BÀI HỌC 2: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG SỰ KHÔN NGOAN
Có bao giờ bạn kêu nài Chúa ban cho bạn sự khôn ngoan chưa? Dường như Cơ đốc nhân chúng ta chỉ nhận biết mình cần có sự khôn ngoan khi đối diện với nghịch cảnh mà thôi.

Khi đời sống của gia đình chúng ta thuận buồn xuôi gió, con cái vui vẻ và vâng lời, chúng ta không tin rằng mình cần phải xin Chúa ban cho sự khôn ngoan trong sinh hoạt mỗi ngày. Tuy nhiên, khi gia đình có nan đề, chúng ta sẽ nhanh chóng kêu la, “Chúa ôi, xin ban cho con sự khôn ngoan.”

Người ta thường hay lẫn lộn giữa khôn ngoan với những phương pháp giải quyết nan đề cách nhanh chóng. Tuy nhiên trong Kinh Thánh, sự khôn ngoan là một điều gì đó khác hẳn. Nguyên cả sách Châm Ngôn được viết ra với mục đích truyền đạt lại một sự quen biết thân thiết với sự khôn ngoan. Thật ra từ ngữ được dùng cho sự khôn ngoan chỉ về những kỷ năng. Vì thế, mục đích của sách Châm Ngôn là để chúng ta có thể có được kỷ năng cao nhất của mọi kỷ năng, đó là kỷ năng sống mỗi ngày.
Xã hội của chúng ta ngày nay chiếm hữu sự khôn ngoan hơn bất cứ thời kỳ nào trước đây, tuy vậy con người vẫn đang chịu khổ vì thiếu mất loại kỷ năng này trong đời sống. Một Mục sư lỗi lạc có viết,
Sinh viên từ những đại học danh tiếng thật có những hiểu biết rất tuyệt về từng chi tiết nhỏ trong đời sống, nhưng họ lại không thể chuyển những hiểu biết của mình vào trình độ lớp một, khi nói đến việc phải sống thế nào cho thành công với gia đình và bạn hữu.1
Nhà thần học Carl Henry có nói, “Dầu có đeo đuổi tri thức bao nhiêu đi nữa, thế hệ chúng ta vẫn là kẻ xa lạ với sự khôn ngoan.”
Là những bậc cha mẹ có trách nhiệm trong việc nuôi dạy con cái phải biết yêu Chúa giữa thế gian bại hoại này, chúng ta đặc biệt cần sự khôn ngoan của chính Chúa. Trong bài học này, chúng ta sẽ xem sách Châm Ngôn dạy dỗ chúng ta điều gì về kỷ năng sống và suy xét xem có thể làm cách nào để khắc sâu những lời răn dạy khôn ngoan vào đời sống con cái chúng ta.
DÀN BÀI
Châm ngôn là gì?
Mục Đích Của Sách Châm Ngôn
Cấu Trúc Của Căn Nhà Được Dựng Nên Cách Khôn Ngoan
Nền Tảng: Sự Kính sợ Chúa
Cột Trụ Của Sự Tỉa Sửa
Cột Trụ Của Sự Biện Biệt
Cột Trụ Của Sự Cư Xử Khôn Ngoan
Cột Trụ Của Sự Thận Trọng
Cột Trụ Của Tri Thức
Cột Trụ Của Sự Khéo Léo
Xem Xét Sự Khôn Ngoan Trong Gia Đình Của Bạn
Kết Luận
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Khi đã hoàn tất bài học này, bạn sẽ có thể
1. Giải thích mục tiêu của sách Châm Ngôn.
2. Định nghĩa “sự kính sợ Đức Giêhôva” và mỗi “cột trụ của sự khôn ngoan” khẳng định ít nhất một đường lối thực tế để hỗ trợ cho gia đình bạn.
3. Giải thích cách dùng những hậu quả tự nhiên và những hậu quả hợp lý trong việc nuôi dạy con.
4. Định nghĩa những lời quở trách theo Kinh Thánh và hiểu cách áp dụng điều ấy cho con cái.
5. Giải thích việc tại sao phải dùng roi tỉa sửa con cái, dùng khi nào và dùng như thế nào?
6. Lập một kế hoạch chung để giúp con bạn phát triển một lãnh vực quan trọng, là lãnh vực sẽ liên hệ đến tất cả sáu cột trụ được thảo luận trong bài học này.
7. Kết ước cầu nguyện đều đặn cho mỗi đứa con.
Châm Ngôn là Sách Như Thế Nào?
Sách Châm Ngôn của Salômôn là một trong ba sách “khôn ngoan” của Cựu Ước, cùng đi song song với sách Gióp và Truyền Đạo. Theo như ICác vua 4:32, Sâlômôn nói ba ngàn câu Châm ngôn và viết trong sách này phần lớn các châm ngôn đã được chọn lọc. Còn hai tác giả nữa là Agurơ, tác giả của đoạn 30 và Lêmuên, tác giả của đoạn 31 là hai người chúng ta không biết.2
Ý nghĩa chính xác của một câu châm ngôn là gì? Từ Hêbơrơ dành cho chữ “châm ngôn” có nghĩa là một “sự so sánh” và trở thành một từ ngữ được sử dụng cho bất cứ lời tuyên bố khôn ngoan, hoặc mang tính đạo đức nào. Một câu châm ngôn là một câu nói ngắn nhưng sâu sắc, bày tỏ một chân lý xưa cũ hoặc một tư tưởng thông dụng. Sự chọn lựa những câu nói mà chúng ta tìm thấy trong sách Châm ngôn thật đúng là “một thư viện của những lời chỉ dạy về cách sống tin kính trên đất này.”3*
Đối với những người chỉ muốn có câu giải đáp nhanh chóng, trắng đen rõ ràng, có lẽ sẽ nản lòng khi đọc Châm Ngôn. Những tài liệu được viết theo thể châm ngôn là một phương tiện để khích lệ người đọc hãy chậm lại mà suy nghĩ và so sánh. Còn những câu có cặp như là một loại luận đề để thảo luận.
Ngay phần đầu chúng ta phải nói rõ rằng châm ngôn không phải là một lời hứa. Một lời hứa của Kinh Thánh là một cái gì đó mà Đức Chúa Trời kết ước, là điều gì đó mà dân sự Ngài có thể nương dựa vào như một chân lý luôn luôn đúng. Trái lại, những lời khôn ngoan được tìm thấy trong sách Châm ngôn là những điều tổng quát dựa vào những gì quan sát được trong đời sống, là những điều tổng quát mà có thể vẫn có hoặc thường có những trường hợp ngoại lệ.
Câu hỏi 1
Hãy xem Châm ngôn 22:9, 11, 16, 29. Những câu này tượng trưng cho những lời hứa tuyệt đối hay nói chung chỉ là những câu châm ngôn, vẫn có thể có những trường hợp ngoại lệ?
Mục Đích Của Sách Châm Ngôn
Đọc Châm Ngôn 1:1-7, phần mở đầu của sách Châm Ngôn
Chủ đề chạy xuyên suốt sách Châm Ngôn là sự khôn ngoan trong đời sống. Sách này xử lý với những lời dạy dỗ cụ thể về một số đề tài, bao gồm sự dại dột, tội lỗi, giàu có, nghèo nàn, kiêu ngạo, khiêm nhường, sự công bình, sự xung đột, sự lười biếng, tình bạn hữu và nhiều điều khác. Nhiều khía cạnh trong mối quan hệ của con người được xử lý trong sách Châm Ngôn. Một phần của lời dạy dỗ này được gửi đến những thanh niên, gọi là “con trai ta”. Chúng ta phỏng đoán đó là những thanh niên vì người ấy đã trưởng thành đủ để hiểu những lời dạy dỗ rất sâu và những ngôn ngữ biểu tượng. Sách Châm Ngôn thật có rất nhiều điều dành cho những thanh niên và những người lớn tuổi, vì sách Châm ngôn dạy con người trong đời này cách tìm kiếm một gia sản ít tốn kém nhất, đó là sự khôn ngoan. Đây là một quyển sách rất nền tảng mà chúng ta cần nghiên cứu để xem thử đâu là những vấn đề quan trọng mà các bậc cha mẹ phải truyền đạt lại cho con cái mình. Đây cũng là một sách rất hay để cùng ngồi lại nghiên cứu với con cái đã lớn.
Bảy câu đầu của sách Châm Ngôn giới thiệu bốn mục tiêu của sách. Đó là những mục tiêu sau:
1. Để truyền đạt một sự quen biết thân mật với sự khôn ngoan và sự kỷ luật (c. 2a)
2. Để truyền đạt lại những sự hiểu biết về những lời nói khôn ngoan ( đó là một cách nói chuyện thông thường giữa vòng những người khôn ngoan trong thời của Salômôn.) (c.2b)
3. Để truyền đạt những sự sâu sắc về mặt đạo đức. (c.3)
4. Để nhận diện ai là những người cần sự khôn ngoan (c.4)
Câu 4 cho chúng ta biết rằng sách đặc biệt răn dạy những người ngây thơ và trẻ tuổi. Sự khôn ngoan không dành cho kẻ ngu dại, là những kẻ chỉ khinh bỉ sự khôn ngoan mà thôi. Nhưng những người ngây thơ và tuổi trẻ có thể làm quen với sự khôn ngoan. Thật ra, những người làm cha có trách nhiệm phải truyền đạt sự khôn ngoan lại cho con cái mình, để con cái có thể bước vào xã hội với gia sản quí báu này.
Câu 5 cho thấy những phương cách để chta có thể trở nên khôn ngoan. Bất cứ ai muốn kết bạn thân thiết với sự khôn ngoan, người ấy phải bằng lòng lắng nghe. Người nào thật sự ao ước sự khôn ngoan phải là người dễ lĩnh hội. Đây là vấn đề mấu chốt để trở nên khôn ngoan, đó là đơn sơ, tuy vậy luôn luôn sẵn sàng nhận lãnh. Để trở nên khôn ngoan, chúng ta phải học biết để trở thành người biết tiếp thu. Vì thế, muốn truyền đạt sự khôn ngoan cho con cái mình, chúng ta phải dạy dỗ con cái trở thành những người biết lĩnh hội, biết lắng nghe. Châm ngôn 2: 1-4 trình bày hai điều kiện để có sự khôn ngoan: một lỗ tai đã được huấn luyện, và một tấm lòng chuyên tìm kiếm sự dạy dỗ.
