BÀI HỌC 7: Những Nhà Lãnh Đạo Hội Thánh và Các Giáo Hội Nghị

Lịch sử thường nói về những con người. Chúng ta đã quen thuộc với các vị Hoàng đế, các vị Giáo hoàng, các Tu sĩ và các nhà truyền giáo khác nhau, là những người mà sự đóng góp của họ cho lịch sử Hội Thánh đã kéo dài qua ba thế kỷ, từ năm 312 đến 590. Bây giờ chúng ta sẽ gặp gỡ những con người khác là những người đã phục vụ Hội Thánh bằng nhiều cách khác nhau trong suốt giai đoạn này.
Khi nhìn vào dàn bài bên dưới, bạn hãy chú ý ân tứ mà mỗi vị đã có như là một chi thể trong thân của Đấng Christ. Những người này, mỗi người một ân tứ độc đáo đã đóng góp cho sức sống Hội Thánh Cơ Đốc. Họ đến từ ba lục địa, Châu Phi, Châu Âu và Châu Á. Một số xuất thân từ những gia đình giàu có, một số khác từ giữa vòng những người nghèo. Mỗi người đều cố gắngg hiến cả đời mình vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Mỗi người đã sử dụng ta lâng của mình để kiến tạo Hội Thánh. Những điều đó hoặc có liên quan đến lịch sử Hội Thánh hoặc việc giúp để đề ra giáo lý của Hội Thánh ở tại một trong các kỳ hội đồng.
Chúng ta thật biết ơn những người đã liều bỏ tự do và mạng sống của mình để thuyết phục giáo hội thừa nhận những quan điểm đúng với Thánh Kinh. Chúng ta ngợi khen Đức Chúa Trời vì sự hướng dẫn của Ngài trong những vấn đề thần học mà họ đã đối diện. Chúng ta cầu nguyện để này nay có thêm nhiều người nam người nữ tận hiến chính mình để đem vinh hiển về cho Đức Chúa Trời qua Hội Thánh Ngài.
Những Nhà Lãnh Đạo Nổi Bật
Eusebius: Sử gia
Ambrose: Nhà Quản Trị
Chrysostom: Nhà Truyền Đạo
Theodore người Mopsuestia: Nhà Giải Kinh
Jerome: Dịch Giả
Augustine người Hippo: Nhà Thần Học
Những Cuộc Tranh Luận Về Giáo Lý
Mối Liên Hệ Giữa Đấng Christ với Đức Chúa Trời
Bản Tánh của Đấng Christ
Sự Cứu Rỗi

Khi học xong bài này bạn có thể:
Ù Nhận biết được những sự đóng góp của nhiều nhà lãnh đạo Hội Thánh nổi bật thuộc Hội Thánh đầu thời Trung cổ.
Ù Mô tả được những vấn đề thần học được đề cập ở những kỳ hội đồng khác nhau của giáo hội.

  1. Nghiên cứu bài học này rồi làm bài tự trắc nghiệm theo những sự chỉ dẫn đã cho trong bài 1.
    2. Xem bản đồ trong Bài 4 để xác định quê hương của những nhà lãnh đạo Hội Thánh này.

Các Từ Then Chốt
Phương pháp dùng ngụ ngôn
Ép buộc
Cùng bản thể
Những nguyên tắc đạo đức
Sự chú giải
Nhà giải kinh
Ngữ pháp – lịch sử
Duy nhât thần thuyết
Thuyết của Nestorius (Cảnh giáo phái)
Tà thuyết của Pelagius
Thuật hùng biện
Tính đa tài

NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO NỔI BẬT
Cũng như những anh hùng Cựu ước là các gương mẫu cho chúng ta ngày nay, những con người tin kính xuyên suốt lịch sử Hội Thánh có thể dạy dỗ chúng ta nhiều điều về mối tương quan của chúng ta với Đức Chúa Trời và vai trò của chúng ta trong Hội Thánh. Chúng ta đã đề cập đến Ambrose và Augustine, bây giờ bạn sẽ làm quen với một số những vị khác.
Eusebius: Sử Gia
Eusebius (260-399) được gọi là ông tổ của lịch sử Hội Thánh. Ông là nhà viết sử đầu tiên chuẩn bị một tập hồ sơ dễ hiểu về những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ của Hội Thánh. Mặc dầu công việc của ông cho thấy những cảm giác và những suy nghĩ của riêng ông nhiều hơn là của nhà viết sử hiện đại, song ông đã sử dụng rất nhiều nguồn tư liệu chính yếu mà ông có thể có được.
Tác phẩm Sử Ký Hội Thánh của ông là một cuộc nghiên cứu có thẩm quyền về Hội Thánh từ thời các sứ đồ cho đến chiến thắng của Constantine như là vị hoàng đế duy nhất của Đế quốc Lamã vào năm 324. Mô tả sự kế tục của các giám mục và các giáo sư Cơ Đốc, những tà giáo, những sự đau khổ của dân Dothái, việc bách hại các Cơ Đốc nhân, những truyền thống về các trước giả của Tân ước và sự chân xác của Kinh Thánh. Cuộc nghiên cứu kỳ cựu có giá trị này chứa đựng những phần trích dẫn dài từ những tác phẩm khác đã bị thất lạc.
Sinh ra từ một dòng dõi thấp kém, Eusebius đã không ngừng học tập. Ông được bổ nhiệm chức vụ giám mục thành Caesasea ở tại Palestine vào năm 314. Chẳng bao lâu ông trở thành một người bạn riêng của hoàng đế Constantine và phục vụ như một vị cố vấn cho cun đình của nhà vua. Eusebius cũng đã đóng góp trong những lãnh vực về quản trị và về thần học. Ông là một tác giả viết về chú giải Kinh Thánh, về những tác phẩm biện giải, những tài liệu thần học, tiểu sử, cũng như lịch sử Hội Thánh. Bài viết về tiểu sử Constantine của ông hết sức tôn tặng ông ta. Sau này chúng ta sẽ thảo luận về vai trò của Eusebius trong cuộc tranh luận Arian ở tại Hội nghị Nicaea.
