Giăng 12:37-50
“Dẫu Ngài đã làm bấy nhiêu phép lạ trước mặt chúng, họ cũng không tin Ngài”
(câu 37).

Câu hỏi suy ngẫm: Tiên tri Ê-sai nói gì về sự vô tín của người Ít-ra-ên? Sứ đồ Giăng đề cập đến hai nhóm người nào ở đây? Hai nhóm người này có đặc điểm gì? Bạn thấy mình có những điểm giống như hai nhóm người này không? Làm thế nào để bạn theo Chúa Giê-xu ngày càng trung tín hơn? Dù ngay từ đầu Sứ đồ Giăng đã nói về sự vô tín của người Ít-ra-ên (Giăng 1:11), nhưng ở đây ông lại bày tỏ sự ngạc nhiên vì dù tận mắt chứng kiến Chúa Giê-xu làm nhiều phép lạ nhưng họ vẫn không tin Ngài. Sự vô tín hầu như lên đến đỉnh điểm, dẫn đến sự chối từ và đóng đinh Chúa Giê-xu. Thật ra sự vô tín rất mực phi lý đã được Tiên tri Ê-sai nói rõ ràng trong Ê-sai 53:1-12 về “Người Đầy Tớ chịu Thống Khổ.” Những lời trích dẫn Ê-sai ở đây đưa đến một câu hỏi khó trả lời: Có đúng là những người vô tín không có cơ hội để tin vì Đức Chúa Trời đã làm mù mắt và làm lòng họ cứng cỏi không (câu 40)? Dù đã được tiên tri nhưng không thể nói rằng họ không có cơ hội lựa chọn, bởi vì có hai nhóm người phản ứng khác nhau mà Sứ đồ Giăng ký thuật lại. Câu 37 nói đến nhóm thứ nhất là người không tin. Không tin ở đây là vấn đề của ý chí và sự lựa chọn. Nếu một người quyết định một cách có ý thức rằng phải bác bỏ Phúc Âm bằng bất cứ giá nào thì chúng ta có thể hiểu rằng người này đã tự làm mù mắt thuộc linh mình vì đã khước từ chân lý. Nhóm thứ hai “tin Chúa Giê-xu, nhưng…” (câu 42). Họ không muốn chối Chúa Giê-xu, nhưng họ cũng không dám xưng Danh Ngài ra vì “sợ,” vì chuộng danh vọng đời này hơn là danh vọng từ Đức Chúa Trời (câu 42). Đây là vấn đề của tấm lòng, bởi lòng họ hướng về thế gian hơn là hướng về Chúa. Sứ mệnh của Con Đức Chúa Trời là đem lại niềm tin và giải phóng con người ra khỏi sự tối tăm, nhưng nếu con người ưa thích sự tối tăm hơn thì Ngài chẳng làm gì được. Đức Chúa Trời không bao giờ muốn cho con người xa cách Ngài, nhưng không có lòng tin, không có sự ăn năn thì thế nào con người cũng xoay khỏi Ngài. Điều gì ngăn trở bạn hết lòng theo Chúa?

Lạy Chúa, xin giúp con mạnh dạn xưng Danh Ngài ra và không để bất cứ nỗi sợ nào hay bất cứ điều gì khiến cho con chối bỏ Ngài. 

Ngày 9/23/2010

Lời Sắc Như Dao

Đọc: Châm Ngôn 12:17-22


Lời vô độ đâm xoi khác nào gươm, nhưng lưỡi người khôn ngoan vốn là thuốc hay. – Châm Ngôn 12:18


Tác giả Châm Ngôn mô tả người không khôn ngoan là “người nói lời đâm xoi như gươm” (12:18). Lưỡi chúng ta có thể giống như con dao nhiều lưỡi của Quân đội Thụy Sĩ, trong việc chém giết và hủy diệt nhau bằng nhiều cách. Những thái độ kém lành mạnh như nóng giận, bực tức, chán nản, và mất kiên nhẫn – ngay cả thất vọng, trầm cảm, cảm thấy có lỗi và bất an – tất cả đều tạo nên lời nói độc hại nơi chúng ta. Và trong khi nói lời cắt như dao, chúng ta gây thương tích và chia rẽ tình bạn cùng các mối liên hệ. Chẳng trách bảng liệt kê bảy điều đáng ghét bị Chúa ghê tởm, có bất kỳ người nào “gieo tranh cạnh giữa vòng anh em” (Châm Ngôn 6:16-19). Chúng ta tránh xa bảng liệt kê này bằng cách nào? Để bắt đầu, chúng ta cần cẩn thận lời nói. Phải gạt bỏ nói hành và vu khống, khước từ lời gây tổn thương thay vì chữa lành. Khoe khoang, nói dối, cùng mọi cách chúng ta dùng lời nói để gây tổn thương và chia rẽ, cũng cần chấm dứt. Thay vào đó là những lời tỏ bày yêu thương cùng quyền năng chữa lành của sự tha thứ, nhân từ, và lẽ thật, phải làm chủ lời nói cùng các mối liên hệ của chúng ta. Dù sao, chúng ta sẽ ra sao nếu Chúa Giê-xu không nói những lời yêu thương tha thứ và nhân từ đối với chúng ta? Vì vậy, hãy dẹp bỏ con “dao” và dùng lời nói để cứu giúp và chữa lành. – Joe Stowell 


Our words have the power to build up or tear down.


Lời nói chúng ta có sức mạnh hoặc xây dựng hoặc phá đổ.


Mọi bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về [email protected]