Thật ra sự khôn ngoan là gì và làm thế nào để truyền đạt lại? Trong Cựu ước, chữ chokma chỉ về kỷ năng của những thợ thủ công, thủy thủ, ca sĩ, người khóc mướn, người điều hành, và người khải đạo (Xuất 28:3; 31:3,6; 35:35). Những người rất thành thạo trong lãnh vực chuyên môn của họ được xem là những người khéo léo; và vì thế họ là những người “khôn ngoan”. Vì thế, nếu một người có sự khôn ngoan, người ấy phải có thể sống một cách khéo léo, và đời sống đối với họ là những gì rất đẹp đẽ. Là bậc cha mẹ Cơ đốc, chúng ta có một mục tiêu sáng rỡ đặt trước mặt con mình, đó là mục tiêu về một đời sống khéo léo, một đời sống khôn ngoan! Đức Chúa Trời đã ban sách Châm ngôn để hỗ trợ chúng ta cho một công tác quan trọng, đó là gieo trồng sự khôn ngoan vào đời sống của con cái chúng ta.
……………………………………………………..
Cấu Trúc Của Căn Nhà Được Dựng Nên Cách Khôn Ngoan
Trong Mathiơ 7:24-27, Chúa Jêsus đã dùng minh họa về một người xây dựng nhà mình trên đá. Ông ta là người nghe Lời Đức Chúa Trời và cư xử theo điều ông đã nghe. Khi có mưa sa, lụt lội, và gió lay xô động, nhà ấy vẫn đứng vững. Chúa Jêsus gọi người này là khôn ngoan, và thật ra Ngài đã minh họa nhiều lãnh vực của sự khôn ngoan được liệt kê ra trong Châm ngôn, như chúng ta sẽ thấy.
Châm Ngôn 24:3-4 nói rằng:
Nhờ sự khôn ngoan, cửa nhà được xây cất nên, và được vững vàng bởi sự thông sáng; Nhờ sự tri thức, các phòng vi đều được đầy đủ, các thứ tài vật quí báu và đẹp đẽ.
Những câu này trong Châm ngôn là biểu tượng về cuộc đời của một cá nhân hoặc một gia đình. Một mái ấm hoặc một gia đình được xây dựng trong sự khôn ngoan và được thiết lập bởi sự cảm thông giữa vợ với chồng, cha mẹ và con cái. Người ta có thể rờ đụng được phước hạnh của dct trong mọi lãnh vực sống động của gia đình khi gia đình ấy ghi nhớ và đeo đuổi theo sự khôn ngoan. Như chúng ta sẽ thấy, sự khôn ngoan có nhiều lãnh vực, bao gồm những sự suy xét hợp lý, nhạy bén đối với người khác, khả năng để phân biệt và né tránh những con đường dẫn đến những điều mà Kinh Thánh gọi là dại dột. Sự khôn ngoan bao gồm cả việc học hỏi từ những thành công và thất bại của chính mình và để vào tòa nhà đó những gì mình đã học được.
Loại khôn ngoan như vậy chỉ đến từ một nguồn. Châm Ngôn 2:6 nói rằng, “Vì Đức Giêhôva ban cho sự khôn ngoan, từ miệng Ngài ra điều tri thức và thông sáng.” Thi thiên 127:1 nói, “Nếu Đức Giêhôva không cất nhà, thì những thợ xây cất làm uổng công.” Đức Chúa Trời đang vận hành trong đời sống chúng ta, Ngài đang xem xét việc xây cất nhà, sửa chỗ này một chút, nắn lại chỗ chỗ nọ một tí trong những tính toán của chta, để dẫn dắt đôi tay chúng ta ngày càng khéo léo hơn…nếu, nếu chỉ khi nào chúng ta bằng lòng để cho Ngài điều khiển chúng ta. Người xây cất khôn ngoan là người cho phép Ngài làm vị Kiến trúc sư và nương dựa vào bản vẽ và thiết kế trong Lời Ngài.
Châm Ngôn đoạn 8 mô tả sự khôn ngoan như một người đang kêu gào những ai đi ngang qua bằng cách nói rằng, “Hãy đến và thử ta, vì ta nói ra điều tốt lành và ngay thẳng.”
Khá nhận sự khuyên dạy ta, chớ lãnh tiền bạc, thà lãnh sự tri thức hơn là vàng chọn lựa. Vì sự khôn ngoan có giá hơn châu ngọc, và các vật mình ưa thích chẳng sánh hơn nó đặng. Vì hễ ai tìm được ta, thì gặp sự sống, và sẽ được ơn của Đức Giêhôva; nhưng ai phạm đến ta, làm hại cho linh hồn mình; còn kẻ nào ghét ta, ắt ưa thích sự chết (c.10,11 và 35,36).
Châm ngôn đoạn 9 mô tả sự khôn ngoan trong việc xây dựng nhà mình, là căn nhà có bảy cột trụ chống đỡ. Sự khôn ngoan dọn tiệc cho những ai bước đi và học theo đường nó. Nói đến đây, chúng ta thấy rõ ràng sự khôn ngoan đang sẵn dành cho chúng ta, sự khôn ngoan kêu gọi tất cả những người đơn sơ. Chúng ta có thể tìm được sự khôn ngoan, vì sự khôn ngoan lên tiếng rằng, “Ta yêu mến những người yêu mến ta, phàm ai yêu mến ta sẽ gặp ta.” (8:17). Điều kiện duy nhất để trở thành khôn ngoan được đặt ra trong sách Châm ngôn đó là chúng ta phải tìm kiếm sự khôn ngoan.
Nếu chúng ta ao ước xây dựng một mái gia đình theo đường lối làm đẹp lòng Đức Chúa Trời, chúng ta cần có sự khôn khoan để thực hiện điều ấy cách đúng đắn. Có tìm kiếm sự khôn ngoan thì chúng ta mới gặp được. Chúa hứa rằng sự khôn ngoan đang có sẵn.
Nhưng sự ngu dại cũng có một căn nhà và dường như cũng thết đãi những bữa tiệc được chuẩn bị rất chu đáo. Ít nhất, trong một thời gian ngắn, mọi người trong căn nhà đó đều có vẻ hạnh phúc. Nhưng tại cuối bữa yến tiệc của kẻ ngu dại là mồ mả (9:13-18). Chúng ta được tự do lựa chọn để xây dựng nhà mình trên nền của sự khôn ngoan hoặc trên một nền tảng khác. Nhưng ngoài sự khôn ngoan thì sự chọn lựa nào cũng đều là ngu dại.
Có người bắt đầu xây dựng một nền tảng đúng đắn nhưng sau đó lại giật sập những gì mình đã xây dựng (Châm ngôn 14:1). Có lẽ họ không được thỏa mãn với Đấng Lên Kế Hoạch, hoặc có lẽ vì họ đang xây dựng nó với gỗ, cỏ khô, rơm rạ.
Sự khôn ngoan là điều cần thiết trong từng bước của quá trình xây dựng, từ việc đặt một nền móng vững chắc đến việc xây dựng những bức tường, sơn phết hoặc dán giấy, trang hoàng, đến việc bảo quản…Bất cứ lúc nào chúng ta để cho sự khôn ngoan ra đi, thì căn nhà sẽ bắt đầu đổ bể ở chỗ này một ít, chỗ kia một ít và có lẽ cuối cùng sẽ bị suy tàn và sụp đổ.
Bài học này được soạn ra để khích lệ bạn trong công tác xây dựng mái ấm của mình, nghĩa là đặt trước mặt mình một mục tiêu khôn ngoan, suy nghĩ về sự khôn ngoan trong khi nuôi dạy con, và xem đến một số mục tiêu được đề nghị trong Châm Ngôn. Khi bạn nghiên cứu tài liệu này, chúng tôi cầu nguyện để Đức Chúa Trời sẽ dùng nó khích lệ bạn xây dựng mái ấm của mình trên đá và nhắc nhở bạn tìm kiếm sự khôn ngoan để duy trì và sửa sang lại mái ấm của bạn như Chúa mong muốn.
Salômôn hô hào với những lãnh đạo của ông, “Sự khôn ngoan là điều cần nhất, vậy khá cầu lấy sự khôn ngoan” (Châm Ngôn 4:7). Trong bài học này chúng ta sẽ xem xét một số lãnh vực của đời sống khôn ngoan như đã được bày tỏ trong Châm Ngôn và khích lệ bạn phát triển những lãnh vực này trong đời sống của con. Chúng tôi đặt tên cho những lãnh vực trong cách sống khôn ngoan này là “những cột trụ” bởi vì mỗi cột trụ góp phần vào việc xây dựng đời sống của mỗi cá nhân dựa vào nền tảng vững chắc mà Kinh Thánh đã nói. Chúng ta hãy cùng xem cái nền và những “cột trụ” cần thiết cho việc xây dựng căn nhà khôn ngoan và xem mỗi phần được nhấn mạnh như thế nào trong quá trình nuôi dạy con.
Nền tảng: Sự Kính Sợ Đức Giêhôva
Châm Ngôn 1:7 cho chúng ta một nguyên tắc hướng dẫn để đeo đuổi sự khôn ngoan đó là: sự kính sợ Đức Giêhôva. Bằng cách dùng hình ảnh của một căn nhà được xây dựng cách khôn ngoan, sự kính sợ Đức Giêhôva chính là cái nền mà trên đó những cột trụ và tất cả những thứ khác được xây dựng nên, vì đây là cách duy nhất mà con người có thể nhận được sự khôn ngoan thật.
Câu hỏi 2
Phân đoạn Kinh Thánh dưới đây minh họa hai ý nền tảng được bao gồm trong sự kính sợ Đức Giêhôva theo Kinh Thánh. Bạn hãy tra xem hai phân đoạn này và ghi lại trong vở của mình. Theo bạn, có mối liên kết nào giữa “a” và “b” ở bên dưới không?
a. Lêviký 19:3; Giôsuê 4:14
b. Sáng Thế Ký 22:12; Phục Truyền 10:12-13
Sự “kính sợ” đó là gì mà trước khi muốn xây dựng một căn nhà cách khôn ngoan chta cần phải có? Khi chữ “kính sợ” được sử dụng để nói với Chúa, thì ý nhấn mạnh ở đây là thuận phục Ngài, là Đấng chúng ta tôn cao và kính trọng. Một sự kính sợ như vậy tự nó bộc phát trong sự kết ước trọn vẹn của cả một đời người với chính Ngài, dẫn đến sự vâng lời và tránh né những điều gian ác một cách có cân nhắc.
Chúng ta có thể giúp con học tập kính sợ Đức Chúa Trời bằng cách:
1. Lấy sự kính sợ Chúa trong đời sống của chúng ta làm gương mẫu.
2. Đem con cái chúng ta đến những buổi thờ phượng nào hoặc ở gần những con người nào có bước đường sống động với Chúa.
3. Dạy dỗ con cái Lời Chúa, vừa là những sự dạy dỗ theo nghi thức vừa không theo nghi thức như chúng ta đã thảo luận trong Bài 1.
Paul Lewis đã đề nghị thêm một số phương cách nữa để xây dựng nền tảng của sự kính sợ Đức Chúa Trời. Bạn hãy đọc Bài Đọc 1 cho phần này, “Dạy Con Có Lòng Với Chúa”, bạn hãy vừa đọc vừa trả lời những câu hỏi sau đây:
Câu hỏi 3
Lewis đề nghị bạn thực hiện những cách nào để giúp con có một tình yêu trưởng thành với Chúa? Theo Bạn, còn có những cách nào khác để gieo vào lòng con sự kính sợ Chúa không?