1. Lịch sử Hội Thánh cho đến khi Phao lô bị bỏ tù ở tại Lamã được bao gồm trong
a) Tác phẩm Sử Ký Hội Thánh
b) Sách Công vụ các sứ đồ
c) Thư Rôma
d) Sách Tin Lành Luca
2. Vì sao tập tiểu sử viết về Constantine lại được coi là quan trọng đối với một vị giám mục như là Eusebius
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
3. Giải thích giá trị tác phẩm của Eusebius với tư cách một nhà viết sử.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Ambrose: Nhà Quản Trị
Không giống như Eusebius, Ambrose (339-397) được sinh ra trong một gia đình rất giàu có của một viên chức Lamã ở tại Trier, xứ Gaul. Ông được đào tạo để trở thành một nhà luật sư. Trong khi đang phục vụ như người đứng đầu vùng Milan thuộc phía Bắc nước Ý, thì cuộc chiến ngoài đường phố đã nổ ra vì vấn đề của phái Arian (phủ nhận thần tính của Đấng Christ). Ambrose người được dân chúng yêu mến vì tính công bằng và năng lực lãnh đạo của ông, ông đã kêu gọi Hội Thánh giữ trật tự. Đám đông bắt đầu la lớn “Ambrose làm giám mục!”. Mặc dầu là một Cơ Đốc nhân đã tin Chúa trong lòng nhưng ông thậm chí chưa chịu báp têm nữa. Tuy nhiên, với lòng khiêm nhượng và niềm tin của ông cho rằng điều đó hẳn phải là ý muốn của Đức Chúa Trời, tám ngày sau vào năm 374 Ambrose đã trở thành giám mục. Hoạt động đầu tiên của ông là đem tiền của mình cho người nghèo.
Ambrose biết rằng hiểu biết của ông về Kinh Thánh và thần học còn chưa đầy đủ. Ông đã dâng mình cho những nhiệm vụ mới của mình về việc thành lập Hội Thánh ở tại Milan và đã tìm cách học hỏi trong khi dạy dỗ. Ông giảng dạy thường xuyên và đã trở thành một trong những diễn giả vĩ đại nhất ở tại phía Tây thế giới Cơ Đốc. Ông đề xướng các bài hát của hội chúng trong Hội Thánh, giữ gìn đức tin thật và bác bỏ tà giáo, nhất là thuyết Arian.
Tính cách của ông đã được bày tỏ qua việc ông dứt phép thông công hoàng đế Theodosius (xem Bài 6). Đối với Ambrose, đạo đức và thần học không tách rời được, “tay” phải được giữ liên lạc với “đầu”. Bằng việc từ chối ban tiệc thánh cho hoàng đế, Ambrose là người đầu tiên sử dụng chức vụ giáo hội của mình để ép buộc một nhà cầm quyền dân sự
4. Ghép cặp những đóng góp với người đóng góp
1) Ambrose
2) Eusebius
…….a Đã viết lịch sử Hội Thánh đầu tiên
……..b Đột ngột chuyển từ tín đồ sang chức giám mục trong vòng tám ngày
……..c Đã dự phần ở tại hội nghị Nicaea
……..d Đã thành lập Hội Thánh ở tại Milan
……..e Đã nói rằng “tay” phải được giữ liên lạc với “đầu”
5. Đọc RoRm 12:8ITi1Tm 5:17, nếu được dùng nhiều bản dịch khác nhau. Những Câu Kinh Thánh ấy nói gì về quyền lãnh đạo?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
6. Hãy kể một vài phương cách mà những khả năng của Ambrose và việc huấn luyện của ông trong chức vụ quản lý đã giúp đỡ cho Hội Thánh. Viết vào vở của bạn.

Chrysostom: Người Giảng Đạo
Chrysostom (345-407), tên thật của ông là John nhiều khi cũng được gọi là John thành Antioch. Ông được tặng danh hiệu “Chrysostom”, có nghĩa là “cái miệng vàng”, bởi vì lời rao giảng hùng hồn của ông. Khi ông ra đời ở tại thành Antioch thuộc xứ Syri, thành phố có số dân cư mà phân nửa số đó là Cơ Đốc nhân, John được đào tạo theo ngành luật. Sau khi thực hành luật một thời gian, ông đã trở thành một tu sĩ và đã làm hư hại sức khỏe của mình vì sống trong một hang núi. ông được phong làm trợ tế vào năm 381 và là một linh mục vào năm 386, khi được chọn lần sau cùng, ngược lại với những ao ước của mình, làm giám mục thành Constantiople vào năm 398.
Một khi đã bước vào chức vụ, sự giảng dạy của Chrysostom ở tại Antioch đã làm cho ông rất nổi tiếng. ông đặc biệt xuất sắc trong việc giải thích ý nghĩa nguyên văn của Kinh Thánh bằng cách đưa ra sự ứng dụng thuộc linh và sự ứng dụng đạo đức của Kinh Thánh vào đời sống. Ông đã cố gắng để nâng cao mức đạo đức của dân chúng một cách can đảm nhưng thiếu lịch thiệp.
Sau khi được bầu làm giám mục thành Constantiople, ông đã làm cho Nữ hoàng Eudoxia tức giận vì cách ông rao giảng Kinh Thánh và lòng sốt sắng muốn cải cách của ông. Cách sống giản dị của ông đã lên án sự thế tục và xa hoa của triều đình. Ngay cả hàng giáo phẩm địa phương cũng thấy ông quá khắt khe. Ông tin rằng một người chịu từ bỏ mình thì sẽ là một lời chứng quyền năng để thu hút người ta đến với Chúa Cứu Thế hơn cả việc một người chết sống lại nữa.
Nữ hoàng đã buộc tội ông cách sai trái và đã lưu đày ông vào năm 404. Trong khi bị lưu đày, ông tiếp tục phục vụ dân sự mình bằng cách gởi những bức thư khuyên giục và những quà tặng. Khi triều đình đưa ông đi xa hơn nữa, ông đã chết vì những gian nan của cuộc hành trình.
7. Tìm ra mỗi hành động hoặc đặc tính của Chrysostom là 1) nếu bạn thấy điều đó tốt hoặc ích lợi cho một người truyền đạo, hoặc là 2) nếu bạn tìm thấy điều đó có hại
…..a Rao giảng Thánh Kinh
…..b Can đảm trong việc lên án tội lỗi
…..c Thiếu lịch thiệp với người ta
…..d Vững vàng khi đối diện với những lời buộc tội sai trái.
…..e Bài giảng nói đến những vấn đề thuộc linh
8. Theo bạn, đóng góp nổi bật nhất của Chrysostom là gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Theodore người Mopsuestia: Nhà Giải Kinh
Cũng như Chrysostom, Theodore (350-428) người thành Antioch, cả hai đều biết nhau khi còn là những cậu bé và đã được cùng một vị thầy dạy dỗ. Theodore trở thành giám mục Mopsuestia ở tại Cilicia vào năm 392. Mặc dầu ông rất đa tài trong lãnh vực văn chương, người ta vẫn luôn nhớ nhât về ông như là một nhà diễn dịch Thánh Kinh, một nhà giải kinh.
