Truyền-đạo 1:1-18
“Người Truyền-đạo nói: Hư không của sự hư không, hư không của sự hư không, thảy đều hư không”
Truyền-đạo 1:2 

Câu hỏi suy ngẫm: Tác giả của sách Truyền-đạo là ai? Hư không có nghĩa gì? Phải chăng người Truyền-đạo muốn bài bác sự hiện hữu của Đức Chúa Trời và có cái nhìn yếm thế về cuộc đời? Bạn có thể giúp gì cho những người lúng túng không biết rằng họ hiện hữu trên đất để làm gì?

Tác giả sách Truyền-đạo vừa là một nhà giáo, vừa là người sưu tập các châm ngôn (câu 12:9). Ông cũng là một vị vua khôn ngoan bậc nhất thuộc dòng dõi Đa-vít (câu 1, 16). Ông không ai khác hơn là Vua Sa-lô-môn, người khôn ngoan hơn hết trong Cựu Ước (I Các Vua 3:12). Vua Sa-lô-môn cố gắng truyền đạt điều gì và có ý nghĩa gì? “Hư không của sự hư không, hư không của sự hư không, thảy đều hư không” là một điệp khúc quen thuộc trong sách Truyền-đạo. “Hư Không” có nghĩa là ngắn ngủi, chóng qua, vô nghĩa, không có mục đích rõ ràng. Phần lớn sách đề cập đến những vấn nạn và bối rối của cuộc sống. Vua Sa-lô-môn giải thích rằng ông cố gắng tìm hiểu “mọi việc làm ra dưới mặt trời” (câu 14). Ông thử xem xét thế giới vật chất bằng cách tách thế giới này ra khỏi mọi mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Từ cái nhìn như thế, ông kết luận rằng “mọi vật đều vô nghĩa” (câu 2). Đây là thế giới quan, hay cái nhìn về thế giới của tất cả những người chối bỏ một thực thể siêu việt vượt lên trên thế giới bình thường. Sau khi thử qua, Vua Sa-lô-môn thấy rằng thế giới quan này hết sức ngây ngô. Nhưng ông muốn chúng ta cùng nếm trải để biết thế nào là sự tuyệt vọng của những người bài bác sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, rồi từ đó hướng chúng ta đến với nguồn hy vọng thật. Vua Sa-lô-môn bắt đầu sự tìm kiếm của ông bằng cách quan sát chu kỳ lập đi lập lại không ngừng của thời tiết, năm tháng, của sự sống và sự chết trong cõi thiên nhiên (câu 4-10). Trong cái chu kỳ dường như bất tận này, con người đến rồi đi, sinh rồi tử (câu 4) và mau chóng bị lãng quên (câu 11). Ông nhận thấy công việc của loài người là vô nghĩa, là hư không theo làn gió thổi (câu 14). Từ đây một câu hỏi làm nhiều người lúng túng và không có câu trả lời rõ ràng là “Con người hiện hữu trên mặt đất để làm gì?” Vua Sa-lô-môn bắt đầu xem xét tỉ mỉ cách mà con người tìm kiếm ý nghĩa giữa những điều vô nghĩa. Cách đầu tiên là sử dụng sự khôn ngoan và tri thức. Vua Sa-lô-môn đã thử cách này và ông thú nhận rằng dù là người khôn ngoan hơn hẳn những người trước ông tại kinh đô Giê-ru-sa-lem, nhưng cách này hay con đường này chỉ dẫn đến sự phiền não và đau đớn (câu 18). Tại đây ông không tìm thấy câu trả lời, vì thế ông thử cách khác trong chương 2. Bạn nghĩ gì khi có người cho rằng thế giới mà bạn đang sống không có chút quan hệ gì đến Đấng Tạo Hóa? Những điều mà nhà Truyền-đạo trình bày ở đây giúp bạn có được những hiểu biết mới nào?

Lạy Chúa, cám ơn Ngài đã bày tỏ cho con biết cuộc sống còn nhiều điều cao quý, lạ lùng, siêu việt so với những điều con nhìn thấy dưới mặt trời. 

Vâng Theo Tiếng Gọi

Đọc: Mác 1:16-20


Họ lập tức bỏ lưới mà theo Ngài. – Mác 1:18


Tôi có đọc chuyện Phi trưởng Ray Baker lái máy bay cho Strategic Air Command [Phân đội Chiến lược Không quân] trong Chiến tranh Việt Nam . Ngành Không quân đã đào tạo ông cùng với các phi công khác, để chạy khỏi doanh trại ra phi cơ, khi nghe còi tín hiệu. Nhiều lần trong lúc ăn tối, ông phải bỏ đồ dùng để phóng lên máy bay oanh tạc. Ông được đào tạo phải tức khắc đáp lời kêu gọi. Và sự đào tạo đã ăn sâu tới mức một hôm, trong lúc đang nghỉ phép, ông đã tung chạy ra khỏi nhà hàng khi nghe còi tín hiệu. Khi Chúa Giê-xu kêu gọi các môn đồ đầu tiên, họ cũng tức thì đáp lời Ngài. Lời kêu gọi các ngư dân này thật bất ngờ. Thế nhưng “họ liền bỏ lưới và theo Ngài” (Mác 1:18). Mác, tác giả câu chuyện này, có thể muốn tạo nơi độc giả, ấn tượng về uy quyền của Chúa Giê-xu. Khi Ngài kêu, mấy người này đáp ứng ngay, vì giúp người bước vào nước Đức Chúa Trời vẫn là cuộc phiêu lưu hấp dẫn và là viễn tượng cao cả hơn là đi bắt cá. Khi Chúa Giê-xu mời gọi theo Ngài, Ngài không muốn chúng ta trì hoãn. Ngài mong đợi sự tuân phục đem tin mừng cho người khác, ngay tức khắc. Hãy kể cho ai đó câu chuyện cứu rỗi ngay hôm nay! – Marvin William 


Wanted: Messengers to deliver the good news.


Cần: Sứ giả rao báo tin mừng.


Mọi bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về [email protected]