Trong những năm đầu đời của con trẻ, chúng ta giúp con xây dựng một nền tảng kính sợ Đức Chúa Trời. Cùng lúc ấy cấu trúc căn nhà của chính chúng ta cũng được thiết lập. Chúng ta đã chọn ra sáu điểm chính yếu cần nhấn mạnh liên hệ đến việc nuôi dạy con mà Châm Ngôn trình bày. Khi chú ý đến từng “cột trụ” này, chúng ta sẽ có những cái nhìn thấu suốt của Kinh Thánh về những yếu tố nền tảng mà Đức Chúa Trời muốn mỗi bậc cha mẹ sử dụng trong việc nuôi dạy con. 4
Cột Trụ Của Sự Tỉa Sửa
Salômôn dùng nhiều câu để răn dạy những đứa con trai mà ông gọi là “con trai ta” trong chủ đề về sự tỉa sửa. Chữ Hêbơrơ musar, đôi khi được dịch là “kỷ luật” bao gồm nhiều điều chứ không phải chỉ hàm ý đánh phạt con mỗi khi con hư. Chữ này thường được dịch là “tỉa sửa” hay là “dạy bảo” thì chuẩn hơn là “kỷ luật”. Chữ Musar vừa có nghĩa dạy bảo và tỉa sửa, tức là cả một sự giáo dục. Hầu hết những chữ musar được dùng để nói về những lời dạy bằng miệng. 5
Câu hỏi 4
Hãy tra xem những câu này trong Châm Ngôn, và ghi lại trong vở bạn xem mỗi câu nói gì về sự tỉa sửa:
a. 3:11-12
b. 4:1, 13
c. 5:12-13
d. 6:23
e. 22:15
f. 23:13
g. 24:3
Trong bài 1 chúng ta đã nhấn mạnh đến lãnh vực dạy dỗ của từ ngữ musar, nhưng trong bài học này chúng ta sẽ tập trung nhiều hơn vào lãnh vực của sự tỉa sửa và kỷ luật. Bạn sẽ làm gì khi con hư? Kinh Thánh có đề cập đến việc dùng roi để kỷ luật con, nhưng những phương pháp kỷ luật khác cũng có nền tảng từ Kinh Thánh.
Câu Hỏi 5
Những phân đoạn Kinh Thánh sau đây trong Châm Ngôn đưa ra những phương tiện khác nhau về sự tỉa sửa. Bạn hãy nhận diện ra từng phần và ghi lại trong vở:
a. 3:1-2; 14:23; 22:24-25; 29:1
b. 3:11-12; 29:15
c. 13:24; 22:15; 29:15
Chúng ta sẽ xem qua từng cái một trong ba phương pháp tỉa sửa này.
Những hậu quả tự nhiên. Trong Bài Đọc 2, với tựa đề “Dùng Những Điều Tự Nhiên Để Kỷ Luật Con Cái Mình Ra Sao?”, Bruce Narramore mô tả những cách thức cha mẹ có thể sử dụng những kết quả tự nhiên để sửa sai một đứa trẻ. Bạn hãy đọc phần này trước khi tiếp tục.
Nói chung, “những hậu quả tự nhiên” đơn giản chỉ là thỉnh thoảng cha mẹ nên để cho con phải chịu đựng một hậu quả không thể tránh khỏi nào đó vì cớ sự chọn lựa hoặc hành động của con. Khi nào thì cha mẹ nên dựa vào những hậu quả tự nhiên này? Hẳn nhiên, cha mẹ sẽ là người rất gian ác nếu để một đứa trẻ đụng vào một bếp lửa nóng để buộc nó học bài học phỏng lửa. Nhưng trong một số trường hợp chúng ta có thể xem những hậu quả tự nhiên là phương pháp hữu hiệu nhất để dạy con.
Trong những trường hợp khác, có lẽ cha mẹ cần thiết lập cái gọi là “những hậu quả hợp lý”. Đây là một ý mở rộng của những hậu quả tự nhiên mà cha mẹ có thể dùng khi không có sẵn những hậu quả tự nhiên. Cha mẹ có thể đưa ra một hậu quả hợp lý, nghĩa là hình phạt phải liên hệ với “tội nhân” một cách rất hợp lý. Ông Narramore có đưa ra một số ví dụ về những hậu quả hợp lý.
Bài Tập 1
Trong cương vị của cha mẹ, bạn hãy khẳng định xem với mỗi đứa con, nan đề lớn nhất mà bạn đang gặp phải trong việc kỷ luật là gì. Nếu có thể được, hãy thảo luận câu hỏi này với người phối ngẫu của bạn. Xem thử bạn có thể dùng những hậu quả tự nhiên hoặc những hậu quả hợp lý để giải quyết một số nan đề của con được không. Nếu bạn có thể áp dụng một trong những phương pháp này, hãy viết xuống những kế hoạch của bạn. Ghi lại câu trả lời của bạn trong vở, và chuẩn bị để chia sẻ những phần đó trong buổi hội thảo sắp tới.
Sự Tỉa Sửa. Châm Ngôn 29:15 nói rằng, “Roi vọt và sự tỉa sửa ban cho sự khôn ngoan.” Tỉa sửa là lời dạy dỗ hợp lý. Chứ không phải quát tháo hoặc ngày đêm cằn nhằn, nhưng chuyện trò với con với một thái độ hợp lý. Con cái thường hưởng ứng khi cha mẹ chịu giải thích. Một đứa trẻ cần biết cha mẹ mong đợi nơi nó điều gì và tại sao cha mẹ lại có những qui định như thế. Ví dụ, cha mẹ có thể dạy bảo con không được cãi lại cha mẹ. Khi con cái hỗn xược với cha mẹ, đứa con ấy phải bị kỷ luật, nhưng không phải lúc nào cũng đánh đứa trẻ nếu nó đã tỏ vẻ biết điều và cho thấy nó muốn xin lỗi về những gì nó đã làm.
Việc quở trách có thể rất hiệu quả và được dùng như những phương tiện của sự tỉa sửa. Một số trẻ đáp ứng rất tốt với những lời quở trách của cha mẹ, nhưng roi vọt lại chẳng hiệu quả với chúng. Khi bạn cần khiển trách một đứa con không vâng lời, bạn có thể hỏi con một loạt câu hỏi này để nó suy nghĩ thấu đáo về những hành động của mình. Trước hết, bạn hỏi, “Con đã làm gì vậy” Bạn nhớ nghe cho kỹ, phải công bình và thăm dò cho đến khi bạn nghĩ rằng bạn đã có đầy đủ dữ kiện về những gì đã xảy ra. Có thể đứa trẻ sẽ lý luận hoặc bào chữa về hành động của mình, và bạn cần có sự khéo léo để chỉ cho con thấy nó đã vi phạm chỗ nào. Bạn phải bảo đảm là mình bắt đầu sự quở trách khi đang ở trong một trạng thái bình tĩnh, để bạn không mất mục tiêu và kiên nhẫn mà đánh con trong cơn tức giận.
Kế đến, bạn hỏi con, “Điều con đã làm là đúng hay sai?” Khích lệ đứa trẻ liên hệ hành động của nó với những giá trị Cơ đốc. Với một đứa con còn bé, bạn có thể hỏi, “Chúa Jêsus muốn con phải làm gì?” hoặc “Việc con làm có đẹp lòng Chúa không?” Mục đích của câu hỏi này là để cho con thấy sự đoán xét về đạo đức trên tội lỗi của nó. Trước khi nó cảm thấy buồn bã thật sự, thì con cần biết rằng những gì nó làm đã xúc phạm đến Đức Chúa Trời, hay đã làm tổn thương những người khác nữa. Nếu cha mẹ nhắm vào việc dạy dỗ và huấn luyện đứa trẻ trong sự công chính, thì mục tiêu của họ là để đứa trẻ thật sự đau buồn và nuối tiếc vì trước hết nó đã làm xúc phạm đến Chúa, kế đến buồn bã vì lỗi lầm của nó đã làm tổn thương hay vấp phạm người khác.
Câu hỏi thứ ba mà bạn nên hỏi là, “con nghĩ con nên giải quyết chuyện này như thế nào để Chúa Jêsus đẹp lòng về đời sống của con?” Sau đó bạn hãy ngồi lại với con để ghi ra những cách nào đứa trẻ có thể giải quyết tình huống này, và chọn một cách mà cả bạn và con đều đồng ý là đẹp lòng Chúa nhất. Làm như vậy sẽ giúp đứa trẻ thấy rằng nó còn có một số cách để chọn lựa. Đây là điều rất cần thiết nếu con bạn đang học để có những sự quyết định khôn ngoan.
Cuối cùng, bạn hỏi, “Nếu lần sau con làm một chuyện y như vầy thì con tính sao?” Nếu lâu nay đây là phương pháp thành công, thì đứa trẻ sẽ chọn làm theo điều mà nó thấy là đẹp lòng Chúa nhất.
Mục đích của việc sử dụng kết quả của những câu hỏi này là để cho đứa trẻ thấy rằng những gì nó đã làm là sai và nó còn có thể có những điều chọn lựa khác. Cách này cũng khích lệ đứa trẻ biết rằng bạn tin nó có khả năng để lần sau làm điều tốt đẹp, vinh hiển danh Chúa và vui lòng bạn là bậc cha mẹ. Có một số con trẻ đáp ứng rất tốt với phương pháp quở trách này và bạn không cần phải dùng phương pháp nào khác.
Nếu đứa trẻ bày tỏ thái độ buồn bã vì hành động của nó, bạn phải cho con biết bạn đã tha thứ và yêu thương nó, và dùng tình yêu thương mà an ủi con. Khi sự việc đã xong, hãy quên đi. Đừng cứ nhắc suốt về điều sai quấy mà con trẻ đã làm. Đức Chúa Trời đã xử lý với chúng ta theo cách này, “Phương Đông xa cách phương Tây bao nhiêu, thì Ngài đã đem sự vi phạm chúng tôi khỏi xa chúng tôi bấy nhiêu.” (Thi Thiên 103:12). Chúng ta thật rất biết ơn Ngài vì Ngài đã không lôi những chuyện tội lỗi của chúng ta trong quá khứ ra mà nhắc mãi. Vậy chúng ta cũng phải ghi nhớ điều này trong khi xử lý với con mình.
__
Bài Tập 2
Ôn lại một loạt câu hỏi mà bạn sử dụng trong phương pháp quở trách, và chép lại vào vở của bạn. Rồi trong một lúc nào đó thích hợp, bạn hãy dùng những câu hỏi này để sửa dạy con. Bạn nhớ ghi lại những hiệu quả của cách này theo cái nhìn của bạn và con bạn đã đáp ứng thế nào.
