MỘT CUỘC TÌNH: CHUYỆN NÀY CÓ THỂ XẢY RA VỚI BẠN!

Quyển sách này nói về Tình yêu và Hôn nhân : Hôn nhân của bạn và cuộc tình mà bạn có thể kinh nghiệm được với người chồng hay người vợ của chính bạn.

Rất nhiều người nghĩ rằng cuộc tình như là một tình cảm say đắm giữa một người nam và một người nữ chưa có gia đình -ít ra không phải là giữa vợ chồng. Nhiều thế kỷ trôi qua thế giới đã cố gắng thuyết phục người ta có ý niệm rằng những cuộc tình vụng trộm của người lớn thì hấp dẫn hơn tình yêu trong hôn nhân. Nhưng từ điển định nghĩa cuộc tình là “sự hấp dẫn nhau giữa hai người … một từng trải đặc biệt khi được yêu”. Sự từng trải đặc biệt mà chúng ta đề cập đến ở đây là tình yêu đẹp đẽ và bền vững mà Đức Chúa Trời ban cho người chồng và người vợ. Ngài đã ban cho con người khả năng nhận biết được mọi tình cảm và khoái lạc trong thân thể bình thường, khoẻ mạnh và đầy sự thỏa lòng. Và, vì là Đấng sáng lập Hôn nhân và là Tác giả của tình yêu, nên sự ban cho của Ngài bao gồm một cuộc tình đầy những sự xúc động, vui mừng và sảng khoái cho mỗi cặp vợ chồng, không phải chỉ một số cặp được ưu đãi nào đó mà thôi.

Tất nhiên, điều đó phụ thuộc vào sự khám phá của mỗi chúng tavề hoạch định của Đức Chúa Trời trong hôn nhân của mình qua việc suy gẫm cẩn thận Lời Chúa và sẵn sàng giữ nguyên tắc, các điều răn và các ví dụ chúng ta tìm thấy ở đó. Mục đích của tôi khi viết sách này là để giúp đỡ các bạn, cả trong việc suy gẫm lẫn việc ứng dụng những lẽ thật đã được khám phá từ Thánh kinh, để các bạn có thể kinh nghiệm được tất cả những gì Đức Chúa Trời đã ban cho các bạn trong hôn nhân của mình.

Xuyên suốt những nguyên tắc và những mẫu mực trong Thánh kinh, các bạn sẽ thấy được một nền tảng, một lẽ thật về sự chuyển đổi thái độ của con người.”

Ý muốn của Đức Chúa Trời trong mỗi cuộc hôn nhân là vợ chồng phải yêu mến lẫn nhau với một sự hấp dẫn hoàn toàn về tinh thần , tình cảm và thể xác ; và sự hấp dẫn này sẽ tiếp tục gia tăng khi họ sống bên nhau .

Một yếu tố khác từ lẽ thật này nữa là: bất cứ đôi vợ chồng Cơ Đốc nào cũng có thể phát triển mối quan hệ yêu thương này trong hôn nhân , bởi vì điều đó hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời.

Bởi vì Ngài là Đấng duy nhất tạo nên chúng ta, Đấng nghĩ ra hôn nhân và dùng nó để ban phước cho chúng ta, Đấng ban cho chúng ta khả năng yêu thương, Ngài là Đấng biết cách tốt nhất để xây dựng tình yêu trong hôn nhân. Ngài phải gắn bó mật thiết với tất cả những nỗ lục của chúng ta để phát triển loại hình hôn nhân đẹp lòng Ngài. Khi chúng ta vâng giữ những nguyên tắc và thực hành theo ý muốn của Ngài, chúng ta bắt đầu kinh nghiệm được hôn nhân mà Ngài chuẩn bị cho chúng ta ngay từ lúc đầu, tràn ngập “những tình cảm mới mẻ và bảo đảm rằng tất cả những ngày của chúng ta đều ngọt ngào như nhau”.

Là một nhà tư vấn hôn nhân Cơ Đốc xem Thánh kinh là thầm quyền cao nhất, tôi không chỉ đơn thuần thông cảm với bệnh nhân , hay đưa ra những ý kiến ngọt ngào có thể hay không thể thực thi được. Các nguyên tắc mà tôi đưa ra là những nguyên tắc vững chắc dựa trên Lời Chúa, mà các nguyên tắc này luôn thích hợp khi áp dụng cách đúng đắn với những vấn đề của riêng từng cá nhân. Tôi nhận thấy Lời Chúa, Thánh kinh, luôn luôn chân thật và hoàn toàn có thể tin cậy được. Văn hóa thay đổi, cách sống biến đổi, các suy nghĩ đến rồi đi theo dòng thời gian. Nhưng các điều răn Chúa không hề thay đổi và hành vi của con người cũng không thật sự thay đổi- Dưới bề ngoài phức tạp của con người hiện đại cũng bản chất tội lỗi ấy, cũng những thái độ không đáng phải có tiếp tay với thế lực tối tăm giống như thời Ađam và Êva hay thời Ápraham và Sara. Con người thời xa xưa cũng có khuynh hướng làm trái ý muốn của Đức Chúa Trời và cũng có những khát vọng và nhu cầu tâm linh giống như bạn và tôi ngày nay. Bởi vì từ khi sáng thế cho đến ngày nay cả con người lẫn Đức Chúa Trời đều không thay đổi về bản chất., các nguyên tắc sống trong Thánh kinh vẫn hoàn toàn phù hợp với hôn nhân ngày nay.

Bạn có nhận thấy điều này có nghĩa gì đối với bạn khi bạn đang sống trong hai thập kỷ sau cùng của thế kỷ 20 này không? Bạn không bị bắt buộc phải tìm ra những giải pháp cho chính mình hay tự hỏi rằng liệu cách cư xử mình có đúng hay không. Bạn không cần phải nhượng bộ những mơ tưởng về những mối quan hệ không đem lại sự thỏa lòng. Thánh kinh dạy bạn phải làm điều gì và bạn được ban cho năng lực bạn cần để làm những việc đó hầu đem lại phước lành và hạnh phúc cho chính bạn. Bạn và tôi có thể xác định, hiện thực và khách quan về những nan đề tấn công cuộc sống của chúng ta, bởi vì chúng ta đang đứng trên lẽ thật không hề lay chuyển.

Có lẽ điều này dường như lý tưởng đối với bạn, khi bạn với người bạn đời đang bước đi trong cuộc đời này. Có thể bạn suy nghĩ : “Nghe thì có vẻ hay đấy. Nhưng bác sĩ Wheat không biết cuộc hôn nhân của chúng ta như thế nào đâu!”

Hãy nhớ rằng chúng ta đã đặt tựa đề cho sách này: “Đời sống tình yêu của mỗi đôi lứa”. Có nghĩa là cho chính bạn đấy! Bởi vì hàng trăm cặp vợ chồng đã thảo luận về hôn nhân của họ với tôi, và tôi hiểu những tình huống khó khăn khác nhau có thể phát sinh giữa hai người trong hôn nhân. Một số người thì tan nát cõi lòng, số khác thì đang rối trí vì đang ở trong tình trạng phức tạp .Nhưng không có điều gì không giải quyết được.

