 5 bằng cớ chứng tỏ Đức Chúa Trời quan tâm đến loài người ngày nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Davis, Uohn J. Paradise to Prison : Studies in Genesis. Grand Rapids : Baker Book House, 1975
Keil, Carl F. and Delitzsh, Franz. The Pentateuch Commentary on the Old Testament in Ten Volumes. Vol I. Grand Rapids : Wm B. Eerdmans Pub. Co., 1982
Kidner, Derex. Genesis. The Tyndale Old Testament Commentaries. Downers Grove, IL : Inter Varsity Press, 1968
Morris, Henry M. The Bibliecal Basis of Modern Science.
Grand Rapids : Baker House, 1984
Philips, John Exploring Genesis. Chicago. Moody Press, 1980
Schultz, Samuel J. The Old Testament Speaks. New York : Harper and Row, 1980. (Helpful for the remainder of this study)
Walton, John. Chronological Charts of the Old Testament. Grand Rapids : Zondervan Pub. House, 1977

CÁC VỊ THÁNH TỔ

Đọc kinh Thánh : 12:1-50:26
Quãng thời gian : Chừng năm 2000 – 1600 T.C

Các vị thánh tổ sống giữa các nền văn hóa Cận đông vào đầu thiên niên kỷ thứ hai T. C. Apraham di cư từ thung lũng Ơphơrat đến Palestine, còn Gia cốp định cư tại Ai Cập vào c uối thời đại các thánh tổ. Vùng nằm giữa các sông Nil, Tigơrơ và Ơphơrat được gọi là vanh đai phì nhiêu (Fertile Crescent).
Vào thời kỳ này, các kim tự tháp lớn đã được xây tại Ai Cập. Tại Lưỡng hà châu (mesopotamia) đã có những bộ luật điều hành các hoạt động thương mại và xã hội. thương gia thường xuyên xuôi ngược qua cùng Palestine bằng lạc đà, lừa, để giao thương giữa hai trung tâm văn hóa lớn của thế giới cổ.
Bố cục của thời kỳ các thánh tổ như sau :

I. Apraham/ 12:1-25:18
II. I sác và gia cốp, 25:19-36:43
III. Giô sép, 37:1-50:26

ÁP RA HAM

Ap-ra-ham là một trong những nhân vật được biết nhiều hơn hết trong lịch sử. Ap-ra-ham là vị thánh tổ không những cho Do Thái Giáo mà cho cả Hồi giáo nữa. Trong Cơ đốc giáo, ông là tấm gương của một người có đức tin lớn, và là vị cha của những kẻ có đức tin. ta có thể phân bố cục những đoạn về đời Ap-ra-ham như sau:

I. Ap-ra-ham đến Ca na an, 12:1-14:24
A. Di chuyển từ Cha ran đến Si chem, Bê tên và miền Nam , 12:1-9
B. Kiều ngụ tại AI Cập, 12:10-20
C. Phân rẽ với Lót, 13:1-13
D. Được hứa ban đất , 13:14-18
E. Giải cứu Lót, 14:1-16
F. Ap-ra-ham được Mên-chi-xê-đéc chúc phước, 14:17-24
II. Ap-ra-ham trông đợi con trai Chúa hứa cho mình 15:1-24:67
A. lời hứa ban con trai, 15:1-21
B. A ga sinh Ích ma ên, 16:1-16
C. Tái xác nhận lời hứa – dấu hiệu giao ước, 17:1-27
D. Ap-ra-ham cầu thay – Lót được giải thoát, 18:1-19:38
E. Ap-ra-ham được cứu khỏi tay A-bi-mê-lec , 20:1-21
G. Ap-ra-ham ngụ tại Bê-e-sê-ba, 21:22-34
H. Giao ước được xác nhận do vâng phục, 22:1-24
III. Ap-ra-ham dự bị cho hậu thế 23:1-25:18
A. Ap ra ham mua đất nghĩa trang, 23:1-20
B. Cưới vợ cho con trai, 24:1- 67
C. I sác được chỉ định thừa kế – Ap-ra-ham qua đời, 25:1-18

BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Ap-ra-ham sinh trong một gia đình và xã hội thờ thần tượng (Giosue 24:2,3). Cha người có lẽ đã tham dự vào sự thờ cúng mặt trăng tại U -rơ và Cha ran. Theo tiếng gọi của Thượng Đế , Ap-ra-ham bỏ Cha-ran đi đến Palestine, cách đó 400 dặm.

