BẠN CÓ TỰ XUNG ĐỘT VỚI CHÍNH MÌNH KHÔNG?

Kinh Thánh là một quyển sách về những mối quan hệ, hầu hết dựa trên 3 mối quan hệ căn bản: Mối quan hệ giữa chúng ta với Chúa, với chính chúng ta và với người khác.

Cách đây nhiều năm, vào lúc tôi tìm cách bước đi trong sự bình an, tôi chẳng những chỉ muốn nghe nói về nó thôi mà tôi còn quyết định tìm cách để vui hưởng sự bình an trong cuộc đời. Không thể sống vui mà không có sự bình an. Một ngày kia tôi đọc phân đoạn Kinh Thánh sau đây:
“ Vả, ai muốn yêu sự sống và thấy ngày tốt lành, thì phải giữ gìn miệng lưỡi, đừng nói điều ác và lời gian dảo; phải lánh điều dữ, làm điều lành, tìm sự hòa bình mà đuổi theo” (IPhiero 3:10, 11).

Tôi vẫn thích đọc đi đọc lại phân đoạn Kinh Thánh này và thấm nhuần năng lực từ những nguyên tắc căn bản này để thành công trong đời sống hằng ngày. Đoạn Kinh Thánh này đưa ra 4 nguyên tắc căn bản cho những ai muốn có đời sống vui thỏa.
Giữ gìn miệng lưỡi, đừng nói điều ác.

Lánh điều dữ.
Làm điều lành
Tìm kiếm sự hòa bình.

Nguyên tắc 1: Giữ gìn miệng lưỡi, đừng nói điều ác:
Lời Chúa phán rõ ràng rằng năng lực của sự sống hay sự chết nằm ở nơi miệng lưỡi. Ta có thể hưởng được phước hạnh hay chuốc lấy khổ đau vào cuộc sống mình tùy thuộc vào lời nói của chính mình. Vì thế, nếu ta muốn có một đời sống vui vẻ thì phải cẩn thận lựa lời mà nói.

Nguyên tắc 2: Lánh xa điều dữ
Chúng ta phải có hành động tích cực lánh xa điều ác cũng như môi trường của điều ác. Thi Thiên đầu tiên đã khuyến cáo chúng ta chẳng đứng trong đường tội nhân, không ngồi chỗ của kẻ nhạo báng. Hành động tích cực mà chúng ta phải có đó là cách chọn lựa bạn bè, hoặc ngồi dùng bữa một mình thay vì ngồi giữa những người nói hành nói xấu. Có thể chúng ta phải chịu cô đơn suốt một thời gian. Những khởi đầu mới đòi hỏi những sự chấm dứt. Ước muốn có một đời sống đầy dẫy sự công chính, bình an và vui mừng đòi hỏi chúng ta phải chết về một số điều đang khi đợi Chúa sản sinh ra những điều mới mẻ.

Nguyên tắc 3: Làm điều lành
Quyết định làm điều lành phải theo sau quyết định không làm điều ác. Có thể cái này sẽ tự động xảy ra sau cái kia, nhưng không phải vậy. Cả hai sự chọn lựa phải xác định rõ ràng. Sự ăn năn có hai phần: lánh xa tội lỗi và quay về với điều công bình. Một số người quay đầu với tội lỗi nhưng không bao giờ quyết định để bắt đầu làm điều lành. Kết quả là họ đã bị cám dỗ quay lại với tội lỗi.
Kinh Thánh có nhiều “nguyên tắc- thay thế- tích cực” như sau: “Như vậy, mỗi người trong anh em phải chừa sự nói dối, hãy nói thật với kẻ lân cận mình…Kẻ vốn hay trộm cắp chớ trộm cắp nữa, nhưng thà chịu khó, chính tay mình làm nghề lương thiện, đặng có vật chi giúp cho kẻ thiếu thốn thì hơn” (Eph 4:25, 28).

