BÀI HỌC 3: Sự Bắt Bớ Hội Thánh

Sau khi bành trướng nhanh chóng trong Thời Đại các Sứ Đồ. Hội thánh đầu tiên đã ý thức được nhu cầu về tình trạng liên tục và ổn định. Tuy nhiên, trong suốt thế kỷ thứ hai và thế kỷ thứ ba, Hội thánh đã bị bắt bớ liên tục. Hội thánh không chỉ phải gặp sự chống đối từ phía Do Thái giáo, mà còn phải gặp áp lực từ nhà nước buộc phải vâng lời “Sê sa” hơn là vâng lời Đấng Christ.
Trong thời gian này, các nhà lãnh đạo vững vàng đã xuất hiện để binh vực đức tin, xác định giáo lý, và chỉ dẫn việc thờ phượng. Các nhà lãnh đạo này và các vấn đề tranh luận về thần học là những đề tài của Bài 4 và Bài 5.
Lịch sử Hội thánh có một giá trị chắc chắn trong việc đem lại cho chúng ta ý thức về di sản Cơ đốc của chúng ta, khi nó liên kết quá khứ với hiện tại và tương lai. Trong bài này, lịch sử Hội thánh còn cống hiến cho chúng ta nhiều hơn nữa – cống hiến một sức mạnh làm động cơ thúc đẫy. Là những Cơ Đốc nhân, chúng ta vẫn đang đối đầu với tình trạng khó xử : vâng lời Đấng Christ hay vâng lời Sê sa. Nhiều người chịu bắt bớ vì cớ đức tin nơi Đấng Christ của họ. Vì vậy, lời chứng kiên cường của các tín hữu bị bắt bớ gần 2000 năm qua cảm động chúng ta bằng sức mạnh thuộc linh và bản chất không thể bị hủy phá được của Hội thánh trong những thời đã qua.
Phao lô đã nói lên một lẽ thật : chúng ta là các chi thể của cùng một thân; khi một chi thể chịu đau, tất cả chúng ta đều cùng chịu đau. Chúng ta cảm biết ý nghĩa của sự hiệp một. Chúng ta hãy xem cách Đức Chúa Trời có thể đem lại sự đắc thắng như thế nào, dù cho từ trong những nan đề nghiêm trọng nhất đi nữa.
Các nguyên nhân của cơn bắt bớ.
Vấn đề tôn giáo
Vấn đề chính trị
Vấn đề xã hội
Các phản ứng đối với cơn bắt bớ.
Quan điểm của Kinh Thánh.
Hội thánh, trong các hầm mộ.
Đề cập đến niềm tin quyết
Binh vực đức tin
Kết quả của cơn bắt bớ.
Sự khâm phục những người tuận đạo
Truyền bá đức tin

Khi học xong bài này, bạn sẽ có thể
Ù Bàn luận các vấn đề trong tín ngưỡng, chính trị, và xã hội đã dẫn đến việc bắt bớ các Cơ Đốc nhân của Hội thánh đầu tiên.
Ù Trình bày các yêu cầu của Kinh Thánh liên quan đến sự bắt bớ, sự tuận đạo và lời binh vực cho đức tin.
Ù Mô tả các đáp ứng của Hội thánh đầu tiên trong cơn bắt bớ.
Ù Lần theo sự bành trướng của Hội thánh đầu tiên đến cuối thế kỷ thứ ba.

  1. Xem bảng tóm lược lịch sử Hội thánh sau bài 12 trong tài liệu này. Bảng này bao gồm các sự kiện và các nhà lãnh đạo quan trọng cho đến năm 1517 S.C . Bạn sẽ cần xem bảng này nhiều lần nữa khi bạn nghiên cứu từng bài trong giáo trình này .
    2. Nghiên cứu bài này theo cách thức đã nói trong Bài 1.
    3. Làm bài tự trắc nghiệm và kiểm tra câu trả lời của bạn.

Nhà thân oan
Chủ nghĩa vô thần
giáo phận
lầm lạc
người ngoại đạo
Thánh tích
môn phái
Sùng bái
Thờ phượng

CÁC NGUYÊN NHÂN CỦA CƠN BẮT BỚ.
Hội thánh đầu tiên đã gặp một vài sự chống đối mạnh mẽ, đe dọa dập tắt ngọn lửa Cơ đốc. Nhiều khi, sự chống đối rất hung tợn. Thường thường, nó được tiến hành ở địa phương và thường mang hình thức của sự kỳ thị. Chỉ có những cuộc tuận đạo xảy ra lẻ tẻ mà thôi. Mãi đến 250 S.C, vẫn chưa có một cơn bắt bớ nào có chủ đích rộng khắp đế quốc do lệnh của Hoàng đế xảy ra cho Cơ Đốc nhân.
Có nhiều lý do khác nhau ẩn sau những cơn bách hại. Nhiều vấn đề tranh luận khác nhau đã khích động cơn giận dữ ở nhiều miền khác nhau trong đế quốc. Chỉ việc hiểu lầm thôi cũng đã khiến cho nhiều cơn bắt bớ bùng lên.
Vấn Đề Tín Ngưỡng
Suốt Thời Đại các Sứ Đồ, người La Mã xem Cơ Đốc giáo như là một môn phái của Do Thái giáo. Nhà nước La Mã công nhận đức tin của người Do Thái là religiolicita, một nhóm tôn giáo được chấp nhận và hợp pháp. Vì vậy, các Cơ Đốc nhân được chấp nhận một cách rộng rãi trên toàn đế quốc.
Tuy nhiên, khi Cơ đốc giáo phát triển, các nhà lãnh đạo người Do Thái ngày càng khó chịu với các nhà giảng đạo Cơ Đốc đầy nhiệt huyết. Sứ điệp về quyền tự do của Cơ Đốc nhân đã làm suy yếu dần chủ nghĩa luật pháp của người Do Thái. Sự dạy dỗ về ân điển của Christ đã thay thế di sản hợp pháp vốn bắt nguồn từ Môi se. Người Do Thái cũng cảm thấy rằng chủ nghĩa độc thần của họ đã bị sự thờ phượng Jesus Christ đe dọa. Vì họ chỉ thờ phượng một Đức Chúa Trời độc nhất, người Do Thái được hưởng đặc quyền miễn thờ cúng trong việc thờ Hoàng đế của người La Mã. Cơ Đốc giáo đã gây nguy hiểm cho tình trạng vốn đã yếu kém của người Do Thái trong đế quốc.