Ta có thể theo dõi các cuộc di chuyển của Ap-ra-ham qua lời kể của sách Sáng Thế ký. Hầu hết những chổ người đến, ngày nay ta vẫn có thể nhận ra được. Trạm dừng chân đầu tiên của người là Si -chem (Shechem), khoảng ba mươi dặm về phía bắc Giê-ru-sa-lem .Gần Hếp rôn (Hebron), du khách vẫn còn có thể thấy những cây sồi Mam-rê (Mamre), nơi Ap-ra-ham dựng bàn thờ để tương thông với Thượng Đế . Các thành phố khác mà người đã đến là Ghê -ra (Gerar) trong xứ Phi-li-tin (Philistine), Bê-e-sê-ba về phía nam. Cũng là một chuyến đi qua Ai Cập của ông được Kinh Thánh ghi lại nữa.

Phần lớn những chương 12-20 nói về hai mươi lăm năm của đời Ap-ra-ham trước khi sinh I sác. Bảy mươi lăm năm còn lại chỉ có ít chi tiết trong chương 21-25

Thịnh vượng

Sáng Thế ký cho biết Ap-ra-ham rất gìau có. Câu SaSt 12:5 chỉ nói tổng quát những thứ sở hữu của ông, nhưng câu 14:14 mới cho thấy thế lực lớn lao của ông, vì chỉ trong một lúc ông có thể huy động được 318 gia nhân đã được huấn luyện dể đi giải cứu Lót. Việc người đầy tớ đi Mê sô bô ta mi đem theo một đoàn lữ hành gồm mười lạc đà chứng tỏ Ap-ra-ham có một gia sản khổng lồ, vì một con lạc đà đòi hỏi những đầu tư rất lớn mà một người bình thường không thể nào kham nổi (24,10). Ap-ra-ham có nhiều tôi tớ là do ông mua, do người ta tặng và do sinh ra trong nhà ông (16:1; 27:23; 20:4). Các tù trưởng địa phương công nhận Ap-ra-ham là một vị vương hầu, liên minh và lập ước với ông (14:13; 21:32; 23:6)

Phong tục và văn hóa

Khi bị đói kém, ông đã di cư đến Ai Cập và ở lại đó, điều này có thể cho thấy sự thiếu đức tin của ông; và hành vi của ông trước Pha ra ôn nói lên một giai đoạn sa sút thuộc linh. Nếu nói là chồng của Sa ra thì ông có thể bị giết, còn nói là anh thì ông hy vọng sẽ được ưu đãi. Ap-ra-ham đã dẹp sự trung trực và tự trọng qua một bên, nhưng cuối cùng ông đã bị tống xuất cách nhục nhã (12:11-20).

Luật lệ thịnh hành trong văn hóa Mê-sô-bô-ta-mi lúc Ap-ra-ham đến đó giải thích tại sao Ap-ra-ham xem người đầy tớ thâm niên Ê-li-ê-se là kẻ thừa kế (15:1-3). Luật Nuzu qui định rằng khi một cặp vợ chồng không con, họ có thể nuôi một đầy tớ làm con với đầy đủ quyền lợi pháp lý, và để được hưởng gia tài, người con nuôi phải thường xuyên chăm sóc họ và lo chôn cất chu đáo khi họ qua đời. Trong lúc Ap-ra-ham đang cân nhắc quyết định đó, Thượng Đế đã tái lập lời hứa với người (15:4, 5)

Theo đề nghị của Sa-ra (Sarah), Ap-ra-ham chấp nhận có con với A-ga (Hagar), nũ tì của Sa-ra. Điều này cũng dựa theo phong tục của thời đó. Một cặp vợ chồng không còn có thể nuôi con của nàng hầu làm kẻ kế tự theo pháp lý. Sau mười năm ở Ca-na-an, không còn thấy triển vọng gì về đứa con Chúa hứa ban, chắc Ap-ra-ham và Sa-ra đã nghĩ rằng phương pháp này có thể giúp cho lời hứa của Thượng Đế thành tựu. Mười ba năm sau, lúc Ap-ra-ham được chín mươi chín tuổi, Thượng Đế bác bỏ kế hoạch đó và lần sau này xác quyết rằng Sa-ra sẽ sinh con theo lời hứa. Giao ước lại được tái lập và lễ cắt bì được thiết lập để làm dấu chứng (17:27 cũng xem 12:1-3; 13:14-18; 15:18-21; Colose 2:11).

