Các nhà khoa học đã phát hiện trong cây mướp đắng có một loại protein hoạt tính, có khả năng phòng ngừa ung thư rất hiệu quả. Loại protein này kích thích hệ miễn dịch, loại trừ độc tố trong cơ thể. Theo Đông y, cây mướp đắng tính hàn, vị đắng, có côngd ụng dưỡng huyết, bổ gan, thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, dùng trị các chứng bệnh nhiệt, trúng nắng, kiết lỵ, u nhọt, đau mắt đỏ do nhiệt.

b. Bài thuốc phối hợp:
– Mụn nhọt, rôm sảy: dây mướp đắng đun sôi để nguội dùng để tắm sẽ hết rôm sảy và mụn nhọt.
– Hạ nhiệt, sáng mắt, giải độc: quả mướp đắng một lượng vừa đủ, phơi hoặc sấy khô, mỗi ngày dùng 15g hãm với nước sôi trong bình kín., sau 15-20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
– Tiểu đường: lấy lá mướp đắng đun lấy nước uống, nước này có tác dụng hạ nhiệt và rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường.
– Ngoài ra, quả mướp đắng còn có thể chế biến thành các món ăn ngon, hấp dẫn và bổ dưỡng như: mướp đắng nhồi nhân đậu phụ với mộc nhĩ đen, mướp đắng xào. Những món ăn này có tác dụng tăng cường sức khỏe và đặc biệt rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Khoai lang
a. Thành phần và tác dụng:
Khoai lang là loại củ rất giàu chất dinh dưỡng. Khoai lang chứa nhiều vitamin A (dưới dạng beta caroten), một nguồn đáng kể của vitamin C và mangan, một nguồn chất xơ rất tốt cho cơ thể, lượng cao vitamin B6, kali và sắt.
Khoai lang là thực phẩm chống viêm nhiễm có tác dụng phòng và chữa trị bệnh. Cả hai dạng beta caroten và vitamin C có tiềm năng lớn giúp cơ thể loại bỏ các lớp tự do. Thành phần các gốc tự do có hóa chất gây thiệt hại cho các tế bào, màng tế bào và chúng kết hợp với sự phát triển của các điều kiện như atherosclerosis gây ra bệnh tiểu đường, bệnh tim, ung thư ruột. Điều này có thể giải thích tại sao cả beta caroten và vitamin C giúp ích hiệu quả để ngăn ngừa các gốc tự do.
Từ những chất dinh dưỡng chống viêm, khoai lang có thể hữu ích trong việc giảm khả năng phát sinh những bệnh viêm nhiễm, ví dụ như bệnh hen suyễn, viêm khớp. Ngoài ra, khoai lang chứa một lượng lớn vitamin B6 cần thiết để chuyển đổi homocysteine, một sản phẩm trong tiến trình tạo ra axit amin quan trọng trong các tế bào gọi là methylation thành các phân tử không gây hại. Khi homocysteine cao có liên quan làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Tất cả các giống khoai lang đều cho củ có vị ngọt, dù nhiều hay ít. Mặc dù có vị ngọt, nhưng khoai lang trên thực tế là thức ăn tốt cho những người bệnh tiểu đường, các nghiên cứu cho thấy nó hỗ trợ cho sự ổn định nồng độ đường trong máu và làm giảm sức đề kháng insulin. Đông y cho rằng củ khoai lang vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ hư (bổ cơ thể), ích khí, cường thận (làm thận khỏe), kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt. Chủ trị các chứng ung thư nhọt, vàng da, hạ lỵ, viêm tuyến vú, quáng gà. Còn lá khoai lang cũng có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, tư thận âm, chủ trì tỳ hư kém ăn, thận âm bất túc.
b. Bài thuốc phối hợp:
– Viêm dạ dày tá tràng, vô toan: Khoai lang 500g, rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ, giã nát cho vào vài bọc ép lấy nước rồi đun sôi để uống. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 bát con. Uống liền trong 20 ngày là một liệu trình. Nghỉ 5 ngày lại uống tiếp liệu trình khác.
– Vàng da: Khoai lang 500g rửa sạch, thái miếng nhỏ, cho vào nồi đun sôi, cho gạo hoặc bột ngô vào nấu thành cháo đặc, dùng ăn dần trong ngày.
– Ung nhọt và viêm tuyến vú: dùng khoai lang vỏ trắng, rửa sạch gọt vỏ, giã nát rồi đắp vào nơi ung nhọt, nơi tuyến vú sưng đau. Hoặc có thể hấp chín khoai, sau đó cho tỏi vào cùng giã nát đắp vào nơi đau.
– Táo bón: dùng khoai lang rửa sạch thái miếng luộc chín, ăn cả cái lẫn nước.
– Tiểu tiện nhiều lần do dương hư: thịt chó và khoai lang lượng bằng nhau, cho vào nồi hầm nhừ, nêm chút rượu và gia vị vào ăn hết trong ngày.
– Tiểu đường: Khoai lang tươi 100g, bí xanh 50g, nấu thành canh ăn hàng ngày.