Lúc này, nếu bạn chẩn đoán tình trạng của chính mình và quyết định xem bạn muốn mối quan hệ của các bạn sẽ như thế nào thì điều đó rất giúp ích cho bạn. Bước đầu tiên trong sự hướng dẫn những thay đổi có tính cách xây dựng là quyết định xem bạn đang ở đâu và bạn nên ở nơi nào.
Một hay nhiều câu sau đây có thể sẽ mô tả tình hình hôn nhân của bạn, hãy đánh dấu ở câu nào phù hợp với tình trạng của bạn:

( ) Bây giờ chúng tôi đang sống hạnh phúc, nhưng chúng tôi muốn tiếp tục gia tăng tình yêu dành cho nhau.

( ) Chúng tôi chưa bao giờ yêu nhau, ngay cả khi mới cưới nhau.
( ) Chúng tôi đã đánh mất tình yêu dành cho nhau trước đây.
( ) Thành thật mà nói, tôi không còn yêu người bạn đời của tôi nữa.
( ) Bạn đời của tôi rất lãnh đạm với tôi hay dường như là đã yêu một người nào khác.
( ) Chúng tôi rất quan tâm đến nhau, nhưng cuộc hôn nhân của chúng tôi quá buồn tẻ.
( ) Tôi rất muốn biết tôi có thể làm gì để cho mối quan hệ của chúng tôi tốt hơn.
( ) Tôi muốn phục hồi tình yêu của chúng tôi và gìn giữ hôn nhân chúng tôi nhưng người bạn đời của tôi bất hợp tác.
( ) Người bạn đời của tôi muốn ly dị.
( ) Giữa chúng tôi có những vấn đề rất nghiêm trọng, nhưng chúng tôi thỏa thuận cố gắng gìn giữ cuộc hôn nhân của chúng tôi.
( ) Cả hai chúng tôi đều muốn biết cách làm thế nào để phải lòng nhau.
( ) Chúng tôi mới cưới nhau , muốn xây dựng một tình yêu dài lâu và càng ngày càng hạnh phúc hơn.

Bây giờ hãy để tôi khuyến khích bạn về tương lai của hôn nhân bạn. Mối quan hệ mà bạn muốn có có thể xảy ra , nhưng không phải do tình cờ. Một mối quan hệ thân mật hiếm khi tiến triển một cách tự phát, và một mối quan hệ trục trặc hầu như không bao giờ tự nó có thể trở nên tốt hơn. Tôi không có cách chữa trị tức khắc cho bạn, cũng không có những viên thuốc hạnh phúc để biến chuyển hôn nhân của bạn một cách tự động được. Nhưng nếu bạn đọc sách này một cách cẩn thận và theo đúng đơn thuốc mà tôi cho bạn thì bạn sẽ học biết được cách yêu như thế nào để có thể nhận được một tình yêu hồi đáp từ người bạn đời mình. Nếu bây giờ bạn đang có mối quan hệ tốt đẹp, thì quyển sách này sẽ giúp mối quan hệ đó trở nên tốt hơn đến nỗi bạn sẽ rộn ràng và kinh ngạc.

Tình yêu sẽ đến với bạn ở bất cứ độ tuổi hay bất cứ giai đoạn nào trong cuộc hôn nhân của bạn , nếu bạn sẵn lòng mở cửa và đón nhận nó vào trong mối quan hệ của bạn. Cho dù tình trạng hôn nhân của bạn tồi tệ đến mức nào, thì chính bạn và người bạn đời mình cũng có thể phải lòng nhau một lần nữa – hay có thể là lần đầu tiên. Nếu bạn đang do dự bên bờ vực của sự ly dị buồn thảm, bạn có thể nhen nhóm lại tình yêu của mình. Bạn có thể học biết cách giải quyết những vấn đề khó khăn nghiêm trọng nhất theo cách khiến cho hôn nhân của bạn đâm rễ vững chắc trong tình yêu – đủ vững vàng và mạnh mẽ để bạn có thể chịu đựng được những sức ép trong cuộc sống. Ngay cả nếu chỉ một mình bạn đang ra sức gìn giữ hôn nhân gia đình mình, hoàn toàn không có sự hợp tác của người bạn đời kia, thì điều đó cũng có thể xảy ra . Khi chúng được áp dụng cách chính xác và nhất quán , không có ngoại lệ, thì không có trường hợp đặc thù nào mà những ý niệm vĩnh cửu của Đức Chúa Trời lại thất bại cả.

Tôi hy vọng rằng bạn sẽ suy gẫm quyển sách này như một cẩm nang , chứ không phải như mấy quyển sách khác chỉ để đọc lướt qua cho vui rồi thôi. Những chương trong sách này bao gồm những thông tin chi tiết quan trọng mà mỗi gia đình đều cần để xây dựng tình yêu, phục hồi tình yêu và gìn giữ hôn nhân khỏi những thế lực có thể hủy hoại nó. Một cẩm nang là một quyển sách gối đầu giường hay sách tham khảo để chỉ cho bạn điều phải làm và cách để thực hiện điều đó. Nó biểu thị hành động – Bạn biết rằng những kết quả như mong muốn sẽ đến từ hành động, không phải từ mơ tưởng – Vì thế hãy thực hành những lời khuyên mà bạn tìm thấy ở đây. Hãy nhớ rằng đây là những lời khuyên dựa trên nền tảng của Thánh kinh về cách suy nghĩ, thái độ và cách cư xử. Đây là những lời khuyên hoàn toàn giống với những lời khuyên mà các bệnh nhân của tôi nhận được – Tôi hy vọng bạn xem nó như sứ điệp của cá nhân tôi dành cho bạn, y như tôi đang tiếp chuyện với bạn trong văn phòng của tôi – Tôi viết sách này với lời cầu nguyện rằng bạn và người bạn đời của bạn sẽ học biết cách thức yêu nhau , điều mà thế giới đang khao khát tình yêu chân chính sẽ nhận thấy thật rõ ràng qua hôn nhân của chính bạn –

Qua những trang sách bạn sẽ gặp những con người có lẽ cũng giống bạn. Những câu truyện này do họ kể cho tôi nghe. Tôi đã đổi tên tất cả và những chi tiết không quan trọng trong các câu truyện để bảo vệ sự riêng tư của chính họ. Allison là một ví dụ. Bà đã lập gia đình 30 năm rồi, và mặc dù bà là một Cơ Đốc nhân tin kính, nhưng bà đang tranh chiến chống lại cám dỗ ly dị chồng vì những nan đề đã có từ lâu. Oâng phớt lờ trách nhiệm về tài chính của mình, không để ý đến những tình cảm của bà: điều bà buồn phiền hơn cả là suốt thời gian chung sống với nhau lâu như thế, bà chưa bao giờ được sống trong một căn nhà đúng nghĩa cả!

