Lu-ca (Luke) 13:6-9

Ngài li phán thí d ny: Người kia có mt cây v trng trong vườn nho mình, đến hái trái mà không thy; bèn nói cùng ktrng nho rng: Kìđã ba năm nay ta đến hái trái nơi cây v ny mà không thy: hãđn nó đi; c sao nó choáđt vô ích? Ktrng nho rng: Thưa chúa, xin đ li năm ny na, tôi s đàođt xung quanh nó rđ phân vào. Có l v sau nó s ra trái; bng không, chúa s đn.

Chúa Jesus kể thí dụ này tiếp theo sau câu chuyện về sự ăn năn (13:1-5). Vườn nho thường được dùng chỉ về dân Y-sơ-ra-ên (Ê-sai 5:1-2). Ngày xưa, cây vả được trồng trong vườn nho là chuyện bình thường. Cây vả cũng chỉ về dân Y-sơ-ra-ên. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa việc sử dụng hình ảnh cây vả và cây nho, trong Cựu Ước , để chỉ về dân Y-sơ-ra-ên là cây vả thông thường liên quan đến sự không kết quả tức là sự bất trung của dân Y-sơ-ra-ên đối với Đức Chúa Trời (Giê-rê-mi 8:13; 24:1-8; Ô-sê 9:10; Giô-ên 1:7, 12; 2:21-25; Na-hum 3:12; Ha-ba-cúc 3:17). Người trồng nho (vinedresser/vineyard keeper) là Chúa Jesus, tức Đấng Mê-sia (vì danh từ được dùng trong số ít). Ba năm mà Chúa Jesus đề cập trong thí dụ này có lẽ Ngài muốn nói đến thời gian ba năm thi hành chức vụ của Ngài trên đất. Đức Chúa Trời đã ban cho dân tộc Do-thái cơ hội nhận biết Đấng Mê-sia hầu kết quả, nghĩa là mang nhiều dân tộc đến sự nhận biết Đức Chúa Trời. Nhưng họ từ khước Ngài và không trung thành với Đức Chúa Trời. Vì thế, người trồng nho xin chủ vườn gia hạn thêm một năm nữa hầu cây vả có thể kết quả, nghĩa là dân sự của Ngài cần ăn năn và kết quả xứng đáng với sự ăn năn. Tuy nhiên, theo cấu trúc văn phạm Hy-văn, ý tưởng trong câu này cho thấy dẫu cho có cho thêm một năm đi nữa thì cây vả vẫn không kết quả, tức là dân Do-thái vẫn không ăn năn. Cuối cùng, Đức Chúa Trời chắc chắn phải “đốn” họ. Động từ “đốn” hay “làm cho tản lạc” được dùng trong câu này thường đi chung với động từ “ăn năn” (Ma-thi-ơ 3:10; 7:19). Chính vì không ăn năn nên Chúa đã “đốn” và làm cho dân Do-thái tản lạc khắp nơi trên thế giới vì tội giết Chúa Jesus là Đấng Mê-sia. Đó là sự phán xét của Chúa đối với dân sự của Ngài.

Thêm một năm nữa không phải tự nhiên mà có. Đó là lời yêu cầu của người trồng vườn nho là Chúa Jesus và được Đức Chúa Trời là chủ vườn nho chấp nhận. Điều này nói lên lòng yêu thương của Chúa Jesus và lòng nhơn từ và nhịn nhục của Đức Chúa Trời đối với dân sự của Ngài ngày xưa là thể nào. Mục đích của chủ vườn nho là muốn thấy cây vả ra trái chứ không phải muốn đốn hay chặt bỏ ra khỏi vườn nho của Ngài. Đó chính là lòng yêu thương và nhịn nhục của Đức Chúa Trời đối với Hội Thánh của Ngài và đối với mỗi chúng ta ngày nay. Đức Chúa Trời mong ước mỗi chúng ta là cây trồng trong nhà của Ngài đều sanh ra bông trái tốt lành (Thi-thiên 1:3; 92:13). Đức Chúa Trời không vui sướng gì khi phải chặt những cây trồng trong vườn của Ngài. Vì thế, Ngài luôn luôn gia hạn cho chúng ta kết quả. Tuy nhiên, sự gia hạn đó có thời hạn chứ không phải là vô thời hạn.

Chúng ta bắt đầu bước vào năm mới Nhâm Thìn. Ai trong chúng ta cũng hoan hỉ và chờ đợi những điều tốt lành đến với chúng ta và Hội Thánh của Ngài. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng nếu Đức Chúa Trời có thêm cho chúng ta năm này cũng chỉ vì lòng yêu thương và nhơn từ của Ngài để chúng ta kết quả thêm cho Chúa và cho vương quốc của Ngài. Trong năm qua, mỗi chúng ta và Hội Thánh đã kết quả cho Chúa như thế nào? Phải chăng vì chúng ta chưa kết quả được cho Chúa thì Ngài cho thêm chúng ta một năm này nữa? Hay chúng ta đã có kết quả nhưng chưa thật sự “sai trái” nên Chúa để thêm một năm nữa chăng? Bằng không Chúa sẽ đốn chặt và hủy diệt. Có thể năm này là năm Chúa sẽ tỉa sửa chúng ta để được sai trái hơn. Cũng có thể là năm này là năm cuối cùng Ngài chờ đợi chúng ta kết quả cho Ngài chăng? Điều đó tùy tấm lòng của chúng ta đối với Chúa như thế nào.

Kết quả mà Chúa muốn thấy trong đời sống chúng ta và Hội Thánh của Ngài là gì? Há không phải là kết quả trong nếp sống thánh khiết và trở nên giống Chúa Jesus, mang lại sự gây dựng và sự nhận biết Chúa Jesus cho người khác qua đời sống và sự phụng sự Chúa của chúng ta. Đôi khi Chúa cũng muốn chúng ta chịu khổ vì danh Ngài để sanh sản ra những bông trái lành. Hoặc Chúa dùng sự đau khổ, bịnh tật, nổi bất hạnh trong đời sống này để tỉa sửa đời sống chúng ta hầu kết quả hơn cho Ngài. Dẫu cho điều gì đi nữa, thì lời cầu nguyện đầu năm này của mỗi chúng ta là xin Chúa cho con thêm một năm nữa để có thể kết quả cho Ngài. Bằng không Ngài chắc sẽ đốn!

Mục sư Trần Trọng Nha