Cây Roi (đánh đòn). Bây giờ chúng ta hãy xem đến việc dùng roi. Trong Châm Ngôn, có nhiều phần Kinh Thánh chỉ về việc dùng “cây roi”. Bạn đã xem một số câu này rồi. Một số cha mẹ cảm thấy khó chịu và ngần ngại khi đánh con. Dĩ nhiên, bàn đến vấn đề dùng roi vọt với một thái độ cẩn thận là điều rất tốt, để chúng ta không quá dựa vào phương cách này mà đụng đâu đánh đó.
Nhiều người có uy tín trong việc nuôi dạy con cái đồng ý rằng cây roi chỉ nên được sử dụng khi con cái cố ý bất chấp lời dạy của cha mẹ. Và nhiều người cũng cho rằng nói chung việc dùng roi đối với con trẻ trên chín hoặc mười tuổi là điều có tác dụng ngược lại. Vì vào lứa tuổi này, có thể đứa trẻ đơn sơ khẳng định rằng sự đau đớn của cây roi không đủ để can ngăn chúng. Việc roi đòn của bạn lẽ ra phải là một sự đánh phạt để thuyết phục con, và chúng ta không thể biện hộ cho bất cứ hình thức roi đòn nào mà lại làm hại đến thân thể và tổn thương về mặt tình cảm của con. Rõ ràng khi con đã lớn, có những phương pháp khác hiệu quả hơn lớn và đem lại kết quả tốt hơn.
Tuy vậy, việc roi đòn có thể là một phương pháp hiệu quả để kiềm chế lại những cung cách hư đốn của những đứa còn bé. Chúng ta sẽ bàn chi tiết về chủ đề này trong Bài Học 7. Bây giờ, chúng tôi chỉ muốn đề nghị một số câu hỏi để bạn tự hỏi chính mình trước khi dùng roi vọt:
1. Con trẻ đã biết bạn mong đợi điều gì nơi nó chưa? Đôi khi đứa bé không biết nó đã sai ở chỗ nào, mặc dầu chúng ta có thể cho rằng nó biết. Trước khi đánh đòn, bạn phải biết chắc rằng đứa trẻ thật sự hiểu biết những gì nó làm là sai và bạn đã nói trước cho con biết về những giới hạn của nó.
2. Trước đây tôi đã khiển trách hoặc la rầy về việc này chưa? Nếu đây là lần đầu tiên thì đứa trẻ nên được một hình thức phạt nhẹ hơn. Lần trước khi con vi phạm, tôi đã la rầy và cảnh cáo con chưa?
3. Có hậu quả tự nhiên nào mà tôi có thể dùng cho trường hợp cá biệt này không, có thể đó là phương pháp hiệu quả hơn việc đánh đòn.
4. Có hậu quả hợp lý nào mà tôi có thể nghĩ ra để sử dụng hiệu quả hơn việc đánh đòn không?
5. Có phải đứa trẻ rất ương ngạnh hay đây chỉ là hành động mang tính con trẻ? Việc roi đòn chỉ để dành cho những lúc con cố ý bất chấp mọi sự mà thôi. Còn những cung cách ngây ngô vì chúng là con trẻ nên được sử lý bằng những phương cách khác.
6. Đứa trẻ có dự định để làm điều đó không hay chỉ là vô tình? Ví dụ như đánh một đứa trẻ hai tuổi vì nó vô tình đụng vào ly sữa trên bàn ăn và làm đổ tràn lan, hoặc lỡ làm bể một vật quí nào đó ở trên bàn trong phòng khách là điều rất sai. Vì lỡ lầm thì ai cũng mắc phải.
7. Tôi có đang kiểm soát được những tình cảm trong tôi không? Đừng bao giờ kỷ luật con trong khi bạn đang tức giận. Chúng ta kỷ luật trong tình yêu thương và không muốn bày tỏ với con một cơn nóng giận thù địch hoặc ghét bỏ con.
8. Đứa trẻ có lời biện hộ chính đáng nào cho thái độ của nó không? Đôi khi chúng ta đòi hỏi một mức độ hoàn hảo ở nơi con mà ngay cả chúng ta cũng không đạt được. Khi chúng ta đòi hỏi quá nhiều nơi con, bắt chúng phải thật hoàn hảo thì đứa trẻ có thể bị bệnh hoặc bị quá căng thẳng.
Bài Tập 3
Bạn hãy cùng thảo luận với người phối ngẫu của mình về những câu hỏi trên. Thảo luận về những trường hợp mà bạn đã không dùng những câu hỏi này để chất vấn chính mình trước khi dùng roi, và bàn luận xem những điều đó đã dẫn đến hậu quả gì. Những hành động của bạn có thể được thay đổi như thế nào nếu bạn tự hỏi chính mình những câu hỏi này?
Như bạn thấy, việc dùng roi không phải là cách duy nhất, và có thể việc dùng roi là không cần thiết nếu chúng ta cân nhắc mọi khía cạnh của vấn đề. Trong những trường hợp con ương ngạnh hoặc cứng đầu, có lẽ bạn cần phải dùng roi.
Sau khi bạn đã dùng roi để sửa dạy con, điều quan trọng là bạn phải tái khẳng định với con rằng bạn rất yêu nó và sẵn sàng chấp nhận nó. Có nhiều bậc cha mẹ đánh con trong cơn tức giận và sau đó đuổi nó về phòng riêng. Đứa trẻ có thể kết luận rằng cha mẹ sẽ bỏ nó khi nó xấu xa. Sau khi cho con biết bạn vẫn thương nó, hãy giải thích tình yêu thương mà bạn dành cho con, hãy ôm con vào lòng hoặc làm bất cứ hành động âu yếm nào để bày tỏ lòng yêu con. Nhờ vậy, con sẽ biết rằng, mặc dầu bạn không bằng lòng về thái độ nào đó của con, nhưng bạn vẫn yêu nó và sẽ luôn luôn yêu nó. Nếu đứa trẻ có vẻ biết ăn năn, bạn có thể nhân cơ hội đó mà cùng cầu nguyện với con, cho con có cơ hội xưng tội với Chúa. Đừng ép con cầu nguyện ăn năn nếu nó chưa sẵn sàng. Hãy cầu nguyện cho con để nó có thái độ phải lẽ mỗi khi bị kỷ luật.
Bài Tập 4
Hãy nghĩ lại về một số trường hợp mà bạn đã dùng roi để dạy con trong quá khứ. Và tự hỏi chính mình những câu hỏi sau đây:
a. Tôi đã chứng tỏ với con là tôi vẫn yêu nó chưa?
b. Tôi đã cầu nguyện với con hoặc cho con chưa?
Bây giờ bạn hãy đọc trong Hêbơrơ 12: 6-7 và Ôsê 6:1, và trả lời những câu hỏi sau đây:
c. Những câu này nói gì về mối quan hệ giữa tình yêu thương và sự kỷ luật?
d. Khi đánh phạt con, bạn đã dùng những cách nào để nối kết tình yêu thương với sự kỷ luật? Hãy thảo luận vấn đề này với vợ hoặc chồng, và ghi lại vài nhận xét của bạn.
Cột Trụ Của Sự Biện Biệt
Châm Ngôn cũng nói về nhu cầu của sự biện biệt. Trong Châm Ngôn 1:2 Salomon nói rằng chúng ta phải biết “phân biệt các lời thông sáng”. Từ ngữ bina trong tiếng Hêbơrơ được dịch là “phân biệt” hay “hiểu biết”, đến từ một từ ngữ có nghĩa là “được phân rẽ ra” hoặc “được để riêng ra”. Sự biện biệt là một khả năng để so sánh những ý niệm và có óc phán đoán dưới những hình thức khác nhau, và vì thế hiểu được nguyên nhân sâu xa của một hành động. Một con người biết biện biệt là con người hiểu biết, là người có khả năng rút tỉa được sự khác biệt giữa sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời với sự khôn ngoan của con người, hay biết phân rẽ giữa khôn ngoan với ngu dại.
Trong bài 11 chúng ta sẽ học kỹ một cách đặc biệt về vấn đề giáo dục con trẻ trong thời hiện đại này để chúng có thể vững vàng mà chống lại sự kêu gọi mạnh mẽ của tinh thần thế gian. Đặc biệt khi còn ở tuổi thiếu niên, là lúc con trẻ cần có khả năng biết biện biệt hơn hết, là lúc mà chúng càng ngày càng phải đối diện với sự chọn lựa giữa khôn ngoan và dại dột.
Câu hỏi 6
Chúng ta hãy dò tìm trong sách Châm Ngôn một lần nữa và cùng đọc với nhau một số câu Kinh Thánh có dùng chữ biện biệt. Bạn hãy lập một dàn bài đơn giản để trình bày xem những chữ biện biệt trong các câu này nói về điều gì.
a. 1:2-7
b. 4:4-7
c. 7:4
d. 9:6
e 9:10
f. 16:16
Chúng ta không thể nào tính nổi giá trị của sự biện biệt. Hãy suy nghĩ đến những sự rủi ro mà tất cả chúng ta đều có thể tránh được nếu chúng ta chỉ cần có một sự biện biệt khôn ngoan hơn. Bạn hãy suy nghĩ đến những sự chọn lựa rất phức tạp về mặt đạo đức mà xã hội của bạn đang gặp phải và những cơ hội mà các Cơ đốc nhân thường có để chia xẻ về quan điểm của người Cơ đốc trên những vấn đề đạo đức ấy. Trong công việc hàng ngày của chúng ta, khi ở nhà, hoặc khi ở lớp học, một người Cơ đốc thường xuyên đối diện với nhu cầu cần phải nhận biết cho ra sự khác biệt giữa sự khôn ngoan của thế gian này với sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Công việc này không phải lúc nào cũng dễ dàng! Những cái chúng ta lựa chọn không phải lúc nào cũng trắng với đen. Trong nhiều lãnh vực của đời sống thật không phải dễ để phân biệt điều phải với điều sai quấy. Con trẻ của chúng ta cần có sự phân biệt nếu chúng cần phải học sống một cách khôn khéo.
Vậy, biện biệt là khả năng để so sánh những ý niệm và hiểu được quá trình sâu sắc của một hành động. Nhưng sự biện biệt sẽ được phát triển như thế nào? Trước hết, chúng ta sẽ được tăng trưởng trong sự biện biệt nếu chúng ta dành thì giờ nhiều hơn cho Lời Đức Chúa Trời và có một sự hiểu biết về quan điểm của Đức Chúa Trời. Chúng ta đã đọc trong Kinh Thánh về tấm gương của những con người tin kính có những quyết định khôn ngoan và thấu hiểu quá trình sáng suốt của một hành động và ngược lại; về những con người đã sai lầm và chọn những quá trình hành động dại dột. Từ khi con còn thơ ấu, chúng ta có thể kể cho con nghe những câu chuyện này và cùng bàn bạc với con. Hãy hỏi con những câu như, “Nếu con là Ápraham thì con sẽ làm gì?” hay “Đức Chúa Trời muốn con phải làm gì trong tình trạng này?” những câu này sẽ giúp con trẻ phát triển khả năng biện biệt của chúng.