Một lần nữa, Ap-ra-ham lại sa sút, nói dối được A-bi-mê-léc, nhưng được Chúa can thiệp, cho phép người cầu thay cho vua và cả nhà (SaSt 21:1-18).
Ap-ra-ham quan tâm đến số phận A-ga lúc nàng bị đuổi, có lẽ vì ông nghĩ đến luật lệ đương thời. Theo luật, đem bán một nàng hầu đi làm nô lệ sau khi nàng đã sinh con cho chủ là điều bất hợp pháp. Dầu trường hợp này không hẳn như vậy, Ap-ra-ham chỉ đuổi A-ga khi được Thượng Đế cho biết đó là ý Ngài. Dù vậy ông cũng đã cung cấp đầy đủ cho nàng và con trai khi họ ra đi.

Khi Sa-ra qua đời, Ap-ra-ham mua một khu đất chôn nơi người Hê-tít (23:1-20) .Ong chỉ muốn mua hang đá Mắc-bê-la (Machpelah) thôi, nhưng Ep-rôn nhất quyết chỉ bán cái hang cùng với cánh đồng. Như vậy, Ap-ra-ham buộc phải đóng thuế theo luật Hê-tít. Còn nếu, Ap-ra-ham chỉ làm chủ cái hang thì khỏi phải đóng thuế.

Một người có đức tin

Khi tin nơi lời hứa của Thượng Đế , Ap-ra-ham đã vượt lên trên trình độ tôn giáo của người đồng thời. Người đã vâng phục ngay từ buỏi đầu. Đi đến đâu, người cũng thiết lập bàn thờ để thờ “ Thượng Đế của trời và đất “ (24:3) giữa một thế giới ngoại giao (12:7, 8)

Hãy xét sáu phần của lời hứa Thượng Đế phán cho Ap ra ham.
1. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn
2. Ta sẽ ban phước cho ngươi.
3. Ta sẽ làm nổi danh người
4. Người sẽ thành một nguồn phước
5. Ta sẽ ban phước cho kẻ nào chúc phước ngươi và rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi.
6. Các chi tộc trên thế giới sẽ nhờ ngươi mà được phước

Lời hứa phong phú này đã có ảnh hưởng sâu xa trong lịch sử cho đến ngày nay – rộng lớn hơn tầm hiểu biết của Ap-ra-ham rất nhiều. Khi còn sống, Ap-ra-ham đã được phước lớn, và trước khi qua đời, ông hiểu rằng rồi đây sẽ có nhiều dân tộc sinh ra từ Ích ma ên, I sác và các người con k hác. Ngày nay, ÁP ra ham được tôn trọng giữa cả những người theo Hôi Giáo , Do Thái Giáo và Cơ đốc giáo . Lời hứa mọi chi tộc trên đất sẽ nhờ người được phước đã ứng nghiệm trong Chúa cứu thế Giê xu. Ma thi ơ giới thiệu Chúa Giê-xu là “ con của Ap-ra-ham “ (Sang 1:1 cũng xem Galati 3:6-9).

Giao ước với Ap ra ham

Trong khi nghiên cứu về đời sống Ap-ra-ham, ta thấy ông càng ngày càng hiểu rõ hơn về các lời hứa của Chúa cho ông. Trong những lúc gặp khủng hoảng thì Ap-ra-ham càng hiểu thêm về những lời hứa đó. Khi có vụ tranh chấp đất đai, Ap-ra-ham đã tỏ ra rộng lượng để Lót chọn phần tốt (Sang 13:1-18). Trong khi Lót quyết định dựa trên lợi lộc vật chất ở vùng đất vô đạo thì Ap-ra-ham được Thượng Đế xác nhận với người rằng đất đó thuộc về người và hậu tự người.

Khi Ap-ra-ham giải cứu lót, ông đã không nhận phần thưởng của vua Sô đôm, và ông nghĩ đến chuyện dàn xếp về pháp lý cho tương lai. Nhưng Thượng Đế cho biết nhiều hơn trong những ngày tới. Ngài hứa rằng hậu tự của ông sẽ đông như sao trên trời, nhưng họ sẽ ở trong AI cập 400 năm. Kinh Thánh nói Ap-ra-ham tin lời Thượng Đế và bởi điều đó mà ông được kể là người công chính (Roma 4:3, 22).

