Xe lửa bắt đầu chuyển bánh, Gandhi nhảy vội lên tàu. Một chiếc giày của ông rơi xuống. Gandhi không thể nào nhảy xuống để nhặt nó trong khi tàu chạy càng lúc càng nhanh. Nếu trong trường hợp như vậy, bạn sẽ làm gì? 

Trước sự sững sờ của mọi người, Gandhi đã tháo luôn chiếc giày còn lại và ném về phía chiếc giày kia. Những hành khách trên tàu lấy làm lạ về hành động kỳ quặc của ông. Gandhi mỉm cười và giải thích: “Nếu có một người nghèo nào lượm được chiếc thứ nhất, họ có thể tìm thấy chiếc thứ hai và sẽ mang được đôi giày của tôi!”  

Chúng ta ít nghĩ đến người khác, mà thường nghĩ về bản thân mình nhiều hơn. Khi gặp sự mất mát, điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là những thiệt thòi và bất hạnh của bản thân. Chúng ta đã phí quá nhiều thì giờ cho sự tiếc nuối, than thở và chán nản, thậm chí trở nên cáu gắt và bực bội vì những rủi ro xảy ra. Khi gặp bất trắc, tư tưởng ta chỉ xoay quanh chính mình và những điều mình phải chịu đựng, mà không thể có những sáng kiến lạc quan để chuyển sự tổn thất trở thành một điều hữu ích nào đó. Quanh quẩn với những thiệt hơn của riêng mình, chúng ta không để những ý tưởng phúc lợi cho tha nhân có cơ hội nẩy mầm.  

Gandhi đã có một hành động thật cao quí, bởi trong sự mất mát của mình như thế, ông có thể lập tức nghĩ đến người khác. Hành động của Gandhi chứng tỏ việc “nghĩ đến người khác” đã trở thành một phần trong tư tưởng và nguyên tắc sống của ông. Nếu trong những lúc bình an và thành công mà chúng ta còn không quan tâm lo lắng cho những kẻ bất hạnh hơn mình, thì liệu khi gặp khó khăn, tổn thất, ta có thể làm được điều đó hay không? Khi bạn giảm thiểu thì giờ và tâm trí nghĩ đến mình, bạn sẽ thấy có rất nhiều những nhu cầu của người khác đang cần được bạn quan tâm.  

“Mỗi một người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa.”   Phi-líp 2:4. 

Trích Chắp cánh Cho Tâm Hồn Bay Cao” – của Dương Quang Thoại VN  

                             “Sao Hiện Giờ Tôi Không Thể Theo Chúa Được?”   

“Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, sao hiện bây giờ tôi không thể theo Chúa được?”  

                                                                                                                (Giăng 13:37)   

Có những lúc bạn không hiểu tại sao bạn không thể làm được các công việc mà bạn khao khát làm.  Khi Đức Chúa Trời đưa bạn đến giai đoạn của sự chờ đợi, và bạn thấy dường như Ngài hoàn toàn không trả lời bạn điều gì cả, xin đừng vội lấp khoảng trống thời gian nầy bằng sự bận rộn với công việc nào khác, nhưng cứ chờ đợi Ngài.  Thời gian chờ đợi nầy có thể là thì giờ để dạy bạn về ý nghĩa của sự nên thánh — biệt mình ra khỏi tội lỗi và làm cho mình được nên thánh — hay cũng có thể, sau khi bạn đã trở nên thanh sạch trước mặt Chúa, thì thời gian chờ đợi nầy sẽ dạy bạn về ý nghĩa của sự phục vụ.  Đừng bao giờ nôn nóng chạy trước khi thực sự nhận được sự hướng dẫn của Ngài.  Nếu bạn có chút nghi ngờ nào, hãy biết đó không phải là sự dẫn dắt của Ngài.  Bất cứ lúc nào có sự nghi ngờ — hãy chờ.  

Thoạt tiên bạn dường như thấy thật rõ ý muốn của Đức Chúa Trời là thể nào — sự đoạn tuyệt với một tình bạn, sự hủy bỏ mối liên hệ của một công tác, hay một sự việc gì khác nữa mà bạn cảm như đó là ý chỉ của Đức Chúa Trời muốn cho bạn làm theo.  Tuy nhiên bạn chớ nên làm theo cảm ứng đột ngột đó.  Nếu bạn hành động theo ngẫu hứng nầy, bạn sẽ gây ra nhiều hoàn cảnh khó khăn và sẽ phải mất rất nhiều năm tháng mới có thể gỡ hết các rối rắm đó.  Hãy đợi đến đúng thì giờ của Đức Chúa Trời sắp đặt và Ngài sẽ làm thành mọi việc không một chút khó khăn, hay chán nản.  Khi đứng trước vấn đề thuộc về ý chỉ của Đức Chúa Trời, hãy đợi Đức Chúa Trời hành động trước. 