Như bà mô tả với tôi : ”Luôn luôn có vật liệu xây dựng ở mỗi góc nhà và dựa vào các vách tường. Đối với tôi đó là cả một sự bực mình khi quét dọn nhà cưả và như thế là làm nhục tôi. Tôi không còn có thể mời khách vào nhà khi họ bước đến cửa. Tôi muốn đi trốn. Khi còn trẻ tôi luôn luôn hy vọng rằng một ngày nào đó mọi thứ đều sẽ kết thúc , nhưng khi tôi đến tuổi 50 và tình trạng vẫn như cũ, tôi đã mất hy vọng. Tôi biết rằng cho đến cuối cuộc đời thì nó vẫn như thế. Ở tuổi năm mươi tư, người đàn ông sẽ không thay đổi cách sống của mình. Khi ông đề cập đến việc biến phòng ngủ của chúng tôi thành tổ ấm, điều đó làm tôi đau lòng, bởi vì tôi luôn hình dung một điều gì đó giống như thế. Nhưng làm sao tôi có thể chịu đựng được với những sàn nhà dở dang, những bức tường chưa hoàn tất và mọi thứ đồ dùng tạm thời? ”

Sau khi Allison chạm trán với những khái niệm về đời sống tình yêu mà tôi đã nhiều lần tận dụng cơ hội để truyền đạt,bà được Chúa dẫn dắt để cam kết rằng sẽ học cách yêu thương chồng . Tiến trình bắt đầu với việc bà tự lựa chọn và được tiếp tục qua những giai đoạn khác nhau của việc phục hồi tình yêu trong mối quan hệ của họ. Mỗi giai đoạn bao gồm một quyết định khác để thực hiện mọi việc theo cách của Chúa. Kết quả sau cùng được bà Allison gọi là “một phép lạ” trong cuộc hôn nhân của mình. Ngày nay, bà nói rằng: “Bây giờ tôi đã thật sự cảm thấy yêu chồng mình và ham muốn tình dục của tôi đã được làm mới lại. Ngày trước chuyện chăn gối là điều cực chẳng đã – Nhưng bây giờ tôi yêu chồng tôi và tôi cũng thật sự muốn làm hài lòng ông ấy trong sự hòa hợp thể xác nữa”.

Allison cũng có thể đoan chắc rằng khi bà tiếp tục yêu chồng theo những khuôn mẫu và những nguyên tắc của Thánh kinh thì những sự thay đổi kỳ diệu cũng sẽ xuất hiện ở chồng bà nữa. Tình yêu của bà là nguồn phấn khích diệu kỳ khiến cho ông thay đổi. Ở tuổi 54 hay ở bất cứ tuổi nào – người đàn ông có thể thay đổi cách sống của mình với những phương tiện có sẵn do Chúa ban. Câu truyện này chưa kết thúc hẳn, nhưng “phép lạ” của tình yêu đã xuất hiện, để ban phước lành cho hôn nhân của họ.
Allison nói “Tôi biết quá nhiều phụ nữ đáng thương không có hạnh phúc, vẫn đang chiến đấu với hoàn cảnh của mình. Tôi thấy thương họ. Xin hãy khuyến khích họ…”
Đây là lời động viên của tôi: Tôi thấy những phép lạ này thường xảy ra trong hôn nhân. Bạn và người bạn đời của mình có thể có một cuộc tình tuyệt vời. Bạn có thể khiến cho điều đó xảy ra.

NHỮNG KHÁM PHÁ: ĐIỀU SAI VÀ ĐIỀU ĐÚNG

Là một sinh viên cao đẳng chuyên toán, tôi biết rằng nếu bạn không bắt đầu với giả thuyết đúng khi giải toán thì không cách nào bạn có thể tìm được câu trả lời đúng. Vì thế khi trở thành một Cơ Đốc nhân, tôi học Lời Chúa như một nhà toán học vậy. Đó là, tôi mất nhiều thời gian cho ba chương đầu của Sáng thế ký hơn bất cứ phần nào khác của Kinh thánh, bởi vì tôi biết rằng ba chương đó là nền tảng cho mọi điều khác trong Thánh Kinh. Tôi khám phá ra rằng trong hình thể ngắn gọn hàm chứa tinh túy của lẽ thật từ Đức Chúa Trời liên quan đến người nam và người nữ ,và mối quan hệ của họ với Đức Chúa Trời và với nhau. Ở đây tôi có thể bắt đầu hiểu chính mình và vợ tôi để tìm kiếm chương trình hoàn hảo của Đức Chúa Trời cho hôn nhân của mình và mục đích của Ngài cho cuộc sống lứa đôi của vợ chồng chúng tôi.

Vì thế, như một nhà toán học, tôi say sưa suy gẫm các chương hạt giống này cách chăm chỉ, vì biết rằng tôi phải xây dựng cuộc đời và hôn nhân của mình trên những giả thuyết đúng hầu cho cuối cùng có thể đạt được câu trả lời đúng. Kết quả tuyệt vời hơn tôi tưởng – một cuộc hôn nhân tốt đẹp, một gia đình tin kính và một chức vụ trọn đời với nhiều cơ hội để bày tỏ cho nhiều gia đình khác làm cách nào để tìm được hạnh phúc khi sống chung với nhau theo kế hoạch của Đức Chúa Trời.

Tất nhiên, để thực hiện sự tiếp cận với hôn nhân dựa trên Lẽ thật từ Sáng thế ký, tôi đã phải gạt bỏ đi vài khái niệm hình thành trong tôi trước kia. Nhưng tôi có thể làm được điều này bởi vì tôi biết tôi đã có những thông tin chính xác, tôi có thể thay những ý nghĩ sai bằng những điều đúng và sau đó sống bằng những điều đó trong sự tin cậy. Tôi thấy mình lệ thuộc vào lẽ thật này, và chính lẽ thật đó không bao giờ hướng dẫn tôi quyết định sai lầm hay đưa ra những lời khuyên không ích lợi cả.

Còn bạn thì thế nào? Cái gì đã định hướng cho những suy nghĩ của bạn về hôn nhân? Bạn có thể tin cậy vào điều đó không?

Tôi muốn bạn xem xét thật cẩn thận những giả định sâu xa chi phối những thái độ của bạn đối với hôn nhân và tình yêu. Có thể một số thì sai, cũng có thể một số thì đúng. Điều đó rất quan trọng đối với chính bạn khi quyết định những giả thuyết đúng đắn để chúng ta tin cậy vào, và những khái niệm nào chúng ta cần phải loại bỏ vì chúng không đúng và vì thế không thể thực hiện được, thậm chí là có hại cho chúng ta từ trong bản chất của chúng.