Nguyên tắc 4: Tìm kiếm sự hòa bình
Lời chỉ dẫn thứ tư cho những ai thật sự ao ước có niềm vui trong cuộc sống là “Tìm sự hòa bình mà đuổi theo” (IPhi 1Pr 3:11). Chú ý là chúng ta phải tìm kiếm, theo đuổi và đi theo nó. Chúng ta không thể chỉ ao ước sự hòa bình mà không làm điều gì kèm theo, nhưng chúng ta phải ao ước nó với hành động. Đang khi tìm kiếm sự hòa bình, nhớ rằng có 3 mối quan hệ đặc biệt chúng ta cần suy xét đó là mối quan hệ với Chúa, với chính mình và với người khác.

Bạn có đang hòa bình với chính bạn không? Hều hết mọi người đều có sự xung đột với chính họ. Vì chúng ta dành nhiều thì giờ cho chính mình nhiều so với người khác, điều này trở thành một vấn đề chính yếu. Một chân lý là bạn không thể chạy trốn khỏi chính mình! Một người không hòa hợp với chính mình sẽ không bao giờ có thể hòa hợp với người khác. Nếu bạn không thể vui thỏa với chính mình, bạn sẽ không thể nào vui thỏa với người khác được.

Học Chấp Nhận Chính Mình

Thật khó có thể ưa thích và chấp nhận chính mình. Tự chối bỏ và tự ghét chính mình là hai vấn đề lớn nhất mà con người phải đối diện. Có nhiều người đang gặp nan đề này mà không biết. Tôi đã chịu đựng sự tự ghét bỏ chính mình trong nhiều năm, nhưng lại nghĩ rằng nguyên nhân của vấn đề là do nơi những người khác. Tôi đã không ưa thích những người khác, đồng thời cũng cảm nhận được rằng hầu hết trong số họ chẳng ưa thích tôi.

Cách mà chúng ta nhìn thấy chính mình cũng là cách mà những người khác nhìn thấy chúng ta. Điều này được Kinh Thánh bày tỏ qua một điển hình trong sách Dân Số Ký về việc Môise gởi 12 thám tử đi do thám vùng đất hứa (xem Dân số ký 13). Khi họ trở về, có tới 10 thám tử đưa ra lời tường trình tiêu cực.

“Chúng tôi có thấy kẻ cao lớn, tức là con cháu của Anác, thuộc về dòng giống giềnh giàng; chúng tôi thấy mình khác nào con cào cào, và họ thấy chúng tôi cũng như vậy” (Dansoky 13:33).

Chúng ta không được ưa thích vì chúng ta không ưa thích chính mình. Làm sao chúng ta có thể mong chờ người khác chấp nhận chúng ta khi chúng ta tự chối bỏ chính mình. Chúng ta gặt điều mình gieo (xem Gal 6:7). Đây là vấn đề của nhiều người. Tôi tin rằng cách nhìn nhận chính mình chiếm một tỷ lệ lớn trong số các vấn đề mà con người đối diện. Nhiều người cứ mang mãi những sự hổ thẹn và sỉ nhục của quá khứ, những điều cần phải được quăng bỏ đi trước khi đời sống Cơ Đốc Nhân chiến thắng ngự trị.

Tại Sao Con Người Chối Bỏ Chính Mình ?

Lý do đầu tiên làm cho hầu hết mọi người chối bỏ chính họ là sự yếu đuối và sai lầm của họ. Nếu chúng ta không có những thói xấu thì chúng ta dễ chấp nhận chính mình hơn. Nhưng chúng ta là những con người bất toàn. Nhiều người chối bỏ chính mình bởi vì họ không thể tách rời điều “họ là ai” với “họ làm gì”. Điều ta làm thì không phải lúc nào cũng hoàn thiện. Nhưng chúng ta vẫn biết mình là con Đức Chúa Trời, được Chúa yêu rất nhiều. Sự xứng đáng và giá trị của tôi đến từ sự kiện tôi Chúa Jêsus đã chết cho tôi chứ không phải bởi điều lành, điều thiện tôi làm (xem Rom 3:22, 23 4:5).