Khi kết quả của sự khác biệt giữa Cơ Đốc giáo và Do Thái giáo phát triễn trong chính những người Do Thái, thì sự khác biệt giữa hai nhóm này cũng đã trở nên rõ ràng trước nhà nước La Mã. Các Cơ Đốc nhân đã trở thành những người làm cho nhà nước rất mích lòng vì từ chối thờ cúng Hoàng đế.
1. Có nhiều ví dụ về sự chống đối của người Do Thái đối với Cơ Đốc giáo được chép trong sách Công vụ. Hãy đọc 6:8-14 và liệt kê hai lời buộc tội mà người Do Thái gán cho Ê tiên.
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
Sự thờ phượng theo tín ngưỡng của người Rô ma thuộc về bề ngoài. Các bàn thờ, hình tượng, những đám rước, các ngôi đền, các nghi lễ là toàn bộ những thành phần của buổi thờ cúng. Người La Mã thật ra rất dễ dung nạp về mặt tôn giáo. Họ không ngần ngại bổ sung thêm nhiều vị thần mới vào danh sách các vị thần của họ. Tuy nhiên, họ không thể hiểu nổi loại tôn giáo của người Cơ Đốc giáo là gì nữa. Cơ Đốc nhân không sử dụng thần tượng hay bàn thờ gì cả. Họ tuyên bố rằng Đức Chúa Trời là Đấng không thể nhìn thấy được, và bất cứ lúc nào, những kẻ tin Ngài đều có thể thưa chuyện với Ngài bằng lời cầu nguyện. Vì vậy, những người La Mã sử dụng các đối tượng bằng vật chất làm các vị thần cho mình đã diễn giải Cơ Đốc giáo là một hình thức của thuyết vô thần. Họ tin rằng Cơ Đốc nhân không có một Đức Chúa Trời nào cả.
Một văn sĩ người ngoại đã thách thức hiệu quả trong việc thờ phượng của người Cơ Đốc bằng đối chiếu với sự thờ phượng của người Do Thái : Vì sao họ (các Cơ Đốc nhân) không có bàn thờ, không có đền thờ, không có những hình ảnh được công nhận ?…Dân tộc Do Thái cô đơn và khốn khổ này đã thờ phượng một Đức Chúa Trời, và chính là một sự thờ phượng lạ kỳ; nhưng mà họ đã thờ phượng Ngài một cách Công Khai bằng những đền thờ, bàn thờ, các sinh tế, và bằng những nghi lễ, và Đấng đó có quá ít sức mạnh hay quá ít năng quyền đến nỗi đã bị các vị thần của người La Mã bắt làm nô lệ, cùng với chính dân tộc đặc biệt của Đấng đó.
Khi Hội thánh phát triển, Hội thánh đã trở thành một Hội thánh phần lớn là của người ngoại bang. Những người ngoại đạo đã hoàn cải từ chối tiếp tục thờ cúng các vị thần La Mã trước kia. Họ đã bị buộc tội từ bỏ các vị thần này.
2. Sự thờ phượng của các Cơ Đốc nhân đầu tiên khác với sự thờ phượng của cả người La Mã lẫn người Do Thái như thế nào ?
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
3. Thái độ của người La Mã đối với người Do Thái như đã được văn sĩ ngoại đạo phát biểu là thái độ.
a) khinh miệt
b) tôn trọng
c) chấp nhận
d) thông cảm
4. Hãy nghiên cứu tình hình trong 17:16-34. Hãy tóm lược tôn giáo của người A thên và sứ điệp của Phao lô cho người A thên. Hãy viết vào vở của bạn.
Vấn Đề Chính Trị
Vì cớ chính quyền La Mã dễ dung nạp mọi tôn giáo nên người ta có thể thờ bất cứ vị thần nào họ muốn, miễn là họ cũng thờ Hoàng Đế nữa (Sê sa). Hoàng đế Domitian, cai trị 81-96 S.C, đã na6ng danh hiệu “Giáo sư và Thần linh” để tỏ ra đặc tính của Hoàng đế này. Trong thời cai trị của ông, Sứ đồ Giăng đã bị đày ra đảo Bát mô, ở nơi đó, ông đã viết sách Khải Huyền.
Tuy nhiên, Cơ Đốc giáo dường như đã đe dọa đến sự thống nhất về mặt chính trị của đế quốc. Các Cơ Đốc nhân đã nói về Đấng Christ như là một vị Vua và giảng về nước thiên đàng. Chúa Jesus đã dạy các môn đồ Ngài phải “Trả cho Sê sa vật gì của Sê sa; và trả cho Đức Chúa Trời vật gì của Đức Chúa Trời” (Mat Mt 22:17-21). Vì vậy, Cơ Đốc nhân hiểu rằng sự thờ phượng thuộc về Đức Chúa Trời, chứ không phải thuộc về Sê sa.
Đế quốc này đang cố bảo tồn nền văn hóa Hy Lạp và La Mã cổ. Lợi ích của quốc gia phải đặt lên trên. Nhà cầm quyền tin rằng chấp nhận hay dung nạp Cơ Đốc giáo sẽ đưa đến sự phản bội hay nổi loạn chống lại Đế quốc La Mã. Các hành động của Cơ Đốc nhân có khuynh hướng xác quyết những sự nghi ngờ của nhà cầm quyền.