Nhà giải kinh là người giải thích ý nghĩa của một bản văn, Theodore đã trở thành diễn giả của một phương pháp diễn dịch Thánh Kinh được gọi là ngữ pháp – lịch sử. Phương pháp này tìm cách để hiểu được ngữ pháp và nền tảng lịch sử của bản văn ngõ hầu khám phá được ý của người viết. Chẳng hạn như Theodore là người đầu tiên tìm cách đưa các đoạn Thi thiên vào bối cảnh lịch sử.
Phương pháp giải nghĩa Kinh Thánh mạnh mẽ nhất ở tại Antioch và đã được gọi là Trường Antioch. Nó đối lập với phương pháp dùng ngụ ngôn đã được sự ủng hộ ở tại Trường Alexandria. Bạn còn nhớ Origen là người đã đưa phương pháp này vào Alexandria. Nó nhắm vài việc tìm kiếm một ý nghĩa sâu xa hơn hoặc đang còn ẩn giấu mà chưa tìm được trên bề mặt.
Cả Theodore lẫn Chrysostom cũng là người thuộc Trường Antioch, đều đã có ảnh hưởng đến việc diễn dịch Thánh Kinh trong thời đại của họ. Khi trọng tâm của họ nhắm vào mặt lịch sử và những mối quan tâm về những nguyên tắc đạo đức, họ thường có khuynh hướng nhấn mạnh đến nhân tính của Chúa Cứu Thế. Về sau chúng ta sẽ thấy những quan điểm của Theodore, đặc biệt đã dọn đường cho một cuộc tranh luận lớn về thần tính và nhân tính của Chúa Cứu Thế như thế nào.
9. Định nghĩa chữ “giải kinh” và kể tên hai phương pháp giải kinh.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
10. Đọc LuLc 19:28 và tìm ra mỗi một cách diễn dịch này 1) nếu cách dùng ngữ pháp kết hợp với lịch sử, 2) Nếu là cách dùng ngụ ngôn
……..a Khi so sánh câu này với câu 1 cùng đoạn, chúng ta thấy Chúa Jesus và các môn đồ của Ngài đang trong hành trình từ Giêricô đến Giêrusalem. Cuộc hành trình đưa họ đến những khu vực cao hơn. Địa hình của vùng này hậu thuẫn cho sự nhận biêt đó.
……..b Qua câu này, chúng ta hiểu được rằng Chúa Jesus đã phân rẽ khỏi các môn đồ của Ngài vì Ngài đã đạt đến những mức độ từng trải thuộc linh.
11. Sự đóng góp của Theodore với tư cách nhà giải kinh là gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Jerome: Dịch Giả
Jerome (345-419) Sinh ra ở miền Bắc nước Ý và đã được học tập ở tại Lamã. người ta đoán ông đã dành những buổi chiều Chúa nhật của mình để sao chép những lời ghi khắc trên các bức tường của hầm mộ. Ông đã cải đạo vào năm 19 tuổi và đã tận hiến chính mình hoàn toàn cho cuộc sống mới của ông. Ông đã nghiên cứu, học tập tiếng Hylạp, Latinh và Hybálai và ngày càng yêu thích những lối viết cổ điển của người Hylạp và người Lamã. Một ngày kia ông có một khải tượng, trong khải tượng đó, Đấng Christ quở trách ông vì ông đã yêu mến các tác giả ngoại giáo. Sau đó ông đã dành các công trình nghiên cứu cho Thánh KInh.
Vào năm 382, Giám mục Damasus tại Lamã chỉ định Jerome, người đang phục vụ như viên thư ký của mình công việc chuẩn bị một bản dịch Kinh Thánh mới bằng ngôn ngữ thông thường trong thời đó. Hai mươi ba năm sau, vào năm 405 Jerome hoàn tất bản Kinh Thánh bằng tiếng Latinh Thông Dụng (Vulgate), bản Kinh Thánh này đã trở thành bản dịch tiêu chuẩn của Giáo hội Công Giáo Lamã cho đến những thời kỳ hiện đại. Vì việc dịch thuật của mình, ông đã sử dụng bản Tân ước Hylạp và cả bản Cựu ước theo tiếng Hylạp lẫn Hybálai nguyên gốc.
Ngoài việc chuẩn bị cho bản Kinh Thánh Thông dụng (Vulgate), Jerome còn viết các vài giải nghĩa cho hầu hết các sách trong Kinh Thánh. Ông đã viết tiểu sử của nhiều vị lãnh đạo giáo hội và người tuận đạo. ông đã viết những bức thư thường là phản ánh sự mỉa mai, sự châm chọc và công kích cá nhân. Cả lối viết lẫn cách sống của ông đều hậu thuẫn cho kiểu sống khổ hạnh nhắm vào tu viện của ông. Vào năm 386 ông rút về đời sống tu sĩ ở tại Bếtlehem sau cuộc hành trình đến Antioch xứ Syry, Aicập và xứ Thánh.
Sự hiểu biết của ông về các ngôn ngữ thật khó ai bì kịp, và ông đã trở thàng người đứng đầu các học giả Kinh Thánh của giáo hội phía Tây trong thời của mình. Như là một học giả Kinh Thánh đã mô tả về ông, có lẽ ông không chân thật bằng Augustin, không trong sạch và kiêu kỳ về nhân cách cho bằng Ambrose, không có được lẽ phải tuyệt hảo và sự vững chải bằng Chrysostom, không có sự sáng suốt sắc bén tính can đảm trước sau như nhất bằng Theodore xứ Mopsuestia, nhưng ông vượt trội tất cả họ trong việc học hỏi và trong khả năng đa tài (trong bài viết của Eerdman, trang 189).
12. Theo bạn những loại kiến thức nào ngày nay giúp cho một dịch giả trong việc dịch Kinh Thánh ra các ngôn ngữ khác? Viết vào vở ghi chép của bạn.