Giới thiệu sách Châm Ngôn cho con cái chúng ta cũng là một điều rất tốt. Bạn hãy suy nghĩ đến việc dùng sách Châm Ngôn cho giờ lễ bái gia đình và cùng nhau thảo luận về sách để những lời giáo huấn này được ghi khắc vào tâm trí của con trẻ. Bạn cũng có thể thảo luận một câu châm ngôn vào mỗi tối tại bàn ăn, ví dụ như bạn khích lệ con trẻ đào bới những ý nghĩa và bài học ứng dụng từ câu châm ngôn ấy.
Bài Tập 5
Bạn hãy cùng với người phối ngẫu của mình suy xét về những tư tưởng sau, và chọn một trong những tư tưởng này để áp dụng vào gia đình bạn trong tuần lễ này. Nếu bạn thấy không được thu hút gì cả về những ý tưởng này thì hãy tự soạn cho mình:
1. Hãy đọc một Châm Ngôn vào mỗi tối, tại bàn ăn hay bên giường ngủ, thảo luận xem câu ấy có nghĩa gì và làm thế nào để áp dụng vào đời sống.
2. Chọn ra mười hoặc mười lăm câu châm ngôn liên hệ cụ thể đến những trường hợp mà bạn biết con đang phải đối diện. Bạn hãy lấy một tấm cạt, một mặt thì đề câu Châm Ngôn, mặt kia thì đề câu hỏi liên hệ đến tìnhh trạng mà bạn biết con mình đang đối diện. Câu hỏi nên bắt đầu, “Con sẽ làm gì nếu…? Tại bàn ăn, bạn hãy đảo lộn những tấm cạt ấy lên và đề nghị mỗi người chọn một tấm. Rồi mỗi người sẽ trả lời câu hỏi nằm đằng sau tấm cạt, và cả gia đình nên thảo luận quan điểm của Kinh Thánh lấy từ câu Châm ngôn ấy. Tốt nhất là nên soạn một số cạt phù hợp cho người lớn và một số phù hợp riêng cho con trẻ.
3. Thực hiện việc nghiên cứu đặc biệt về các chủ đề trong Châm ngôn. Trước hết hãy chọn năm hoặc sáu câu Kinh Thánh theo một chủ đề cụ thể. Sau đó đề nghị mỗi người trong bàn ăn đọc một câu. Một số chủ đề rất hay bắt đầu với kẻ dại dột (1:7; 10:1; 15:14; 17:21, 24-25,28; 26:7,9,11), kẻ lười biếng (6:6-11; 12:27; 13:4; 21:25-26; 22:13), và bạn hữu (3:29; 11:12; 14:20-21; 17:17; 18:24; 19:4, 6-7; 21:10; 25:17; 27:6-9).
Chúng tôi không nói rằng nghiên cứu những chủ đề trong sách Châm ngôn sẽ đem lại tất cả những điều cần thiết để dạy một đứa trẻ biết biện biệt. Vì một trong những cách tốt nhất để dạy con trẻ biết biện biệt là nhìn thấy điều ấy trong đời sống của cha mẹ và qua đó con cái sẽ biết cách áp dụng lời Chúa vào những quyết định và lựa chọn trong đời sống hằng ngày.
Nhu cầu biện biệt trong đời sống của con cái chúng ta thật rất rõ ràng. Trong trường học, những người trẻ đang thường xuyên được dạy dỗ về những quan điểm và giá trị ngược lại với Lời của Đức Chúa Trời. Hàng ngày con cái của chúng ta đối diện với những triết lý cho rằng con người và những thành đạt trong đời sống của người ấy có ý nghĩa lớn lao nhất cho một cuộc đời, trở thành một người giàu có về vật chất là mục đích tối hậu của cuộc đời, và những giá trị của họ cũng như chính cá nhân họ tùy thuộc vào vẻ bề ngoài, sự khôn ngoan, hoặc những khả năng của họ.
Đứa trẻ nào thiếu sự biện biệt và để đời sống mình nương dựa vào những giá trị hư ảo này là nó đang đeo đuổi những gì mà Châm ngôn gọi là “đường của kẻ ngu dại.” Trách nhiệm làm cha mẹ của chúng ta là phải chỉ ra cho con thấy những sự giả tạo trong những giá trị của đời này và khích lệ con cái của chúng ta xem trọng những điều bên trong hơn là chỉ xem trọng những gì ở bề ngoài. Chúng ta có thể giúp con cái mình lần lần học biết cách nhận xét khôn ngoan và nắm bắt được quá trình khôn ngoan của hành động.
Bây giờ bạn hãy đọc Bài Đọc 3, “Những quyết định- Làm Thế Nào Để Giúp Con Có Những Chọn Lựa Khôn Ngoan.”, trong Phần Đọc Những Kết Quả Tất Yếu, và làm những bài tập sau đây:
Bài Tập 6
Hãy thảo luận với người phối ngẫu của bạn về phương pháp dạy con những điều có giá trị của người Lêvi. Bạn muốn con cái mình tập trung vào những giá trị cụ thể nào? Những chống đối với những giá trị nào?
Cột Trụ Của Sự Cư Xử Khôn Ngoan
Liên hệ với sự biện biệt là một cột trụ được gọi là “cư xử khôn ngoan”. Chữ sakal trong tiếng Hêbơrơ có nghĩa là “khôn ngoan và có sự phán đoán nhạy bén, cư xử cách khôn ngoan.” Cấu trúc của Châm ngôn 1:3 chứng tỏ rằng ba phẩm chất theo sau nó được dự định để giải thích “cư xử khôn ngoan” có nghĩa là gì: công bình, lý đoán và chánh trực. Như thế, cư xử khôn ngoan là kết quả của sự biện biệt và kết quả ấy được nhìn thấy trong những hành động của người có được cung cách cư xử ấy.
Chữ Hêbơrơ về sự công bình là tsedeq, mang ý nghĩa, “tuân theo những tiêu chuẩn và ý chỉ của dct.” Còn chữ lý đoán, mishpat, chỉ về một phẩm chất xử lý cách công bằng, chân thật, và công bình trong mối quan hệ của chúng ta với nhau. Đó là công việc công bình mang tính xã hội. Chánh trực (từ meshar trong tiếng Hêbơrơ) là sự dịu dàng hoặc tính thu hút.
Tất cả những từ này điều liên hệ đến hành động của một con người. Có bậc cha mẹ Cơ đốc nào lại không ao ước con mình cư xử một cách khôn ngoan, công bình, lý đoán, chánh trực và tuân theo những tiêu chuẩn của dct? Những hành động này là kết quả của sự huấn luyện. Phải cần có thời gian để xây dựng những phẩm chất này trong đời sống của một đứa trẻ. Cha mẹ thường không thấy những bằng chứng về cách cư xử khôn ngoan này cho đến khi một đứa trẻ được tăng trưởng. Trách nhiệm làm cha mẹ của bạn là phải yêu thương, khích lệ, dạy bảo và sửa sai. Còn trách nhiệm của dtl là ghi khắc những nét đặc trưng của tâm tánh con trẻ qua năm tháng. Ngài sử dụng những tấm gương và lời dạy bảo của chúng ta như những hạt giống và các hoàn cảnh của đời sống như là phân bón để làm cho đời sống của đứa trẻ được tăng trưởng, rồi đến cuối cùng chúng có thể cư xử một cách khôn ngoan.
Con trẻ phải được dạy dỗ theo tiêu chuẩn của dct để chúng được chuẩn bị mà chống trả lại với những áp lực của đời này. Những áp lực của thế gian ngày hôm nay thật rất lớn lao: thuốc phiện, rượu và một đời sống khoái lạc dường như đã rất thành công trong việc thu hút giới trẻ. Trước những áp lực mà giới trẻ ngày hôm nay đang đối diện, cha mẹ có thể giúp đỡ con cái như thế nào để chúng học biết cư xử cách khôn ngoan? Dưới dây là một số lời đề nghị:
1. Bạn hãy dùng đời sống mình như một tấm gương sống động trong cách cư xử khôn ngoan với con cái (Châm ngôn 4:1-5; 5:1-2; 20:7).
2. Khích lệ con bạn giao tiếp với những “con người khôn ngoan” của dct (Châm ngôn 13:20). Điều này có thể được thực hiện bằng một số cách thức. Bất cứ lúc nào có thể được, bạn hãy giới thiệu với con về những người lãnh đạo Cơ đốc có đời sống mẫu mực. Bạn nên suy nghĩ đến một thói quen thường xuyên mời những người nam người nữ này để họ dùng cơm tối với gia đình và sau đó mời họ chia xẻ những kinh nghiệm trong bước đường của họ với Chúa cho cả nhà cùng nghe.
3. Một đứa trẻ có thể hoàn tất một bài tập ngắn, nghiên cứu về một chủ đề trong Kinh Thánh nhấn mạnh đến những tiêu chuẩn khác nhau về sự công bình. Nếu bạn nhớ thưởng cho đứa con nào hoàn tất phần bài tập này và thảo luận với con về những gì nó đã học được thì việc làm này sẽ rất ích lợi.
4. Hãy thường xuyên đem con cái bạn đến những buổi nhóm lại (Mathiơ 18:18-20). Cũng hãy nhớ đem con theo khi bạn đang thi hành chức vụ ở một nơi nào đó. Cũng tạo cơ hội để con được phục vụ nữa.
5. Kêu gọi lòng can đảm của con để nó sẵn lòng trả giá, từ bỏ mọi sự mà đi theo Đấng Christ (Mác 8:34-38; Luca 6:22-23).
Bài Tập 7
Có lẽ bạn đang có những ý kiến riêng về cách gieo vào lòng con cách cư xử khôn ngoan. Bạn hãy suy nghĩ về con mình và những áp lực cụ thể mà con hiện đang đối diện. Bạn có thể khích lệ con phát triển cách cư xử khôn ngoan bằng cách nào?
Cột Trụ của Sự Thận Trọng
Bạn hãy tưởng tưởng tượng trong giây lát về hình ảnh của con trai bạn được mười tám tuổi và vừa gia nhập quân đội. Thật đáng buồn, có một cuộc chiến nhỏ xảy ra ở một đất nước xa xôi, và chính phủ của bạn quyết định đem quân đi tham gia trận chiến ấy. Họ chẳng có thì giờ để huấn luyện tân binh qua các trại lính để những tân binh này có vài hiểu biết căn bản về quân đội. Và con bạn lại là một trong những người chưa được huấn luyện được cử đi đánh trận. Con bạn được thả xuống khỏi máy bay, đội nón sắt, tay cầm súng và đi hành quân vào một vùng đất hoàn toàn xa lạ để đối diện với kẻ thù. Lãnh địa ấy được bao phủ bằng những hầm hố, và chốc chốc lại được loan báo là phải tránh những hầm hố đó, nhưng chắc chắn là con bạn không biết phải né tránh như thế nào vì cậu ta chưa được huấn luyện.