Với việc tách Cơ Đốc giáo ra khỏi Do Thái giáo, các Cơ Đốc nhân không còn được miễn thờ cúng Hoàng đế. Tuy vậy, họ vẫn không chịu dâng hương cho Hoàng đế La Mã vì họ xem điều này là hành động thờ cúng. Mặt khác, những nhà lãnh đạo La Mã lại xem dâng hương là một hành động của lòng trung thành. Họ cảm thấy Cơ Đốc nhân đang phản bội bằng cách từ chối dâng hương. Quốc gia quy định một luật lệ buộc mọi người phải hứa nguyện trung thành với La Mã bằng cách tuyên bố “Sê sa là Chúa”. Những Cơ Đốc nhân từ chối vâng theo luật này đã bị đối xử bằng nhiều cách khác nhau. Một số đã được dung tha, nhiều người đã bị bách hại. Lá thư của Pliny, quan trấn thủ xứ Bi thi ni, gởi cho Hoàng đế Trajan năm 111 S.C chứng tỏ rằng lời tuyên xưng thuộc về Cơ Đốc giáo có thể bị trừng phạt đến chết trong nhiều miền của đế quốc. Pliny viết rằng :
Tôi hỏi họ có phải là Cơ Đốc nhân không, nếu họ xưng là Cơ Đốc nhân, tôi hỏi họ một lần thứ hai, lần thứ ba với sự đe dọa trừng phạt. Nếu họ vẫn giữ vững lời tuyên xưng, tôi ra lệnh đem họ đi hành hình; vì tôi cho rằng không còn phải thắc mắc gì về điều họ đã thú nhận, bất cứ một trường hợp nào ngoan cố và ngang ngược kiên quyết đều xứng đáng bị trừng phạt… Còn đối với những người nói rằng họ không phải là, mà cũng chưa hề là Cơ Đốc nhân, tôi nghĩ là nên thả họ ra, vì họ đã đọc theo lời cầu khấn với các thần, van khấn và dâng hương và rượu cho tượng của Đức Vua…hơn nữa, họ đã nguyền rủa Christ- là nhiều điều (như đã kể trên) mà những kẻ thực sự là Cơ Đốc nhân không thể nào chịu thực hiện (Stevenson, trang 13-14). Chúng ta sẽ nghiên cứu sau về một nhà lãnh đạo Hội Thánh tên là Ignatius, người bị tuận đạo vào năm 115 S.C do những hành động của Pliny.
5. Hãy đọc RoRm 13:1-7, ITi1Tm 2:1-2, và IPhi 1Pr 1:13-17, là những câu đề cập đến mối liên hệ giữa Cơ Đốc nhân với bậc cầm quyền. Hãy khoanh tròn mẫu tự trước câu phát biểu ĐÚNG về thái độ của Cơ Đốc nhân.
a) Cơ Đốc nhân chỉ phải chịu vâng phục Đức Chúa Trời, không vâng phục các nhà cầm quyền.
b) Cơ Đốc nhân cần phải tìm nhiều cách để trốn thuế.
c) Cơ Đốc nhân cần phải công nhận rằng các bậc cầm quyền nằm trong kế hoạch của Đức Chúa Trời.
d) Cơ Đốc nhân cần phải sợ và vâng lời các bậc cầm quyền, nhưng không kính trọng họ.
e) Cơ Đốc nhân phải cầu nguyện cho các bậc cầm quyền để được sống bình tịnh yên ổn.
6. Nếu bạn bị điệu đến trước mặt Pliny, bạn sẽ nói gì với ông ta ? Hãy viết vào vở của bạn.
7. Tại sao chính quyền La Mã cảm thấy không thể dung nạp Cơ Đốc giáo ?
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
Vấn Đề Xã Hội
Bên cạnh việc đối đầu với những xung khắc về tôn giáo và chính trị, chính các Cơ Đốc nhân còn cảm thấy mâu thuẫn với những khuôn mẫu xã hội trong cuộc sống của người La Mã. Trước hết, nhiều người trong số các Cơ Đốc nhân đầu tiên xuất thân từ tầng lớp hạ lưu trong xã hội (ICo1Cr 1:26) Tuy vậy, những người nam và nữ trong những giai cấp cao nhất và thấp nhất của xã hội đều nhóm thờ phượng chung với nhau. Các tín hữu thuộc giới quí tộc và giới có thế lực trong xã hội La Mã đã bị nghi ngờ là khăng khăng đòi bình đẳng cho mọi người.
8. CoCl 3:11 sẽ là một thách thức như thế nào cho xã hội La Mã hoặc bất cứ một xã hội có ý thức giai cấp ?
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
Cơ Đốc nhân dường như đã rút lui khỏi xã hội La Mã. Họ từ chối tham dự những môn thể thao khát máu của người La Mã. Họ phản đối sân khấu đầy thú vui nhục dục của người La Mã. Họ từ chối tham dự các buổi tụ tập của người ngoại trong đền thờ. Những láng giềng ngoại đạo đã buộc tội họ là những kẻ thù của nhân loại. Do tiếp nhận Đấng Christ, các tín đồ đã loại bỏ không chỉ các vị thần và nhiều luật lệ của xã hội ngoại đạo, mà họ còn loại bỏ cả những nền đạo đức của các xã hội ấy nữa.
Càng gặp sự chống đối, các Cơ Đốc nhân càng phải cẩn thận hơn trong các buổi nhóm. Họ thường nhóm lại trong những chỗ kín đáo, bí mật và vào ban đêm. Điều này càng gây thêm nhiều thắc mắc. Các Cơ Đốc nhân đang cố gắng dấu giếm điều gì? Họ đang dự định những âm mưu gì ?
Quan niệm của công chúng cáo buộc họ là đồi bại, vô đạo đức vì các tín hữu nói về tình yêu đối với các anh em và chị em mình. Người ta cho là họ đã loạn luân và tổ chức các cuộc truy hoan dâm dật. Khi các Cơ Đốc nhân nói về các yếu tố trong buổi tiệc Thánh, là “thân và huyết của Chúa”, họ bị buộc tội là cử hành tập tục ăn thịt người. Nhiều người nói rằng các Cơ Đốc nhân đó đã giết và ăn thịt trẻ con như là một sinh tế dâng cho Đức Chúa Trời của họ. Các lời buộc tội sai lầm này đã gây thêm sự nghi ngờ, mất lòng tin, và ác ý với những người tin theo Chúa Jesus Christ. Sự chống đối phổ biến này dựa trên sự sợ hãi và đã dẫn đến các chính sách bắt bớ của chính quyền về sau này.
