Rau hẹ từ xưa đến nay được nhân dân ưa thích và coi trọng. Hẹ là loại rau chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Theo phân tích, cứ 100g hẹ chứa 2,1g protein; 0,6g chất béo; 3,2g hợp chất cacbon, còn chứa chất caroten và vitamin C, hẹ cũng đứng đầu bảng trong các loại rau.

Ngoài ra nó còn chứa các chất khoáng như canxi, lân, sắt. Y học hiện đại đã xác nhận trong hẹ có chứa nhiều xenlulô, có thể tăng cường sự co bóp của dạ dày và ruột, có tác dụng phòng chống ung thư ruột, ngoài ra nó còn chứa tinh dầu bốc hơi và hợp chất lưu hóa có tác dụng hạ thấp mỡ trong máu. Vì vậy, người bị bệnh nhiều mỡ trong máu và động mạch vành ăn hẹ rất tốt.
Hẹ không chỉ dùng làm thực phẩm mà còn là vị thuốc chữa bệnh. Ngoài tác dụng giảm mỡ trong máu ra, hẹ còn có tác dụng bổ gan thận, trợ dương cố tinh, nên còn được gọi là “ khởi dương thảo”.
Rau hẹ không chỉ quý ở lá, ngọn, có mùi vị thơm mà hạt và rễ cũng được dùng làm thuốc, hoa của rau hẹ có mùi thơm đậm, là thứ gia vị cần thiết để ăn với thịt cừu, thịt dê.
b. Bài thuốc phối hợp:
– Băng huyết: Dùng hẹ nấu với rượu nếp để uống.
– Viêm da dị ứng, nổi mụn: giã nát lá hẹ tươi hơ nóng để xát vào da hoặc ép lấy nước để bôi.
– Nghẹn, nấc, đau tức ở vùng ngực: giã lá hẹ tươi cho nước sôi vào gạn lấy nước để uống.
– Bị trĩ, lòi dom, sa dạ con: sắc rễ hẹ lấy nước nóng ngồi lên xông vào chỗ đau.
– Nếu ăn nhầm phải kim loại: dùng lá hẹ cuộn thành búi nhỏ chần qua nước sôi rồi nuốt với lượng 500g trở lên, để kim loại bị cuốn vào theo đại tiện ra ngoài.

 
Mọi bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về [email protected]