Con trai bạn đang trong tình huống mà sách Châm ngôn gọi là “kẻ đơn sơ”. Con bạn ngây thơ, chưa được huấn luyện, dễ bị lừa dối, và hoàn toàn không có khả năng để đương đầu với tình huống trước mặt. Quay đi đâu cũng gặp nguy hiểm, và lại không hề có kinh nghiệm trong việc đụng độ với kẻ thù.
Theo Châm ngôn, đời sống đối với người thanh niên cũng giống như cánh đồng đầy hầm hố của kẻ thù: đầy dẫy những cạm bẫy. Satan đặt những hầm hố này trên bước đường của người trẻ tuổi nhằm nỗ lực hủy diệt đời sống của người ấy. Người ngây ngơ, đơn sơ, không được huấn luyện cần phải có khả năng né tránh những cạm bẫy này. Khả năng đó được gọi là “sự thận trọng” mà dựa vào chữ arom của tiếng Hêbơrơ trong sách Châm Ngôn, có có nghĩa là “khôn ngoan và lanh lợi” theo ý nghĩa tốt (Mathiơ 10:16). Thận trọng là kỷ năng để né tránh những cạm bẫy trong cuộc đời.
Câu hỏi 7
Những câu Châm ngôn sau đây mô tả phẩm chất nào của người thận trọng?
a. 12:16, 23
b. 14:8, 15
c. 15:5
d. 22:3
Câu hỏi 8
Châm ngôn cũng đề cập đến nhiều cạm bẫy mà những người thận trọng có thể né tránh. Trong vở của bạn, hãy ghi lại cạm bẫy trong những câu kt sau đây. Hãy thảo luận những câu này với con cái của bạn, và xem con cái bạn đáp ứng thế nào trước những cạm bẫy này:
a 1:10-14
b. 5:1-23
c. 10:19-21
d. 14:16-17
e. 20:10
f. 21:20
Hẳn nhiên, trong đời sống còn có rất nhiều cạm bẫy khác nữa chứ không phải chỉ những cạm bẫy như đã được đề cập ở trên hoặc thậm chí được đề cập đến trong cả sách Châm ngôn. Dường như Salômôn có ý nói rằng con cái chúng ta cần có những lời dạy dỗ cụ thể về những cạm bẫy khác nhau trong đời sống. Nói cách khác, con cái chúng ta cần được báo trước. Trình bày những điều này như là những cạm bẫy chứ không phải là danh sách của những luật lệ thì có lẽ sẽ làm cho những người trẻ dễ được “tiêu hóa” hơn và cũng dễ dẫn đến những cuộc đàm luận ích lợi.
Con cái của chúng ta cần được nhìn thấy hậu quả của tội lỗi. Tuy nhiên, nếu chỉ nói về những điều này mà thôi, thì sẽ rất ít hiệu quả. Trong một số trường hợp, chúng ta cần phải chỉ cho chúng thấy. Con của bạn có dễ bị thu hút bởi cạm bẫy của rượu chè hay không? Chỉ cho con thấy những hậu quả trong đời sống của những người rượu chè. Nếu được, bạn cũng nên dẫn con xuống chỗ mà những người say sưa hay ngủ trên đường phố!
Tính trận trọng là một phẩm chất quan trọng biết bao! Đứa trẻ nào có được phẩm chất này sẽ không phải chịu những điều đau khổ, là cảnh trạng xảy đến cho những người bước vào lãnh địa của Satan và bị Satan nhận chìm cuộc đời của họ.
Cột Trụ của Sự Tri Thức
Theo như tác giả của sách giáo khoa này, thì một trong những mục tiêu của sách Châm ngôn là ban tri thức cho kẻ trẻ tuổi (1:4). Dĩ nhiên sự đòi buộc ở đây là có sự tri thức về mọi lãnh vực (hay những cột trụ) của sự khôn ngoan. Nhưng mặc dầu những lãnh vực khác nhau này bị trùng lắp trong nội dung của nó, nhưng chúng ta thấy mỗi phần đều có tính chất riêng của nó. Vậy thì, tính chất riêng đặc biệt đầy ý nghĩa của cột trụ tri thức là gì?
Chữ da at trong tiếng Hêbơrơ là một từ chung để chỉ về sự tri thức, tức là những gì đã nhận lãnh được qua sự học biết lẫn kinh nghiệm. Điểm nhấn mạnh tuyệt đối trong sách Châm ngôn không phải là cách sử dụng từ ngữ, nhưng là tri thức về lẽ thật đã được kinh nghiệm trong đời sống. Châm ngôn nhấn mạnh đến những lãnh vực của tri thức trong đời sống riêng và trong kinh nghiệm. Loại tri thức này có một giá trị rất lớn. Thật ra đó là loại tri thức duy nhất sẽ không làm cho Kinh Thánh và đời sống Cơ đốc trở nên khô hạn và mất đi sức sống.
Câu hỏi 9
Bạn hãy ghi tóm tắt vào vở xem những câu kt này nói gì về giá trị của tri thức:
a. 8:10
b. 11:9
c. 13:16
d. 19:2
e. 20:15
f. 24:4-5
Tất cả những khúc kt này đều dạy dỗ về sự tri thức, tức là một kinh nghiệm về chân lý thiên thượng đã được liên hệ đến đời sống, là điều rất đáng giá để chúng ta phải ao ước. Sự tri thức như thế là loại chân lý thuộc linh duy nhất mà chúng ta thật sự có thể truyền thông với những người khác. Nếu tri thức của chúng ta về lẽ thật chỉ thuần túy là lý thuyết, hoặc là sự hiểu biết của đầu óc, thì khả năng ảnh hưởng của chúng ta trên người khác sẽ bị giới hạn một cách trầm trọng. Chúng ta chỉ có thể ảnh hưởng trên đời sống của người khác y theo mức độ hiểu biết của chúng ta về chân lý trong đời sống, và chân lý đó đã làm biến đổi đời sống chúng ta, tâm trí chúng ta và những hành động của chúng ta như thế nào mà thôi.
Là những người có Chúa, chúng ta được tăng trưởng về tri thức qua kinh nghiệm của đời sống thể nào thì chúng ta cũng có thể nói rằng một “sứ điệp sống” cũng đang được hình thành trong đời sống của chúng ta như thể ấy. Trong mỗi đời sống, dct đang xây dựng một sứ điệp sống riêng biệt, một thuộc tính thực hữu của Ngài được bày tỏ qua cá nhân ấy, được phơi bày qua kinh nghiệm hiện tại của người ấy với Chúa.
Câu hỏi 10
Nếu có người hỏi bạn hãy hình thành sứ điệp sống mà dct đang bày tỏ qua bạn, thì bạn sẽ viết xuống như thế nào? Đây là một câu hỏi rất riêng tư; bạn không cần phải chia xẻ về sự đáp ứng của bạn trước điều này.
Cột Trụ Của Sự Suy Xét
Cột trụ cuối cùng trong căn nhà được xây dựng cách khôn ngoan là sự suy xét. Suy xét có nghĩa là gì? Thông thường, khi nhắc đến từ ngữ này, người ta cũng sẽ nghĩ đến những tư tưởng như khéo léo, tế nhị, thuật giao tiếp… Nhưng từ mezimma trong tiếng Hêbơrơ (đến từ chữ gốc là zamam, có nghĩa là cân nhắc, mục đích, sáng chế) có nghĩa là “quyết định một cách khôn ngoan cho chính mình để đạt được một kết quả theo như điều ao ước.”6* Mặc dầu từ ngữ này thường được dùng để chỉ về những sự phán đoán tiêu cực hoặc tư tưởng xấu (ví dụ Thi Thiên 37:12, Châm ngôn 12:2 Giêrêmi 23:20); từ ngữ này lại được sử dụng cách tích cực trong Châm ngôn, với ý nghĩa chỉ về khả năng để hình thành và thực hiện những kế hoạch khôn ngoan. Vậy, chữ suy xét được hiểu cách đơn sơ là trù tính khôn ngoan hay quyết định cách khôn ngoan.
Câu hỏi 11
Hãy tra xem những phân đoạn kt sau đây trong Châm ngôn, và ghi chú xem mỗi phần nói gì về chủ đề suy xét:
a. 2:11-12
b. 3:21
c. 5:1-2
d. 8:12
Theo Châm ngôn 3:21-24, một sự trù tính khôn ngoan dựa vào những nguyên tắc sâu nhiệm của dct sẽ là “sự sống” cho con cái chúng ta. Thêm vào đó, sự sống này sẽ giữ con cái chúng ta không bị vấp ngã khi bước đi trên con đường sự sống. Thậm chí đây còn là một điều mấu chốt cho một giấc ngủ ngon nữa! 7* Tất cả chúng ta đều đã kinh nghiệm thế nào là lo lắng khi đời sống hoàn toàn bị đảo lộn hoặc quyết định một cách thiếu suy nghĩ về một vấn đề nào đó. Những kinh nghiệm này rất thường xảy ra trong đời sống hằng ngày của chúng ta, vì vậy chúng ta không ngạc nhiên khi thấy Chúa đánh giá cao việc trù tính khôn ngoan như là chìa khóa của một cách sống khéo léo.
Hiển nhiên trách nhiệm của cha mẹ là phải giúp đỡ con học biết trù tính cách khôn ngoan (5:1-2). Một số ví dụ trong lãnh vực này như giúp con tổ chức việc học hành của mình để chuẩn bị cho kỳ thi hoặc tổ chức bài làm nhà của con theo một hệ thống chặc chẽ, chỉ dạy con làm thế nào để lập kế hoạch cho một học kỳ theo lịch hằng tháng và hằng tuần, dạy con cách quản lý tiền bạc theo như tiêu chuẩn của kt (Châm ngôn 31:16), tổ chức và lập lịch về những công việc vặt trong gia đình, và giúp đứa trẻ biết sử dụng thì giờ của mình cách khôn ngoan, thiết lập những điều ưu tiên và một thời khóa biểu phải lẽ.
Bài đọc 4, “Con Bạn Có Biết Cách Tận Dụng Thì Giờ Không?” có những lời gợi ý thực tiễn để dạy dỗ một đứa trẻ biết lập kế hoạch và sử dụng thì giờ của mình cách khôn ngoan. Ngay bây giờ, bạn hãy lật ra trong phần Đọc Hệ Luận, và đọc xem phần này nói gì.
