Dĩ nhiên có vấn đề khó khăn, không giải quyết được liên quan đến việc nhận diện một “người Do Thái.” Vì như một nhà giải kinh người Do Thái khi giải nghĩa sách Sáng Thế Ký đã nhận định rằng dân tộc “Do Thái” không bao giờ biết đến “sự thuần chủng huyết thống” (Jacob 1974, 233).

Kể từ thời Đức Chúa Trời thiết lập giao ước với Áp-ra-ham, bất cứ Dân Ngoại nào đều có thể trở thành một người Do Thái chính thức bằng cách xưng nhận Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham và, trong trường hợp của người đàn ông, phải được cắt bì (Sáng 17:12-13). Lời định nghĩa chiếm ưu thế về một người Do Thái là bất cứ ai có một người mẹ Do Thái đều có thể đòi hỏi một chức năng nào đó. Nhưng kể từ thời Áp-ra-ham, một người mẹ “Do Thái’ có lẽ chẳng có một giọt máu nào của Áp-ra-ham chảy xuyên qua huyết quản bà ta cả. Địa vị của Ra-háp người Ca-na-an và Ru-tơ người Mô-áp trong dòng dõi đáng tôn kính của vương triều Đa-vít khiến cho điểm nầy càng trở nên nhạy cảm hơn (Giô-suê 5:25, Ru-tơ 4:13-17, Ma-thi-ơ 1:5). Nhưng nếu bất cứ một người Dân Ngoại nào cũng có thể trở nên một người thừa kế các lời hứa của Áp-ra-ham mà không cần có mối liên hệ tổ tiên nào với dân tộc Do Thái, thì tiêu chuẩn về quyền thừa hưởng đất hứa không thể mang tính chủng tộc được. Thật không đúng với những lời dạy dỗ của Kinh Thánh khi nói đơn giản rằng những dòng dõi thuộc chủng tộc của Áp-ra-ham mới là những người thừa kế hợp pháp của vùng đất Palestine, vì thuật ngữ “Do Thái” trên thực tế không thể bị giới hạn vào các phạm trù chủng tộc. Bài trắc nghiệm “tôn giáo” cũng tỏ ra không đầy đủ trong việc quyết định ai là một người Do Thái, ngay cả từ một góc nhìn Do Thái. Nhiều người Do Thái trong vùng đất Palestine ngày nay là vô thần, chủ trương bất khả tri, và thậm chí chống đối tôn giáo trong tình cảm cá nhân của họ. Dù vậy họ vẫn được thừa nhận bởi nhà nước Do Thái là “người Do Thái.” Do đó, sự trung thành với Do Thái giáo sẽ không được chấp nhận bởi chính người Do Thái như là phạm trù thích hợp để quyết định ai là người thừa kế các lời hứa của vùng đất. Câu hỏi nầy cũng khó trả lời từ một góc nhìn Cơ Đốc giáo. Sứ đồ Phao-lô, được nhìn nhận trong thời ông là một “người Hê-bơ-rơ con của người Hê-bơ-rơ” (Phi-lip 3:5), tuyên bố. “người nào chỉ bề ngoài là người Do Thái, thì không phải là người Do Thái” (Rô-ma 2:28). Chỉ có con người có tấm lòng biến cải mới có thể được gọi một cách hợp pháp là người Do Thái (2:29). Điểm chính ở đây hầu như khó có thể được nhấn mạnh hơn nữa. Nếu quyền thừa kế vùng đất gắn liền với việc làm một người Do Thái, và tính cách Do Thái thật đòi hỏi sự đổi mới của tấm lòng, thì bất cứ ai không có sự thay đổi trong lòng cách tự động đều bị loại trừ khỏi quyền thừa kế các lời hứa của Đức Chúa Trời. Ngược lại, mọi người Dân Ngoại đã được biến cải đều đã trở nên một đồng công dân, một người chia phần, một người đồng kế tự các lời hứa của Đức Chúa Trời cùng với những tín hữu Do Thái trong Đức Chúa Giê-xu (E-phê-sô 2:19, 3:6). “Vì, ấy chính chúng ta là kẻ chịu cắt bì thật, là kẻ cậy Thánh Linh Đức Chúa Trời mà hầu việc Đức Chúa Trời, khoe mình trong Đấng Christ, và không để lòng tin cậy trong xác thịt bao giờ” (Phi-lip 3:3). Bất cứ các lời