Có một cặp vợ chồng tôi gọi là Dean và Carol, đã phải đi đến chỗ này sau nhiều năm là những Cơ Đốc nhân năng động trong một Hội thánh lớn. Carol đánh giá chồng mình như là “một người đàn ông dịu dàng, lịch thiệp” và đối với các cậu con trai thì ông là một người cha tốt . Họ sống với nhau rất “thoải mái”. Nếu sự rộn ràng , xúc động đã qua đi trong mối quan hệ của họ, Carol cho rằng do hai mươi năm sống chung và do tuổi đời của họ – hơn bốn mươi rồi.

Thế rồi cuộc đời của bà bị khuấy động, khi Dean bị phát hiện là có quan hệ với một người đàn bà trẻ cùng làm việc với ông trong ban âm nhạc của Hội thánh. Dean nói rằng cuộc tình của ông đã chấm dứt, nhưng một người bạn Cơ Đốc thân thiết của Carol khuyên bà nên ly dị chồng ngay, bởi vì người bạn đó nói rằng: “Ngoại tình giết chết hôn nhân. Và nếu bạn để chính mình bị sử dụng như một miếng thảm chùi chân thì thật là không đúng chút nào”.

Trong khi Carol cảm thấy bàng hoàng và bị phản bội, bà tránh né chồng; thì người phụ nữ trẻ lại chủ động theo đuổi Dean cách tích cực. Dean đã gặp ban chấp sự để xưng nhận việc làm sai trái của mình, nhưng bây giờ ông trở nên miễn cưỡng trong việc đi nhóm với vợ và các con – Các lãnh đạo Hội thánh cho rằng đây là bằng chứng về sự không thành thật của Dean và họ tiên báo với Carol rằng cuộc hôn nhân của bà khó bề cứu vãn nổi, bởi vì “Dean thật là sai quấy trước Chúa”.

Dean quá tuyệt vọng và buồn bã, bắt đầu muốn đi làm ở một nơi khác trong một khoảng thời gian 10 tháng hay có thể lâu hơn nữa. Ông giải thích với Carol rằng “Sự xa cách sẽ giúp chúng ta biết liệu chúng ta có thật sự yêu nhau hay không”. Bạn tâm giao của Carol phản ứng với sự giận dữ và nói rằng: “Hãy thu dọn đồ đạc của anh ta, đem vứt ngoài hàng hiên. Anh ta xéo đi sớm chừng nào tốt chừng ấy.”

Khi Carol kể cho tôi nghe câu truyện này, tôi thật rất buồn khi biết rằng tất cả những người liên quan trong cảnh trạng đau lòng này đã xác nhận mình là tín đồ của Chúa Jêsus Christ, là những người tin rằng Lời Ngài là chân lý:người vợ, người chồng, người đàn bà kia, người bạn tâm giao và các bậc lãnh đạo Hội thánh. Mỗi người trong số họ, trong cách cư xử của chính mình đã cho thấy rằng họ thiếu hiểu biết những nguyên tắc của Thánh kinh có thể bảo vệ và hàn gắn cuộc hôn nhân này.

Có quá nhiều nguyên tắc trong Thánh kinh về hôn nhân, tình yêu, sự tha thứ, và sự phục hưng đã bị vi phạm và làm ngơ ,cho nên không ngạc nhiên khi Dean và Carol đều cảm thấy “trơ như phỗng” trong sự kiện kinh khiếp và không thể vượt qua được.

Thật đáng tiếc thay, đây là một câu truyện tiêu biểu – Tôi đã được nghe câu truyện này nhiều lần với những biến thể khác nhau về chủ đề. Tôi chia sẻ điều này với bạn vì chúng ta có thể học được nhiều điều từ câu truyện này.

Khi tôi tiếp chuyện Carol, bà bắt đầu nhìn lại cách cư xử và suy nghĩ của mình. Những hành động và những phản ứng trong suốt cuộc khủng hoảng của mình có hợp lý chưa và cái gì thúc đẩy chúng? Những quyết định của bà được hình thành từ những lời khuyên sai quấy của con người hay từ những lời khuyên dạy của Đức Chúa Trời? Giả định cơ bản nào chỉ đạo suy nghĩ của bà? Và những giả định đó đúng hay sai?

Thế rồi có một điều gì đó thật thú vị xảy ra với Carol. Khi bà trở lại với Đức Chúa Trời, quyết định vâng theo lời khuyên của Ngài và giao phó kết quả cho Chúa, thì những lời khuyên không theo Kinh thánh trước kia biến khỏi suy nghĩ của bà và bà bắt đầu thấy rõ điều nào là đúng và điều nào là sai. Carol nhận thấy rằng có một sự khác biệt hoàn toàn giữa Thánh kinh và cách suy nghĩ của thế gian về hôn nhân và ly dị, và chính bà suýt bị đánh lừa bởi Satan, kẻ đạo đức giả bậc thầy, làm cho bà tin vào những lời nói dối liên quan đến cuộc hôn nhân của bà. Bà khám phá ra rằng Satan có thể làm việc qua cả những Cơ Đốc nhân có hảo ý, là những người cứ nhìn hôn nhân theo quan điểm của con người, bất chấp những lời dạy dỗ quá rõ ràng của Thánh kinh – Bà cũng học biết được rằng khi người nam và người nữ phản ứng theo bản chất tự nhiên của mình thì lúc đó họ luôn luôn có những quyết định sai lầm.
Như bà đã mô tả, cả bà và ông Dean đã ngã xuống hố rối trí, những cảm giác lẫn lộn và những phản ứng sai lầm. Chỉ có lẽ thật mới có thể giải phóng họ. Họ cùng nhau bắt đầu học lại tiến trình, và họ đã bắt đầu với SaSt 1:1-3:24. Mỗi cặp vợ chồng cần phải biết lẽ thật về hôn nhân, nhưng điều đó không thể tìm thấy được trong sự dạy dỗ hay những ví dụ của hệ thống thế giới hiện thời. Điều tốt nhất mà thế giới này có thể cung cấp là ly dị ít tốn kém, không lỗi lầm mà điều này có được là nhờ cửa hàng tổng hợp địa phương – một thuận tiện mới cho hàng ngàn người sai lầm bước vào và bước ra khỏi hôn nhân như thể nó là một cánh cửa quay.

Một nhà phê bình xã hội đã phát biểu câu sau đây để diễn dịch tình hình đó trong viễn cảnh khó khăn, nhưng rõ ràng. Oâng nói rằng: “Vào những năm 1970, ly dị trở thành kết quả tự nhiên của hôn nhân”.

Nếu bây giờ ly dị được chấp nhận, ngay cả được mong đợi vì là kết quả tự nhiên của hôn nhân, thì đây là một di sản đáng sợ cho những năm 80 và 90. Nhưng tất nhiên chúng ta không đem điều đó vào suy nghĩ của chúng ta. Những Cơ Đốc nhân tin cậy vào Thánh kinh ở mỗi nền văn hóa, ở mỗi thời đại, đều tìm thấy sự khôn ngoan và sức mạnh để đi ngược với những cách sống đang chiếm ưu thế hiện thời. Hãy chú ý rằng sự khôn ngoan từ Thánh kinh sẽ đến trước tiên, sau đó đến sức mạnh đối kháng lại những ý kiến phổ thông, cho dù những ý kiến đó mạnh mẽ thế nào.