Hãy Xem Xét Chính Mái Ấm Của Chúng Ta Trong Sự Khôn Ngoan
Chúng ta đã xem xét về sáu khía cạnh của sự khôn ngoan trong sách Châm ngôn. Có lẽ bạn đã ghi chú những lãnh vực mà bạn thấy đời sống mình thiếu sự khôn ngoan. Khi nói đến những phương diện khác nhau này về sự khôn ngoan, tất cả chúng ta đều thấy mình thiếu hụt ở chỗ này hoặc chỗ khác. Có thể một số cột trụ trong đời sống của chính chúng ta đã bị cưa mất đi hay chưa bao giờ được xây dựng một cách đúng đắn. Hậu quả là căn nhà của chúng ta bị gập ghềnh, có khuynh hướng dễ bị lung lay hoặc thậm chí có thể ngã nhào khi gặp thời tiết xấu.
Cứ nghĩ mãi về những gì thiếu kém của mình có thể làm bạn rất nản lòng, và chúng tôi thật không khích lệ bạn làm như vậy. Nhưng chúng tôi khích lệ bạn hãy xem xét chính mái ấm của mình trong sự khôn ngoan và sửa lại những chỗ nào cần sửa chữa. Có những vết nứt nào ở dưới nền cần sửa lại chăng? Những cột trụ đang đứng đúng chỗ của nó một cách vững vàng không hay có một cây cột đã gãy đổ. Hãy thừa nhận trước mặt dct về những yếu đuối mà bạn vừa khám phá ra, hãy tìm kiếm sức lực của Ngài và rồi một lần nữa hãy tích cực đeo đuổi việc dựng lại những cây cột khôn ngoan cho chính đời sống bạn.
Như Salômôn đã công bố trong Châm ngôn 4:7, “Sự khôn ngoan là điều cần nhứt; vậy khá cầu lấy sự khôn ngoan” (NIV). Nếu dct gọi sự khôn ngoan là điều cần nhất, vậy thì đó chính là điều mà chúng ta phải đeo đuổi, phải tìm kiếm cho bằng được với bất cứ giá nào. Để trở nên khôn ngoan chúng ta phải hành động trong lãnh vực ấy. Là cha mẹ thì con đường khôn ngoan không phải là con đường tùy chọn mà là con đường hoàn toàn cần thiết. Ao ước của dct dành cho chúng ta là chúng ta cứ liên tục tăng trưởng trong sự khôn ngoan, trở thành những người nam, người nữ trưởng thành trong Đấng Christ.
Bài Tập 8
Hãy nhìn vào từng lãnh vực của sự khôn ngoan đã được tóm tắt ở bên dưới để đánh giá xem bạn còn đang thiếu hụt chỗ nào, và cố gắng biện biệt xem bạn có thể xây dựng sự khôn ngoan trong đời sống mình như thế nào. Hãy viết vào vở hai lãnh vực khôn ngoan có ý nghĩa nhất mà bạn cho rằng mình cần phải tìm kiếm. Sau đó bạn viết xuống một kế hoạch hành động ngắn ngày, đơn giản để cả hai lãnh vực này trở nên mạnh mẽ trong bạn:
a. Sự kính sợ dct. Đây là nền tảng của tất cả sự khôn ngoan thật; có nghĩa là một sự nhận biết, tôn kính và là một sự hầu việc vâng phục, luôn đáp ứng với dct.
b. Sự tỉa sửa. kt khích lệ chta sử dụng những kết quả tự nhiên, sự quở trách và roi đòn trong việc huấn luyện con trẻ để chứng tỏ rằng Đức Chúa Cha cũng tỉa sửa con cái Ngài là vì lợi ích của họ.
c. Biện biệt là khả năng để phân biệt giữa sự khôn ngoan của dct với sự khôn ngoan của con người và thông hiểu được chuỗi hành động khôn ngoan.
d. Cư xử khôn ngoan là kết quả của sự biện biệt, được bày tỏ trong hành động công bình đối với những người khác.
e. Thận trọng là khả năng né tránh những cạm bẫy ngầm.
f. Tri thức, đạt được nhờ học hỏi lẫn qua kinh nghiệm, còn có giá trị hơn vàng. Châm ngôn nhấn mạnh đến việc kinh nghiệm chân lý đã được liên hệ với đời sống thật, chứ không phải chỉ là lý thuyết về “tri thức của cái đầu”.
g. Xem xét là khả năng để hình thành và thực hiện những kế hoạch khôn ngoan.
Nghiên cứu đề án 2
Trong bài học này, chúng ta đã thảo luận về sáu lãnh vực của sự khôn ngoan, với những lời gợi ý để bạn giúp đỡ con cái mình phát triển trong từng lãnh vực. Đề án này đòi hỏi vợ chồng các bạn phải cùng thảo luận với nhau, để phát triển và hỗ trợ cho một kế hoạch đơn sơ, thực tiễn và có thể đạt được. Kế hoạch của bạn phải bao gồm: một vấn đề liên hệ đến mỗi cột trụ mà bạn muốn thực hiện trong đời sống của con cái mình trong hai tháng sắp tới. Hãy bàn bạc để đi đến chỗ đồng ý với nhau về một chương trình huấn luyện sẽ nhấn mạnh vào những lãnh vực mà bạn đã chọn lựa. Hãy nhớ chuẩn bị đem kế hoạch này đến lớp để thảo luận trong khóa hội thảo lần tới.
Kết luận
Nếu phần thảo luận này về sự khôn ngoan nhắc nhở bạn về những thiếu sót trong đời sống của bạn thì hãy nhớ rằng dct có thể sử dụng những công cụ không hoàn hảo. Mặc dầu bậc cha mẹ có những thiếu sót, dtl có thể sử dụng bạn để dạy dỗ và huấn luyện con cái mình trong sự khôn ngoan. Để có một đời sống khôn ngoan mỗi ngày chúng ta phải nương dựa nơi sức lực của dct. Và khi bàn đến việc huấn luyện con cái chúng ta trong sự khôn ngoan, chúng ta có thể tin cậy nơi sự vùa giúp của dct, vì con cái của chta là con cái của Ngài, và thậm chí Ngài còn quan tâm đến sự trưởng thành của chúng hơn chúng ta nữa. Ngài sẽ tôn quí và ban cho chúng ta sự khôn ngoan mà chta tìm kiếm khi chúng ta cố gắng huấn luyện con cái mình trở thành người khôn ngoan.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu hỏi 1
Châm ngôn là những câu nói mang tính tổng quát chứ không phải là những lời hứa tuyệt đối. Dĩ nhiên những người rộng rãi không phải lúc nào cũng được phước; một tấm lòng trong sạch không phải lúc nào cũng được làm bạn với vua (có thể dân tộc ấy có một ông vua rất bại hoại); những kẻ đàn áp người nghèo khó không phải lúc nào cũng nghèo nàn; và những kẻ khéo léo không phải lúc nào cũng được phục vụ trước mặt các vua.
Câu hỏi 2
Hai tư tưởng nền tảng bao gồm trong việc kính sợ Chúa là tôn kính chính Thân Vị của Ngài và thuận phục uy quyền của Ngài.
a. Con cái phải tôn kính cha mẹ mình. Dân Ysơraen tôn kính Giôsuê. Hẳn nhiên, ý tưởng ở đây không phải là sợ hãi nhưng mà ngược lại, đó là tôn trọng và kính mến.
b. Trong những phân đoạn kt này, sự kính sợ dct có liên hệ đến việc yêu thương và vâng lời Ngài. Vì vậy, kính sợ dct có nghĩa là thuận phục uy quyền của Ngài.
Vâng, có một sự nối kết. Không phải vô tình mà từ ngữ được dùng cho sự kính sợ Đức Giêhôva lại được dùng trong một mạch văn tương tự về sự hiếu kính cha mẹ. Một người phải học biết kính sợ dct trong nhà mình như thế nào thì cũng phải học biết tôn kính và vâng phục cha mẹ mình như thế ấy. Một người không bao giờ học biết tôn trọng và vâng phục trong gia đình mình, thì khi đã khôn lớn họ cũng sẽ thường xuyên vật lộn về sự thuận phục dct trong cả đời sống mình.
Câu hỏi 3
Câu trả lời của bạn có thể bao gồm những yếu tố như sau:
a. Cầu nguyện cho con cái mỗi ngày, đặc biệt cho con biết rằng bạn cầu nguyện cho nó và cho con thấy lời cầu nguyện nào đã được Chúa nhậm.
b. Dành thì giờ cùng nhau thờ phượng trong gia đình, lấy những bài ca cảm tạ dct và cùng nhau cầu nguyện.
c. Tận dụng những ngày lễ hoặc những cơ hội đặc biệt để nói về đức tin của bạn.
d. Làm cho đời sống trong gia đình bạn trở nên vui mừng, cho con cái thấy rằng kinh nghiệm Cơ đốc là một kinh nghiệm vui mừng.
e. Giới thiệu cho con cái bạn những lãnh đạo Cơ đốc hoặc những sách vở nói về những Cơ đốc nhân vĩ đại.
Câu hỏi 4
Những câu Châm ngôn này có những phần sau đây để nói về chủ đề tỉa sửa:
a. 3:11-12: chúng ta phải tiếp nhận sự kỷ luật từ dct, vì kẻ Ngài yêu thì Ngài quở trách, sửa phạt.
b. 4:1, 13 : chúng ta phải lưu tâm đến những lời dạy dỗ chúng ta đã nhận được và nắm chặt những lời ấy.
c. 5:12-13: Không biết lắng nghe những lời chỉ dạy và phớt lờ trước những lời quở trách sẽ dẫn đến hư hỏng.
d. 6:23: Mười điều răn, những lời dạy dỗ, và những lời quở trách của cha mẹ là con đường sự sống giữ con cái khỏi sự gian ác.
e. 22:15: cây roi kỷ luật sẽ cất đi sự ngu dại trong lòng con trẻ
f. 23:13: sự kỷ luật sẽ không làm cho con trẻ bị tổn hại đâu. Con cái sẽ không chết về mặt thể xác nhưng nó sẽ được giải thoát về mặt thuộc linh.
g. 24:30-32: nhìn những lỗi lầm của người khác có thể là động cơ để một cá nhân suy gẫm và ưa thích sự chỉ dạy.