Sự thanh sạch và mối quan tâm tích cực đến xã hội của các Cơ Đốc nhân đầu tiên đã là những lời trách móc tình trạng vô đạo đức và ích kỷ của xã hội La Mã. Cơ Đốc nhân chăm sóc người đau ốm, thăm viếng tù nhân, bố thí cho kẻ nghèo, chôn cất người chết. Sự phục vụ này là lời buộc tội thầm lặng nghịch lại sự thờ ơ của xã hội La Mã. Một văn sĩ giữa thế kỷ thứ hai đã tóm tắt cương vị của Cơ Đốc nhân trong thế giới này :
Nói đơn giản : Linh hồn ở trong thân thể thế nào, thì Cơ Đốc nhân ở trong thế gian cũng thể ấy. Hồn được phân tán khắp mọi chi thể của thân, và các Cơ Đốc nhân bị tản lạc khắp trong mọi thành phố trong thế gian này. Linh hồn ở trong thân thể, nhưng không thuộc về thân thể, Cơ Đốc nhân cũng ở trong thế gian này nhưng không thuộc về thế gian này (Petry, trang 20).
9. Giả sử bạn là một Cơ Đốc nhân thời đầu tiên bị buộc tội chống lại xã hội vì bạn từ chối tham gia các cuộc vui đẫm máu để tỏ lòng kính trọng một vị thần của người ngoại. Bạn sẽ đáp lại lời buộc tội này như thế nào ? Hãy viết vào vở của bạn.
10. Vì sao toàn bộ công chúng sợ các Cơ Đốc nhân ?
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
11. Hãy giải nghĩa : các Cơ Đốc nhân ở trong thế giới này nhưng không thuộc về thế giới này là như thế nào ?
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
12. Hãy ghép các nguyên nhân của cơn bắt bớ (bên trái) phù hợp với loại vấn đề (bên phải).
…a Thất bại trong việc chứng tỏ lòng trung thành với Hoàng Đế
…b Công bố sự bình đẳng của mọi giai cấp
…..c Lìa bỏ các thần của người La Mã
…..d Bí mật nhóm lại để thờ phượng
…..e Tách biệt khỏi Do Thái giáo
……f Hành động bất trung khi từ chối dâng hương

Có lẽ ngày nay bạn đã biết đến những sự hiểu lầm tương tự hoặc đã phải chịu khổ vì điều đó. Khi học tiếp bài này, bạn sẽ thấy các Cơ Đốc nhân đầu tiên đã đáp ứng với cơn bắt bớ như thế nào và lời của Đức Chúa Trời đã chiến thắng như thế nào.

CÁC PHẢN ỨNG ĐỐI VỚI CƠN BẮT BỚ
Quan điểm của Kinh Thánh
Các Cơ Đốc nhân đầu tiên đã chịu bắt bớ dưới nhiều hình thức khác nhau. Họ đã bị ngược đãi, nhạo báng, lưu đày, bắt giam, và bị xử tử. Hầu hết các cơn bắt bớ bắt nguồn từ nỗi sợ hãi của công chúng đối với người láng giềng “sùng đạo” của họ. Các nhà lãnh đạo chính trị chỉ có liên can trong những cuộc bắt bớ xảy ra ở địa phương như là cơn bắt bớ thời Hoàng đế Nero (64 S.C).
Năm 250 S.C, Hoàng đế Decius đã gây ra cơn bắt bớ đầu tiên khắp trên toàn đế quốc. Năm đó là lễ kỷ niệm lần thứ 1000 ngày thành lập thành phố Rô ma. Decius đã đổ lỗi đế quốc suy tàn, đặc biệt là từ năm 180 S.C, cho sự phát triễn của Cơ Đốc giáo trong cùng thời kỳ đó. Để cứu vãn đế quốc, ông cảm thấy phải bắt các Cơ Đốc nhân từ bỏ các mục tiêu của họ để giải quyết cho các mục tiêu của đế quốc. Ông không bắt tay vào việc xử tử các Cơ Đốc nhân nhưng bắt họ trở thành những kẻ phản bội (traditores). Những người đã lìa bỏ Cơ Đốc giáo thay vì tuyên xưng mình là Cơ Đốc nhân trong cơn bắt bớ đã tạo ra một nan đề cho Hội Thánh trong những năm sau này, khi họ muốn được thâu nhận lại.
Từ lúc đầu, các tân tín hữu đã phải suy xét hậu quả trước khi xưng danh “Cơ Đốc nhân”; vì vậy, những người tin không thật lòng và những kẻ giả hình đã bị loại khỏi Hội Thánh Cơ Đốc. Những ai liều bỏ mọi sự vì cớ Đấng Christ đều biết rằng họ có thể rơi vào chỗ chết vì cớ họ đồng đi với Đức Chúa Trời của những Cơ Đốc nhân. Các giáo phụ thời các sứ đồ đã gặp tình thế khó xử này và đã đề cập đến chúng trong các tác phẩm của họ.
13. Hãy đọc Cong Cv 14:22, IITi 2Tm 3:12, và IPhi 1Pr 4:12-19 rồi nói lên quan điểm của Kinh Thánh về mối liên quan giữa sự bắt bớ và đức tin của Cơ Đốc nhân.
……………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………..
Hội Thánh Trong Các Hầm Mộ
Trong Hội Thánh đầu tiên, bắt bớ và áp lực bên ngoài đã gia tăng trên lòng nhiệt thành và kỷ luật của các tín hữu. Họ tiếp tục nhóm chung với nhau để thờ phượng, bất chấp sự chống đối. Tại Rô ma, họ thường nhóm bí mật vào ban đêm trong các hầm mộ. Các hầm một này là những khu liên hợp các địa điểm chôn cất trong lòng đất, rất rộng lớn. Chúng là những lối đi dài hàng dặm đào trong lòng đất, sâu từ 7-12 thước dưới mặt đất. Tối thiểu có 35 hầm mộ với tổng số ước tính khoảng 500 dặm đã được các nhà khảo cổ hiện đại xác định vị trí. Hơn 2.000.000 ngôi mộ đã được tìm thấy trong các hầm mộ ở Rô ma. Chúng vẫn được sử dụng cho đến đầu thế kỷ thứ năm.

Nhiều danh tánh và hình ảnh được khắc trên các bức tường trong hầm một đã cung cấp cho các sử gia ngày nay các đầu mối của nếp sinh hoạt trong Hội Thánh. Các biểu tượng như thập tự giá, con cá, và Chi Rho rất phổ biến. Các câu chuyện trong Cựu Ước được minh họa trên các tảng đá đã truyền đạt các chân lý Cơ Đốc. Ví dụ như bức tranh Con tàu Nô ê đã truyền đạt ý tưởng sự an ninh trong cơn bão táp. Các bia ký nói đến những niềm tin của Hội Thánh đầu tiên như là Ba Ngôi hay thần tánh của Chúa Jesus Christ. Những bức còn lại thể hiện nghi thức Báp tem và Tiệc thánh.