13. Sự đóng góp chủ yếu của Jerome cho Hội Thánh là gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
14. Ghép cặp người đóng góp với những sự đóng góp
1) Ambrose
2) Chrysostom
3) Eusebius
4) Jerome
5) Theodore
…….a Dịch bản Kinh Thánh Vulgate
…….b Dạy dỗ phương pháp diễn dịch Thánh Kinh theo ngữ pháp và lịch sử
…….c Từ chối các phương pháp cổ điển chỉ nghiên cứu dựa trên Thánh Kinh
…….d Trở thành một người giảng dạy Thánh Kinh vĩ đại và một nhà cải cách
…….e Trở thành giám mục thành Milan
…….f Đã tham dự hội nghị Nicaea
…….g Được tặng danh hiệu “cái miệng vàng”

Augustine thuộc Hippo: Nhà Thần Học
Augustine (354-430) ra đời tại Tagaste thuộc Bắc Phi, cha mẹ ông đều là Cơ Đốc nhân, nhưng trong tuổi thanh xuân, ông đã có những sinh hoạt tội lỗi. Ônng đã sống với một người phụ nữ suốt mưới ba năm mà không kết hôn. Ông thiếu kỷ luật và ưa thích sân khấu, nhưng linh hồn ông vẫn phiền muộn. Ông đã tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời và lẽ thật trong một số những triết lý của cả thuyết Thiện Ác Nhị Nguyên (Manichaeanism), sự khôn ngoan giả tạo chẳng bao lâu đã làm ông chán ghét.
15. Mô tả bản chất sự khôn ngoan và tri thức giữa vòng những người theo thuyết Thiện Ác Nhị Nguyên là nhóm người mà có lẽ Augustine đã chống lại (xem bài 5)
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
Đang khi ở tại Milan làm công việc, Augustine là giáo sư khoa hùng biện đã bị thu hút bởi việc giảng dạy Kinh Thánh của Ambrose. Một ngày nọ, Augustine đang ở trong khu vườn thì ông nghe có tiếng phán: “Hãy cầm lấy và đọc đi, hãy cầm lấy và đọc đi”. Ông chộp lấy quyển sách các thư tín của Phao lô và mở ra ngay thơ Rôma. Dưới đây là lời làm chứng của ông.
Tôi chộp lấy quyển sách và mở ra và rồi trong sự yên lặng tôi đọc đoạn đầu tiên về những điều mà mắt tôi cảm nhận “Chớ nộp mình vào sự quá độ và say sưa, buông tuồng và bậy bạ, rầy rà và ghen ghét. Nhưng hãy mặc lấy Đức Chúa Jesus Christ, chớ chăm nom về xác thịt mà làm cho phỉ lòng dục nó”. Tôi không ước ao đọc thêm và không càn phải làm như vậy làm chi. Vì ngay lập tức, khi đọc đến cuối câu tôi thấy như là ánh sáng của đức tin đã tràn ngập vào lòng tôi và tất cả những tối tăm của sự ngờ vực đều biến mất”
Đoạn văn trên được trích từ bản tự nguyện của Augustine được gọi là Những Lời Thú Tội. Đó là một khuôn mẫu Cơ Đốc đã ban phước cho những người tin Chúa ở mọi thời đại. Không bao lâu sau sự việc kể trên, ông đã được Ambrose làm báp têm vào năm 387.
16. Đọc RoRm 13:13-14, vì sao bạn cho rằng những câu Kinh Thánh ấy đã chạm đến Augustine sâu xa như vậy?
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
Vào năm 388, khi Augustine trở về Phi Châu, ông thành lập cộng đồng tu sĩ của mình để nghiên cứu. Không bao lâu sau đó ông được bổ nhiệm chức vụ linh mục vào năm 396 và được chỉ định làm giám mục thành Hippo gần Carthage. Ông đã xử lý khéo léo những vấn đề về chức vụ chăn bầy, về kỷ luật, về việc quản trị, và những vấn đề thần học, trở thành người bảo vệ tính chánh thống của Thiên Chúa Giáo.
Trong bài 5, chúng ta đã đề cập đến đáp ứng của Augustine với thuyết Donatic. Ông xác nhận rằng sự trong sạch của Hội Thánh là dành cho tương lai trong cõi đời đời, chứ không dành cho thời kỳ hiện nay. Ông ủng hộ ý tưởng của Hội Thánh phổ thông bảo rằng mặc dầu các thánh lễ đều có thật bên ngoài giáo hội Công giáo, song chúng không ích lợi gì nếu chúng bị phân rẽ khỏi công việc của Thánh Linh trong thân.
17. Tóm tắt ngắn gọn niềm tin của những người thuộc phái Donatic mà Augustine đã có phản ứng (Bài 5)
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
18. Nếu sự hiệp nhất của Hội Thánh bị hy sinh liên tục để giữ gìn sự trong sạch của Hội Thánh, thì sẽ dẫn đến điều gì?
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
Augustine đã viết tác phẩm chính của ông Thành của Đức Chúa Trời để trả lời niềm tin của người ngoại giáo cho rằng sự suy tàn của đế quốc Lamã là do Cơ Đốc giáo gây ra. Các dân ngoại tin rằng vì cớ các Cơ Đốc nhân đã từ bỏ hình tượng của người Lamã, nênn các thần của Lamã đã từ bỏ đế quốc.Sự trả lời của Augustine đã cung ứng một triết lý Cơ Đốc về lịch sử. Ông nói rằng Đức Chúa Trời là Chúa của lịch sử. Ngài đang dời chuyển các biến cố đi đến một kết thúc. Những sự kiện như Rlaric cướp phá thành Lamã vào năm 410 không phải là một chu kỳ vô nghĩa tự nó lập lại mà còn bày tỏ rằng Đức Chúa Trời đang hành động. Augustine nhấn mạnh rằng Đức Chúa Trời nắm phần kết thúc lịch sử trong tay Ngài. Mọi người phải tìm kiếm thành của Đức Chúa Trời (một lối sống thuộc linh) bởi vì Thành của Loài Người (lối sống theo kiểu mẫu Lamã và Hylạp)đang qua đi. Mặc dầu sự suy đồi của một đế quốc lớn, Đức Chúa Trời vẫn đangn làm việc trong Hội Thánh của Ngài bởi ân điển của Ngài.
19. Đọc DaDn 4:175:18-21, những đoạn Kinh Thánh này có hậu thuẫn cho quan điểm của Augustine liên quan đến lịch sử không?
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
20. Augustine được người ta nhớ đến vì điều gì?
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
NHỮNG CUỘC TRANH LUẬN VỀ GIÁO LÝ
Trong giáo hội ở phía Đônng, giai đoạnn từ năm 325 đến 451 đầy dẫy những cuộc tranh cãi về thần tính và bản tánh của Đấng Christ. Bốn kỳ hội nghị chính đã họp để giải quyết các vấn đề này. Tertullian ở phía Tây trước đó lâu đã thiết lập giáo lý chánh thống về Ba ngôi Đức Chúa Trời, vì vậy giáo hội phía Tây không quá bị rắc rối vì những cuộc tranh luận về thần học nầy. Tuy nhiên, một cuộc tranh luận về một vấn đề thực tiễn hơn đã thật sự làm cho giáo hội phía Tây lo lắng, đó là sự thắc mắc về cách nào để một người được cứu. Nhìn chung, giai đoạn này là một thời kỳ quan trọng của việc trình bày thần học Cơ Đốc.