Bạn có một sự xứng đáng và giá trị rất vĩ đại. Bạn rất đặc biệt đối với Chúa và Ngài có chương trình thật tốt đẹp cho bạn (xem Gieremi 29:11). Bạn đã được mua chuộc bởi huyết của Chúa Jêsus (xem Cong vu 20:28). Kinh Thánh nói đến “huyết báu của Chúa Jêsus Christ” (IPhi ero 1:19), cho thấy Chúa Cứu Thế đã thật sự trả giá cao trong sự cứu chuộc bạn và tôi. Hãy tin điều ấy, và bạn sẽ bắt đầu nhận lấy nó. Chân lý sẽ đem đến sự chữa lành cho linh hồn bạn và sự tự do trong đời sống của bạn.

Rất nhiều ví dụ trong Kinh Thánh minh họa cho việc Chúa chọn những người yếu đuối để thực hiện những việc to lớn cho sự vinh hiển của Ngài. Đừng xem bạn là người không có giá trị gì chỉ vì bạn có vài điều yếu đuối. Chúa cho mỗi chúng ta cơ hội để trở thành người nối gót Chúa Jêsus. Sức mạnh của Ngài được trọn vẹn trong sự yếu đuối của chúng ta (Xem IICor 12:9). Sự yếu đuối của chúng ta cho Ngài cơ hội bày tỏ năng quyền và sự vinh hiển của Ngài.

Thay vì mang lấy sự yếu đuối và tự mình cố gắng loại bỏ sự yếu đuối. Hãy trao nó cho Đức Chúa Jêsus. Ngài sẽ xóa sạch nó, hoặc sẽ lấp đầy nó bằng quyền năng của Ngài. Theo như tôi nghĩ Ngài làm cả hai điều đó với nhau.

Các môn đồ của Chúa ngày xưa cũng là những con người bình thường, cũng có những yếu đuối như bạn và tôi. Rõ ràng Kinh Thánh ngụ ý rằng Phierơ là một người đánh cá thô lỗ và không kiên định, thường tỏ ra thiếu kiên nhẫn, nóng nảy, nổi cơn thịnh nộ. Trong một thời điểm quyết định, khi bị phát hiện là môn đồ của Chúa Jêsus, ông quá sợ hãi đến nỗi đã đầu hàng và chối bỏ Chúa, một việc làm khiến ông bị gán cho nhãn hiệu “hèn nhát” trong suốt một giai đoạn lịch sử.

Anh-rê được xem là người có vẻ đa cảm và nhân từ hơn nhhớ đến không ngoài sự kiện bà mẹ của hai ông đã xin Chúa cho hai ông hai vị trí ngồi bên hữu và bên tả của Chúa khi Ngài thành lập vương quốc. Điều đó cho thấy rằng có thể họ quá tham vọng chăng?

Thôma là người rất e ngại đặt lòng tin của mình vào người lãnh đạo. Mọi sự phải rõ ràng trước mặt ông rồi ông mới có thể chấp nhận nó.
Và rồi đến Mathiơ. Các nhà lãnh đạo tôn giáo thời bấy giờ đã giận dữ với Chúa Jêsus, vì Ngài lại có quan hệ với một người thâu thuế hèn hạ này. Hãy tưởng tượng xem họ kinh tởm như thế nào khi Chúa Jêsus ngồi ăn tối với gia đình Mathiơ và mời ông làm môn đệ, làm bạn thân cận với Ngài.
Có lẽ chỉ có một người mà giới lãnh đạo thời ấy cho là có giá trị và được khâm phục hơn hết là Giuđa. Dưới mắt của thế gian, Giuđa có năng lực về thương mại và những phẩm tính dẫn tới thành công. Nhưng chính điểm mạnh tự nhiên lớn nhất của ông đã dẫn ông đến yếu điểm lớn nhất, và đưa ông đến chỗ hư mất cả cuộc đời.

Hãy Nhìn Thấy Sự Yếu Đuối Như Chúa Jêsus Nhìn Thấy

Tôi thấy thú vị khi nhận biết những ai được thế gian tiến cử thì Chúa Jêsus khước từ, và những ai bị thế gian chối bỏ thì Chúa Jêsus lại cho rằng người ấy đủ điều kiện. “Đưa họ đến cùng ta. Ta không quan tâm đến chuyện họ phạm tội nhiều như thế nào. Nếu họ tin cậy ta, ta sẽ làm nhiều việc vĩ đại, phi thường qua họ”.