Giao ước lại được mở rộng và xác nhận khi Ap-ra-ham 99 tuổi. Điều kiện giao ước rất minh bạch (17:1-27) . Trong khi người con Chúa hứa vẫn chưa ra đời thì phép cắt bì được lập để làm dấu hiệu đặc biệt của giao ước cho Ap-ra-ham và con cháu (4:9-12)

Người bạn của Thượng Đế

Sang 18:1-19:38 cho ta thấy tình bạn giữa Ap-ra-ham và Thượng Đế (xem Esai 4:18; Giaco 2:22, 23) . Khi Thượng Đế cho Ap ra ham hay bí mật của kết hoạch về Sô đôm và Gô mô rơ, thì ông được thúc giục cầu nguyện . Ong dựa trên lý luận ,” Thượng Đế của cả thế giới há lại không làm điều phải sao ?” Ngài tỏ ra rằng lòng thương xót của Ngài đi trước sự công bình, và Ngài hứa sẽ chừa các thành đó lại nếu có được mười người công chính. Các thành đó đã bị diệt, nhưng Lót và gia đình đã được cứu.

Chịu thử nghiệm

Thử nghiệm lớn nhất cho ÁP ra ham là Thượng Đế đã bảo người hãy dâng I sác làm của tế lễ trên núi Mô ri a (Moriah). ÁP ra ham vâng lời, bày tỏ niềm tin rằng Thượng Đế có thể khiến người chết sống lại (HeDt 11:19) . Trả lời cho câu hỏi khó xử của con, Ap ra ha đã nói một câu có tính cách tiên tri (SaSt 22:1-19) bảo đảm với I sác là Thượng Đế sẽ dự bị cho họ của tế lễ (22:1-19; ICo1Cr 5:7; HeDt 9:26; KhKh 13:8). Thượng Đế đã dự bị, trước hết là con chiên đực, rồi nhiều thế kỷ về sau, chính con yêu dấu của Ngài.

Dòng dõi Ap ra ham

Người con mà Thượng Đế nhiều lần hứa ban cho Ap-ra-ham là I sác . Câu chuyện Ap-ra-ham kiếm vợ cho I sác (ch24) là một câu chuyện sống động lý thú, trong đó chứa đựng những bài học về sự hướng dẫn của Thượng Đế đối với người đầy tớ của Ap-ra-ham qua sự cầu nguyện của người. Cuối cùng Rê bê ca đã lìa nhà cha mình để về làm vợ I sác . Kinh Thánh nói rất ít về I sác. Cuộc đời của người khá bình lặng so với cha và các con của người. Người sống gần như trọn đời ở miền Nam Ca na an quanh quẫn ở vùng Ghê ra, Rê bô bốt và Bê-e-sê-ba. Theo SaSt 27:27-33, I sác là một con người có đức tin đã chúc phước lành cho các con mình (xem Heboro 11:20).

I. Gia đình I sác, SaSt 25:18-34
A. Rê bê ca sinh đôi, 25:19-26
B. Ê sau bán quyền trưởng nam cho Gia cốp 25:27-34
II. I sác lưu ngụ tại Ca na an 26:1-33
A. Giao ước được xác nhận với I sác 26:1-5
B. Rắc rối với A bi mê léc, 26:6-22
C. Thượng Đế ban phước cho I sác 26:23-33
III. Phước lành của tổ phụ 26:34-28:9
A. I sác thiên vị Ê sau, 26:34-27:4
B. Phước lành bị tráo – hậu quả 27:5-28:9
Ap-ra-ham còn có những người con khác nữa. Được biết nhiều nhất là Ích ma ên, tổ phụ dân Ả rập, và Ma đi an, tổ phụ dân Ma đi an, Ap-ra-ham cho họ của cải để họ đi khỏi xứ Ca na an là lãnh thổ của I sác, người thừa kế sản nghiệp Ap-ra-ham

Hai anh em sinh đôi

Học về cuộc đời của hai người con song sinh của I sác là Ê sau và Gia cốp thì vừa thú vị vừa thất vọng. Gia cốp lợi dụng mua quyền trưởng nam của Ê sau, và toa rập với mẹ để lừa I sác cướp phước lành. Còn Ê sau thiếu đức tin nơi Thượng Đế , thiếu ý thức về những gí trị chân thật, coi thường quyền trưởng nam (25:29-34) . Về sau ông bất cần những tiêu chuẩn của cha mẹ mà đi cưới một người đàn bà Hê-tít làm vợ (26:34) . Tác giả HÊ bơ rơ gọi ông là “ phàm tục”. Lịch sử của dân Ê đôm, hậu duệ của Ê sau, cần được học riêng.