Tôi sẽ dẫn bạn đến phần Thánh kinh mà ông Dean và bà Carol đã cất công tìm kiếm những lẽ thật nền tảng để xây dựng hôn nhân của mình. Chúng ta sẽ bắt đầu tại thời điểm sáng thế với sự dựng nên người nam và người nữ. Mục đích của chúng ta: để hiểu được hôn nhân mà Đức Chúa Trời ban hành khác với những ý nghĩ của thế giới chung quanh ta. Chúng ta cần phải xem những câu Kinh thánh này trong Sáng thế ký như thể chúng ta chưa hề thấy chúng trước kia, chúng ta sẽ xem những câu Kinh thánh đó, không phải như những lời nói sáo rỗng, nhưng là lẽ thật cho đời sống riêng của mỗi người chúng ta.

1. Ý tưởng về người nam và người nữ là ý tưởng của Đức Chúa Trời . Đức Chuá Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời. Ngài dựng nên người nam cùng người nữ” (SaSt 1:27)

1:1-31 nói về sự kiện dựng nên loài người, trong khi đó 2:1-25 nói về tiến trình này. Trong chương đầu tiên chúng ta thấy được lẽ thật chủ yếu về hôn nhân – đó là Đức Chúa Trời dựng nên người nam và người nữ theo mục đích tốt lành của chính Ngài. Dường như điều này quá rõ ràng không cần phải đề cập đến, nhưng có lẽ là chính điều đó lại nói về sự tạo dựng hai loại người – người nam và người nữ – không phải là sự thông đồng mờ ám để cản trở tham vọng của phong trào giải phóng phụ nữ. Đó không phải là đàn áp phụ nữ. Nhưng thật ra nó trở thành một bằng chứng rằng sự sáng tạo sẽ không hoàn chỉnh nếu không có người nữ. Với công cuộc sáng tạo lạ lùng đầy tình yêu thương, Thượng đế toàn năng suy tưởng những huyền nhiệm tuyệt vời về người nam và người nữ, nam tính và nữ tính, để đem niềm vui vào trong cuộc đời của chúng ta. Hãy tưởng tượng thế giới sẽ như thế nào nếu không có màu sắc, nếu chỉ có một chiều và trong đó chỉ có một phái tính của bạn? Ai thích sống trong một thế giới toàn những người nam hay một thế giới toàn những người nữ? Hay vì vấn đề đó trong một thế giới phù hợp cho cả hai phái, tất cả những biểu hiện của giới tính đều bị phớt lờ và đàn áp? Người từ chối không muốn nhìn và thích thú trong sự khác biệt chính yếu giữa người nam và người nữ sẽ không bao giờ nếm trải được sự tốt lành thánh thiện mà Đức Chúa Trời hoạch định cho hôn nhân.

2. Hôn nhân được thiết lập bởi Đức Chúa Trời để đáp ứng nan đề đầu tiên của loài người : sự cô đơn .

“Giê Hô Va Đức Chúa Trời phán rằng:loài người ở một mình thì không tốt; Ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó. Giê Hô Va Đức Chúa Trời lấy đất nắn nên các loài thú đồng, các loài chim trời, rồi dẫn đến trước mặt Ađam đặng thử xem người đặt tên chúng nó làm sao, hầu cho tên nào Ađam đặt cho mỗi vật sống, đều trở thành tên riêng cho nó. Ađam đặt tên các loài súc vật, các loài chim trời cùng các loài thú đồng; nhưng về phần Ađam, thì chẳng tìm được một ai giúp đỡ giống như mình hết. Giê Hô Va Đức Chúa Trời làm cho Ađam ngủ mê, bèn lấy một xương sườn, rồi lắp thịt thế vào. Giê Hô Va Đức Chúa Trời dùng xương sườn đã lấy nơi Ađam làm nên một người nữ đưa đến cùng Ađam” (2:18-22).

Hãy hình dung người đàn ông độc nhất này trong một môi trường hoàn hảo, nhưng chỉ có một mình mà thôi. Ông có sự tương giao với Chúa và có chim chóc thú rừng làm bạn với mình. Ông có một công việc thật thú vị, vì ông được Chúa giao cho công việc cai quản, phân loại và đặt tên cho các loài thọ tạo sống. Nhưng ông chỉ có một mình. Đức Chúa Trời cho rằng điều này “không tốt”. Vì thế Đấng tạo hóa khôn ngoan và yêu thương đã đưa ra một giải pháp hoàn hảo. Ngài dựng nên một tạo vật khác, giống như người đàn ông, nhưng kỳ diệu thay không giống y như người đàn ông đó. Người nữ đó do nơi người nam mà có, nhưng bà bổ sung cho ông. Bà rất thích hợp với người đàn ông ấy, về tinh thần, tri thức, tình cảm và thể chất. Theo Đức Chúa Trời, bà được dựng nên để làm “người giúp đỡ” của ông. Từ ngữ “người giúp đỡ” chỉ về mối quan hệ có lợi mà trong đó một người giúp đỡ, an ủi một người khác như là một người bạn và đồng minh vậy. Có lẽ bạn đã từng suy nghĩ rằng người giúp việc giống như một thuộc hạ, một người đầy tớ đáng được tuyên dương. Bạn sẽ thấy được sự kêu gọi của người nữ với cái nhìn mới khi bạn nhận biết từ ngữ giúp đỡ được dùng trong Hêbơrơ cũng được chỉ cho chính Đức Chúa Trời trong Thi Tv 46:1 mà trong đó Đức Chúa Trời gọi là “Đấng giúp đỡ cho chúng ta”, “Sự giúp đỡ sẵn có trong cơn gian truân”.

Hôn nhân luôn bắt đầu với một nhu cầu đã có sẵn từ khi sáng thế, nhu cầu cần có mối quan hệ đồng hành và toàn diện mà Đức Chúa Trời biết rất rõ. Hôn nhân được thiết lập để giải tỏa nỗi cô đơn sâu xa mà mỗi người đều đã từng nếm trải được. Trong trường hợp của chính bạn, đến một mức độ nào đó người bạn đời của bạn không đáp ứng được những nhu cầu của chính bạn – và đến một mức độ nào đó bạn không thể đáp ứng được những nhu cầu cho chính người bạn đời mình, và kết quả là cả hai người vẫn cô đơn. Nhưng điều này không đúng với kế hoạch của Đức Chúa Trời và điều này vẫn có thễ ngăn ngừa được. Kế hoạch của Đức Chúa Trời là đầy trọn cho cả hai người.