– Ngộc độc sắn: Nếu bị ngộ độc sắn, có thể lấy khoai lang gọt vỏ, giã nát, thêm nước, vắt lấy nước cốt uống nửa giờ một lần. Còn khi bị băng huyết, hãy lấy rau khoai lang tươi 1 nắm, giã lấy nước cốt uống.
– Giải sốt cảm cúm: Khoai lang trắng luộc ăn phụ hoặc ăn thay cơm, cũng có thể nấu khoai lang với cải bẹ xanh ăn thay cơm.
Khoai lang trắng khô 1 nắm, nghệ 1 củ, giấm nửa bát con sắc uống nóng.
Khoai lang trắng tươi luộc chín để xông, sau đó ăn khoai nóng, uống nước luộc khoai nóng cho ra mồ hôi.
– Thanh nhiệt, giải độc: Khoai lang 1 củ 400g, gạo 200g, đậu xanh nửa bát cơm. Mã thầy 4 củ, củ cải 1 củ, tỏi 3 nhánh, thịt gà 150g, tôm nõn 70g, gia vị. Các thứ giã nát hoặc thái nhỏ, nấu nhừ, riêng đậu xanh và mã thầy cho vào sau, nấu nhừ tiếp.
– Chữa mụn nhọt: Khoai lang 40g, lá bồ công anh 40g, đường hoặc mật mía giã nhuyễn, bọc vào vải để đắp.
Củ cải
a. Thành phần và tác dụng:
Củ cải được xếp vào hàng các thực phẩm ít năng lượng nhất. trong 100g củ cải chỉ cung cấp 15kilocalo. Protein và chất béo trong củ cải chiếm một vị trí hết sức khiêm tốn. Tuy nhiên, củ cải lại rất giàu chất khoáng và các nguyên tố vi lượng. Hàm lượng kali cao trong củ cải có tác dụng bài niệu tốt (lượng natri thấp trong củ cải càng phát huy tác dụng lợi tiểu). Hàm lượng canxi cũng rất cao. Tỉ lệ canxi/phot pho lớn hơn 1, tạo thuận lợi cho việc đồng hóa canxi. Sự có mặt của magie và lưu huỳnh, kẽm, flo, Iốt và selen cũng rất đáng kể.
Củ cải còn là một nguồn vitamin C dồi dào bởi 100g củ cải chứa 23mg vitamin C, nghĩa là 1/3 lượng vitamin c được khuyên dùng cho mỗi người lớn mỗi ngày (80mg). Củ cải có thể ăn sống, nên không sợ mất vitamin C trong quá trình nấu nướng. Người ta còn tìm thấy trong củ cải nhiều vitamin nhóm vitamin B (nhất là vitamin B9 hoặc axit folic. Vitamin B3 hoặc Pp và vitamin B6) và một lượng nhỏ caroten.
Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát, khí đi lên, củ cải đã nấu chín có vị ngọt, tính bình, khí đi xuống. Loại củ này có thể chữa được nhiều bệnh về hô hấp (ho, đau tức ngực, mất tiếng, ho ra máu), tiêu hóa (đau vùng thương vị, ợ chua, nôn, khó tiêu, táo bón, trĩ), tiết niệu (tiểu dắt, tiểu buốt, tiểu đục, có sỏi) và các bệnh tiểu đường, cao huyết áp…
Ngoài ra, củ cải còn có công dụng hoạt huyết, chỉ huyết (chữa nôn ra máu, chảy máu cam, tiêu, tiểu ra máu…), trừ sỏi mật và giải một số tình trạng ngộ độc như: hơi khói than, rượu, cà, hàn the…
b. Bài thuốc phối hợp:
– Lở loét trong miệng: lấy 3-5 củ cải rửa sạch, giã lấy nước để ngậm. Mỗi lần ngậm 5-10 phút, ngậm 5-7 lần trong ngày, làm trong 2-3 ngày thì chứng loét miệng sẽ khỏi.
– Ho ra máu: nếu ho nhiều ngày, rát cổ, đờm có lẫn máu, lấy củ cải nấu canh với cá diếc, ăn nhiều ngày bệnh sẽ đỡ.
– Hen suyễn, nhiều đờm: Hạt củ cải rửa sạch, phơi khô, tẩm nước gừng tươi, sao vàng tán thành bột mịn. Lấy 5 vỏ quýt và 1 nhánh gừng cho vào nồi đun sôi kỹ lấy 40-50ml nước đặc, gạn trong, sau đó cho thêm một thìa bột khuấy đều đun chín. Lấy nước hồ đó cho vào bột hạt cải, trộn đều đem viên nhỏ bằng hạt đỗ đen, uống 15-20 viên/lần, hàng ngày uống trước bửa ăn.
– Khản tiếng: lấy 2-3 củ cải và 1 nhánh gừng tươi, rửa sạch, giã nhỏ gạn lấy nước để uống, uống từ 1-2 ngày bệnh sẽ đỡ.
– Lao phổi, ho, đau tức ngực, ho ra máu: dùng 2-3 củ cải giã lấy nước, thêm ít muối để uống.
