Vua A-lịch-sơn (Alexander) thời ấy là một danh tướng đánh Đông dẹp Bắc. Trong đạo binh của vua có một anh lính chiến đấu rất dũng cảm, bao giờ cũng xung phong phía trước, luôn luôn tình nguyện đảm nhiệm những công tác nguy hiểm hơn hết. Nhiều lần vua lưu ý, liền triệu anh đến hỏi nguyên nhân.

Anh đáp:

– Tâu bệ hạ, tôi bị bệnh nặng, không tha thiết với cuộc sống nữa, nên ra trận quyết tìm cái chết mà chẳng chết được.

Vua động lòng, bèn truyền cho ngành Quân y điều trị, bệnh anh mỗi ngày thuyên giảm. Thế rồi, kể từ ngày hết bệnh, anh không còn dám xông lên chiến đấu nữa, luôn luôn lùi lại phía sau, run sợ mỗi khi được giao phó một công tác khó khăn. Ai cũng ngạc nhiên. Vua gọi anh đến, hỏi nguyên nhân của sự thay đổi nầy. Anh đáp:

– Trước kia, tôi mang bệnh nặng, đời sống mất hết ý nghĩa, nên phải tìm cái chết. Nhưng, tâu bệ hạ, bây giờ thì khác. Tôi đã lành bệnh, khỏe mạnh, tôi muốn sống lắm, nên mỗi khi ra trận không còn dám liều lĩnh nữa.

Mỗi hành vi của chúng ta đều có những động lực tiềm ẩn. Nhìn biểu hiện của hành động bên ngoài không thể đánh giá được chủ đích thật sự. Lắm người hầu việc Chúa với những động lực riêng tư không chính đáng, cho đến khi hoàn cảnh thay đổi thì họ cũng không còn tha thiết phụng sự Chúa. Họ không có lý tưởng cao cả để dấn thân, vì thế không chịu đựng nổi những áp lực.

Con đường theo Chúa là một con đường đầy chông gai. Đó là hành trình lên núi Sọ, nhọc nhằn với thập giá, không phải là con đường với hoa thơm và cảnh đẹp! Kẻ thù rình rập tấn công từng giây phút. Nếu không có sự chuẩn bị tinh thần về một chủ đích thiêng liêng cao cả và một tấm lòng kính yêu nồng cháy đối với Đấng mà ta tôn thờ, e chúng ta khó có thể giữ được lòng trung tín.

“Anh em hãy tỉnh thức, hãy vững vàng trong đức tin, hãy dốc chí trượng phu và mạnh mẽ.” I Cô-rinh-tô 16:13

Nguồn Tuyệt Vời Của Sức Mạnh

“Các ngươi nhơn danh ta mà cầu xin điều chi mặc dầu, ta sẽ làm cho”(Giăng 14:13)

Tận nơi sâu thẳm của đời sống tôi có nhận thấy một sự thoả mãn đối với chức vụ cầu thay của tôi không?  Sẽ hoàn toàn không có một sự nguy hiểm nào hay một cạm bẫy nào để bị đánh lừa hay để phô trương sự kiêu hãnh trong công tác cầu thay chân thật.  Đây là một chức vụ kín đáo làm nẩy sinh kết quả mà qua đó Cha Chí Thánh được vinh hiển.  Hiện tôi đang để cho đời sống thuộc linh của tôi tiêu hao cách vô ích, hay tôi đang tập trung hướng mọi sự vào một tâm điểm — đó là sự chuộc tội của Cứu Chúa?  Cưú Chúa Jêsus Christ có đang ngự trị mỗi ngày càng hơn trong từng mối quan tâm của đời sống tôi không?  Nếu tâm điểm đó, hay ảnh hưởng của quyền năng tuyệt đối đó của đời sống tôi là sự chuộc tội của Cưú Chúa, thì từng mỗi khía cạnh của đời sống tôi sẽ kết quả cho Ngài.

Tuy nhiên, tôi phải dành thì giờ để nhận thức trọng tâm của quyền năng đó là gì.  Tôi có sẵn sàng dành một phút của mỗi một tiếng đồng hồ để tập trung vào trọng tâm của quyền năng nầy không?  “Ai cứ ở trong ta” — đây có nghĩa, nếu bạn tiếp tục hành động, tư tưởng, và làm việc dựa vào tâm điểm đó — thì “hãy cầu xin mọi điều mình muốn, thì sẽ được điều đó” (Giăng 15:7).  Tôi có đang ở trong Ngài không?  Tôi có dành thì giờ để gắn bó với Ngài không?  Điều gì hiện là nguồn tuyệt đối của sức mạnh của đời sống tôi?  Có phải đó là các công tác, các sự phục vụ, và sự hy sinh của tôi cho nhiều người khác, hay đó là sự cố gắng hết sức của tôi để làm việc cho Đức Chúa Trời?  Không phải vì cớ các điều nào nêu trên — điều bắt buộc phải được vận dụng vào sức mạnh tuyệt đối của đời sống tôi chính là sự chuộc tội của Cưú Chúa.  Đây không phải vì nhờ các công việc mà chúng ta đã bỏ thì giờ nhiều nhất ra làm đã nhồi nắn phần lớn đời sống chúng ta, nhưng là nhờ bất cứ điều gì đã vận dụng vào nguồn sức mạnh đang chiếm ngự trong chúng ta.  Chúng ta phải cương quyết giới hạn chúng ta và chỉ tập trung sự khao khát và quan tâm của chúng ta vào lẽ thật của sự chuộc tội của Thập Tự Giá Đấng Christ.

