BIỂU TƯỢNG

(Symbols )
Biểu tượng là một cái gì gợi ra hay tượng trưng cho một ý nghĩa nào đó ngoài nghĩa chính của nó. Nó có thể là một vật tự nhiên như con bồ câu, hoặc một vật chế tạo, như thập tự giá. Trong đời sống thường ngày của chúng ta hay dùng biểu tượng. Người ta mang huy chương phù hiệu để biểu hiệu cho các thành tích của mình. Các gián điệp và thám tử dùng những chữ có nghĩa đặc biệt chỉ có người trong bọn mới hiểu.
Kinh Thánh cũng dùng biểu tượng. Chúng có thể là tự nhiên hay siêu nhiên. Có thể là những sự vật có thật hay chỉ thấy trong thị tượng. Chúng có thể là đồ vật (như muối hay chân đèn), hành động (như ăn cuốn sách hay xây một thành phố tí hon), nghi lễ (như Báp-têm hay Vượt Qua), vật liệu (như vải trắng); con số, màu sắc, tên (như Sô-đôm và Ai-cập dùng cho Giê-ru-sa-lem), kim khí (như vàng hay đồng), nữ trang (như ngọc châu) sinh vật (như sư tử hay bồ câu) hoặc các vật khác.
Biểu tượng có thể minh giải chân lý mà cũng có thể che khuất nó. Nó che khuất chân lý đối với những người không hiểu ý nghĩa tượng trưng mà chỉ thấy nghĩa tự nhiên. Kinh Thánh thường không chỉ rõ biểu tượng mà để cho người đọc tự nhận ra. Vì vậy chúng ta phải tra cứu cẩn thận, không bỏ qua biểu tượng nhưng cũng không phải thấy biểu tượng ở những nơi không có nó. Biểu tượng là một phương tiện diễn đạt chân lý, nhưng chúng ta có thể phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng nếu chúng ta không nhận định đúng.
Các ẩn dụ của Kinh Thánh thường là những biểu tượng, ví dụ, “đây là thân thể ta… đây là máu huyết ta ” (Mac Mc 14:22, 24). Chúng ta có thể nhận thấy ở đây là bánh biểu tượng của thân thể Chúa và rượu là biểu tượng cho máu huyết Ngài. Nhìn vào văn mạch ta thấy ngay ý nghĩa căn bản: Vì thân thể Ngài bị tan nát và máu Ngài bị đổ ra cho đến chết, chúng ta bẻ bánh và rót rượu để tượng trưng cho sự chết đó. Nhưng còn ý nghĩa khác nữa. Tại sao chúng ta ăn và uống? Có nhiều khúc, như GiGa 6:32-35, 48-63, 7:37-39, cho thấy rằng ăn và uống là những hành động tượng trưng. Tượng trưng cho cái gì? Nếu chúng ta hiểu lời Chúa bảo hãy ăn thịt Ngài và uống máu Ngài theo nghĩa đen (GiGa 6:53), là Ngài đã buộc chúng ta phải ăn thịt người, một trong những hành động sa đọa nhất của con người tội lỗi. Biết được biểu tượng, ta có thể tránh được lỗi lầm tai hại.
Cùng một vật có thể tượng trưng cho nhiều thứ, như nước tượng trưng cho cả tẩy sạch và hủy diệt. Chúng ta đừng nên cho rằng ý nghĩa biểu tượng trong một đoạn thể nào thì trong các đoạn khác cũng như vậy. Màu đỏ đối với chúng ta là màu của máu và tượng trưng cho sự chết chuộc tội của Chúa Giê-xu. Nhưng chúng ta sẽ khá ngạc nhiên khi tra cứu tất cả những câu có chữ này và những chữ đồng nghĩa như đỏ điều, đỏ sặm. Trong EsIs 1:18 chỉ tội lỗi 63:2 chỉ sự đoán phạt, nó thay tội lỗi; trong ChCn 23:31, rượu màu đỏ; trong Mat Mt 16:2, là màu trời, và trong NaNk 2:3 là lính tráng. Hình như không có một đoạn nào nói rõ màu nầy tượng trưng cho sự chết của Chúa. Nếu chúng ta tin nghĩa đó, chúng ta cứ việc tin nhưng không có bằng chứng rõ ràng của Kinh Thánh, như vậy chúng ta cho nghĩa đó là có thể có chứ không chắc chắn. Còn con rắn có nghĩa gì? (GiGa 3:14, KhKh 20:2).