Mối Liên Hệ Giữa Đấng Christ và Đức Chúa Trời
Vào năm 325, có khoảng 300 giám mục phần lớn từ phía Đông, nhóm lại vì một kỳ hội ngị chung ở tại thành Nicaea. Họ đến do sự thỉnh cầu của Hoàng đế Constantine, là người chịu trả tất cả những phí tổn cho họ và đã chủ trì cuộc họp. Constatine, hoàng đế của cả phía Đông cũng như phía Tây, muốn có một giáo hội hiệp nhất để giúp thống nhất Đế quốc.
Cuộc tranh luận về thần học mà hội nghị đối diện có liên quan đến mối liên hệ giữa Đấng Christ với Đức Chúa Trời. Arius một linh mục thuộc Alexandria, đã chống lại quan niệm đa thần về Đức Chúa Trời là điều ông tin rằng Ba ngôi Đức Chúa Trời đã công bố. Ông dạy rằng Đấng Christ không hiện hữu đời đời nhưng Ngài đã được dựng nên. Đấng Christ là một bản thể khác (heteros) với Đức Chúa Cha và lệ thuộc vào Đức Chúa Cha. Arius cho rằng vì cớ sự thuận phục tuyệt đối của Đấng Christ, Ngài đã trở thành một người giống như vị thần. Có lẽ bạn nhìn thấy một vài điểm tương đồng ở đây với những quan điểm của Paul người Samosala (xem bài 5, thuyết Duy nhất thần (Momarchian).
Quan niệm thứ hai của nhà thần học Athanasius, cũng đến từ Alexandria. ông dạy rằng Đấng Christ hiện hữu đời đời với Cha Ngài. Đấng Christ có cùng một bản thể (homoousios) như Cha Ngài. Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con đều đồng đẳng, đồng vĩnh cửu và đồng bản thể. Đối với Athanasius, câu hỏi mấu chốt là: “Liệu Chúa Cứu Thế có cung ứng sự cứu chuộc trọn vẹn được không nếu như Ngài không trọn vẹn bằng Đức Chúa Trời?
Eusebius người Caesarea trình bày một quan điểm thứ ba. Bản tánh nhã nhặn của ông đã cố gắng để tìm được một sự htỏa hiệp. Thoạt đầu ông dựa vào quan điểm của Arius, nhưng khi ông thấy những hậu quả cực đoan của quan điểm ấy, ông đã chuyển sang quan điểm của Athanasius. ông đã trình bày một bản tín điều mà đã trở thành nền tảng của Bảng Tín Điều Nicaea công bố như vậy. Đức Chúa Jesus Christ là “con độc sanh của Đức Chúa Trời, chứ không phải được Đức Chúa Trời tạo dựng, Ngài có cùng một bản thể với Đức Chúa Trời”. Tín lý nầy đã lên án quan điểm của phái Arian.
Mặc dầu Hội nghị Nicaea đã làm sáng tỏ thần tính của Chúa Cứu Thế Jesus, nó cũng đã làm tổn hại đến sự tự do của Đông giáo hội. Giáo hội phía Đông sẽ không bao giờ lại được tự do khỏi thế lực của nhà nước. Ngoài ra, thuyết Arian vẫn là một sự đe dọa đối với tính chánh thống đôi lần về sau này. Đa số các hoàng đế giữa Constantine đến Theodosius đệ I đều thuộc phái Arian. Athanasius, ngườiđã ủng hộ mạnh mẽ Bản Tín Điều Nicaea, đã bị lưu đày năm lần. Thuyết Arian lan truyền đến các bộ tộc ngoại giáo ở phía Đông và về sau đã đe dọa tính chánh thống của Công Giáo ở phía Tây.
21. Bạn có thể nhớ lại thuyết Arian đầu tiên đã lan truyền đến các bộ tộc ngoại giáo như thế nào không?
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
22. Đọc GiGa 10:30, 38; 12:45; 14:7-10; 17:10. Kết luận của Hội Nghị Nicaea có đồng tình với những đoạn Kinh Thánh trên không?
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
23. Bảng Tín Điều Nicaea là gì?
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
Bản Tánh Của Đấng Christ
Một cuộc tranh luận khác về thần tánh và nhân tánh của Đấng Christ. Trường của người Alexandria nhấn mạnh đến thần tánh của Ngài trong khi Trường của người Antioch nhấn mạnh đến nhân tánh của Ngài, Apollinaris (qua đời năm 392) giám mục thành Ladicea, là người bạn của Athanarius và là một thành phần thuộc trường của người Alexandria. Trong phản ứng của ông đối với thuyết Arian, ông mô tả sự Hiện Thân của Đấng Christ là Ngôi Lời của thiên thượng (Logos) thay thế linh hồn, lý trí trong một thân thể loài người. Ông ta giảm thiểu tính người trong Đấng Christ bằng cách tăng cao thần tánh của Ngài. Tại Hội nghị ở Constantiople vào năm 381, do Hoàng đế Theodosius I triệu tập. Apollinaris đã bị lên án và nhân tánh của Đấng Christ được khẳng định cùng với thân vị của Đức Thánh Linh.
Nestorius (381-451) là một học trò của Theodore bfười Mopsuestia,đã phản đối thuyết của Apollianaris và vì vậy đã khởi đầu một cuộc chiến tiếp theo. Nestorius là một tu sĩ học rộng, được bổ nhiệm làm giám mục thành Constantineople vào năm 428. Ông phản đối tước hiệu “Người cưu mang Đức Chúa Trời” (theotokos) được áp đặt cho Mary mẹ Chúa Jesus. Ông cảm thấy từ ngữ ấy nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Mary nhiều hơn Kinh Thánh cho phép. Vì vậy, ông đưa ra danh hiệu “Người cưu mang Chúa Cứu Thế” (christotokos) dành cho Mary.
Tại Giáo Hội Nghị Ephesus vào năm 431, do hoàng đế Theodosius đệ II triệu tập, những nhà lãnh đạo giáo hội do Cyril thuộc Alexandria lãnh đạo và những người ganh tị với địa vị của Nestorius ở tại Constantinople đã buộc tội Nestorius theo tà giáo. Họ tố cáo ông đã dạy dỗ rằng hai bản tánh của Chúa Cứu Thế đã bị ép vào nhau trong một sự hiệp nhất máy móc, giống như hai mảnh cạt tông dán keo. Hãy lưu ý những lời bóng gió hai mặt của thuyết Gnostic trong quan điểm này. Đấng Christ là một người cưu mang Đức Chúa Trời, chứ không phải là người-Trời. Ngài chỉ là một con người trọn vẹn, mang ảnh tượng của thiên thượng.