Dù bị bắt bớ, các Cơ Đốc nhân đã duy trì một lời chứng đầy sức sống. Họ còn trổi hơn những kẻ chinh phục họ. Trong nơi vắng vẻ, hẻo lánh, họ đã có thể thông công với nhau và tiếp nhận sự dạy dỗ cho đức tin.
14. Bản chất của Hội Thánh đã nhóm họp nơi hầm một là gì ?
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..
Chết Trong Niềm Tin Quyết
Nhiều Cơ Đốc nhân đã chết trong tay những kẻ bắt bớ. Chúng ta sẽ kể về một trường hợp như thế trong những bản ký thuật đầu tiên. Nó liên quan đến Polycarp, Người Tuận đạo trong cơn bắt bớ tại Si miệc nơ vào giữa thế kỷ thứ hai. Chúng ta sẽ nghiên cứu thêm về ông trong Bài 4, còn đây là một đoạn trong bản ký thuật của một nhân chứng trực tiếp thuật lại vụ xử Polycarp.
Lúc đó ông bị dẫn lên phía trước, tiếng la lối ấm ĩ vang lên rất lớn khi họ nghe Polycarp đã bị bắt giữ. Rồi ông bị điệu đến trước quan Tổng trấn, quan hỏi ông có phải là Polycarp không. Ông trả lời “Vâng !”, quan tổng trấn cố thuyết phục ông chối bỏ đức tin, nài nỉ rằng “Ta kính trọng ông là người cao niên” và phần còn lại, theo thông lệ “Hãy thề nhơn danh thần của Sê sa; hãy thay đổi ý kiến của ngươi; hãy nói “Từ bỏ bọn vô đạo”. Với sắc mặt nghiêm nghị, Polycarp nhìn vào đám đông theo tà đạo tụ tập trong sân, ra dấu cho họ, đoạn ông nhìn lên trời, thốt ra một tiếng kêu đau đớn và nói “Từ bỏ bọn vô đạo”. Quan Tổng trấn tiếp tục cố nài nỉ và nói : “Hãy thề đi, rồi ta sẽ thả ngươi ra, hãy rủa Christ đi”. Polycarp đáp “Đã 86 năm qua, tôi hầu việc Ngài, và Ngài không hề làm cho tôi một điều xấu nào; tôi nỡ nào nguyền rủa Vua của tôi, là Đấng đã cứu tôi ?” (Stevenson, trang 21) Sau nhiều dịp nữa để cho ông chối bỏ Đấng Christ mà không được, Polycarp đã bị dẫn đi và đưa lên giàn hỏa thiêu. Loại lời chứng này đã tác động lên các đao phủ và đám đông đang chứng kiến. Nó đã trở nên phổ thông với những người chịu chết vì Đấng Christ, đó là những kẻ được cảm động chịu từ bỏ mọi sự vì cớ Ngài. Họ cần một loại niềm tin quyết giống như vậy trong cuộc sống để đối diện với cái chết mà các người tuận đạo đã thể hiện.
Một người không trở nên thánh khiết hơn vì cớ người ấy chết cho Đấng Christ. Thường thì sống cho Ngài khó hơn là chết cho Ngài. Nói chung Hội Thánh đầu tiên không chấp nhận hay khích lệ những kẻ tìm kiếm sự tuận đạo, tuy vậy nhiều người đã đối diện với sự chết trong niềm tin quyết.
15. Hãy phân biệt giữa những gì quan Trấn thủ muốn nói và những gì Polycarp đã nói qua câu “Từ bỏ bọn vô đạo”.
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
16. Theo Polycarp, điều gì đã làm cho ông có thể đối diện với sự chết mà không chịu chối bỏ đức tin của ông ?
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
17. Theo Phi Pl 1:20-26, một tín đồ cần phải đối diện với sự chết trong sự
a) tận tâm một cách vững vàng với Đấng Christ bất kể hoàn cảnh nào.
b) vui lòng vì lợi ích Đấng Christ
c) ao ước được tiếp tục sống để Đấng Christ được cả sáng
d) tất cả các câu trên
Binh Vực Đức Tin
Một số Cơ Đốc nhân đã nhóm lại bí mật, một số chịu chết vì niềm tin nơi Đấng Christ. Một số khác cố gắng trả lời cho các lời buộc tội và các quan niệm sai lầm đang được lưu truyền để chống lại Cơ Đốc nhân. Những người soạn các tác phẩm để biện hộ được gọi là những nhà Thân Oan. (Chúng ta sẽ nghiên cứu về một số nhà Thân Oan trong Bài 4). Họ chú tâm vào một thế giới thù địch để nỗ lực giải thích về Cơ Đốc giáo và giải thoát Cơ Đốc giáo khỏi các lời buộc tội tầm thường, cũng như khỏi những sự công kích tinh vi hơn.
Các nhà Thân oan dành thời gian để cố gắng bẻ bác các lời buộc tội về thuyết vô thần, sự loạn luân, tập tục ăn thịt người, và về sự phản bội. Họ cũng cố gắng giải thích về đức tin Cơ đốc bằng cách so sánh nó với Do Thái giáo, các tôn giáo thần bí, sự thờ phượng của nhà nước và triết lý. Dù rằng họ dâng các bài viết của mình cho Hoàng đế, thực ra họ đang viết cho giới công chúng có học thức thời ấy với hy vọng thay đổi được quan niệm của công chúng và dắt đem nhiều người đến với Đấng Christ.
18. Một lần nọ, tôi có nghe nói rằng : “Tin lành không cần được binh vực, Tin lành chỉ cần được rao giảng ra mà thôi !” Bạn có đồng ý hay không ? Hãy giải thích tại sao. Hãy viết vào vở của bạn.
19. Theo IPhi 1Pr 3:15, CoCl 4:6, Tit Tt 1:9
a) Không cần phải binh vực cho Kinh Thánh
b) Cơ Đốc nhân không cần phải có khả năng giải thích đức tin của mình cho những người khác.
c) Cơ Đốc nhân phải tranh cãi về tôn giáo.
d) Cơ Đốc nhân được yêu cầu phải có khả năng binh vực cho Tin lành.