3. Hôn nhân được thiết lập và ban hành để đem lại hạnh phúc chớ không phải đau khổ.

“Ađam nói rằng:người này là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi mà ra. Người này sẽ được gọi là người nữ, vì nó do nơi người nam mà có” (Sang 2:23).
Đây là bản tình ca đầu tiên của thế giới! Các chuyên gia về sách Hêbơrơ kể cho chúng ta rằng Ađam rất thích thú và ngạc nhiên tột độ “Cuối cùng tôi cũng có người giúp đỡ giống tôi rồi!” .

Câu nói của ông “xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi” trở nên một câu nói trong Cựu ước được nhiều người ưa thích để mô tả một mối quan hệ cá nhân thân thiết. Nhưng ý nghĩa trọn vẹn thuộc về Ađam và cô dâu của ông. Bác sĩ Charles Ryrie có một gợi ý thú vị là từ Hybálai gọi người phụ nữ là ishshah có thể bắt nguồn từ một chữ gốc có nghĩa là “mềm mại” – có lẽ là sự diễn đạt cho nữ tính đầy thích thú và tự nhiên của phụ nữ.

Cho nên khi Đức Chúa Trời mang người nữ đến cho Ađam, người đàn ông Ađam kia đã bày tỏ tình cảm của mình bằng những từ như sau:
“Cuối cùng tôi có thể tìm được người bổ sung cho tôi, người có thể xua tan nỗi cô đơn của tôi, và người ấy sẽ là người mà tôi yêu quí như chính bản thân mình. Cô ấy tuyệt đẹp, cô ấy thật tâm đầu hợp ý với tôi hoàn toàn. Cô ấy là tất cả những gì mà tôi cần!”

Bạn có thể tưởng tượng được tình cảm đang dâng trào trong cả người nam và người nữ khi họ nhận biết rằng họ rất có ý n ghĩa đối với nhau không? Bạn có nghiệm ra được mục đích của Đức Chúa Trời khi tạo dựng người nữ cho người nam không? Trái ngược với tất cả những câu truyện tiếu lâm nhàm chán, hôn nhân được thiết lập để đem lại cho chúng ta niềm vui và hạnh phúc. Và mục đích của Đức Chúa Trời không hề thay đổi.

4. Hôn nhân phải được khỏi sựï bằng việc lìa bỏ tất cả các mối quan hệ khác để thiết lập nên một mối quan hệ lâu dài giữa một người nam và một người nữ .
“Bởi vậy cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ , mà dính diú cùng vợ mình, và cả hai sẽ nên một thịt” (2:24).

Đức Chúa Trời đã ban hành một mệnh lệnh gồm 3 phần ngay từ ban đầu khi Ngài thiết lập Hôn nhân. Đây là phần khuyên dạy toàn diện và xúc tích nhất phải luôn có trong hôn nhân. Nếu bạn chú ý thì sẽ thấy những từ được dùng hầu hết là những từ có một vần trong tiếng Anh – những từ đơn giản, dễ hiểu, mặc dầu những từ đó có ý nghĩa rất sâu xa. Hai mươi ba chữ này bao hàm toàn bộ sự dạy dỗ của Kinh thánh về hôn nhân. Còn những điều khác thì chỉ để nhấn mạnh hay khuyếch đại ba nguyên tắc chính ở đây, nhưng hầu như không hề thay đổi chút nào. Những nguyên tắc đó đáng để bạn xem xét cách cẩn thận, vì bất cứ nan đề nào mà bạn gặp phải trong hôn nhân sẽ bắt nguồn từ việc coi thường một nguyên tắc nào đó thuộc mạng lệnh mà Đức Chúa Trời đã truyền trong Sáng thế ký.

Trước tiên, chúng ta phải hiểu rõ rằng, hôn nhân phải bắt đầu với sự “lìa bỏ”: lìa bỏ tất cả các mối quan hệ khác. Mối quan hệ thân thiết nhất ngoài hôn nhân được đề cập ở đây, có ngụ ý rằng bạn cần phải tách rời cha mẹ mình, và chắc chắn là sau đó tất cả những ràng buộc kém quan trọng hơn sẽ phải mất đi, sẽ phải thay đổi hoặc bị gạt ra đằng sau.
Tất nhiên những mối quan hệ yêu thương với cha mẹ là những mối quan hệ còn lại sau cùng. Nhưng những sự ràng buộc này sẽ phải thay đổi về tính chất để rồi sự đấn thân trọn vẹn của người nam sẽ thuộc về vợ mình. Còn sự dấn thân trọn vẹn của người nữ sẽ thuộc về chồng mình.

Đức Chúa Trời đã truyền mạng lệnh này cho người nam, mặc dù nguyên tắc này dành cho cả người chồng và người vợ, bởi vì chính người nam sẽ tạo dựng gia đình mà ông chịu trách nhiệm. Người nam không còn có thể phụ thuộc vào cha mẹ mình, không còn dưới quyền của cha mẹ nữa, vì bây giờ người nam là người đứng đầu trong gia đình của mình.

Kinh thánh đã phán dạy rõ ràng rằng người lớn vẫn phải tiếp tục kính trọng cha mẹ mình, và bây giờ người nam sống tự lập, anh ta cần phải chăm sóc cha mẹ mình khi cần thiết và phải đảm nhận trách nhiệm chăm sóc họ hơn là đền đáp công ơn dưỡng dục cho họ (Xem Mat 15:3-9 và ITi 5:4-8). Nhưng phải có sự tách rời, không để cha mẹ hay bất cứ mối quan hệ nào ở giữa người chồng và người vợ.

Điều này có nghĩa là bạn và người bạn đời cần phải quan tâm, tập chú vào nhau, hơn là quay sang những cá nhân và những nhóm người khác để đáp ứng những nhu cầu tình cảm của bạn – Điều này cũng có nghĩa là phải xem mọi thứ khác có ưu tiên thấp hơn – công việc làm ăn , nghề nghiệp, nhà cửa, những sở thích, những tài năng, những quan tâm và ngay cả công việc Hội thánh nữa. Tất cả phải được đặt vào một viễn cảnh thích hợp . Bất cứ cái gì quan trọng đối với bạn trong cuộc đời này phải ít quan trọng hơn hôn nhân của chính bạn.
Vợ một thương gia thành công kia, người đã đem hết sức lực của mình vào kinh doanh, nhỏ vài giọt nước mắt cay đắng và tâm sự với tôi tại văn phòng làm việc rằng: “Ông ấy luôn đưa cho tôi những đồng tiền thưởng , và mỗi lần ông đưa tiền, thì tôi cứ nghĩ rằng nếu những thứ mà ông cho tôi là thì giờ và tình yêu của ông ấy thì tốt biết bao! Bác sĩ Wheat ơi, tôi không muốn tất cả những thứ kia. Tôi chỉ muốn ông ấy chú ý đến tôi mà thôi”.