Câu hỏi 5
Ba phương tiện khác nhau của sự tỉa sửa được nhận diện là:
a. Những kết quả tự nhiên. dct đã sắp đặt đời sống này rất thứ tự đến nỗi khi chúng ta vi phạm luật lệ của Ngài, thì chắc chắn những hậu quả tất yếu sẽ xảy ra. Việc cha mẹ hình phạt con cái như để thêm vào những hậu quả tự nhiên này là điều không cần thiết và không có hiệu quả (3:1-2 những hậu quả tích cực tự nhiên) 14:23; 22:24-25; 29:1).
b. Quở trách. Tất cả những phân đoạn kt này đều có ý nói đến những lời dạy dỗ và quở trách tích cực của người cha đối với con trai mình. Qua những câu này, chúng ta thấy rằng, khi con cái làm điều sai quấy, cha mẹ dạy dỗ và quở trách là điều đúng. Có thể không cần phải dùng roi (3:11-12; 29:15)
c. Cây roi (13:24; 22:15; 29:15)
Câu hỏi 6
Câu trả lời của bạn có thể giống như vầy:
Nguồn của sự Biện Biệt
Tri thức của Đấng Thánh 9:10 (1:7)
Lời dạy dỗ của bậc cha mẹ tin kính (4:4-7)
Liên hệ một cách mật thiết với sự khôn ngoan, tri thức, cẩn trọng và cân nhắc, 1:2-6
Giá trị của Sự Biện Biệt
Nó phải là người bạn thân của chúng ta, 7:4
Thiếu sự biện biệt dẫn đến dại dột 9:6
Nó quí hơn bạc (của cải) 4:7; 16:16
Câu hỏi 7
Một số đặc điểm của người cẩn trọng là:
a. Người ấy không dễ bị bực mình và bày tỏ sự tức giận (12:16)
b. Khi người ấy học được điều gì, thì người ấy có thể giữ điều ấy cho mình chứ không trở thành một tiên tri, giảng thuyết cho những người khác (12:13)
c. Người ấy suy nghĩ cẩn thận về những quyết định và những phán đoán của mình, không phải là người dễ bị lừa dối (14:8)
d. Người ấy không cả tin, nhưng suy xét các bước của mình (14:15)
e. Người ấy tìm kiếm sự tri thức để vượt thắng những gì mình còn thiếu kém (15:5)
f. Người ấy nhìn thấy sự nguy hiểm, chuẩn bị đầy đủ để chống trả với nguy hiểm ấy, và né tránh những cạm bẫy (22:3)
Câu hỏi 8
Một số cạm bẫy mà người cẩn trọng phải né tránh là:
a. Kết bạn với những loại người xấu (1:10-14)
b. Vô luân (5:1-23) c. Nói quá nhiều (10:19-21)
d. Nóng giận (14: 16-17)
e. Lừa dối, ví dụ ở đây là dùng những cây cân khác nhau, nhưng nó có thể được áp dụng vào tất cả các lãnh vực trong đời sống, chẳng hạn sự lừa dối về các kỳ thi trong trường học (20:10)
f. Tiêu ngay tất cả tiền mình vừa kiếm được (21:20)
Câu hỏi 9
Một số giá trị của sự tri thức là:
a. Sự tri thức còn có giá trị hơn vàng và bạc (8:10; 20:15)
b. Nhờ sự tri thức mà người công bình được giải cứu (11:9)
c. Sự tri thức hướng dẫn hành động của một người cẩn trọng và giữ người ấy khỏi sự ngu dại (13:16)
d. Hành động không có tri thức dẫn đến lỗi lầm (19:2)
e. Sự tri thức sanh ra sự giàu có (24:4)
f. Sự tri thức làm gia tăng sức mạnh (24:5)
Câu hỏi 10
Câu trả lời của bạn
Câu hỏi 11
Những phân đoạn kt này dạy dỗ những điều sau đây về sự suy xét:
a. Sự trù tính khôn ngoan có thể bảo vệ bạn khỏi những kẻ gian ác (2:12), khỏi những người đàn bà có sức quyến rũ (2:16), và khỏi vấp ngã trên con đường sự sống (2:11). b. Sự trù tính khôn ngoan sẽ đem lại sự sống, sự an toàn và bình an (3:21-24).
c. Có thể học hỏi từ bậc làm cha về sự trù tính khôn ngoan (5:1-2)
d. Sự trù tính khôn ngoan liên hệ rất gần với sự khôn ngoan, cẩn trọng, và tri thức (8:12).
BÀI TỰ TRẮC NGHIỆM
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM- Hãy khoanh tròn mẫu tự nào có câu trả lời hoàn chỉnh và đầy đủ nhất:
1. Chữ “châm ngôn” (tiếng Hêbơrơ là mashal) có nghĩa là:
a. lời hứa
b. lời nói
c. so sánh
b. bài thơ
2. Chủ đề của sách Châm ngôn là
a. Huấn luyện con cái
b. sự khôn ngoan trong đời sống
c. các mối quan hệ
d. Tin cậy dct
3. Cây roi chỉ nên được sử dụng:
a. khi đứa trẻ cố ý ngang ngạnh
b. khi đứa trẻ đến tuổi mười sáu
c. khi đứa trẻ không cẩn thận
d. khi tất cả các phương pháp khác đều thất bại
CÂU TRẢ LỜI NGẮN- Hãy trả lời câu hỏi hoặc câu nói sau đây trong vòng không quá ba câu:
1. Định nghĩa “sự kính sợ Đức Giêhôva”
2. Những hậu quả tự nhiên là gì? Cho một ví dụ
3. Những hậu quả hợp lý là gì? Cho một ví dụ
4. Quở trách là gì? Sự quở trách phải được sử dụng như thế nào?
GHÉP CẶP. Hãy viết mẫu tự của câu trả lời đúng vào ngay con số của câu ấy (ví dụ 1.a)
1. Được bày tỏ trong những hành động công bình, lý đoán và chánh trực của một người.
2. Chân lý đạt được nhờ học hỏi lẫn qua kinh nghiệm
3. Khả năng để so sánh và đoán định và thấu đáo chuỗi hành động khôn ngoan
4. Bao gồm việc sử dụng những hậu quả tự nhiên, sự quở trách và roi đòn.
5. Kỷ năng trong việc né tránh những cạm bẫy của cuộc đời
6. Khả năng để hìnhh thành và thực hiện những kế hoạch khôn ngoan
a. Sự tỉa sửa
b. Sự biện biệt
c. Cách sử xự khôn ngoan
d. Cẩn trọng
e. Tri thức
f. Suy xét
ĐIỀN VÀO KHOẢNG TRỐNG. Hãy hoàn tất những câu nói sau bằng cách điền vào vở của bạn từ ngữ, cụm từ hoặc câu nào thuộc về khoảng trống ấy:
1. Người nào thật sự muốn trở thành người khôn ngoan thì phải………….và……….
2. ………….là khởi đầu của sự tri thức
3. Bốn câu hỏi được sử dụng trong khi quở trách là:
a.
b.
c.
d.
CÂU TRẢ LỜI CHO BÀI TỰ TRẮC NGHIỆM
CÂU TRẮC NGHIỆM
1. c. Sự so sánh
2. b. khôn ngoan trong cách sống
3. a. khi đứa trẻ cố ý ngang ngạnh
CÂU TRẢ LỜI NGẮN
1. Sự kính sợ Đức Giêhôva là kinh sợ và tôn kính Chúa, được bày tỏ trong sự kết ước trọn vẹn và vâng lời Ngài. Đây chính là nền tảng cho sự khôn ngoan.
2. Những hậu quả tự nhiên là những hậu quả không thể tránh khỏi do sự chọn lựa hoặc hành động của một đứa trẻ, chẳng hạn bị trễ học vì bố mẹ kêu hoài mà không chịu dậy.
3. Những hậu quả hợp lý là những hình phạt do cha mẹ ấn định nhưng nó liên hệ một cách hợp lý đến người đã vi phạm. Ví dụ, một đứa trẻ vô ý làm bể một vật nào đó mà lẽ ra nó không được đụng tới thì nó sẽ phải kiếm tiền để mua lại vật ấy.
4. Quở trách là những lời chỉ dạy phải lẽ. Bậc cha mẹ có thể nói chuyện với con theo một cung cách vừa phải, giải thích những điều con không được làm và những gì cha mẹ mong đợi nơi con cái hoặc giúp con nhìn thấy những lỗi lầm của mình và giúp con biết suy nghĩ thấu đáo về những hậu quả vì hành động của mình.
CÂU GHÉP CẶP
1. c. Cư xử khôn ngoan
2. e. Tri thức
3. b. Biện biệt
4. a. Tỉa sửa
5. d. Cẩn trọng
6. f. Cân nhắc
ĐIỀN VÀO KHOẢNG TRỐNG
1. Người nào thật sự muốn trở thành người khôn ngoan phải sẵn lòng lắng nghe và tiếp nhận.
2. Sự kính sợ Đức Giêhôva là khởi đầu sự tri thức
3. Bốn câu hỏi được sử dụng trong khi quở trách là:
a. Con đã làm gì?
b. Điều con đã làm là đúng hay sai?
c. Trong trường hợp này con có thể làm gì để sự việc được tốt hơn?
d. Lần sau nếu con tái phạm thì con sẽ chịu kỷ luật thế nào? __
1* Haddon W. Robinson, foreword to Proverbs, by Robert L. Alden (Grand Rapids, MI: Baker, 1983) trang 7.
2* Charles Caldwell Ryrie, The Ryrie Study Bible: New American Standard Translation (Chicago: Moody Press, 1987), trang 937).
3* Ibid
4* Trong phần nghiên cứu này, mỗi cột trụ sẽ tượng trưng cho một nguyên tắc, hoặc một ý niệm, bắt nền từ một từ ngữ Hêbơrơ cụ thể. Chúng tôi nhận biết rằng những ý nghĩa của các từ này có trùng lắp nhau ở một mức độ nào đó. Rõ ràng không phải lúc nào cũng có một sự phân biệt rõ nét giữa những từ này. Ngược lại, lý do khiến tác giả chọn sử dụng những từ ngữ này là để nêu lên một số màu sắc riêng rất mạnh mẽ trong ý nghĩa của chúng. Chúng tôi cũng thừa nhận rằng các bản dịch khác nhau của kt cũng không luôn luôn phản ảnh sự khác biệt này. Vì thế, chúng tôi biết rằng các bạn sẽ hơi gặp khó một chút trong việc trả lời một số câu hỏi có lời đề nghị các bạn hãy tra tìm những câu kt có chứa đựng những từ Hêbơrơ này. Trong những trường hợp không rõ ràng như vậy, đề nghị các bạn hãy tìm ý niệm mà chta đã thảo luận, vì nói cho cùng, vấn đề chính là ý niệm chứ không phải chính từ ngữ ấy.
5* Paul R. Gilchrist, “yasar” in Theological Wordbook of the Old Testament, ed. R. Laird Harris, Gleason L. Archer, Jr., and Bruce K. Waltke, 2 vols. (Chicago: Moody Press, 1980), 1:386, 87.
6* Cohen, ed., Soncino Books of the Bible, vol. 10: Proverbs (London:Socino, 1946), trang. 2.
7. Kidner nói rằng ích lợi của 3:22-23 là kết quả của 3:21. See D. J. Wiseman, gen. ed., The Tyndale Old Testament Commentaries, 24 vols. (Downers Grove: InterVasity, 1964.), vol. 15: Proverbs, by Derek Kidner, trang 65.