hứa của Đức Chúa Trời cho dân Y-sơ-ra-ên là thể nào, bây giờ chúng đều thuộc về mọi người có tấm lòng đổi mới, dù bối cảnh họ là người Do Thái hay Dân Ngoại. Chủ nghĩa Si-ôn, dù dưới dạng Do Thái hay Cơ Đốc, đều có khuynh hướng che khuất những cân nhắc nầy về quyền thừa kế lời hứa cho Áp-ra-ham liên quan đến vùng đất. Người ta đã giả định rằng lời hứa nầy được Đức Chúa Trời chuyển thẳng cho một chủng tộc gọi là Do Thái, trong khi không nhận ra được rằng tổ phụ không bao giờ tự xác nhận những người thừa kế các lời hứa cho Áp-ra-ham. Trải qua các thời đại, “Dân Ngoại” có thể trở nên “người Do Thái” bằng cách xưng nhận đức tin nơi Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên. Cùng lúc đó, “người Do Thái” có thể bị loại trừ khỏi sản nghiệp từ các lời hứa của Đức Chúa Trời và bị đuổi ra khỏi chính vùng đất đó nếu đức tin họ lầm lạc, không trung tín với Đức Chúa Trời của tổ phụ. Hai lần phải bị lưu đày hàng loạt ra khỏi vùng đất thánh đã chứng minh cho điểm nầy.

Quan Điểm Thiên Hi Niên Đồng hành với chủ nghĩa Si-ôn Do Thái là góc nhìn Thiên hi niên Cơ Đốc về những triển vọng tương lai cho vùng đất của Kinh Thánh. Một trong những dạng thức cổ điển của quan điểm nầy, với niềm tin trọn vẹn vào các lời hứa dành cho Y-sơ-ra-ên, nhìn thấy rằng trong một ngày sắp đến Đức Chúa Trời sẽ khôi phục người Do Thái về Palestine và thiết lập một vương quốc Do Thái trên đất dưới quyền trị vì của Đấng Mêt-si-a. Người ta cho rằng vương quốc phổ quát nầy lấy Giê-ru-sa-lem làm thủ đô sẽ được đặc trưng bởi một nền hoà bình lâu bền. Để làm ứng nghiệm lời tiên tri trong Thi –thiên 2:1-12, Chúa Hoà Bình sẽ cai trị các quốc gia với một cây gậy sắt, nhanh chóng hàng phục mọi nỗ lực lật đổ quyền cai trị công chính của Ngài. Trên cơ sở Khải huyền 20:1-22, người ta hiểu rằng vương quốc vĩ đại nầy sẽ kéo dài một ngàn năm, và vì vậy nó được gọi là vương quốc “thiên hi niên.” Dù rất đa dạng trong quan điểm có liên quan đến chuỗi các biến cố chung quanh vương quốc Mê-si-a trên đất nầy, tiền đề căn bản vẫn giống nhau. Đấng Mê-si-a sẽ đến, và trong một ngàn năm Ngài sẽ thiết lập một nền trị vì thái bình trong một vương quốc Do Thái được khôi phục với Giê-ru-sa-lem là trung tâm trong vùng đất Y-sơ-ra-ên. Hậu thuẫn quan trọng cho luận điểm đã được tìm thấy trong ngôn ngữ của Kinh Thánh Cựu Ước, liên tục nói về sự khôi phục Y-sơ-ra-ên về vùng đất của họ sau thời lưu đày. Ngôn ngữ nầy rất dứt khoát trong việc mô tả việc tái thiết tường thành, trồng các vườn nho, thống nhất vương quốc phía Bắc với vương quốc phía Nam, và đặt Đa-vít trên ngôi mình tại Giê-ru-sa-lem. Sự ủng hộ cũng có thể được trích dẫn trong sự xác quyết của lời mô tả trong 20:1-22 và lời ám chỉ rằng Đấng Christ sẽ đánh bại Sa-tan trong thời kỳ một ngàn năm, sau đó nó sẽ được thả ra một thời gian ngắn. Bởi tính chất xác định rõ ràng của những lời khẳng định nầy trong Kinh Thánh, người ta có thể giả định rằng quan điểm sẽ tiếp tục được ủng hộ bởi một số lớn các học giả Tin lành tin tưởng vào tính vô ngộ và không sai dời của Lời Đức Chúa Trời. Tuy nhiên có một số nan đề căn bản cho quan điểm nầy cần phải được chú ý. Trước hết, họ giả định rằng Đức Chúa Trời tiếp tục xem những tín hữu Do