“Các ngươi nhơn danh ta mà nài xin điều chi mặc dầu, ta sẽ làm cho.” Một môn đồ ở trong Cưú Chúa Jêsus người đó chính là ý chỉ của Đức Chúa Trời, và điều gì thấy dường như là sự lựa chọn cách tự do của người đó thì thực ra đó chính là mạng lệnh của Đức Chúa Trời đã ủy nhiệm trước cho người đó.  Điều nầy nghe như huyền bí?  Điều nầy thấy như mâu thuẩn với lý luận của thực tế, hay hoàn toàn vô lý?  Đúng vậy, tuy nhiên đây chính là một lẽ thật huy hoàng đối với một người thánh của Đức Chúa Trời. 

Day Of Days

Read: 2 Timothy 2:1-4

You therefore must endure hardship as a good soldier of Jesus Christ. – 2 Timothy 2:3

In the television miniseries Band of Brothers, the 101st Airborne is flown over their drop zone during D-Day, the major offensive to liberateEurope from Nazi control. As the main character, Lt. Richard Winters, parachutes from the plane, the crack of antiaircraft and machine-gun fire fills the air.

Winters later reflected on his first day in combat: “That night, I took time to thank God for seeing me through that day of days… And if somehow I manage to get home again, I promise God and myself that I would find a quiet piece of land someplace, and spend the rest of my life in peace.” Winters knew he must endure until that day came.

The Bible tells us that believers are caught in a conflict initiated by Satan’s rebellion against God. Because of this, we are challenged to “endure hardship as a good soldier of Jesus Christ” (2 Tim. 2:3). In Paul’s day, the Roman legionnaires suffered in service for the emperor. As followers of Jesus, we may be called upon to do the same for the King of kings.

In heaven, we will no longer experience such difficulties but will enjoy lasting peace with the Savior. For now, we are to persevere by faith. – Dennis Fisher

Lord, the trials we face at times seem too much to bear. We’re grateful, though, for the reminders in Your Word that You will stay by our side and help us endure till You call us Home. Amen.

Ngày Của Mọi Ngày

Đọc:2 Ti-mô-thê 2:1-4

Vậy hãy chịu khổ như người lính giỏi của Chúa Giê-xu Christ. – 2 Ti-mô-thê 2:3

 Trong loạt chương trình truyền hình mi-ni Band of Brothers, chiếc Không vận thứ 101 được bay trên vùng nhảy dù trong Ngày-D, tức ngày tấn công giải phóng Âu châu khỏi quyền kiểm soát của Phát-xít Đức. Khi nhân vật chính, Trung úy Richard Winters nhảy dù khỏi máy bay, tiếng nổ từ lửa súng máy và đạn phòng không ngập tràn bầu không khí.

Về sau Winters nghĩ lại ngày đầu trong trận chiến: “Đêm đó tôi dành thì giờ cảm tạ Đức Chúa Trời đã giúp tôi vượt qua cái ngày của mọi ngày đó…. Và nếu tôi xoay sở về đến nhà bằng cách nào đó, thì tôi hứa với Chúa và với chính mình rằng sẽ tìm một vùng đất yên tĩnh, sống hết quãng đời còn lại trong sự an bình.” Winters biết anh còn phải chịu đựng cho tới ngày đó.

Kinh Thánh cho chúng ta biết tín nhân bị kẹt trong một cuộc chiến do Sa-tan khởi xướng chống lại Đức Chúa Trời. Vì vậy mà chúng ta được kêu gọi phải “chịu khổ như người lính giỏi của Chúa Giê-xu Christ” (2 Ti-mô-thê 2:3). Trong thời Phao-lô, lính lê dương La Mã chịu khổ phục vụ cho hoàng đế. Là người theo Chúa Giê-xu, chúng ta có thể được kêu gọi cũng làm như vậy đối với Vua trên muôn vua.

Trên thiên đàng, chúng ta sẽ không còn gặp gian khổ như vậy nhưng sẽ hưởng được bình an trường cửu với Chúa Cứu thế. Còn bây giờ, chúng ta phải nhờ đức tin mà kiên trì. – Dennis Fisher 

Victory is sure for those who endure.   

Chiến thắng được bảo đảm cho những người biết chịu đựng.