Không rõ là Nestorius có thực sự đã dạy dỗ luận lý này hay không, nhưng vấn đề đã tạo ra một sự bất đồng (kỵ giáo) trong giáo hội. Nestorius bị truất phế ở tại hội nghị, và Đấng Christ được công bố là một Thân vị hiệp nhất “hai bản tánh đằng sau sự hiệp nhất”. Tuy nhiên thuyết của Nestorius về sau đã trở thành có ảnh hưởng hơn trong vùng Batư.
Tuy nhiên một trận chiến khác lại tiếp tục nổ ra khi một tu sĩ lão thành tên là Eutyches tấn công giáo lý về bản thể “hai bổn tánh” của Đấng Christ. Ông cho rằng Đấng Christ chỉ có một thần tánh trong đó nhân tánh đã bị nuốt mất bởi thần tánh. Quan điểm đó được gọi là thuyết Duy nhất thần (Momophysitic) đã dẫn đến Giáo hội nghị Chalcedon vào năm 451. Em gái của hoàng đế Theodosius, người kế vị ông đã triệu tập cuộc họp. Giám mục Leo đệ I (giáo hoàng) của Lamã đã tham dự và đọc tác phẩm Tome của ông,trong đó tuyên bố rằng Đấng Christ có cả nhân tánh trọn vẹn lẫn thần tánh trọn vẹn chư không phải là một nhân cách bị tách rời ra. Đó là sự đóng góp quan trọng đầu tiên của phía Tây vàomột kỳ giáo hội nghị chung.
Giáo hội nghị ban bố một sự định nghĩa mới về Đấng Christ bao gồm Các Bản Tín Điều của năm 325 và năm 381, hai bức thư của Cyril phủ nhận Nestorius, quyển Tome của Leo và một lời xưng nhận mới:

Hết thảy chúng tôi đồng một tiếng nói xưng nhận Cứu Chúa Jesus Christ của chúng tôi là một người và là Con của Đức Chúa Trời , đồng thời trọn vẹn trong Ba ngôi Đức Chúa Trời và trọn vẹn về nhân tánh , là Đức Chúa Trời thật và là người thật , gồm một linh hồn và một thân thể phù hợp , một bản chất với Đức Chúa Cha khi xét về thần tánh của Ngài , cùng bản chất với chúng ta khi xét về nhân tánh của Ngài . Ngài giống như chúng ta trong mọi sự , nhưng trừ ra sự phạm tội , là Con của Đức Chúa Cha trước các thời đại khi xét đến thần tánh của Ngài , cũng như vậy trong những ngày cuối cùng , vì chúng ta và vì sự cứu rỗi của chúng ta được sinh bởi nữ đồng trinh mary , người cưu mang Chúa (thetokos ), khi xét đến nhân tánh của Ngài là một người và cũng là Chúa Cứu Thế , là Đức Chúa Con , là Chúa , là Con độc sanh , được thừa nhận trong hai bổn tánh , không lẫn lộn , không thay đổi , không phân rẽ hoặc không tách biệt , điểm ưu việt của các bổn tánh không hề bị loại bỏ vì sự hợp nhất , mà hơn nữa thuộc tính đặc trưng của mỗi bản tánh đều được giữ gìn ,và hợp nhau để tạo thành một thân vị (Prosopon ) và một thực thể (hypostasis ), không phải như thân thể Đấng Christ bị tách hoặc chia thành hai con người …
Trước bản tín điều này từ lâu, Tertullian đã mô tả Đấng Christ như là có hai bản chất trong một thân vị.
Cuộc tranh luận của những người thuộc pháo Monophysic tiếp tục khi có nhiều người thuộc Đông giáo hội phản bác lời Định Nghĩa ở hội nghị Chalcedon. Aicập và Syry trở thành những thành trì của thuyết Monophysic. Về sau Atmêni cũng vậy. Batư chọn thuyết của Nestorius khi ở dưới triều của hoàng đế Zeno đế quốc đã chấp nhận một thuyết Monophysic (Duy nhất thần) thỏa hiệp để tìm cách đem lại sự thống nhất cho Đông giáo hội.
Hoàng đế Justinian đệ I đã triệu tập Giáo hội nghị Constantinople vào năm 553 để tìm cách khôi phục sự hiệp nhất cho Đông giáo hội. Tuy nhiên, không bao giờ có được sự hiệp nhất. Hội nghị đó và những kỳ hội nghị tiếp theo đào sâu thêm sự bất hòa giữa Đông giáo hội và Tây giáo hội. Chỉ có bảy giáo hội nghị trong tất cả các kỳ hội nghị được cả giáo hội ở phía Đông lẫn Tây thừa nhận. Được kể tên trong bảng sau đây.

  1. Ghép cặp những quan niệm về Đấng Christ (trái) với những con người (phải)
    ……..a Đấng Christ là người cưu mang Chúa, không phải người – Trời
    ……..b Thân thể con người của Đấng Christ được đầy dẫy lời thiên thượng đã thế chỗ cho linh hồn có lý trí.
    ……..c Nhân tính của Đấng Christ đã bị thần tính của Ngài nuốt mất.
  2. Trong các cuộc tranh luận ở tại các Giáo Hội Nghị năm 381, 431 và 451 thần tính của Đấng Christ không bị phủ nhận. Vậy thì vấn đề là gì?
    ………………………………………………………………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………………………………………
    26. Đọc GiGa 5:17-23; 12:45; Phi Pl 2:6-7; Mat Mt 1:18; 3:7;; HeDt 2:14-18Cong Cv 3:32. Hãy giải thích việc Đấng Christ có cả thần tính và nhân tính như thế nào. Viết vào vở của bạn.
    27. Điều gì dường như phải xảy ra, như đã đựợc bày tỏ bởi những cuộc tranh cãi liên tục ở tại các kỳ hội nghị, khi một sự dạy dỗ tà giáo nổi lên?