Thái của giao ước mới khác biệt với những tín hữu dân ngoại. Vì một trong những sứ điệp trung tâm của Kinh Thánh Tân Ước là việc phá vỡ “bức tường ngăn cách” trước đây vốn phân biệt người Do Thái với Dân Ngoại (E-phê-sô 2:11-14). Khởi nguồn của sự trông mong nầy liên quan đến việc kết thúc sự phân biệt giữa tín hữu Do Thái và tín hữu dân ngoại bắt nguồn sâu xa trong chính Cựu Ước. Rốt lại, trước khi được kêu gọi, Áp-ra-ham cũng chỉ là một “Dân Ngoại” mà thôi, một người thờ hình tượng nằm phía bên kia sông (Giô-suê 24:2-3). Sự kêu gọi căn bản của ông không khác gì so với sự kêu gọi của bất cứ người “Dân Ngoại” nào ngày nay được kêu gọi ra khỏi tối tăm vào nơi ánh sáng vinh quang của Con Đức Chúa Trời. Ngay cả trước khi có bất cứ quốc gia “Do Thái” nào tồn tại, Đức Chúa Trời đã định dứt khoát rằng dân được lựa chọn của Ngài sẽ bao gồm dòng dõi của Áp-ra-ham và “những người ngoại quốc” là những Dân Ngoại (Sáng 17:12-13). Liên tục các tiên tri của Y-sơ-ra-ên nhấn mạnh đến điểm chính rằng vinh dự đồng đều phải được ban cho mọi thành viên của vương quốc Đức Chúa Trời, dù là người Do Thái hay Dân Ngoại. Tiên tri Ê-sai thậm chí còn đặt Y-sơ-ra-ên đứng thứ ba sau Ai Cập và A-sy-ri như là con dân Đức Chúa Trời (E-sai 19:24-25). Trong một sự soi sáng mang tính tiên tri rất ấn tượng, dòng dõi của Ê-sau được tuyên bố ở giữa các quốc gia sẽ mang danh Đức Chúa Trời, cho thấy rằng họ sẽ trở thành những người sở hữu chính yếu của các lời hứa mà trước hết được ban cho Gia-cốp yêu dấu ( 9:11-12). Những cân nhắc nầy của cả Cựu Ước lẫn Tân Ước khiến cho quan niệm về một sự nổi trội tương lai cho các tín hữu “Do Thái” trong mối liên hệ với những đồng nhiệm “dân ngoại” của họ thật khó hiểu. Mặc dù hầu hết những người theo thuyết thiên hi niên đều công khai chỉ trích bất cứ quyền công dân loại hai nào dành cho tín hữu dân ngoại, ý tưởng về một sản nghiệp tương lai dành cho tín hữu Do Thái bằng một cách nào đó không được chia sẻ đồng đều với các anh em dân ngoại của họ, đi ngược hẳn lại với hàng thế kỷ khải thị của Kinh Thánh. Có thật sự phải giả định rằng “bức tường phân cách” vẫn còn tồn tại trong tâm trí của Đức Chúa Trời, và phải được dựng lại hay không? Dù vậy, ngoài một số trông mong về một sự ứng nghiệm địa lý của các lời hứa độc đáo dành cho người Do Thái, toàn bộ ý tưởng về một vương quốc thiên hi niên tương lai đánh mất quan điểm của chính nó. Một vấn đề có tầm quan trọng nữa phải giải quyết về bản chất của các lời tiên tri liên quan đến sự khôi phục vùng đất. Không được quên rằng Y-sơ-ra-ên với tư cách một quốc gia thật sự đã được “khôi phục về vùng đất” sau bảy mươi năm lưu đày, như Giê-rê-mi đã tiên đoán (Giê-rê-mi 29:10). Sự kiện rằng sự khôi phục nầy đã không đáp ứng được vẻ huy hoàng đã được tiên đoán bởi các tiên tri chỉ nhằm hướng đến một sự ứng nghiệm vượt quá bất cứ điều gì có thể thành hiện thực trong thế giới nầy. Khải tượng của Ê-xê-chi-ên về sự khôi phục phát xuất từ một bối cảnh dự đoán sự chuyển hoá hoàn toàn về bản chất bởi sự phục sinh từ cõi chết (Exechiên 37:11-14). Trên đất, những sự cải tiến tạm thời cho tình trạng hiện tại của thế giới sẽ không đáp ứng được những trông mong được tạo ra bởi các lời tiên tri cũ và