20. Hãy đọc Cong Cv 9:22, 29; 17:3, 1718:4. Hãy kể ra các vấn đề Phao lô đã làm chứng tỏ rằng ông là một nhà Thân oan Cơ đốc.
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
21. Các phản ứng của Cơ Đốc nhân đối với cơn bắt bớ bao gồm việc bí mật thờ phượng cũng như công khai binh vực đức tin. Hãy kể ra các tình huống mà ngày nay bạn biết được các kiểu phản ứng với cơn bắt bớ này đang được thực hiện. Hãy viết vào vở của bạn.
KẾT QUẢ CỦA CƠN BẮT BỚ.
Dù không phải lúc nào các cơn bắt bớ cũng nghiêm trọng, nhưng chúng đã tác động đến sinh hoạt và việc làm chứng của các Cơ Đốc nhân đầu tiên. Sự tận tâm kiên quyết với Đấng Christ và vui lòng chịu chết vì Ngài đã chinh phục nhiều kẻ mới tin nhận Ngài và ổn định những tín hữu đang bị nao núng dưới áp lực của cơn bắt bớ. Nói chung, các tác động của cơn bắt bớ đã củng cố Hội Thánh và làm cho Hội Thánh bành trướng.
Sự Khâm Phục Những Người Tuận Đạo.
Cái chết của Cơ Đốc nhân đầy đau đớn và công khai. Trong tác phẩm Global View of Christian Missions, J.Herbert Kane có trích một lời chứng của một nhân chứng về các Cơ Đốc nhân tuận đạo.
Họ bị xử tử cực kỳ tàn nhẫn, và Nero còn gia thêm những sự giễu cợt và nhạo báng vào sự chịu khổ của họ. Nhiều người bị bọc trong những tấm da dã thú, rồi quăng cho lũ chó cắn xé; nhiều người khác bị đóng đinh trên cây thập tự; nhiều người bị thiêu cho đến chết; nhiều người bị tẩm trong những chất dễ cháy rồi đem đốt để làm những cây đuốc suốt đêm (trang 130).
Những người đã đóng ấn lời chứng bằng chính huyết của mình dần dần rất được khâm phục. Sự tuận đạo của họ là dấu hiệu tối hậu cho việc làm môn đồ Đấng Christ. Chuyện kể rằng Origen, sau này là một nhà Thân oan nổi danh, khi còn là một cậu bé đã muốn được xử tử chung với cha ông. Mẹ ông đã ngăn cản bằng cách giấu y phục của ông.
Chẳng bao lâu, sự khâm phục này đã biến thành sự sùng bái. Nhiều Cơ Đốc nhân cảm thấy những người tuận đạo là thánh khiết và được Đức Chúa Trời ban phước cách đặc biệt. Chẳng hạn như Hội Thánh Si miệc nơ đã kỷ niệm sự chết của Polycarp hàng năm, họ nhóm họp quanh ngôi mộ của ông. Những thông lệ như thế đã dẫn đến việc sùng bái các di vật của các người tuận đạo. Dân chúng đi dần đến chỗ tin rằng các lời cầu nguyện với Đức Chúa Trời nhơn danh các người tuận đạo cụ thể có hiệu quả một cách đặc biệt.
Vì vậy, Hội Thánh đầu tiên bắt đầu liên kết các ý tưởng về các thần ngoại giáo với các người tuận đạo. Họ trân trọng giữ các thánh tích; các ngôi mộ, và bất cứ thứ gì có liên hệ mơ hồ với những người tuận đạo. Họ đi dần đến chỗ tin rằng những vật đó có quyền phép để làm các phép lạ. Trong các thế kỷ sau, sự khâm phục tột độ này đã được đưa vào trong nền thần học của Hội Thánh.
22. Sùng bái những người tuận đạo có nghĩa là
a) sự khâm phục đơn thuần
b) lòng kính sợ
c) sự công nhận đầy tôn trọng
d) sự quan tâm
23. Kết quả tiêu cực trong sự khâm phục các người tuận đạo của Hội Thánh đầu tiên là gì ?
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
Truyền Bá Đức Tin
Trong Cong Cv 8:1-4, chúng ta thấy điều đó là một kết quả của việc Ê tiên tuận đạo và cơn bắt bớ Hội Thánh. Các Cơ Đốc nhân đi khắp nơi rao giảng Tin lành. Suốt lịch sử Hội Thánh, chúng ta sẽ thấy cơn bắt bớ đem lại sự bành trướng.
Thông tin về các sự di chuyển của các Cơ Đốc nhân đầu tiên ấy rất hạn chế. Chúng ta chỉ có những lời nói bóng gió về những gì đã xảy ra. Một Hội Thánh đã được thành lập tại Rô ma trước khi Phao lô đến đó. Ông có đi Tây Ban Nha như điều ông mong ước hay không (RoRm 15:24), chúng ta không biết được. Phi e rơ đã gởi lời chào thăm từ “Ba bi lôn” (IPhi 1Pr 5:13). Dù nhiều học giả cho đây là một lời nói ám chỉ đến Rô ma (nơi Phi e rơ đã tuận đạo với Phao lô), nhưng có thể nó thật sự nói đến một Hội Thánh ở trong vùng Mê sô pô ta mi.
Những bức thư của Giáo phụ Ignatius (111-115 S.C) được viết cho các Hội Thánh ở Ê phê sô, Magnesia, Tralles, Philadelphia, và Smyrna trong vùng Tiểu Á. Cơ đốc giáo đã di chuyển về hướng Đông của Palestine, bước vào vùng Mesopotamia, đặc biệt là Dessa và Osrhoene. Vào thế kỷ thứ hai, Hội Thánh đã được thành lập ở xứ Gaul (nước Pháp ngày nay) với một giáo phận ở tại Lyons. Rõ ràng là đức tin đã được truyền khắp các làng mạc cũng như các thành phố.
Vào thế kỷ thứ ba, tại Tây Ban Nha đã có nhiều Hội Thánh và nhiều giám mục (Hãy nhớ các giám mục là các trưởng lão đã được tuyển chọn để coi sóc các trưởng lão khác) Không ai biết được Cơ đốc giáo đã đến quần đảo Anh Quốc lần đầu tiên bằng cách nào. Chúng ta chỉ biết rằng năm 314 S.C, ba giám mục từ York, London, và Lincoln đã có mặt tại hội nghị xứ Arles bây giờ thuộc miền Nam nước Pháp.
