Truyền-đạo 4:1-16
“Thà đầy một lòng bàn tay mà bình an, hơn là đầy cả hai mà bị lao khổ, theo luồng gió thổi” (câu 6).

Câu hỏi suy ngẫm: Những điều nào Vua Sa-lô-môn mô tả giống với thực trạng thế giới của chúng ta ngày nay? Theo bạn đâu là giải pháp cho những thực trạng đau lòng mà ông nêu ra? Làm thế nào để sống thỏa lòng và thật sự vui hưởng sự bình an?

Vua Sa-lô-môn mô tả những thực tại đau lòng mà loài người phải gánh chịu. 

Thứ nhất: tình trạng người cô thế bị áp bức (câu 1). Điều đau lòng là không ai dám bênh vực hay đấu tranh cho người bị áp bức vì người áp bức có quyền thế, có thể làm hại những ai tỏ ra bất bình muốn lên tiếng, hay hành động để binh vực người bị hại. 

Thứ hai: ganh ghét (câu 4). Việc đầu tư công sức và nỗ lực để vươn lên, để đạt những thành tựu xuất sắc có thể làm nảy sinh sự đố kỵ. Sự cạnh tranh giữa cá nhân với cá nhân, giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, giữa nước này với nước khác, thường khi không còn là sự cạnh tranh lành mạnh, mang tính công bằng. 

Thứ ba: sự cô đơn (câu 8). Dù biết rằng tiền bạc, của cải không thế nào thay thế được gia đình và bạn bè, nhưng vẫn có người giống như nhân vật mà Vua Sa-lô-môn nhìn thấy ở đây: không người thân thích, nhưng không hề chán việc thâu trữ của cải. Chúng ta có thể trở thành người nghiện của cải mà bất kể những mối quan hệ khác. Làm đủ mọi cách để trở nên giàu có, thành công nhưng khi nhìn lại không có con cái, anh em, bè bạn thì có ích gì. 
Thứ tư: việc tranh quyền đem lại sự thất vọng (câu 13-16). Theo lẽ tự nhiên những nhà lãnh đạo già nua không còn khả năng đưa ra những quyết định sáng suốt sẽ bị thay thế bằng những nhà lãnh đạo trẻ khôn ngoan, năng động hơn. Nhưng chẳng bao lâu sau, quần chúng cũng sẽ thất vọng vì người đi sau cũng đi vào vết xe đổ của người đi trước. 

Nhìn thấy những thực tại đau lòng trên, Vua Sa-lô-môn tiếp tục ta thán “Điều đó cũng là sự hư không, theo luồng gió thổi.” Tuy nhiên, ông không dừng lại ở chỗ than thở mà đưa ra một vài giải pháp tích cực. Trong hai câu châm ngôn mà ông nêu ra (câu 5, 6), Vua Sa-lô-môn muốn nhắc độc giả của ông là nếu không nỗ lực làm việc để vươn lên là dại dột, là tự hủy mình. Nhưng không kềm hãm nỗ lực, không biết thế nào là sự đầy đủ và thỏa lòng thì sẽ rơi vào chỗ khốn khổ, bất an. Tiếp theo, câu châm ngôn “Hai người hơn một” (câu 9) có thể áp dụng cho nhiều mối quan hệ. Chủ nghĩa cá nhân, chia rẽ dẫn đến chỗ suy yếu, nhưng hợp đoàn tăng thêm sức mạnh và đem lại sự nâng đỡ (câu 10-12).

Nhiều người chung quanh bạn đang cô đơn, đang bị hà hiếp, bạn có thể làm gì cho họ? 
 

Lạy Chúa, xin giúp con trở nên công cụ của sự hòa bình để đem lại bình an, sự chữa lành cho thế giới thương tổn này.

Ngày 10/22/2010 Học Từ Rừng Redwoods
Đọc:
Ê-sai 65:17-66:2


Vì tuổi dân Ta sẽ như tuổi cây. – Ê-sai 65:22


Rừng Pacific Coast Redwoods của Bắc Mỹ có những cây lớn nhất thế giới. Cây cao kỷ lục là Hyperion, vươn tới 379 bộ. 
Trong lần viếng Công Viên Quốc gia Muir Woods ở California, tôi ngạc nhiên và choáng ngợp trước cảnh đồ sộ của những cây `gỗ đỏ’ này. Những cây cao như tòa nhà 30 tầng dường như ém tôi sát đất, trong khi tư tưởng tôi vươn lên thật cao. 
Ký ức về cảm nhận của tôi nơi gốc một số cây cao nhất và già nhất trên thế giới, để lại trong tôi những suy nghĩ về nguồn gốc của chúng. Những cây `gỗ đỏ’ đó giống như dòng dõi loài người chúng ta, bắt nguồn từ Đấng Tạo Hóa là Đấng vô hạn và đời đời lớn hơn muôn loài Ngài tạo dựng. 
Tiên tri Ê-sai thoáng nhìn thấy Đức Chúa Trời này. Trong một khải tượng pha lẫn những kỳ quan của vương quốc Đấng Mết-si-a với lời hứa về trời mới đất mới, ông mô tả Đấng dùng các từng trời làm ngai của Ngài, và lấy đất làm bệ chân Ngài (Ê-sai 66:1). 
Thế nhưng Ê-sai còn thấy điều choáng ngợp hơn nữa. Ông thấy một Đức Chúa Trời vĩ đại là Đấng muốn dân sự Ngài “mừng rỡ và vui vẻ đời đời trong điều Ta tạo dựng” (65:18). Đáp lại, chúng ta hãy cúi đầu khiêm cung tôn thờ trước mặt Ngài (66:2). – Mart De Haan


Công việc tạo dựng của Đức Chúa Trời đã xong; 
công việc ngợi khen của chúng ta mới chỉ bắt đầu.


Mọi bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về [email protected]