mới. Sự mô tả thành Giê-ru-sa-lem được phục hồi trong những lời tiên tri nầy dự đoán một “Giê-ru-sa-lem Mới” đến từ trời và sẽ tồn tại cho cõi đời đời, không phải là sự cung ứng tạm thời chỉ một ngàn năm. Dòng nước chảy ra khỏi đền thờ của Ê-xê-chi-ên có quyền năng làm ngọt Biển Chết và khiến nó đầy những cá (47:6-12). Chẳng phải lời mô tả nầy là một bức tranh về vùng đất của Kinh Thánh phá vỡ các xiềng xích của thời gian và không gian như chúng ta biết, và tiên đoán về sự sáng tạo mới mà trong đó sự công bình và phước hạnh ngự trị mãi mãi sao (Khải huyền 22:1-2)? Góc nhìn thiên hi niên trên vùng đất Kinh Thánh tôn trọng Phúc Âm của Đấng Christ bằng cách kêu gọi các Cơ-đốc nhân ngày nay nhận lấy trách nhiệm nghiêm túc nhất trong việc rao truyền Phúc Âm cho người Do Thái cũng như cho Dân Ngoại. Vì “Đức Chúa Trời chẳng từ bỏ dân Ngài đã biết trước” (Rô-ma 11:1-2). Luôn luôn như vậy, trong mọi thế hệ, một số tín hữu Do Thái đáng kể sẽ được ghép trở lại vào dân Y-sơ-ra-ên thật của Đức Chúa Trời. Tuy vậy quan điểm thiên hi niên cũng có bất lợi khi tạo ra một sự trông đợi về một sự giải quyết rạch ròi của Đức Chúa Trời đối với người Do Thái mà theo đó vùng đất sẽ là của họ chứ không thuộc về các tín hữu dân ngoại theo một nghĩa nào đó.

Quan Điểm Đổi Mới Từ đầu công trình nghiên cứu nầy đã đề xuất ý niệm về “vùng đất” xuất hiện trong các mục đích của Đức Chúa Trời với kinh nghiệm của con người về Địa đàng. “Vùng đất” ơn phước vào lúc sáng tạo là vũ trụ, là toàn thể vũ trụ. Tại địa đàng, con người như được tạo dựng lúc nguyên thuỷ vui hưởng những ơn phước của đất đai được ban cho một cách đầy ân điển bởi Đấng Tạo Hoá mình. Quan điểm đổi mới một lần nữa nhìn vào địa đàng với ý nghĩa tối hậu của “đất.” Đối với Y-sơ-ra-ên, một vùng đất “đượm sữa và mật” được hứa, nhưng Ca-na-an khó lòng đáp ứng được những trông đợi nầy về một vùng địa đàng cho họ. Dù vậy trải qua hàng thế kỷ, vùng đất nầy phục vụ tốt như một hình ảnh, một kiểu mẫu về điều Đức Chúa Trời rút cuộc sẽ thực hiện. Đến cuối cùng, Ngài sẽ ban lại cho dòng giống được cứu chuộc vùng địa đàng nguyên thuỷ mà họ đã đánh mất vì hậu quả của tội lỗi. Vì vậy không nên ngạc nhiên khi tìm thấy Tân Ước giải thích lời hứa Đức Chúa Trời dành cho Áp-ra-ham bằng những thuật ngữ vũ trụ (cosmic) (Rô-ma 4:13). Toàn bộ vũ trụ được sáng tạo sẽ là của ông. Dòng dõi ông không chỉ đông như sao trên trời, ông và dòng dõi ông còn được thừa hưởng các ngôi sao nữa. Cùng với thiên đàng, ông cũng sở hữu toàn bộ trái đất được tái định hình và tái tạo, là nơi sự công chính ngự trị. Dường như Áp-ra-ham ý thức dữ kiện nầy ngay từ đầu. Kinh Thánh làm chứng rằng ông “chờ đợi một thành có nền vững chắc, mà Đức Chúa Trời đã xây cất và sáng lập” (Hê-bơ-rơ 11:10). Ông không chỉ trông đợi quyền sở hữu vùng Ca-na-an. Ông tìm kiếm một thế giới với một nền móng được xây dựng bởi chính Đức Chúa Trời, một thế giới được đổi mới và còn lại đến đời đời. Chỉ khi đó các lời hứa của Đức Chúa Trời là Cha liên quan đến vùng đất nầy mới tìm được đỉnh cao thích hợp của mình. Vì đã phải lang thang trong vùng đất Ca-na-an, Áp-ra-ham và các tổ phụ khác mới “ham mến một quê hương tốt hơn, tức là quê hương ở trên trời” (11:16).