Tại lục địa Châu Phi, Cơ đô1c giáo được hoan nghinh tại Ai Cập. Thực ra, Alexandria đã trở nên những trung tâm chính của nền thần học Cơ đốc và các nhà truyền giảng Tin lành. Dù Hội Thánh Alexandria tuyên bố Mác đã giảng Tin lành ở đó, nhưng không ai rõ ai là người đầu tiên đem đức tin đến đó. Tại Ai Cập, Cơ đốc giáo không chỉ đã thâm nhập vào cộng đồng Do Thái, mà còn cả cộng đồng Hy Lạp nữa. Một bản dịch Kinh Thánh qua ngôn ngữ Copt được khởi sự không trễ hơn giữa thế kỷ thứ ba.
Cyrene (Sy ren), một vùng xa hơn về phía Tây Châu Phi, đã có khoảng 6 giáo phận vào năm 410 S.C. Thật thích thú khi suy nghĩ đến mối liên hệ khả dĩ giữa sự kiện này và 4 lần người Sy ren được Tân Ước nhắc đến (Mat Mt 27:32; Cong Cv 2:10; 11:20; 13:1).
Trong vùng này, ngày nay được biết dưới cái tên Tunis và Algeria, Cơ đốc giáo đã được tiếp nhận một cách rộng rãi. Có lẽ Tin lành đã đến vùng này cả từ phía Rô ma lẫn Ai Cập. Các Cơ Đốc nhân ở đây chủ yếu nói tiếng La tin, và có lý do để tin rằng bản dịch Kinh Thánh ra tiếng La tin trước tiên xuất phát từ vùng này. Các Hội Thánh ở Châu Phi nằm trong số các Hội Thánh mạnh mẽ nhất đế quốc. Họ có được nhiều giám mục, một số các bản dịch Kinh Thánh sớm nhất, nhiều nhà truyền giáo và nhiều nhà thần học nổi danh nhất của Hội Thánh đầu tiên.
Khả năng bành trướng Hội Thánh có thể cũng đã có từ ngày Lễ Ngũ Tuần. Dân chúng tụ tập về Giê ru sa lem là dân từ một vùng lãnh thổ rộng lớn, dân gồm nhiều dân tộc (Cong Cv 2:5-11). Thực ra, Lu ca nói rằng có nhiều người Do Thái kính sợ Đức Chúa Trời đến đó từ mọi quốc gia trong thiên hạ. Những người này đã chứng kiến việc Đức Thánh Linh tuôn đổ trên Hội Thánh và ban quyền năng cho Hội Thánh. Không có gì để nghi ngờ rằng nhiều người trong số họ đã tin Chúa Jesus và đem Tin lành về quê hương của mình.
24. Dựa trên thông tin nêu trong phần này, hãy chỉ ra những vùng nằm trong sự bành trướng của các Cơ Đốc nhân đầu tiên bằng cách gạch dưới các địa danh trên bản đồ nằm ở trang sau.

Những thế kỷ đầu của Hội Thánh Cơ đốc đã được đánh dấu cả bằng sự chống đối và bằng sự bành trướng. Các Cơ Đốc nhân đã thờ phượng một Đức Chúa Trời không thấy được, vì vậy, họ bị gọi là bọn vô đạo trong xã hội Rô ma, một xã hội buộc mọi người phải thi hành một số nghi thức nào đó của tôn giáo. Bị bắt bớ vì lối sinh hoạt độc đáo và từ chối thờ Hoàng đế, các Cơ Đốc nhân đã che dấu hoặc cố gắng binh vực cho đức tin của mình. Nhiều người đã chịu chết một cách can đảm. Đức Chúa Trời đã sử dụng cơn bắt bớ này làm vinh hiển Danh Ngài. Lòng nhiệt thành, sốt sắng của các Cơ Đốc nhân đã làm cho nhiều người tiếp nhận Đấng Christ và Sự sống đời đời
BÀI TẬP
SỰ TRUYỀN BÁ CƠ ĐỐC GIÁO
Cuối thế kỷ thứ tư .
Bài tự trắc nghiệm

CÂU LỰA CHỌN . Mỗi câu hỏi có một câu trả lời đúng nhất . Hãy khoanh tròn mẫu tự của câu trả lời đúng.
1. Sự thờ phượng của các Cơ Đốc nhân ban đầu khác với sự thờ phượng của cả người La Mã lẫn người Do Thái
a) trong sự trung thành với một Đức Chúa Trời.
b) vì không có các đối tượng bằng vật chất.
c) trong sự dung nạp các tôn giáo khác.
d) trong việc chi tiết hóa các nghi lễ.
2. Người Do Thái cảm thấy bị đe dọa bởi
a) Việc truyền đạo của Cơ Đốc nhân.
b) Sự thờ phượng Đấng Christ của Cơ Đốc nhân.
c) Sứ điệp của Cơ Đốc nhân nói về sự tự do.
d) Tất cả các câu trên.
3. Lối sống của các Cơ Đốc nhân ban đầu đã đem lại sự bắt bớ, vì cớ nó
a) đã đe dọa ý thức phân biệt giai cấp của người La Mã.
b) đã gia thêm gánh nặng của nhà nước trong việc chăm sóc người nghèo.
c) gây rối loạn nền hòa bình bằng những biểu hiện cảm xúc công khai của lối sống đó.
d) Tất cả các câu trên.
4. Theo quan điểm của Thánh Kinh, các Cơ Đốc nhân
a) được bảo vệ khỏi bị bắt bớ.
b) bị đập tan khi bị bắt bớ.
c) có khả năng phải đối diện với sự bắt bớ.
d) không thể bị bắt bớ.
5. Các khám phá của ngành khảo cổ về các hầm mộ cho thấy Hội Thánh đầu tiên
a) là Hội Thánh tận tâm.
b) đã tiếp nhận sự chỉ dạy.
c) đã làm lễ Báp têm và Tiệc Thánh.
d) Tất cả các câu trên.

CÂU ĐÚNG – SAI . Hãy viết chữ Đ vào khoảng trống trước câu đúng , viết chữ S nếu là câu sai.
