PHẦN 16

THỂ CHẾ TU VIỆN LÚC BAN ĐẦU

Khi Cơ-Đốc Giáo được nhà nưóc công nhận ở thế kỷ thứ 4 thì các tu viện mọc ra nhanh và nhiều. Hồi đó, dân ngoại đổ xô đến các nhà thờ và Hội Thánh trở nên càng ngày càng dính líu với những việc thế gian. Phần nào vì muốn phản ứng lại những khuynh hướng thế gian ấy, hơn nữa từ thoạt đầu người tín đồ đã từ khước những giá trị vật chất để tìm kiếm những phần thưởng thuộc linh, nên có nhiều người đàn ông và đàn bà dâng đời sống của họ cho Đức Chúa Trời qua lối sống tin kính và khổ hạnh.
Anthony (250 – 350) một người Ai Cập trẻ tuổi, giàu có được coi như là người sáng lập thể chế tu viện. Một hôm, sau khi nghe đọc tại Hội Thánh câu :’Hãy đi, bán hết gia tài mình , đem thí cho kẻ nghèo khó, chắc sẽ được của báu ở trên trời rồi hãy đến mà theo ta’ (Mac Mc 10:21) ông về làm theo ngay lời Chúa. Ông lui về sa mạc để một mình cầu nguyện, sống khổ hạnh và chống cám dỗ. Nhiều người theo gương thánh thiện của ông, ngược hẳn sự độc dữ của thế gian, kéo vào sa mạc ở với ông, họ sống đơn độc trong các hang hố, nhưng thường nhóm thờ phượng và ăn chung. Anthony được tôn làm người lãnh đạo của họ và được gọi tên là Abbot. Nhiều thầy tu trong số này không đọc chữ được nên phải học thuộc những câu Kinh Thánh để suy ngẫm ngày đêm. Vị giáo phụ tại Alexandria là Athanasius, một lần kia bị lưu đày và bị lên án chung với những thầy tu nói trên, đã sửng sốt thấy lòng tin kính lớn và đời sống thanh đạm của họ. Ông bèn viết sử của người sáng lập, quảng bá uy tín của Anthony. T ừ đó Hội Thánh được nghe tin tức về phong trào mới này.
Pachomius (292 – 346) là một lính Ai Cập, trở thành tín đồ, đưa ra một hình thức tu viện mới: ‘Các thầy tu không sống riêng biệt nhưng liên hệ với nhau chặt chẽ như một hội đoàn, có kỷ luật nhất định và nghiêm ngặt. Họ làm những việc được giao phó, đúng g iờ thì họp lại thờ phượng và mặc áo giống nhau. Rất nhiều người nam và nữ ưa thích hình thức mới này và gia nhập đông đảo. Vào giữ thế kỷ thứ 4, có 10 tu viện như thế được thành lập tại Ai Cập. Bà chị của Pachomius cũng sáng lập 2 tu viện cho phụ nữ.
Vào năm 362, Martin ở Tours, một ngày kia lấy áo choàng của mình phủ cho một người hành khuất, và trở nên nổi tiếng từ đó. Ông sáng lập một tu viện tại Poitiers (Pháp) và cổ võ phong trào này. Ông Jerome vừa dịch Kinh Thánh vừa trông nom một tu viện tại Bết-lê-hem. Ông cũng kiểm soát một nữ tu viện gần đó do hai mẹ con bà Paula một người La Mã giàu có xây cất. Các họa sĩ thời phục hưng thường vẽ tranh ông Jerome ngồi viết gần bàn g iấy, trong một phòng nhỏ, bên ông có một con sư tử hoặc ngồi, hoặc ngủ dưới chân.
Basil (330 – 370) Giám mục thành Sê-sa-rê (Caesaria) ở xứ Cáp-ba-đốc (Cappadocia) là một trong những giảng sư có tài về việc giải thích bản Tín Điều Nicaea, sửa đổi lối sống tu viện do Pachomius lập ra. Basil đưa vào tu viện nhiều công việc bình thường hơn và tuy lối sống vẫn khổ hạnh nhưng bầu không khí chung có phần thoải mái hơn. Chính ông là người đặt ra quy luật một ngày tu viện có 8 buổi thờ phượng chung. Những giờ xen kẻ là để học Kinh Thánh, làm việc thủ công hay những việc khác có ích như dạy học trẻ em. Bà Macrina chị của Basil ở Caesarea và c ũng là chị của Gregory ở Nissa, cũng là một nhà thần học có tài năng và chính bà đã đặt nền móng cho nếp sống của những nữ tu.