Kết luận
Vùng đất của Kinh Thánh phục vụ cho một mục đích vượt quá sự tồn tại của nó. Trong cõi đời đời, người ta sẽ ngợi khen Chúa về mọi điều. Nhưng nằm đầu danh sách đó sẽ là những lời ca ngợi đầy ý nghĩa về công trình của Ngài trong việc sáng tạo nên vùng đất cầu nối nầy của các lục địa, là nơi Ngài có thể thực hiện công tác cứu chuộc tội nhân từ khắp các quốc gia trên thế giới. Như một sân khấu lớn dựng lên cho diễn trình những sự kiện quan trọng trong vở kịch cứu chuộc, vùng đất nầy đã phục vụ tốt cho Đức Chúa Trời và cho con người. Ngay cả ngày nay vùng đất nầy vẫn còn đang phục vụ hữu hiệu cho vương quốc của Đấng Christ. Nếu xem xét đúng đắn, nó có thể tăng cường, soi sáng, và làm sống động những chân lý đời đời của Kinh Thánh. Vùng Đất Thánh có thể gợi lên một tình yêu sâu xa hơn đối với Lời Đức Chúa Trời và tăng cường sự hiểu biết về sự cứu rỗi và kế hoạch cứu chuộc đời đời của Đức Chúa Trời.

Quan Điểm Hành Hương Trải qua mọi thời đại, người ta đã cảm nhận một sự thôi thúc tìm về vùng đất của Kinh Thánh. Hầu hết các cá nhân thực hiện chuyến đi nầy bởi vì họ tự nhiên liên kết vùng đất với các sự kiện được ghi lại trong Kinh Thánh. Nhưng xuyên suốt lịch sử, động cơ của nhiều người đã là một ý thức muốn giành công đức với Đức Chúa Trời. Ngay cả trong thế kỷ thứ hai mươi, nhiều Cơ-đốc nhân đã đi nửa vòng trái đất để được “bap-têm lại” dưới sông Giô-đanh, vì họ cho rằng bằng một cách nào đó dòng nước nầy có một khả năng làm sạch tội lỗi lớn hơn bất cứ dòng nước nào khác. Và dù vậy một phiên bản tế nhị hơn của cùng quan điểm nầy giả định rằng một chuyến hành hương đến vùng đất Kinh Thánh sẽ cất bỏ được sương mù trong linh hồn và đem lại một khải tượng rõ ràng về thân vị của Đấng Christ. Nhưng Kinh Thánh không đưa ra ơn phước đặc biệt nào cho tội nhân nhờ vào việc người ấy đi đến một nơi cụ thể nào đó. Chỉ có đức tin nơi sự hi sinh của Con Đức Chúa Trời mới có thể mang hoà bình đến giữa Đức Chúa Trời và con người, và đức tin nầy có thể được thực hành như nhau từ bất cứ nơi nào trên thế giới. Quan điểm nầy thật sự khơi lên mối nghi ngờ về tính chất đầy trọn của sự hi sinh của Đức Chúa Giê-su Christ khi đề nghị rằng một sự tái định vị vật lý nào đó của tội nhân sẽ đóng góp vào việc khôi phục mối thông công của người ấy với Đức Chúa Trời.