    ………………………………………………………………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………………………………………
    Sự Cứu Rỗi
    Một quan điểm của sự cứu rỗi được biết đến như là thuyết Pelagianic đã bị lên án ở tại Giáo hội nghị thành Ephesus vào năm 431. Mặc dầu thánh Augustine đã qua đời ngay trước kỳ hội nghị này, ông đã dẫn đầu cuộc phản đối sự dạy dỗ này. Thuyết này do Pelagius triển khai (360-420), ông là một tu sĩ người Anh, người đã tuyên bố rằng một tội nhân có thể và phải sửa chính mình cho đúng lại với Đức Chúa Trời. Những người thuộc phái Pelagians dạy rằng tội lỗi là một nhược điểm của xác thịt, chứ không phải là sự băng hoại của ý chí con người. Không có nguyên tội, và mỗi người được dựng nên tự do giống như Ađam vậy. Con người chọn tội lỗi hoặc sự công bình là do ý chí tự do của riêng họ. Theo những người thuộc phái Pelagian, không phạm tội là điều khả thi. Bởi vì mỗi người đều được tự do, các thánh lễ nhất là lễ báp têm cho trẻ con là không cần thiết.
    Thánh Augustine đã trả lời rằng nguyên tội là tội kế thừa và là sự băng hoại của Ađam. Bởi vì ý chí con người bị ràng buộc bởi tội lỗi nên con người không thể làm gì để tìm được sự cứu rỗi cho chính mình. Augustine nhấn mạnh rằng Đức Chúa Trời phải thúc đẩy ý chí để chấp nhận ân điển. Ông nói rằng Đức Chúa Trời đã chọn một số người để được cứ và sai Thánh Linh đem ân điển vào trong con người hầu cho họ có thể vâng phục Đức Chúa Trời. Bởi vì sự không phạm tội là điều bất khả thi, Augustine giải thích, nên các thánh lễ là điều cần thiết.
    Mặc dầu những quan điểm của Pelagius và Augustine đã từng được tranh luận qua mọi thời đại, nhìn chung Hội Thánh vẫn đứng về phía Augustine nhiều hơn là phía Pelagius (thật đáng chú ý khi ghi nhận ảnh tượng của thuyết Pelagius trong việc sùng bái tà thần ngày nay), Những người theo Tin lành đánh giá đúng sự hiểu biết của Augustine về tội lỗi và ân điển trong khi những người theo Thiên Chúa Giáo đán giá vị trí của ông trong các thánh lễ và giáo hội.
    28. Ghép cặp các quan điểm liên quan đến sự cứu rỗi với những con người
    1) Augustine
    2) Pelagius
    3) Không ai cả
    …….a Tội lỗi chỉ là một sự yếu đuối của xác thịt
    …….b Tội lỗi là sự băng hoại của ý chí loài người
    ……..c Đức Chúa Trời chọn lựa ai sẽ được cứu
    …….d Mỗi người đều tự do chọn lựa phạm tội hoặc chọn sự công bình.
    …….e Sự cứu rỗi do ân điển chứ không do việc làm của các thánh lễ
    …..f Các thánh lễ cần thiết cho sự cứu rỗi
  3. Đọc RoRm 3:23, quan điểm của Augustine về tội lỗi có theo Kinh Thánh không?
    ………………………………………………………………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………………………………………
    30. Cuộc tranh luận gì đã nổi lên do việc Augustine tin rằng Đức Chúa Trời đã lựa chọn những người sẽ được cứu
    ………………………………………………………………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………………………………………
    31. Có điều gì sai trật khi chúng ta tin rằng mình có thể cứu lấy mình do những nổ lực riêng của mình?
    ………………………………………………………………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………………………………………
  4. Hãy điền vào BẢNG sơ đồ này, nếu nhớ thuộc lòng càng tốt
    Khi chúng ta nhìn lại những con người khác biệt nhau mà mình đã gặp trong bài học này, tôi lại được nhắc nhở về 12:3-8 trong khúc Kinh Thánh này, Phao lô đã dạy dỗ về các ân ban cho của Chúa trong Hội Thánh. Thật vậy chúng ta có những ân tứ khác nhau, tuỳ theo ân điển đã ban cho chúng ta “Theo sự diễn dịch về ngữ pháp và lịch sử của khúc Kinh Thánh này, chúng ta phải khiêm nhường phục vụ thân thể bởi vì chúng ta là chi thể của thân.
    Bài Làm Tự Trắc Nghiệm
  5. Ghép cặp các đặc trưng với nhân vật. Sử dụng hai câu trả lời nếu phù hợp
    1) Ambrose
    2) Augustine
    3) Chrysostom
    4) Eusebius
    5) Jerome
    6) Theodore
    …..a. Ông không phải là một giám mục
    …..b. Họ là bạn khi còn là những cậu bé ở Antioch
    …..c. Cả hai đều được huấn luyện thành luật sư
    …..d. Ông được cứu và sau đó được Ambrose làm phép báp têm.
    …..e. Hai vị này đều có dính líu đến thuyết của Arian
    …..f. Ông nổi lên từ giai cấp thấp kém để trở thành một người bạn riêng của một vị hoàng đế.
    …..g. Ông làm việc ở tại lục địa Phi Châu
    …..h. Họ đều được nuôi dưỡng ở tại Ý
  6. Ghép cặp những người với những ân tứ phù hợp của họ
    1) Ambrose
    2) Augustine
    3) Chrysostom
    4) Eusebius
    5) Jerome
    6) Theodore
    …..a. Sử gia
    …..b. Người giảng đạo
    …..c. Người quản trị
    …..d. Dịch giả
    …..e. Nhà thần học
    …..f. Nhà giải kinh
  7. Ghép cặp những nhân vật với những vùng họ phục vụ với tư cách giám mục
    1) Ambrose
    2) Augustine
    3) Chrysostom
    4) Eusebius
    5) Thedore
    …..a. Caesarea
    …..b. Constantinople
    …..c. Hippo
    …..d. Milan
    …..e. Mopsuestia
  8. Ghép cặp nhân vật với sự đóng góp của họ
    1) Ambrose
    2) Augustine
    3) Chrysostom
    4) Eusebius
    5) Jerome
    6) Theodore
    …..a. Viết lịch sử Hội Thánh đầu tiên
    …..b. Dứt phép thông công một vị hoàng đế vì vấn đề về những nguyên tắc đạo đức.
    …..c. Sử dụng những phương pháp diễn dịch Kinh Thánh theo ngữ pháp lịch sử
    …..d. Bảo vệ tính chánh thống của Tiên Chúa giáo bằng cách phủ nhận thuyết của Donatic
    …..e. Đã dịch bản Kinh Thánh thông dụng theo tiếng Latinh (Vulgate)
    …..f. Rao giảng lẽ thật của Thánh Kinh bằng một sự sốt sắng muốn cải cách.