Trong hơn 25 năm làm công tác tư vấn, tôi nhận thấy rằng khi một người đàn ông kiên quyết đặt công việc làm ăn hay nghề nghiệp quan trọng hơn vợ của mình, thì ông không thể dùng tiền để mua được những thứ thật sự làm hài lòng vợ mình.

Chúng ta có thể bị thất bại khi từ bỏ một cái gì đó dưới nhiều hình thức khác nhau và do đó cũng thất bại trong việc thiết lập một cuộc hôn nhân thật sự. Tôi đã thấy nhiều phụ nữ quá bận bịu với công việc của mình, hay muốn học cao hơn và điều đó làm cho họ trở nên giống như những người bạn cùng phòng, hơn là những người vợ. Và những người vợ khác bận trí với công việc nhà quá tỉ mỉ, đã làm hỏng những gì có thể làm cho cuộc hôn nhân trở nên tốt đẹp. Tôi đã biết nhiều người đàn ông không thể rời bỏ những ràng buộc của việc săn bắn hay chơi golf với các bạn thân của mình đủ lâu dài, để thiết lập mối quan hệ yêu thương với vợ. Có vài người không cam tâm lìa bỏ thể thao trên truyền hình đủ lâu để nói chuyện với vợ của mình. Tôi đã quan sát tình huống mà cả người vợ lẫn người chồng quá chú trọng vào công việc Hội thánh, đến nỗi gây thiệt hại nghiêm trọng cho cuộc hôn nhân của họ – Và tôi cũng được biết những trường hợp đáng buồn là người mẹ, hay thỉnh thoảng là người cha, quan tâm đến con cái mình trên hết. Khi những đứa trẻ đó lớn lên, thì sẽ không còn gì cả – Hôn nhân bỗng chốc bị sụp đổ tan tành.

Nguyên tắc đầu tiên chúng ta có thể học được từ Sang 2:24 đó là hôn nhân có nghĩa là tách rời. Nếu bạn không sẵn sàng lìa những điều khác, bạn sẽ không bao giờ phát triển được mối quan hệ hiệp nhất đầy sự sung sướng mà Đức Chúa Trời đã định cho mỗi cặp vợ chồng vui hưởng.

5. Hôn nhân đòi hỏi sự liên kết không thể phân ly của người chồng và người vợ qua thời gian cùng chung sống với nhau .
”Bởi vậy cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ, mà dính díu cùng vợ mình , và cả hai sẽ nên một thịt” (2:24).

Nguyên tắc kế tiếp chúng ta học được từ mạng lệnh hôn nhân này là sự lìa sẽ thật vô dụng nếu bạn không dành thì giờ “dính diú” với người bạn đời của mình. Tôi xin nhắc lại, xin chú ý rằng Đức Chúa Trời ban hành mạng lệnh này đặc biệt là cho người nam, mặc dù nguyên tắc này được áp dụng cho cả hai.

Chữ “dính diú” (gắn bó) có nghĩa là gì? Từ này có khi làm cho chúng ta bối rối vì trong tiếng Anh, từ này có hai nghĩa trái ngược nhau và nghĩa thông dụng nhất là “chia ra, tách ra, mở ra”. Do đó, những người bán thịt dùng dao phay để cắt thịt ra thành nhiều miếng khác nhau. Tách ra và chia ra thì hoàn toàn không giống như nghĩa của từ ở đây, vì thế hãy hình dung nghĩa trái ngược của từ này: “Dính díu” (Theo hệ ngôn ngữ Giécman và Anglo Saxon) cũng có nghĩa là “bám chặt vào, bị dính chặt vào bởi một ràng buộc mạnh mẽ nào đó”. Động từ này theo ý nghĩa của nó chủ yếu là chỉ đến hành động, do đó không có nghĩa bị động trong hành động dính diùu. Ví dụ, như từ “leo lên” cũng tương tự như “dính díu”.
Từ có nghĩa tương tự trong tiếng Hêbơrơ là “dabaq” mà bản Kinh thánh King James dịch là “dính diùu”. Đây là những định nghĩa của chữ “dabaq” : “đeo bám hay dính chặt vào, ở bên cạnh, gắn bó bên nhau, giữ luôn bền vững, bắt kịp nhau, đeo dai dẵng, bám chặt vào, đuổi kịp nhau”. Các dịch giả bản thánh kinh hiện đại thường đổi chữ “dính díu” thành chữ “đeo bám” hay “giữ chặt lấy”. Khi chúng ta xem bản Tân ước tiếng Hylạp, thì từ đó có nghĩa là “thắt chặt vào nhau – dán chắc như keo – hay là gắn chặt vào nhau để rồi cả hai không thể chia lìa mà không làm tổn hại nhau”.

Do đó chúng ta thấy rõ ràng là Đức Chúa Trời có một sứ điệp mạnh mẽ cho những người đã lập gia đình và một bài học năng động đặc biệt dành cho những người chồng. Người chồng là người phải chịu trách nhiệm chính yếu trong việc phải làm mọi thứ mình có thể làm được để thiết lập những ràng buộc với vợ mình, để làm cho họ không thể chia lìa nhau được. Và người vợ phải làm theo như chồng mình vậy. Những ràng buộc này không phải là những dây ruy băng gói những món quà cưới. Nhưng nó phải được rèn thử như thép trong sức nóng của cuộc sống hằng ngày và những áp lực của sự khủng hoảng để thiết lập mối liên hiệp không thể nào phá hỏng được. Cách tốt nhất để diễn giải ý nghĩa của từ “dính díu” là phải xem xét cách mà Chúa Thánh Linh đã dùng từ “dabaq ” trong sách Phục truyền. Cả bốn ví dụ này chủ yếu nói về sự quan hệ mật thiết với Đức Chúa Trời hằng sống.

“Ngươi phải kính sợ Giê Hô Va Đức Chúa Trời ngươi, phục sự Ngài, tríu mến Ngài và chỉ danh Ngài mà thề” (PhuDnl 10:20).
“ …kính mến Giêhôva Đức Chúa Trời các ngươi, đi theo các đạo Ngài và tríu mến Ngài ” (11:22).
“Các ngươi phải theo Giê Hô Va Đức Chúa Trời của các ngươi, kính sợ Ngài, gìn giữ các điều răn Ngài, vâng nghe tiếng phán Ngài, phục sự Ngài, và tríu mến Ngài “ (13:14).
“ … thương mến Giê Hô Va Đức Chúa Trời ngươi, vâng theo tiếng phán Ngài, và tríu mến Ngài; vì Ngài là sự sống ngươi …” (30:20).