Chúa Jêsus cầu nguyện thâu đêm trước khi chọn lựa 12 người để trở nên những người thân cận với Ngài trong ba năm chức vụ. Họ có vô số yếu điểm và Ngài biết rõ điều đó khi kêu gọi họ bước vào mối tương giao với Ngài. Dẫu vậy trừ Giuda Íchcariốt, họ đã thực hiện công việc của Chúa Jêsus một cách bùng nổ hết lòng sau khi Ngài chết, phục sinh và thăng thiên về trời.

ICor 1:25-29 đã bày tỏ tấm lòng của Đức Chúa Trời đối với những người yếu đuối:

“Bởi vì sự dồ dại của Đức Chúa Trời là khôn sáng hơn người ta, và sự yếu đuối của Đức Chúa Trời là mạnh hơn người ta. Hỡi Anh em, hãy suy xét rằng ở giữa anh em là kẻ đã được gọi, không có nhiều người khôn ngoan theo xác thịt, chẳng nhiều kẻ quyền thế, chẳng nhiều kẻ sang trọng. Nhưng Đức Chúa Trời đã chọn những sự dại ở thế gian để làm hổ thẹn những sự mạnh; Đức Chúa Trời đã chọn những sự hèn hạ và khinh bỉ ở thế gian, cùng những sự không có, hầu cho làm những sự có ra không có, để chẳng ai khoe mình trước một Đức Chúa Trời”.

Ô! Những câu Kinh Thánh này đã cho tôi niềm hy vọng về tương lai của tôi. Ngay cả tôi mà Chúa cũng có thể dùng! Và Chúa có thể sử dụng bạn! Tôi khích lệ bạn đừng nhìn mãi vào những sai sót của chính mình, nhưng phải nhìn lên Chúa Jêsus. Hãy nhận lấy sức mạnh từ năng lực vô biên của Ngài, hãy để sức mạnh của Chúa khỏa lấp mọi sự yếu đuối của bạn. Chúng ta đều như nhau trong Chúa Cứu thế. Ví dụ, một người có thể có một tỷ lệ mười phần trăm yếu đuối và chín mươi phần trăm mạnh mẽ; một người khác có tỷ lệ bốn mươi phần trăm yếu đuối và 60 phần trăm mạnh mẽ. Theo cách thông thường chúng ta có thể nói rằng người thứ hai yếu đuối hơn người thứ nhất, vì thế ít muốn giao việc cho người thứ hai hơn.

Nhưng Chúa Jêsus không nhìn và phán xét theo cách con người. Cả hai người ấy đều như nhau trước mặt Chúa. Đơn giản là Ngài đang sẵn lòng ban sức mạnh bổ sung cho từng người, vì vậy trước mặt Chúa, họ có giá trị và khả năng như nhau.

Đây là một chân lý tuyệt vời trong Kinh Thánh, và nó làm cho chúng ta tự do trên tất cả những gì chúng ta có thể vướng mắc – không còn sợ bị khước từ, cũng không lo sợ về sự yếu đuối vốn có của chúng ta. Nếu bạn nắm vững chân lý này, bạn sẽ không bao giờ bị xung đột với chính mình nữa!

Tôi đã có sự xung đột với Joyce (tên tác giả) nhiều năm. Tôi đã không hài lòng về chính mình, và tôi luôn luôn tìm cách thay đổi chính mình. Nhưng càng cố gắng thay đổi, tôi càng thất bại. Nhưng đến một ngày đầy vinh hiển kia, tôi khám phá ra rằng Chúa Jêsus chấp nhận một người như tôi. Ngài và chỉ một mình Ngài mới có thể đưa tôi đến nơi mà tôi cần phải đến. Không có sự đấu tranh hay cố gắng nào có thể làm hoàn thiện những sai trật của tôi được. Tôi đã được hoàn thiện “chẳng phải bởi quyền thế, cũng chẳng phải là bởi năng lực, bèn là bởi Thần ta, Đức Giêhôva vạn quân phán vậy” (Xachari 4:6).