I. Gia cốp tới nhà La ban 28:10-32:2
A. Giấc mơ tại Bê tên 28:10-12
B. Lập gia đình và gây dựng sản nghiệp , 29:1-30:43
C. Chia tay với La ban 31:1-32:2
II. Gia cốp trở về Ca na an 32:3-33:51
A. Ê sau và Gia cốp giải hòa , 32:3-33:17
B. Rắc rối tại Si chem, 33:18:34:31;
C. Phụng thờ tại Bê tên 35:1-15
III. Hậu duệ của I sác 35:22-36:43
A. Các con trai của Gia cốp 35:22-26
B. Chôn I sác 35:27-29
C. Ê sau và lãnh thổ Ê – đôm, 36:1-43

Các cuộc phiêu lưu của Gia cốp

Dầu đã được cha chúc phước, Gia cốp đã phải qua nhiều nổi truân chuyên mới trở thành con người có đức tin. Gia cốp sợ anh là Ê sau trả thù, còn cha mẹ thì không muốn chàng cưới con gái Hê-tít làm vợ, nên bảo chàng đi qua MÊ sô bô ta mi . Dọc đường Gia cốp nằm mơ và hứa phụng thờ Thượng Đế với điều kiện Gia cốp làm việc cho La ban và rất phát đạt về nhân số cũng như tài vật.

Trở về Ca na an

Biết được sự hướng dẫn của Thượng Đế , Gia cốp hoạch định trở về Ca na an. Giao thiệp giữa Gia cốp và La ban trở nên căng thẳng, nên lợi dụng lúc La ban đi hớt lông cừu, Gia cốp dọn đi. La ban đuổi theo nhưng vì Gia cốp đi đã được ba ngày nê chỉ theo kịpkhi Gia cốp đến vùng đồi Ga la át (Gilead).La ban kêu mất mấy tượng thần trong nhà. Ra chên đã giấu tượng Thê ra phim dưới ghế ngồi. Có lẽ đối với La ban, các tượng này không phải chỉ có nghĩa tôn giáo. Theo luật Nuzu, người con rễ nào có nhữn tượng thần của nhà vợ, thì có thể đòi quyền hưởng gia tài trước tòa. Dầu La ban không tim được tượng, ông đã khôn khéo lập ước với Gia cốp để Gia cốp không qua được đất ông mà đòi quyền lợi của mình.

Đến rạch Gia bốc (Jabbok), Gia cốp được tin Ê sau mang 400 gia nhân đến gặp mình, người bèn cho gia nhân mang theo một số lễ vật đi trước để làm nguôi giận Ê sau. Trong đêm, người vật lộn với một vị mà người tin là Thượng Đế . Trong cuộc gặp gỡ đó, tên Gia cốp của người được đổi thành Y-sơ-ra-ên , nghĩa là “ Người cùng cai trị với Thượng Đế “, Kể từ đây, người không còn là kẻ lừa đảo (Gia cốp nắm gót , lừa đảo)nữa mà là người cùng chiến thắng với Thượng Đế.

Sau khi giải hòa với anh, Gia cốp dời về phía Nam đến Si chem (Shechem) . Tai đây Lê vi và Si mê ôn đã gây thù oán với dân thành (34:1-31) . Gia cốp tách ra đi đến Bê tên, nơi người đã cam kết phụng sự Ngài và loại trừ hết Thượng Đế thần tượng còn sót lại trong nhà mình. Tại đây, người dựng một bàn thờ . Đáp lại, Thượng Đế tái lập giao ước với người và hứa rằng nhiều dân tộc và vua chúa sẽ ra từ Y-sơ-ra-ên (35:9-15).
Cuối cùng, Gia cốp định cư tại Hếp rôn, nơi nhà cha mình. Trong khi đi đường, Ra chên qua đời và được chôn gần Bết-lê-hem . Khi I sác qua đời, Ê sau từ Sê I rơ tới hiệp với em là Gia cốp lo chôn cất cha mình.