……..6 Theo quan điểm của Kinh Thánh, việc binh vực cho đức tin là một việc làm phí thời gian, vì Tin lành không cần phải binh vực làm gì.
……..7 Khi sự khâm phục các người tuận đạo tăng lên, nó đã bắt đầu biến thành một kiểu sùng bái của ngoại giáo trong việc thờ phượng các thánh.
……..8 Hội Thánh đã được thành lập tại Tiểu Á, ở lục địa Châu Âu, ở Châu Phi với nhiều giáo phận tại mỗi vùng vào cuối thế kỷ thứ tư.

TRẢ LỜI NGẮN . Trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau bằng lời của bạn .
9. Hãy giải thích tại sao việc các Cơ Đốc nhân vâng lời Chúa Jesus dạy : “Hãy trả cho Sê sa vật gì của Sê sa; và trả cho Đức Chúa Trời vật gì của Đức Chúa Trời”, dường như đã đe dọa sự thống nhất về mặt chính trị của Đế Quốc La Mã.
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
10. Dực vào từng trải của Polycarp và lời giải thích của Phao lô trong Phi Pl 1:20-26, thái độ đúng đắn của một tín đồ đang đối diện với sự tuận đạo là gì ?
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….

Giải đáp các câu hỏi nghiên cứu

  1. Sự bắt bớ là điều hoàn toàn bình thường. Nếu Cơ Đốc nhân không bị bắt bớ vì đức tin thì đó là điều đáng ngạc nhiên hơn là việc họ chịu bắt bớ. Đức tin của Cơ Đốc nhân được củng cố trong những lúc bị bắt bớ.
    1. Ông đã nói phạm đến Đức Chúa Trời và Môi se, và ông đã nói phạm đến nơi thánh và luật pháp.
    14. Câu trả lời của bạn. Hội Thánh đã được hình thành từ chính những tín hữu tận tâm, có kỷ luật, là những người đã phải thường hay nhóm lại nơi bí mật để thờ phượng Đức Chúa Trời và tiếp nhận lời chỉ dạy cho đức tin. Vì cớ họ đã liều khi nhóm chung với nhau, họ đã rất nghiêm túc trong phương pháp sống của họ.
    2. Các Cơ Đốc nhân không có một vị thần hữu hình và các vật thể để thờ phượng.
    15. Quan Tổng trấn muốn nói là từ bỏ những Cơ Đốc nhân đang thờ phượng một Đức Chúa Trời không thấy được, trong khi Polycarp muốn nói từ bỏ những người ngoại giáo đang thờ thần tượng.
    3. a) khinh miệt
    16. Ông công nhận mình đã mang ơn Đấng Christ, Đấng trước hết đã cứu ông bởi ân điển và chẳng hề xây khỏi ông.
    4. Người A thên chính là những người thờ thần tượng rất sùng đạo. Họ không thể hiểu được Cơ đốc giáo, tôn giáo tập trung vào Đức Chúa Trời, Đấng không cần sự trợ giúp của con người hay các hình thái vật chất như vàng, bạc. Phao lô đã nhấn mạnh Đức Chúa Trời là Đấng Tạo hóa cho chúng ta không thể bị con người hạ xuống thành ra một đồ vật để thờ phượng.
    17. d) Tất cả các câu trên.
    5. a Sai
    b Sai
    c Đúng
    d Sai
    e Đúng
    18. Câu trả lời của bạn. Hãy tham khảo các câu Kinh Thánh trong câu hỏi 19.
    6. Câu trả lời của bạn. Bạn có thể đáp : “Tôi không thể dâng hương và thờ cúng một con người như Sê sa. Đấng Christ là Vua của tôi”.
    19. d) Cơ Đốc nhân được yêu cầu phải có khả năng binh vực cho Tin lành.
    7. Câu trả lời của bạn. Chính quyền sợ có sự nổi loạn và không thống nhất trong đế quốc vì cớ sự bất trung rõ ràng của các Cơ Đốc nhân khi họ từ chối tuân hành nghi lễ thờ Hoàng đế. 20. Chứng minh; trò chuyện và tranh luận, giải nghĩa và chứng minh; biện luận, cố thuyết phục.
    8. Những ngăn cách giữa dân tộc và địa vị xã hội đã bị phá bỏ trong Đấng Christ.
    21. Câu trả lời của bạn. Có nhiều trường hợp do áp lực của xã hội, và mất những người bạn thân. Có một số vùng, áp lực chính trị buộc họ phải nhóm lại cách bí mật. Đôi khi, nhiều người bị buộc phải rời bỏ Hội Thánh trước đó của họ, sau khi họ tìm ra Đấng Christ làm Cứu Chúa.
    9. Câu trả lời của bạn. Có thể bạn sẽ trích các câu Kinh Thánh Cựu ước lên án việc làm đổ huyết. Đức Chúa Trời tuyên bố mọi người đều quí giá..v..v..
    22. b) lòng kính sợ
    10. Câu trả lời của bạn. Họ không thể hiểu nổi việc rút lui khỏi các sinh hoạt trong xã hội và việc thờ phượng bí mật của các Cơ Đốc nhân. Họ nghi Cơ Đốc nhân che dấu các hành động kinh kiếp hoặc các âm mưu.
    23. Nhiều người bắt đầu trân trọng gìn giữ các đồ vật và địa danh liên quan đến các người tuận đạo và gán cho chúng nhiều quyền năng đặc biệt. Họ đã đưa các yếu tố thờ phượng của ngoại giáo vào trong đời sống của họ.
    11. Câu trả lời của bạn. Họ đã truyền bá Tin lành và thực thi các hành động yêu thương kẻ nghèo, kẻ đau ốm, người bị ruồng bỏ, nhưng đã tự kiềm chế để không bị dính líu đến các phong tục và các sự kiện của người ngoại giáo (thế gian).
    24. Cơ đốc giáo đã phát triển khắp trong Đế quốc La Mã như đã biểu diễn trên bản đồ trong Bài 2 với sự tiếp cận tại xứ Armenia, Dacia và Bỉ.
    12. a 2) Chính trị
    b 3) Xã hội
    c 1) Tín ngưỡng
    d 3) Xã hội
    e 1) Tín ngưỡng
    f 2) Chính trị