Gần đây có một phụ nữ đã kể cho tôi nghe cách mà bà ta được giải phóng khỏi tinh thần xung đột sau một trong những buổi hội thảo của chúng tôi. Bà nói: “Tôi có rất nhiều xung đột trong cuộc sống đến nỗi không có lĩnh vực nào hay mối quan hệ nào mà không có sự chiếm lĩnh và ngự trị của xung đột”. Bà đã nghe nói về “Sự bình an vượt quá sự hiểu biết”, nhưng bà chưa bao giờ hiểu được nó như thế nào. Bà nói rằng bà đã cảm nhận một sự khác biệt sau buổi hội thảo.

Tuy vậy, sau khi tham dự những bài giảng trong hội nghị nơi tôi trình bày về tinh thần xung đột, bà đã kinh nghiệm được sự bình an lần đầu tiên trong cuộc đời bà. Sự bình an hiện diện rõ ràng đến nỗi sáng hôm sau thậm chí bà không nhớ làm sao bà ra khỏi giường. Nói theo nghĩa đen là bà ta phải học lại những điều đơn giản nhất trong đời.

Điều đó đến từ một sự thật là trước kia mỗi việc bà làm đều được thúc đẩy và hành đông do tinh thần xung đột. Bà không ngừng xét đoán, chỉ trích và thất vọng với chính mình. Tự chối bỏ mình, bà đã từ khước mọi khả năng mà Chúa đã ban cho bà. Bà đã thấy kinh khủng về chính mình, vì thế bà luôn cố gắng để được tốt hơn. Bà đã mặc cảm về những lỗi lầm, về sự yếu đuối của mình, và không thấy được sức mạnh của mình.

Bạn thấy đó, chúng ta có cả hai – sức mạnh và sự yếu đuối. Sứ đồ Phaolô đã làm chứng rằng:
“Vậy tôi rất vui lòng khoe mình về sự yếu đuối tôi, hầu cho sức mạnh của Đấng Christ ở trong tôi” (IICor 12:9).
Ông đã vật lộn với sự yếu đuối của mình, nhưng ông đã học biết rằng sức mạnh và ân điển của Chúa có dư dật.

Phải Biết Dựa vào Đâu

Nói cách khác, Chúa đang nói: “Phaolô, thật ta sẽ không cất hết những nan đề, và con cũng không phải lo lắng về nó. Ta sẽ khỏa lấp nó bằng sức mạnh của ta, và nó sẽ giống như đã được cất đi hết vậy. Điều này là chắc chắn – khi nào con còn nương dựa vào Ta!”.
Bây giờ chúng ta thấy vấn đề thật sự của chúng ta. Chúng ta có tính độc lập và không thích ý tưởng phải cứ liên tục nương dựa vào người khác. Theo bản tính tự nhiên của mình, tôi có khuynh hướng khắc khe trong cách đối diện với người khác, đặc biệt là nếu người đó đã chọc giận tôi, và tôi cảm thấy dễ mất kiên nhẫn. Chúng ta biết đây không phải là một phẩm chất tốt của một người hầu việc Chúa.
Nhiều năm tôi đã cố gắng để trở nên mềm mỏng hơn. Tôi đã quyết định, giải quyết, và thực hành tất cả sự tự chủ mà tôi có thể thu thập được. Mặc dù tôi đã tiến bộ, nhưng vẫn có những lúc thật tệ hại khi con người thật của tôi nổi lên. Làm cách nào Chúa có thể dùng tôi được? Làm sao Ngài có thể tin tưởng ở tôi? Liệu tôi có làm ai đó bực mình không? Cuối cùng Chúa chỉ cho tôi thấy là những chiến thắng liên tục của tôi có là tùy thuộc vào sự trung tín nương dựa vào Ngài “ Hãy cứ ở trong ta, thì ta sẽ ở trong các ngươi. Như nhánh nho, nếu không dính vào gốc nho, thì không tự mình kết quả được, cũng một lẽ ấy, nếu các ngươi chẳng cứ ở trong Ta, thì cũng không kết quả được. Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh nho. Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được. (Giang 15:4-5)

Nhận biết lẽ thật này khiến tôi luôn luôn nương dựa vào Ngài. Nhu cầu của tôi bắt buộc tôi phải tìm kiếm mặt Ngài. Tôi không thể mang lại vinh hiển cho Ngài nếu không nương dựa vào Ngài. Chúa không cần phải nương dựa vào tôi, nhưng tôi cần phải nương dựa vào Ngài. Ngài đã kêu gọi tôi vào công việc trong danh của Ngài. Bởi vì Ngài đã gọi tôi, Ngài đã đổ đầy sự ao ước, sức mạnh để làm được việc ấy. Nhưng tôi biết những lầm lỗi và yếu đuối của tôi có thể ngăn cản tôi vươn tới mục đích. Đã nhiều năm tôi chiến đấu với lỗi lầm của mình, nhưng chưa bao giờ vượt ra khỏi được nơi tranh chiến.