Phi-e-rơ đã không chờ đợi Đức Chúa Trời.  Ong đã dùng trí hiểu biết mình và tiên đoán từ đâu sự thử nghiệm sẽ phải đến, nhưng sự việc đã đến từ chỗ mà ông không thể ngờ được.  “Tôi sẽ liều sự sống tôi vì Chúa.”  Lời bày tỏ của Phi-e-rơ rất thành thật nhưng thiếu hiểu biết.  “Đức Chúa Jêsus đáp rằng, ‘… khi gà chưa gáy, ngươi đã chối ta ba lần!’” (13:38).  Chúa Jêsus nói câu nầy với sự hiểu biết sâu sắc về Phi-e-rơ hơn chính Phi-e-rơ biết về mình.  Oâng không thể theo Chúa Jêsus vì cớ ông chưa biết rõ hết mọi mặt của đời sống mình, hay khả năng mình.  Lòng ưa chuộng đạo đức tự nhiên trong chúng ta có thể đủ khiến chúng ta đến với Chúa Jêsus, đủ lôi cuốn lòng tríu mến của chúng ta đến với Ngài, nhưng sẽ không hề khiến chúng ta trở nên môn đồ Ngài.  Sự mộ đạo tự nhiên đó sẽ “chối” Chúa Jêsus, sẽ luôn luôn thiếu hẳn sự hiểu biết thể nào là ý nghĩa của sự theo Ngài cách chân thật.   

Register Rock  

Read:
Hebrews 11:32-40 


We are surrounded by so great a cloud of witnesses. – Hebrews 12:1  


Along the old Oregon Trail in Idaho there is a markera giant lava boulder known locally as Register Rock. It’s located in an area which was one of the favorite overnight camping areas for westbound immigrants who traveled the trail in the 19th century. 
Travelers often inscribed their names on the rock as a memorial to their passage. Register Rock stands as a monument to their courage and tenacity. 
When I think of Register Rock, I think of other pilgrims who have passed by us on their journey. Hebrews 11 lists some of those hardy soulsGideon, Barak, Samson, Jephthah, David, and Samuel, to name a few. 
But there are other more recent pilgrims: my mother and father, my fifth-grade Sunday school teacher Mrs. Lincoln, my youth leader John Richards, my mentors Ray Stedman and Howard Hendricks, and a host of others I could name. They may not have inscribed their names on rocks, but they’re written in my memory. 
The author of Hebrews reminds us to remember “pilgrims” who have gone before us, especially those “who have spoken the Word of God” to us and to consider “the outcome of their conduct” (Heb. 13:7). And, most important, he encourages us to follow their faith. – David Roper 

The paths of leadership are trod 
By those who fix their eyes on God; 
Their steadfast spirit points the way 
For us to follow day by day. – D. De Haan
  

Đá Ghi Nhớ  

Đọc:
Hê-bơ-rơ 11:32-40 


Chúng ta được nhiều người chứng kiến vây quanh như đám mây rất lớn. – Hê-bơ-rơ 12  


Đọc con đường Oregon Trail xưa cũ ở Idaho, có một ghi dấumột tảng nham thạch khổng lồ được dân địa phương gọi là Tảng Đá Ghi Nhớ, tọa lạc trong vùng vốn là vùng cắm trại qua đêm được ưa thích của dân nhập cư kéo về miền tây trong thế kỷ 19. 
Những người đi con đường này thường khắc tên lên tảng đá để ghi nhớ lần mình đã đi qua. Đá Ghi Nhớ là đài kỷ niệm về lòng can đảm cùng đức kiên trì của họ. 
Khi nghĩ tới Đá Ghi Nhớ, tôi cũng nghĩ tới những lữ khách khác đã từng đi qua trước chúng ta trên hành trình của họ. Hê-bơ-rơ 11 kể ra một số nhân vật dày dạnGhê-đê-ôn, Ba-rác, Sam-sôn, Giép-thê, Đa-vít và Sa-mu-ên. 
Nhưng cũng còn những lữ khách gần đây hơn: cha mẹ tôi, Bà Lincoln là cô giáo dạy Trường Chúa nhựt lớp năm của tôi, John Richards là người hướng dẫn tôi thời thanh thiếu niên, các cố vấn Ray Stedman và Howard Hendricks, cùng vô số người khác tôi có thể kể tên. Có thể họ không khắc tên mình trên đá, nhưng tên của họ đã ghi vào ký ức tôi. 
Tác giả thư Hê-bơ-rơ nhắc chúng ta nhớ những “lữ khách” từng đi trước chúng ta, đặc biệt những “người đã truyền giảng Lời Đức Chúa Trời ” cho chúng ta, để chúng ta xem “kết quả cuộc đời họ” (Hê-bơ-rơ 13:7). Và, quan trọng hơn cả, ông khích lệ chúng ta bắt chước đức tin của họ. – David Roper 


People who follow Christ lead others in the right direction.   


Những người theo Đấng Cơ Đốc, dẫn người khác đi đúng đường. 


Mọi bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về [email protected]