CÂU TRẢ LỜI NGẮN . Hoàn thành những câu sau đây càng ngắn càng tốt
5. Kể ra những vấn đề của bốn kỳ giáo hội nghị đầu tiên
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
6. Lời Định Nghĩa Chalcedon đã phát biểu gì về Đấng Christ
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
7. Thảo luận những khía cạnh theo đúng với Thánh Kinh và không đúng theo Thánh Kinh theo quan điểm của Augustine về vấn đề tội lỗi và sự cứu rỗi.
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
Giải Đáp Các Câu Hỏi Của Bài Học

  1. Câu trả lời của bạn. Họ tin rằng những người lãnh đạo thuộc linh phải chứng tỏ tính khắt khe về mặt thuộc linh và một chủ nghĩa khổ hạnh để làm cho các thánh lễ trở nên hiệu nghiệm.
    1. b) Công vụ các sứ đồ
    18. Câu trả lời của bạn. Một số đông đảo các nhóm nhỏ, các nhóm tách biệt không hiệu quả sẽ dẫn đến những con người ai nấy đều tin rằng mình thánh khiết hơn bất cứ nhóm nào khác.
    2. Câu trả lời của bạn. Bên trong Đế quốc Lamã, Constantine đã làm cho Cơ Đốc giáo trở thành một tôn giáo hợp pháp. Điều đó ảnh hưởng sâu rộng đến Hội Thánh.
    19. Theo Daniel, Đức Chúa Trời hiện nắm quyền kiểm soát các công việc của loài người trong lịch sử.
    3. Câu trả lời của bạn. Ông đã cung cấp tập hồ sơ dễ hiểu đầu tiên kèm với vô số các phần trích dẫn được nắm giữ gìn lấy từ các tác phẩm khác không còn tồn tại.
    20. Câu trả lời của bạn. Ông là người bảo vệ tính chính thống Công giáo.
    4. a. Eusebius
    b. 1. Ambrose
    c. 2. Eusebius
    d. 1. Ambrose
    e. 1. Ambrose
    21. Uyilas, một Cơ đốc nhân thuộc phái Arian, đã trở thành một nhà truyền giáo cho dân Visigoths và đã dịch Kinh thánh ra ngôn ngữ của họ.
    5. Quyền lãnh đạo là một ân tứ Chúa ban cho hội thánh. Những người dẫn dắt hội thánh là đáng kính trọng.
    22. Phải, những đoạn Kinh thánh ấy xác minh thần tính của Đấng Christ như Ngài và cha Ngài là một.
    6. Câu trả lời của bạn. Ông đem lại trật tự cho giáo hội ở tại Milan, giúp dàn xếp cuộc tranh luận của phái Arian, để xướng việc ca hát của hội chúng, dạy dỗ về đức tin thật, và dẫn dắt trong những vấn đề về luân lý.
    23. Đó là một lời tuyên bố chính thống về niềm tin rằng Chúa cứu thế Jesus là “con của Đức Chúa Trời, chứ không phải được Đức Chúa Trời dựng nên, có cùng bản chất với Đức Chúa Cha”. Điều đó đã xác lập thần tính của Đấng Christ.
    7. a. 1
    b. 1
    c. 2
    d. 1
    e. 1
    24. a. 3. Nertorius
    b. 1. Apollinaris
    c. 2. Eutyches
    8. Câu trả lời của bạn. Mặc dầu ông đã thực hiện nhiều điều tốt, song điều nổi bật nhất ông là người lãnh đạo xuất sắc và cảm động được người nghe.
    25. Vấn đề là sự hóa thân của Đấng Christ hoặc sự hiệp nhất của thần tánh và nhân tánh của Ngài.
    9. Nhà giải Kinh là người chuyên môn trong việc phân tích diễn dịch, và giải thích Kinh thánh. Hai phương pháp là phép dùng ngụ ngôn và phép dùng ngữ pháp lịch sử.
    26. Câu trả lời của bạn. Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời có chính bản tánh của Đức Chúa Trời và bình đẳng với Ngài, đã trở thành một con người, được sinh bởi Mari Ngài cũng giống như chúng ta trong mọi sự để làm của lễ chuộc tội lỗi cho chúng ta.
    10. a. 1
    b. 2
    27. Câu trả lời của bạn. Việc không chấp nhận tà giáo như vậy làm cho một quan điểm chống nghịch cực đoan nổi lên và lại trở thành một tà giáo mới.
    1. Ông đã triển khai phương pháp diễn dịch Kinh thánh theo ngữ pháp kết hợp với lịch sử và vì vậy nhấn mạnh đến nhân tánh của Chúa Cứu thế.
    28. a. 2. Pelagius
    b. 1. Augustine
    c. 1. Augustine
    d. 2. Pelagius
    e. 3. Neither one
    f. 1. Augustine
    12. Câu trả lời của bạn. Hiểu biết về cách thức ngôn ngữ thể hiện, những ngôn ngữ gốc, ngôn ngữ và cách thành ngữ (những cách diễn tả độc đáo) của người ta để có được bản dịch, những phong tục của dân chúng trong các thời đại của Thánh Kinh cũng như của những người tiếp nhận bản dịch.
    29. Phải, hết thảy đều đã phạm tội, không một người nào không phạm tội
    13. Đó là bản dịch Kinh thánh thông dụng theo tiếng Latin của ông
    30. Câu trả lời của bạn, vấn đề tiền định được nêu lên.
    14. a. 4. Jerome
    b. 5. Theodore
    c. 4. Jerome
    d. 2. Chrysostom
    e. 1. Ambrose
    f. 3. Euscbius
    g. 2. Chrysostom
    31. Câu trả lời của bạn. niềm tin nầy làm giảm đi tầm quan trọng của Đức Chúa Trời trong sự Cứu rỗi, đề cao khả năng của con người để tự cứu mình, và vì vậy đã tôn cao con người và hạ thấp Đức Chúa Trời.
    15. Câu trả lời của bạn là thành viên của phong trào Gnostic, họ cảm thấy tri thức của họ về sự khôn ngoan đặc biệt đã làm cho họ xứng đáng trước mặt Đức Chúa Trời.
    32. Kiểm tra lại các câu trả lời của bạn với thông tin trên biểu đồ của bài học.
    16. Câu trả lời của bạn. Cả sự tìm tòi của ông trong triết học lẫn cuộc đời của ông trong sự vô luân đều được đề cập đến trong những câu Kinh thánh đó. Chúa Cứu thế cũng đã được trình bày như là giải pháp cho những nan đề nầy.