Tôi chắc rằng người ta nhìn tôi và nói: “Không đời nào! Chúa không thể kêu gọi bà làm việc lớn cho Ngài đâu”. Tôi đã muốn tin Chúa và tin những gì trái tim mình mách bảo, nhưng tôi cũng đã nghe những lời bình phẩm của mọi người và để những điều đó chi phối mình.
Tôi đã lắng nghe tiếng của ma quỉ, luôn đưa cho tôi bảng kê những lầm lỗi và bất năng của tôi hằng ngày. Nó thường nhắc tôi nhớ rằng tôi đã cố hết sức thay đổi mà vẫn thất bại. Nhưng rồi ánh sáng của lời Chúa trong Rom 7:24-25 đã đụng đến tôi.

“Khốn nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân thể hay chết này? Cảm tạ Đức Chúa Trời, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng được xức dầu Chúa chúng ta!”

Cuối cùng, bởi ân điển của Đức Chúa Trời, tôi đã có thể tin rằng Ngài đã cố ý chọn tôi. Tôi đã không bị “đẩy đến Chúa vì không còn cách nào khác” sau khi Ngài đã cố gắng chọn lấy 200 người khác. Ngài đã chọn tôi!. Ngài có chủ tâm chọn những người mà thế gian cho là yếu đuối và ngu dốt, và Ngài làm như thế để khiến những kẻ khôn ngoan phải bối rối (xem ICor 1:27).

Hãy có một quyết định đuổi sự xung đột với chính bạn ra khỏi bạn ngay hôm nay. Hãy chấp nhận chính bạn. Học cười với bạn một chút. Đừng quá căng thẳng. Chúa để lại sự không trọn vẹn ngay trong những con người rất thánh mà Ngài đã chọn lựa, hầu cho họ luôn cần nương dựa vào Ngài.

Chúa thường lột trần tôi ra với chính tôi, nhưng lại giữ kín đối với người khác. Tôi có thể nghĩ rằng mình xấu xa, nhưng người khác lại thấy tôi thật tuyệt vời.Ôi! Chúa thành tín của chúng ta tuyệt diệu biết bao! Ngài có thể lột trần và giấu kín cùng một lúc. Ngài chỉ cho tôi thấy những thói xấu của tôi để giúp tôi luôn khiêm nhường nhưng Ngài lại giấu chúng trước những người khác để họ không nhìn thấy những thói xấu của tôi. Tôi thuộc về Chúa, những thói xấu của tôi chỉ là vấn đề của Chúa và chỉ một mình Chúa mà thôi.

Cẩn Thận Trong Việc Xét Đoán Nhau .
Nếu một người hàng xóm đến nhà tôi phàn nàn về kiểu tóc mà con trai tôi cắt, tôi sẽ lịch sự nhắc ông ấy nên lo việc của ông ấy đi thì hơn. Con trai tôi không phải là việc của ông. Cũng vậy, thái độ bảo vệ của Cha trên trời luôn phủ kín con cái Ngài. Satan là “kẻ kiện cáo anh em” (Khai Huyen12:10), nhưng hắn cũng là kẻ nói dối (xem Giang 8:44). Chúng ta không được phép xét đoán lẫn nhau.

“Ngươi là ai mà dám xét đoán tôi tớ của kẻ khác? Nó đứng hay ngã là việc của chủ nó. Song nó sẽ đứng vì Chúa có quyền cho nó đứng vững vàng” (Rom 14:4).

