Một đêm tháng 4 năm 1912, con tàu Titanic đang xả hết tốc lực để băng qua Đại Tây Dương. Thình lình, nó đụng phải một tảng băng khổng lồ. 

Hơn 2.300 hành khách giờ đây phải đối mặt với cái chết. Chỉ có 1.100 phao cấp cứu. Pháo hiệu cầu cứu được bắn liên tục, nhưng hoàn toàn tuyệt vọng. Một viên sĩ quan đứng ở lan can tàu hối thúc những phụ nữ và trẻ em xuống thuyền trong tình trạng rất hỗn loạn. Ông nắm cánh tay của bà lão Isidore Strauss và đẩy bà về phía thuyền cứu sinh. Bà nhìn viên sĩ quan với ánh mắt cầu xin và liếc về phía người chồng, nhưng người sĩ quan hét lên: “Những người đàn ông phải nán lại sau. Phụ nữ và trẻ em xuống trước!” Không một chút do dự, bà Strauss quay lưng về phía chiếc thuyền cấp cứu, từ bỏ cơ hội được cứu sống và đi về phía chồng bà, rồi nắm lấy tay ông, kể từ khi thành hôn, họ chưa hề rời xa nhau. Hai mươi phút sau, tay trong tay, họ bị nhấn chìm xuống lòng biển lạnh cùng con tàu đầy huyền thoại Titanic. Họ đã được phối hợp trong cuộc sống, và ngay cả cái chết cũng không thể buộc họ chia lìa. 

     Hôn nhân – món quà đầu tiên mà Thượng Đế ban cho loài người, nó cần được chúng ta yêu quí . Cái thế giới của cảm xúc và tự do đã làm cho con người ngày càng trở nên xem thường giá trị của hôn nhân. Thượng Đế biết rõ những phước hạnh kèm theo món quà ấy. Trân trọng nó, là trân trọng chính Ngài. Tình yêu của Chúa dành cho con người vượt ngoài khả năng suy tưởng của họ, nên Thánh Kinh đã dùng hầu hết tất cả các mối quan hệ để bày tỏ tình yêu của Ngài, như: Cha con, Mẹ con, Thầy trò, Bạn hữu, Anh em v.v… Đặc biệt hơn tất cả, Chúa dùng hình ảnh Ngài là Chồng, Hội thánh là Vợ, để phô diễn tình yêu và lòng chung thủy không gì chia cắt được. Khi hôn nhân được nuôi dưỡng bởi tình yêu, không một điều gì có thể tách rời đôi lứa, dẫu đó là sự chống đối, nghèo khổ, bệnh tật, thất bại, hoặc ngay cả sự chết. 

Thế thì mỗi người trong anh em phải yêu vợ mình như mình, còn vợ thì phải kính chồng.”              Ê-phê-sô 5:33 

Tự Khởi Xướng 

Đứng Lên Chống Lại Công Việc Tẻ Nhạt, Không Hứng Thú 

“Hãy dấy lên, và sáng loè ra…” (Ê-sai 60:1) 

Khi nói đến vấn đề tự khởi xướng đứng lên để chống lại công việc tẻ nhạt, không hứng thú, chúng ta phải tự mình khởi xướng bước đầu tiên và phải xem như không có Đức Chúa Trời ở tại đó.  Không có lý do gì phải chờ đợi Đức Chúa Trời giúp đỡ chúng ta — và Ngài cũng sẽ không giúp đỡ chúng ta. Tuy nhiên, một khi chúng ta đứng lên, lập tức chúng ta thấy Ngài đang ở tại đó.  Bất cứ lúc nào Đức Chúa Trời ban cho chúng ta nguồn cảm hứng của Ngài, thì vấn đề tự khởi xướng đứng lên thình lình trở nên vấn đề thuộc về tinh thần — đó là sự vâng lời.  Kế đó chúng ta phải biểu lộ sự vâng lời bằng hành động, chứ không phải cứ nằm dài ra và không làm gì cả.  Nếu chúng ta đứng lên và chiếu sáng ra, thì các công việc tẻ nhạt, không hứng thú đó sẽ biến đổi cách thần diệu.