Cũng có thể lấy củ cải, sinh địa, ngó sen, lê mỗi thứ 1kg, mạch môn 500g, gừng 500g. Tất cả để tươi, nấu sôi trong 30 phút rồi vắt lấy nước, nấu lại lần hai, lấy hai nước nhập lại, cô thành cao lỏng. Cho thêm các vị a giao, đường phèn, mật ong mỗi thứ 500g, nấu thành cao đặc, đổ vào lọ. Ngày uống 2 lần sáng và chiều, mỗi lần 2 thìa canh. Dùng với nước ấm hoặc ngậm nuốt.
– Viêm họng, khí quản cấp tính: củ cải 300g, quả trám 150g, sắc uống.
– Ngạt vì khói than: lấy nước cốt củ cải hoặc nước ép lá củ cải đổ vào miệng.
– Lao phổi ra máu: lấy 300g củ cải nấu với 400ml nước lấy 100ml, bỏ bã. Thêm 9-10g phèn chua, 150g mật ong, khuấy đều, đun lên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 50ml lúc bụng đói.
– Đau đầu do cao huyết áp: Nước củ cải tươi uống lạnh.
Hoặc dùng nước củ cải tươi 150-200ml trộn với nước sắc của các vị sau: Sinh địa tươi 12g, thiên ma 6g, câu đằng 6g, trân châu 15g, táo nhân 10g. Uống ngày 2 lần sáng và chiều, kèm theo xông hoặc uống 20ml nước củ cải tươi.
– Cước, đau chân nhiều do di chuyển: củ cải 500g nấu lấy nước ngâm chân, đồng thời tẩm ướt khăn bằng nước củ cải nóng, xoa đắp chỗ đau. Cũng có thể lấy 1kg củ cải phơi sấy khô, tán bột, xoa chân trước khi đi tất hoặc rắc vào trong giày, tất.
– Tiểu đường: củ cải tươi 200g (gọt vỏ, thái sợi), gạo tẻ 50g, gạo nếp 50g, nấu thành cháo, ăn nóng, ngày hai lần. Mỗi liệu trình 3-5 ngày liền.
– Bí tiểu, đau tức do nhiệt tích bàng quang: củ cải tươi 200g, hành tây 100g, gạo tẻ 50g, gia vị vừa đủ, nấu thành cháo. Dùng ngày hai lần vào lúc đói.
– Rối loạn tiêu hóa (đau bụng, nôn, tiêu chảy, mệt lả): củ cải 150g, cà rốt 150g, xương sườn lợn 200g (chặt khúc ngắn), gia vị. Ninh nhừ xương trước với muối, cho hai thứ vào sau, ninh tiếp. Ăn kèm rau cải cúc đã hấp chín (trước khi ăn cơm).
– Kiết lỵ, cấm khẩu: Lấy vài củ cải trắng ép lấy nước, thêm một cốc nước, đem sắc hòa với ít đường để uống.
– Tiểu ít, tiểu đục, có sỏi: dùng một trong các cách như ép nước củ cải tươi, sắc củ cải tươi để uống, lấy củ cải khô tán bột ( trước đó có tẩm mật sao nhiều lần hoặc không tẩm mật) uống hoặc làm hoàn. Khi uống cho thêm ít muối.
– Tiêu cơm, tan đờm: củ cải trắng 250g, thịt lợn nạc 100g, bột gạo hoặc mì 250g, gừng, hành, muối, dầu vừa đủ. Củ cải thái chỉ, xào tái cùng thịt lợn (thái sợi), trộn làm nhân bánh. Làm chín bánh bằng cách hấp hoặc rán.
– Ho nhiều, suy nhược: củ cải trắng 1kg, lê 1kg, gừng tươi 250g, sữa 250g. Lê gọt vỏ, bỏ hạt, củ cải và gừng tươi rửa sạch, thái nhỏ, mỗi thứ vắt nước, để riêng. Cô nước củ cải, lê đến khi đặc dính rồi thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào khuấy đều, đun sôi lại. Khi nguội, cho vào lọ đậy kín. Mỗi lẫn dùng một thìa canh pha vào nước nóng để uống. Ngày hai lần.
– Lưng đau, gối mỏi, dễ yếu mệt ở người già: chim cút 2 con, củ cải 200g, dầu, gừng, gia vị vừa đủ. Chim cút làm sạch, chặt thành miếng vuông cạnh 2cm. Củ cải thái miếng dài 4cm, rộng 2cm. Rán thịt chim đổi màu mới cho củ cải vào xào, rồi cho gia vị, thêm ít nước vào nấu cho đến khi chín.
– Trừ đờm tích, giúp tiêu hóa tốt: Ăn dưa củ cải muối. Thường dùng vào mùa đông, lúc trời hanh gây khô cổ, dễ bị ho, hoặc dùng khi có đờm, ăn khó tiêu (nhất là khi ăn món nhiều thịt mỡ). Nên ăn khi dưa củ cải còn trắng giòn.

 

 

Mọi bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về [email protected]