CÁC CON SỐ TƯỢNG TRƯNG
Kinh Thánh dùng nhiều con số theo nghĩa tượng trưng. Con số nổi bật nhất là số bảy. Không có câu nào nói nó là biểu tượng, nhưng khi chúng ta nghiên cứu các câu có dùng nó thì chúng ta cảm thấy nó hàm ý cao hơn là nghĩa đen. Nếu đem xét hết các câu đó thì rất khó – vì có hơn 600 câu – nhưng bạn có thể xem những câu sau đây: SaSt 29:18, 41:2, 18, 50:10, XuXh 12:15, 25:37, LeLv 4:6, 26:24, Dan Ds 23:1, PhuDnl 28:7, Gios Gs 6:4, Ru R 4:15, Thi Tv 119:164, ChCn 24:16, 26:16, XaDr 4:2, Mat Mt 12:45, Cong Cv 6:3KhKh 1:4. Những câu nầy cho thấy con số bảy thường mang theo ý nghĩa trọn vẹn, hoàn thành, hay toàn thể. Tuy nhiên có những câu không mang ý nghĩa đó, vì vậy chúng ta phải xét cẩn thận.
Những con số khác được dùng theo nghĩa tượng trưng là số ba (thường liên hệ đến Ba Ngôi – Dan Ds 6:24-27, EsIs 6:3, Mat Mt 28:19, IICo 2Cr 13:14, KhKh 4:8), số bốn (thường liên hệ đến toàn thể trái đất hay tạo vật – Gie Gr 49:36, Exe Ed 37:9, EsIs 11:12, LuLc 13:29, KhKh 7:1), số mười hai (thường liên hệ đến toàn thể dân Chúa – SaSt 49:28, XuXh 28:21, Gios Gs 4:9, Mat Mt 10:1, KhKh 21:12, 14), và số bốn mươi (thường liên hệ đến sự thử thách hay phán xét – SaSt 7:4, XuXh 24:18, Dan Ds 14:34, PhuDnl 8:1-5, Mat Mt 4:2).
Những con số nầy có lẽ một số con số nữa được dùng với nghĩa tượng trưng trong Kinh Thánh, nhưng đừng nên nghĩ rằng chỗ nào có chúng đều có nghĩa tượng trưng. Nếu không, bảy con trai của Gióp sẽ có nghĩa trọn vẹn và ba con gái sẽ chỉ về Ba Ngôi, ba chữ thánh thay, thánh thay, thánh thay, trong EsIs 6:3 có thể tượng trưng cho Ba Ngôi, nhưng ba tháng Môi-se được cha mẹ đem giấu (Cong Cv 7:20) và ba ngày Phao-lô không thấy ánh sáng (9:9) dường như chẳng có nghĩa gì rõ rệt.
CÁC QUI TẮC HƯỚNG DẪN.
Để tìm hiểu những biểu tượng trong Kinh Thánh, ta nên theo một số qui tắc hướng dẫn.
1. Nghiên cứu cách Kinh Thánh giải thích biểu tượng
Chú ý chữ sư tử trong IPhi 1Pr 5:8 và mưa trong EsIs 55:10-11. Trên kia chúng ta thấy chữ sương móc trong OsHs 6:414:15, và mỗi tỉ dụ có ý nghĩa tượng trưng khác nhau. Nếu đó là biểu tượng tổng quát, như màu sắc, hãy dùng sách phù dẫn để tìm những câu tham chiếu càng nhiều càng tốt và xem Kinh Thánh đưa ra bao nghĩa tượng trưng. Có thể bạn cần giữ một danh sách những biểu tượng mà bạn tìm được trong khi nghiên cứu.
2. Khi nghiên cứu những sự vật thiên nhiên, hãy ghi chú những đặc tính thiên nhiên của chúng
Nghĩa tượng trưng sẽ tìm thấy trong đó; ví dụ, chiên con gợi ý nhu mì, muối nói về sự bảo tồn, con heo chỉ sự dơ dáy. Xem đặc tính nào chỉ ý nghĩa trong đoạn văn bạn đang đọc.
3. Nghiên cứu bản văn
Bản văn là nguồn trợ lực chính để quyết định ý nghĩa biểu tượng. Chẳng hạn, Gie Gr 24:1-3 tả thị tượng của Giê-rê-mi về hai giỏ trái vả, một giỏ trái tốt, một giỏ trái xấu. Trong câu 4-10, Chúa giải nghĩa biểu tượng: Trái vả biểu tượng cho hai nhóm dân. Những người đi đày là trái vả tốt; vua và những người còn ở lại trong thành phố là trái xấu.
4. Tránh gán cho nó ý nghĩa chỉ có trong đầu bạn mà không ra từ Kinh Thánh
Nếu không có bằng chứng rõ ràng thì cùng lắm bạn chỉ có thể nói là nó có thể có nghĩa nầy nọ, chứ không thể võ đoán rằng ý nghĩa nó là thế nầy.
Một số câu có lẽ có biểu tượng trong đó là XuXh 13:21, Thi Tv 69:2 với EsIs 44:3, Exe Ed 1:13 với HeDt 12:29, Exe Ed 37:1-4, MiMk 4:13 với Thi Tv 107:16, Mat Mt 17:2 với KhKh 19:8.