Công việc tẻ nhạt, không hứng thú chính là điều kiện thử nghiệm tốt nhất để khẳng định bản tính chân thật của chúng ta.  Công việc nhàm chán, không sinh động là thứ công việc tách rời hẳn mọi thứ công việc khác mà chúng ta thường nghĩ là lý tưởng.  Đó là công việc khó khăn, hèn hạ, mệt nhọc, và dơ bẩn.  Và khi chúng ta trải qua kinh nghiệm nầy, tâm thần chúng ta sẽ lập tức đi qua cuộc thử nghiệm và chúng ta sẽ biết được chính mình có sự chân thật thiêng liêng hay không. Xin đọc Giăng 13.  Trong đoạn nầy, chúng ta thấy Đức Chúa Trời Thành Nhục Thể thực hiện một ví dụ vô cùng đẹp đẽ về một công việc tẻ nhạt, không hứng thú — rửa chân cho những người đánh cá.  Và kế đó Ngài nói với họ, “Vậy, nếu ta là Chúa là Thầy, mà đã rửa chân cho các ngươi, thì các ngươi cũng nên rửa chân lẫn cho nhau” (Giăng 13:14).  Nguồn cảm hứng của Đức Chúa Trời được ban cho chúng ta với điều kiện là trong công tác tẻ nhạt đó có phản chiếu ánh sáng của Đức Chúa Trời.  Có một vài trường hợp, chính vì cách thức của người thực hiện một công việc mà làm cho công việc đó trở nên thánh và thiêng liêng mãi mãi.  Công việc đó có thể là một công việc rất tầm thường hằng ngày, nhưng khi chúng ta thấy công việc đó sau khi được hoàn tất, thì nó trở nên khác hẳn.  Khi Cưú Chúa làm một việc gì xuyên qua chúng ta, Ngài luôn luôn biến đổi công việc đó.  Cưú Chúa lấy xương thịt chúng ta và biến hoá nó, và liền đó thân thể của mỗi người tin Ngài trở nên “đền thờ của Đức Thánh Linh” (1 Cô-rinh-tô 6:19) 

If Day 

Read: James 1:1-11 

My brethren, count it all joy when you fall into various trials, knowing that the testing of your faith produces patience. – James 1:2-3 

February 19, 1942, was a fascinating day for Canada. It was “If Day”a World War II staging of a fake Nazi invasion of Winnipeg, Manitoba. The intent was to show what it would be like “if” Canada fell under the harsh occupation of Nazi forces, and so that Canadians would support the war effort more fully. As one person described the event: “If Day brought home the reality of Nazi occupation. Manitobans got a very bitter taste of nearly every aspect of Nazi brutality.” The key word there is nearly. While “If Day” was a valiant attempt to educate people about danger in the world, it could not begin to recreate the actual suffering that was sweeping Europe. Real trials in life are not ifsthey are whens. In fact, life’s most profound lessons cannot simply be observed, they must be experienced. It is there, in actual seasons of heartache and loss, that we gain greater insights into life, faith, and our need of God. To that end, James wrote, “My brethren, count it all joy when you fall into various trials, knowing that the testing of your faith produces patience” (James 1:2-3). Trials come because we live in a broken world, but we decide if we will learn the lessons taught. There are no “ifs” about itit is an important way to grow. – Bill Crowder 

Though you cannot see the outcome, Trust the Lord He knows what’s best; Be assured He sees your trial, And He’s with you in your test. – Hess 

Ngày Nếu 

Đọc: Gia-cơ 1:1-11 

Thưa anh em của tôi, hãy xem sự thử thách trăm chiều xảy đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn, vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sinh ra kiên nhẫn. – Gia-cơ 1:2-3

Ngày 19 tháng Hai, 1942, là ngày đầy hấp dẫn đối với Canada. Đó là “Ngày Nếu”giả dàn dựng cuộc xâm lăng của Quốc xã Đức vào Winnipeg, Manitoba trong Thế Chiến II. Mục đích nhằm cho thấy “nếu” Canada rơi vào sự chiếm đóng của lực lượng Quốc xã Đức cay nghiệt, thì sẽ ra sao, và nhờ đó, người Canada sẽ hỗ trợ cho nỗ lực chiến tranh hết mình hơn. Như một người đã mô tả sự kiện này: “Ngày Nếu làm sáng tỏ thực tế về sự chiếm đóng của Đức Quốc xã. Người dân Manitoba nếm mùi vô cùng đắng cay từ hầu như mọi khía cạnh tàn bạo của Đức Quốc xã.” Từ quan trọng ở đây là hầu như. Tuy là nỗ lực quả cảm nhằm giáo dục người dân về nguy cơ trên thế giới, nhưng “Ngày Nếu” không thể bắt đầu tạo lại được nỗi thống khổ đã từng bao trùm Âu châu. Thử thách trong cuộc sống không phải là những nếumà là những lúc. Thật sự, những bài học sâu sắc nhất của cuộc sống không thể chỉ do quan sát, mà phải trải nghiệm. Chính những lúc đớn đau mất mát, chúng ta mới có được nhận thức sáng suốt hơn về cuộc sống, đức tin, và nhu cầu chúng ta cần có Chúa. Nhằm tới cứu cánh đó, Gia-cơ viết, “Thưa anh em của tôi, hãy xem sự thử thách trăm chiều xảy đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn, vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sinh ra kiên nhẫn.Gia-cơ 1:2-3 Thử thách xảy đến là vì chúng ta sống trong thế giới đổ vỡ, nhưng chúng ta quyết định sẽ học hỏi qua đó. Không có chuyện “nếu”mà đó chính là cách thiết yếu để lớn lên. – Bill Crowder 

Tough times can teach us to trust. 

Những lúc gian nan có thể dạy chúng ta tin cậy.

 


Mọi bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về [email protected]