Cuộc đời Giô sép

Giô sép, con lớn của Ra chên ,là niềm vui và hãnh diện của Gia cốp. Gia cốp may cho chàng một chiếc áo dài nhiều màu sắc. Dường như đó là dấu hiệu đặc biệt của một trưởng tộc. Các anh lớn của Giô sép đã ghét Giô sép vì chàng thường hay mách cha những chuyện xấu họ làm. Nay họ lại càng ghét hơn. Đến khi Giô sếp nằm mộng thấy chàng sẽ được cất lên cao hơn họ, thì họ bán c hàng cho các lái buôn Íc ma ên và Ma đi an khi những người này ghé qua trại họ ở Đô than. Khi Giô sép bị đem qua Ai cập , thì các anh không nghĩ rằng sẽ có ngày gặp lại chàng. Họ bịa chuyện để cho Gia cốp tin rằng Giô sép đã bị thú dữ phanh thây.

I. Giô sép là con cưng , 37:1-36
A. Bị các anh ghét 37:1-24
B. Bị bán qua Ai cập 37:25-36
II. Giu đa và Ta ma 38:1-29
III. Giô sép, làm nô lệ rồi làm quan
A. Giô sép bị sa ngục 39:1-20
B. Giải mộng 39:21-26
C. Cầm quyền chỉ dưới Pha ra ôn 41:37-57
IV. Giô sép và các anh em 42:1-45:38
A. Chuyến đi đầu, Si mê ôn bị giữ làm con tin , 42:1-28
B. Chuyến thứ hai có Bên gia min – Giô sép nói thật lý lịch mình 43:1-45:28
V. Gia đình Giô sép đến Ai cập 46:1-50:26
A. cấp đất cho Gô sen cho dân Y-sơ-ra-ên
B. Chúc phước , 47:28-50:14
C. Giô sép hi vọng cho dân Y-sơ-ra-ên , 50:15-26

Nô lệ Ai cập

Suốt thời gian ở Ai cập, dù gặp cảnh ngộ nào, Giô sép cũng luôn tôn vinh Thượng Đế . Vì không muốn phạm tội với Thượng Đế và với chủ, nên Giô sép không chiều theo sự cám dỗ của bà chủ (39:9) . Khi giải mộng, Giô sép cho biết là nhờ Thượng Đế mình mới làm đưọc như vậy (40:8). Người cũng mạnh dạn quả quyết với Pha ra ôn rằng qua chiêm bao của Pha ra ôn. Thượng Đế cho biết sẽ có một số năm được mùa, rồi tiếp theo là những năm đói kém (41:14-36).Khi đặt tên con là Ma na se (41:51), người xác nhận rằng Thượng Đế đã giúp mình quên những nổi sầu khổ. Khi tỏ thật mình cho anh em , người nhận rằng Thượng Đế đã đem mình đi Ai cập. Sau khi Gia cốp qua đời, Giô sép trấn an anh em rằng Thượng Đế đã bố trí mọi biến cố để đem lại lợi ích cho mọi người và họ không nên sợ ông, làm như ông thay chổ cho Thượng Đế (50:15-21).

Cứu tinh của gia đình

Lòng trung kiên của Giô sép đối với Thượng Đế trong những lúc gian nan đã được bù bằng sự thăng tiến. Trong nhà Phô ti pha (Potiphar) , ông được tin cậy và cho làm quản lý. Khi bị tù, ông được làm cai, nhờ đó có thể giúp các bạn đồng tù. Một vị quan đồng tù được Giô sép giải mộng cho , đã quên bẵng Giô sép sau khi được thả ra. Mãi đến hai năm sau mới tiến cử Giô sép lên giải mộng cho vua. Đây là một cơ hội lớn vì vua đang cần một người thông minh như Giô sép. Được làm thủ tướng cho Pha ra ôn , Giô sép đã lèo lái xứ Ai cập qua những năm đói kém, và nhân đó cứu được gia đình mình. Nhờ địa vị của ông, dân Y-sơ-ra-ên được cấp cho đồng cỏ rộng lớn ở Giô sen để nuôi bầy súc vật của họ và của vua ban.