Điều này cho thấy rằng trong mắt của Đức Chúa Trời, “dính díu” có nghĩa là sự dấn thân hết lòng, trước hết là tinh thần , nhưng rải đều trên tất cả các lãnh vực của đời sống mình, để rồi sự dính díu cũng ở trên tâm trí, tình cảm và thể xác nữa. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để trìu mến người bạn đời của mình, ngay cả trong những chi tiết nhỏ nhặt nhất của cuộc sống bạn – Đúng hơn là, bất cứ điều gì thu hút hai vợ chồng bạn và kết chặt mối quan hệ của bạn càng bền vững hơn thì đó sẽ là một phần của sự “dính díu”. Bất cứ điều gì làm cho giữa bạn và người bạn đời có khoảng cách – về tinh thần hay thể xác – thì nên tránh xa, bởi vì nó sẽ phá hỏng tính chất thiêng liêng của hôn nhân. Nhiều lời khuyên thực tiễn trong sách này sẽ chỉ cho bạn cách trìu mến người bạn đời của mình trong nhiều tình huống hay nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, sự trìu mến này bao gồm hai đặc tính:

1- Sự thủy chung kiên định.
2- Một tình yêu bền vững và năng động sẽ không bị mai một.
Nếu bạn muốn kiểm tra một hành động, thái độ, lời nói hay quyết định đi ngược với những tiêu chuẩn của Thánh kinh về sự gắn bó, hãy tự hỏi bản thân mình những câu hỏi sau đây:

– Điều này thu hút chúng ta gần bên nhau hay chia xa?
– Điều đó có gây dựng mối quan hệ của chúng ta hay phá hỏng nó?
– Điều đó dẫn đến sự hưởng ứng tuyệt đối hay sự phản đối?
– Điều đó có bày tỏ tình yêu thương và sự chung thủy của tôi dành cho người bạn đời của mình, hay điều đó chỉ bày tỏ sự thu hút, chú ý của người đó về sự vị kỷ trung tâm của mình?
Hãy nhớ rằng chương trình của Đức Chúa Trời dành cho bạn và người bạn đời của bạn là một sự liên hiệp không thể tách rời mà bạn có thể đạt được khi vâng theo mạng lệnh Ngài là hãy trìu mến lẫn nhau, gắn bó với nhau.

6. Hôn nhân có nghĩa là sự đồng ý trong nhận thức thích hợp trọn vẹn , bao gồm sự hòa hợp thể xác mật thiết mà không mắc cỡ.

“Bởi vậy cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính díu cùng vợ mình, và cả hai sẽ nên một thịt . Vả, Ađam và vợ, cả hai đều trần truồng, mà chẳng hổ thẹn” (Sang 2:24-25).
Bây giờ chúng ta thấy được rằng kiểu mẫu hôn nhân mà Đức Chúa Trời ban hành từ lúc Sáng thế sẽ rất đặc biệt nếu được thực hiện theo y như vậy. Hai người sẽ thật sự trở nên một. Điều này còn hơn là sự có nhau nữa. Không có nhà văn nào, không có bậc thầy hay nhà thần học nào có thể lý giải được tất cả ý nghĩa của việc hai người sẽ trở nên “một thịt”. Chúng ta chỉ biết rằng điều đó đã xảy ra!

Cần phải chú ý những qui định cơ bản. Điều này sẽ phải xảy ra vì hôn nhân phải theo chế độ một vợ một chồng (chỉ hai người mà thôi). Đồng thời, tất cả các quan hệ lăng nhăng và ngoại tình phải bị loại trừ, bởi vì Chúa Jesus Christ đã nhấn mạnh trong Tân ước hai người trở nên một. Thánh kinh đã mô tả cách sinh động những hậu quả khốn khổ lâu dài của chế độ đa thê và những hậu quả chết người của sự ngoại tình. Ví dụ như Cham Ngon 6:32 có chép rằng: “Kẻ nào phạm tội ngoại tình với người đàn bà, tất vô tâm vô trí. Ai làm như vậy khiến cho linh hồn mình bị hư mất”. Tất nhiên, không thể viện cớ là do thiếu hiểu biết như lời xin lỗi được. Hôn nhân cũng phải quyến rũ nữa ( thích có quan hệ tình dục khác giới) – Đức Chúa Trời dựng nên một người nữ cho một người nam . Ngày nay “hôn nhân” đồng giới đang gia tăng ở một số nơi là một sự xuyên tạc dơ bẩn khốn khổ đối với chương trình của Đức Chúa Trời dành cho sự kết hợp thánh khiết giữa một người nam và một người nữ.

Mặc dù đi xa hơn vấn đề thể xác, việc trở nên một thịt bao hàm sự kết hợp thân xác cách mật thiết trong quan hệ tình dục. Và điều này sẽ không có gì xấu hổ giữa hai vợ chồng. Đức Chúa Trời không hề truyền đạt sự xấu hổ trong quan hệ vợ chồng. Thay vào đó, Kinh thánh diễn giải chữ quan hệ giữa vợ với chồng là “ăn ở ”, Một sự diễn đạt rất đúng đắn. “Ađam ăn ở với Êva, là vợ mình, người thọ thai” (Sang 4:1).

“Khi Giôsép … đem vợ về với mình, song không hề ăn ở với cho đến khi sanh một trai …” (Mat 1:24-25).

Sự “ăn ở” cũng là từ dùng để chỉ về sự hiểu biết riêng tư ,bởi tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho Ápraham trong Sang 18:19 “Ta đã chọn ngươi đặng người khiến dạy các con cùng nội nhà ngươi giữ theo đạo Đức Giê Hô Va, làm các điều công bình và ngay thẳng …”

Do đó, trong quan hệ vợ chồng, vấn đề chăn gối giữa người chồng và người vợ bao hàm cả nhận thức về sự gần gũi thể xác, lẫn hiểu biết cá nhân cách thân mật và dịu dàng. Cho nên, sự tách rời, gắn bó và ăn ở với nhau đã tạo nên một sự đồng nhất mới mẻ trong đó hai cá nhân kết hợp thành một – hiệp một trong tâm trí, tấm lòng, thể xác và tinh thần. Đó là lý do tại sao ly hôn đem lại hậu quả rất tai hại. Không phải còn lại hai con người, mà là hai mảnh vỡ của một người.

Trong Tân ước, Chúa Thánh Linh sử dụng huyền nhiệm trở nên một thịt trong quan hệ vợ chồng ở sách Sáng thế ký để mô tả một huyền nhiệm kỳ diệu hơn: đó là mối quan hệ giữa Chúa Jêsus Christ và cô dâu, Hội thánh Ngài. “Vậy nên, người đàn ông phải lìa cha mẹ mà dính díu với vợ mình, hai người cùng nên một thịt. Sự mầu nhiệm ấy là lớn, tôi nói về Đấng Christ và Hội thánh vậy” (Eph 5:31-32).

Đây là kiểu mẫu hôn nhân đã được Đức Chúa Trời thiết lập từ khi sáng thế, một mối quan hệ quá sâu sắc, dịu dàng, thánh khiết và gần gũi đến nỗi nó được sao chép từ mối quan hệ yêu thương của Đấng Christ dành cho Hội thánh.

Đây là nền tảng cho đời sống tình yêu mà bạn có thể kinh nghiệm được trong hôn nhân của chính bạn, nền tảng mà bạn hoàn toàn có thể tin cậy vào.