Rô-ma 7:7-13
“Nhưng tôi chỉ bởi luật pháp mà biết tội lỗi; vì nếu luật pháp không nói: Ngươi chớ tham lam, thì tôi đã không biết sự tham lam” (câu 7). 

Câu hỏi suy ngẫm: Dù không thể giúp chúng ta được xưng công chính, nhưng Luật Pháp có thể giúp gì cho chúng ta? Xin nêu ra một số cách mà tội lỗi dẫn dụ chúng ta? Bạn dễ phạm những tội nào nhất? Vì sao? Làm sao để tránh những tội này?

Dù Luật Pháp không dẫn đến sự cứu rỗi và không ai có thể nhờ Luật Pháp mà được xưng công chính, nhưng tự thân Luật Pháp là thánh, công chính và tốt lành. Nhờ Luật Pháp mà chúng ta nhận biết tội tỗi. Nhờ ánh sáng của Luật Pháp mà chúng ta có thể nhìn thấy một thế giới bị bao trùm bởi tội lỗi. Vì thế không thể cho rằng Luật Pháp là vô ích và không tốt lành. Đây là lập luận của ông Phao-lô. 

Sứ đồ Phao-lô chọn điều răn thứ mười để chứng minh điều này. Điều răn này chú ý vào ước muốn bên trong của con người. Có thể ngoài mặt chúng ta khẳng định rằng mình đã tuân giữ chín điều răn kia, nhưng điều răn thứ mười phô bày bản chất tham lam, bên trong con người chúng ta. Khi không biết Luật Pháp, chúng ta cho mình là tốt lành, nhưng khi hiểu những gì Luật Pháp đòi hỏi, chúng ta thức tỉnh và biết mình đã vi phạm Luật Pháp.

Vấn đề ở đây không phải là do Luật Pháp mà do bản chất tội lỗi của con người. Tội lỗi đánh lừa con người và xui cho họ sống trái với Luật Pháp (câu 11). Tội lỗi thì thầm vào tai chúng ta rằng cứ thỏa mãn dục vọng và những ước muốn xấu xa đi, không ai biết đâu mà lo; cứ hành động đi và rồi che giấu có gì mà sợ. Tội lỗi khiến cho chúng ta không sợ những hậu quả của những việc làm xấu xa, bởi lời hứa cho chúng ta quyền lực, sự khôn ngoan, tiền tài và danh vọng. Đây là cách tội lỗi dẫn dụ hai người đầu tiên trong vườn Ê-đen phạm tội. Chúng ta cần nhận biết bản chất thật của tội lỗi để không bao che giấu tội lỗi hay biện minh rằng tôi chỉ lầm lỡ hay yếu đuối mà thôi. Luật Pháp giúp chúng ta biết tội lỗi, nhưng Đức Thánh Linh khiến chúng ta gớm ghê và xa lánh tội lỗi.

 
Làm thế nào để tẩy sạch dục vọng và những ước muốn xấu xa trong lòng bạn?

Lạy Chúa, xin bởi quyền năng của Đức Thánh Linh khiến con có thể chiến thắng dục vọng và những ước muốn xấu xa xui con phạm tội.

 

Độc Tố Có-Vẻ-Giống
Đọc:
Công Vụ Các Sứ Đồ 8:9-23


Lòng anh không ngay thẳng trước mặt Đức Chúa Trời. Vậy hãy ăn năn việc ác của anh. – Công Vụ Các Sứ Đồ 8:21-22


Sân nhà chúng tôi là dịp may cho dây leo thường xuân có chất độc. Phải khổ sở, tôi mới biết được điều này. Dù cẩn thận, nhưng có lần tôi đã đụng phải một dây leo, rồi bị mẩn đỏ ngứa ngáy kinh khủng. 
Dây thường xuân độc, trông giống như nhiều thảo mộc vô hại khác, và còn cặp theo một vài loại xinh đẹp khác nữa. Một chị làm vườn nọ, không thể nghĩ ra lý do mình bị nhiễm độc, mỗi lần cắt tỉa mấy bông hồng. Về sau chị mới khám phá, có một dây thường xuân độc, đang lợi dụng sự chăm sóc dịu dàng chị dành cho bụi hoa hồng. 
Một số người giống như cây cỏ độc. Trông họ vô hại, và giống như hoa hồng, họ hòa nhập chung với những người có hương thơm và xinh đẹp. 
Thuật sĩ Si-môn khớp với lời mô tả này. Ông theo chân Phi-líp, và chịu báp têm, nhưng rồi lại xin mua khả năng đặt tay lên người khác, để họ nhận được Thánh Linh. Phi-e-rơ kinh hãi trước lời yêu cầu này và giục anh ta phải ăn năn (Công Vụ Các Sứ Đồ 8:22). 
Đôi khi người ta dùng môi trường thuận lợi của một Hội Thánh lành mạnh, làm mạng lưới cho những mục đích ích kỷ. Giống như dây thường xuân độc giữa đám hoa hồng, họ gây lắm khổ đau. Giống như Si-môn, bất kỳ ai hành động như vậy, cần phải ăn năn, và mọi người khác, cần tránh tiếp xúc với con người như thế. Những người-trông-giống về mặt thuộc linh, bề ngoài có vẻ tốt, nhưng trái của họ thì độc. – Julie Ackerman Link


Nếp sống giả khiến nhầm lẫn đức tin thật.


Mọi bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về [email protected]