Quan Điểm Si-ôn-nít (Zionist) Sự hồi sinh của quốc gia Y-sơ-ra-ên năm 1948 đã nhen lại niềm tin trong nhiều người Do Thái và Cơ-đốc nhân rằng vùng đất Palestine mãi mãi thuộc về dân tộc Do Thái, và rằng tất cả vùng đất nầy sẽ được trả lại cho họ với tư cách chủ nhân hợp pháp của nó. Trên căn bản lời hứa ban cho Áp-ra-ham rằng vùng đất thuộc về ông và dòng dõi ông mãi mãi, người ta đã kết luận rằng toàn bộ vùng đất của Kinh Thánh không thể đảo ngược được giao phó cho dân tộc Y-sơ-ra-ên. Quan điểm nầy đã nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Sau khi chứng kiến vụ diệt chủng (the Holocaust) khiến sáu triệu người Do Thái bỏ mạng bởi “giải pháp cuối cùng” của Adolf Hitler cho “nan đề” người Do Thái, các nước phương tây đã thông cảm với quan niệm về một quê nhà cho người Do Thái. Những sự gợi ý sớm hơn đề nghị lấy Uganda, giữa nhiều nơi khác, làm một địa bàn khả dĩ để tái định cư người Do Thái. Nhưng đến cuối cùng, mọi sự đều chỉ hướng về vùng đất của tổ tiên họ. Ban đầu chỉ là những đợt người ít oi chống lại sự đối kháng vũ trang nhưng rồi hàng ngàn, hàng vạn người Do Thái từ mọi miền thế giới đổ về vùng đất của Kinh Thánh. Du khách ngày nay chỉ có thể kinh ngạc trước sự cương quyết của những người nầy là những người đã trở về vùng đất. Trên đỉnh của các ngọn núi mờ ảo, giữa các sa mạc khô cằn, tận trên những chung cư cao tầng, giữa những người Do Thái khác chẳng hiểu được tiếng nói của nhau, người Do Thái Ê-thi-ô-pi, người Do Thái Nga, người Do Thái Ma-rốc, người Do Thái Anh, Ca-na-đa, và Tây Ban Nha cùng sống với nhau. Bất chấp sự phê phán và phàn nàn của thế giới, dân Do Thái cứ tiếp tục giành vùng đất nầy cho riêng họ. Nhưng theo ý nghĩa nào mà vùng đất nầy, toàn bộ vùng đất của Kinh Thánh, là tài sản của người Do Thái bởi quyền của sự ban cho và giao ước thiên thượng? Ngày nay câu hỏi nầy được trả lời bằng nhiều cách khác nhau ngay cả giữa chính những người Do Thái. Một số người trong những người Hasidim (những người Do Thái chính thống nhiệt thành nhất) khăng khăng rằng, bởi giao ước với Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời đã ban toàn bộ vùng đất nầy cho dòng dõi của Áp-ra-ham mãi mãi. Những người khác khiêm nhường hơn trong khi viện đến lời hứa ban cho các vị tổ phụ. Đối với họ lời hứa của Chúa bảo đảm một quyền sở hữu nhất định cho quốc gia Do Thái ngày nay, mặc dù lời tuyên bố của họ không loại trừ khả năng thoả hiệp chính trị. Dĩ nhiên có vấn đề khó khăn, không giải quyết được liên quan đến việc nhận diện một “người Do Thái.” Vì như một nhà giải kinh người Do Thái khi giải nghĩa sách Sáng Thế Ký đã nhận định rằng dân tộc “Do Thái” không bao giờ biết đến “sự thuần chủng huyết thống” (Jacob 1974, 233). Kể từ thời Đức Chúa Trời thiết lập giao ước với Áp-ra-ham, bất cứ Dân Ngoại nào đều có thể trở thành một người Do Thái chính thức bằng cách xưng nhận Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham và, trong trường hợp của người đàn ông, phải được cắt bì (Sáng 17:12-13). Lời định nghĩa chiếm ưu thế về một người Do Thái là bất cứ ai có một người mẹ Do Thái đều có thể đòi hỏi một chức năng nào đó.