Lời chúc phước của Gia cốp có thể dùng làm kết luận cho thời đại các thánh tổ. Thể theo lời hứa của Thượng Đế, lời chúc phước của Gia cốp có tính cách tiên tri.

Trước khi qua đời tại Ai cập, Giô sép nói lên lòng tin tưởng của mình đối với giao ước Thượng Đế đã lập với Ap ra ham, I sác và Gia cốp. Lời hứa đó được lưu truyền cho từng thế hệ, và Giô sép tin tưởng rằng Thượng Đế sẽ đem dân Y-sơ-ra-ên trở về đất mà Ngài đã hứa ban cho họ (xem 15:1-21; 50:24-46)

Bài làm
1. Những ai là thánh tổ ?
2. Liệt kê những biến cố chính của đời sống Ap-ra-ham
3. Tại sao những bàn thờ Ap-ra-ham dựng lên để thờ Thượng Đế có ý nghĩa đặc biệt.
4. Tại sao Ap-ra-ham được gọi là ngươi có đức tin ?
5. Dấu hiệu và ý nghĩa của Giao ước Thượng Đế với ÁP ra ham là gì?
6. Bằng cách nào người đầy tớ của Ap-ra-ham phân biệt được sự hướng dẫn của Thượng Đế khi đi chọn vợ cho I sác?
7. Kể lại hoàn cảnh đã đưa Giô sép ra khỏi ngục ở Ai cập .
8. Giô sép đã tỏ ra tinh thần tha thứ đối với các anh khi họ đến Ai cập như thế nào?
9. Theo dõi lời hứa cho các thánh tổ trong Sáng thế ký 12-50. Ngày nay nó có ý nghĩa gì ?
10. Tìm trên bản đồ những thành phố có liên hệ đến các thánh tổ. Thành nào có ý nghĩa tiên tri ngày nay.
11. Cho biết nguồn gốc của các dân tộc ghi trong Sáng Thế ký : Mô áp , Am môn, Ma di an (Midianites) , Ả rập (Arabs) , Ê đôm (Edomites) . Dân nào còn tồn tại ngày nay ?
12. Đối chiếu tính tình của Ê sau và Gia cốp. Những nét nào của cá tính họ tiêu biểu cho con người ngày nay ?
13. Những chổ trong Tân Ước đề cập đến các nhân vật này trong Sáng thế ký cho biết gì về họ.
– Ap-ra-ham (Roma 4:1-22; Galati 3:16, 17; 4:22-32; Heboro 11:17, 18)
-I sác (Luca 13:28; Roma 9:7, 10; Galati 4:28; Heboro 11:9; Gia co 2:21)
– Ê sau (Roma 9:13; Heboro 12:16, 17)
– Giô sép (Mathio 1:2; 8:11; Luca 13:28; Giang 4:12; Roma 9:13; Heboro 11:9, 20, 21)
– Giô sép (Cong Vu 7:11-14; Heboro 11:21, 22; Khai Huyen 7:8).
14. Những luật lệ và phong tục nào đã ảnh hưởng đến cách cư xử của các vị thánh tổ. Văn hóa được ảnh hưởng đến mức nào trên đạo đức Cơ đốc (Christian Ethics)? Cho hai ví dụ về những yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến tiêu chuẩn đạo đức Cơ đốc . Cho biết giải pháp thực tế của Kinh thánh về hai vấn đề này.

Tài liêu tham khảo

Aharoni, Y.and Avi – Yonah , M. The Macmillan Bible Atlas. New York . Macmillan Publishing Co. 1977.
Albright, William F. The Archeology of Patesline. Gloucester, MA: Peter Samith Publisher, 1960
Beitzel, Barry, J. The Moody Atlas of Bible Lands. Chicago: Moody Press 1985
Edersheim Aldreed, Old Testament Bible History. Grand Rapids : Wn. B. Eerdmans Pub. Co 1972
Finegan, Jack. Light from the Ancient Past. 2nd ed. Princeton , NJ : Princeton Univ . Press 1959
Harrison, Roland K. Old Testament Times. Grand Rapids : Wm . B. Eerdmans Pub . Co 1970
Vos, Howard F, Archeology in Bible Lands. Chicago : Moody Press 1977

Tác giả: Viện Thần Học Việt Nam