• PHẦN 24

(Năm 1054 đến 1980)
ĐÔNG TÂY XUNG ĐỘT

Đang khi mọi diễn tiến thời Trung Cổ xảy ra ở Tây Au thì tại miền Đông xảy ra một diễn biến khác. Các Hội Thánh bắt đầu từ các thế kỷ đầu tiên trên lý thuyết kể như là hợp nhất. Trong phạm vi nội bộ này, Đại hội đồng Chalcedon lần thứ 4, họp năm 451 chỉ công nhận năm vị nắm chủ quyền cho năm vùng chính. Mỗi vùng có một Giáo Trưởng, Giáo trưởng là một Giám Mục có quyền trên các Giám Mục khác. Năm Giáo trưởng nói trên là những vị lãnh đạo ở La Mã, Constantinople, Alexandria, Antirốt và Giêrusalem. Hơn nữa đại hội Chalcedon quyết định rằng Giáo trưởng Constantinople là người duy nhất đứng đầu toàn thể Hội Thánh miền Đông.
Sự phân rẽ lớn xảy ra năm 1054, mà chẳng bên nào muốn, là do mỗi bên đi quá xa về nhiều phương diện. Ngoài vấn đề ngôn ngữ, lại còn các vấn đề về văn hóa, chính trị, tôn giáo phân rẽ các Hội Thánh Đông và Tây. Thế kỷ thứ ba, tiếng La Tinh được thay thế tiếng Hy Lạp ở miền Tây thì miền Đông vẫn duy trì tiếng Hy Lạp trong Hội thánh Cơ-Đốc. Những trận xâm lấn của các giống dân man rợ thời Trung Cổ làm giảm sút đời sống văn hóa của phương Tây nhưng Phương Đông vẫn bình an, ở phương Tây giáo hoàng thường khi có thế lực hơn chính quyền nhưng ở Phương Đông Hội Thánh vẫn luôn luôn ở dưới sự kiểm soát mà Hoàng đế Constantine đã thiết lập. Vào thế kỷ thứ tám và thứ chín có cuộc tranh luận về việc sử dụng hình ảnh để thờ phượng, thì Hoàng đế Leo III Tại Phương Đông ra lệnh cấm và cũng ban lệnh dó cả trong hàng ngũ quân đội. Nhưng ở Phương Tây thì Giáo Hoàng và dân chúng không theo. Đông và Tây bắt đầu không còn thông công với nhau nữa. Cuối cùng cuộc rạn nứt lớn năm 1054 đã chia Hội Thánh Cơ-Đốc ra làm hai. Hội Thánh Chính Thống Đông Phương và Hội thánh Công Giáo La Mã Tây Phương. Vấn đề chia rẽ hai bên từ trước đến nay vẫn là : Đông Phương bác bỏ thẩm quyền của Giáo Hoàng.

ĐẾ QUỐC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ HỘI THÁNH

Ở phương Tây trong những năm thời Trung Cổ đầy khó khăn và đầy biến cố, thì kinh đô Constantinople vẫn là nơi tàng trữ chủ yếu của văn hóa Hy Lạp và La Mã đồng thời cũng là trung tâm của một nền văn minh tiến bộ và cầu kỳ nhất trên thế giới. Thành phố này có ba vòng tường thành phòng thủ kiên cố, chiếm được cũng khó, nên đã trở thành lớn rộng và thịnh vượng nhất Au Châu. Những công viên, những đường phố, những cung điện lâu đài chứa đầy kho tàng văn chương, nghệ thuật. Những nhà thờ nổi tiếng nhất là nhà thờ Hagia Sophia khiến cho du khách Anh, Do Thái, Ả rập, Goth và Norsemen trầm trồ ca ngợi. Có những sứ thần Nga đến từ Kiev vào thế kỷ thứ 10 được thấy nhà thờ Hagia Sophia, về viết như sau : ‘Chúng tôi chỉ biết có Đức Chúa Trời ở giữa loài người và lễ của họ trang mỹ hơn mọi lễ ở các nước khác, vì chúng tôi không thể quên được vẻ tráng lệ ấy’
Hoàng đế Justinian (527 – 565) đã thành công trong viêc cầm đầu Hội Thánh Phương Đông hơn cả các Hoàng Đế trước, Hội Thánh trở nên giống như một ‘bộ trong guồng máy Quốc Gia!” Vì được coi như đại diện Chúa Christ trên đất, Hoàng Đế cũng là người quản trị Hội Thánh và người đứng ra triệu tập các hội đồng Cơ-Đốc. Những uy quyền chính trị, những hiểu làm ganh tỵ, lại thêm những quan niệm khác nhau về nhân vị Chúa Christ luôn luôn làm đầu mối xung đột giữa Giáo Phụ, Hội Thánh vì cớ đó trở nên yếu dần.