Tôi đứng vững bởi vì Chúa Jêsus đỡ tôi đứng. Khi một em bé học đi, ba mẹ nó luôn luôn ở cạnh nó, nắm lấy cánh tay nó và giúp nó giữ thăng bằng để cho nó không bị ngã và bị đau. Tôi đứng vững vì Cha của tôi nâng đỡ và giữ cho tôi đứng thẳng. Tôi được đứng vững bởi quyền năng của Ngài, chứ không phải bởi sức lực của tôi!

Bạn có bị xung đột với chính mình vì những nhận định và xét đoán của người khác không? Hãy xem cách Phaolô bình luận về những lời chỉ trích dành cho ông:

“Về phần tôi, hoặc bị anh em xử đoán, hoặc bị tòa án nào của loài người xử đoán, tôi cũng chẳng lấy làm quan hệ gì. Chính tôi chẳng tự xét đoán mình nữa” (ICor 4:3).

Một số người xét đoán về lòng trung thành của Phaolô. Ông đã không cố gắng bào chữa cho chính mình, cũng không thèm nổi giận. Ông chỉ nói rằng: “Tôi không để ý điều anh nghĩ. Thậm chí tôi cũng không phán xét chính mình”. Đã có nhiều lần trong quá khứ tôi mở đến đoạn Kinh Thánh này và nghiền ngẫm nó. Sự tin tưởng vào năng quyền của lời Chúa đã giải phóng tôi ra khỏi sự xét đoán và chỉ trích của chính mình.

Bạn không thể chinh phục được kẻ thù, nhưng Lời Chúa có thể. Hãy tin lời Chúa để giải phóng bạn, chứ không phải chính bạn. Hãy đến với Lời Chúa khi bạn gặp vấn đề. Khi cám dỗ đến gõ cửa lòng bạn, hãy trả lời bằng Lời Chúa.

Tại sao việc loại bỏ sự xung đột với chính mình lại quan trọng đến thế? Chúng ta không thể bước đi trong bình an nếu trước hết chúng ta không được thiết lập trên sự công bình. Vương quốc của Chúa là sự công bình, bình an, và vui mừng trong Chúa Thánh Linh (xem RoRm 14:7). Nguyên tắc của vương quốc này cho chúng ta thấy một tiến trình. Nếu tôi ao ước sự vui mừng, tôi phải có sự bình an, và muốn có sự bình an, tôi phải có sự công bình – một sự công bình đang hành động, chứ không chỉ là một sự công bình mà chúng ta tuyên bố (hay xưng nhận).

Xưng Nhận Sự Công Bình

Chúng ta bắt đầu với một lời xưng nhận sự công bình. Chúng ta gọi những điều không tồn tại như thể là chúng đã tồn tại (4:17). Đó là đặc ân của chúng ta khi chúng ta là con cái Ngài. Ngài cũng nói những điều không có như thể là đã có. Chúa bảo Ápraham rằng Ngài sẽ làm cho ông trở nên cha của nhiều dân tộc trước khi ông sinh một người con kế nghiệp một thời gian thật lâu. Chúa đã nói như thể điều ấy đã xảy ra rồi, và chúng ta cũng có cùng một đặc ân như vậy.

Tôi có thể nói tôi là sự công bình của Đức Chúa Trời trong Chúa Cứu Thế, vì lời Chúa bảo như vậy (xem IICor 5:21). Càng nói như vậy, thực tại của sự công bình càng phát triển mạnh mẽ hơn trong tôi, nhưng để tiến đến sự bình an thật, tôi cần sự công bình được thiết lập như một chân lý cho linh hồn tôi. Tôi phải biết rõ rằng tôi biết, rằng tôi biết như thế. Điều này phải được thiết lập trong lòng tôi, để “kẻ kiện cáo anh em” (KhKh 12:10) không thể cướp đi sự công bình của tôi bởi lời dối trá của hắn.

Tôi phải xác quyết về sự công bình của mình trong huyết của Chúa Cứu Thế, để ngay cả khi nhìn vào những thói xấu của mình, tôi cũng không bị đánh bại. Ápraham “thấy thân thể mình hao mòn, vì đã gần trăm tuổi, và đã thấy Sara không thể sinh đẻ được nữa. song đức tin chẳng kém” (Rom 4:19).

Ông đã nhìn vào những thiếu sót của mình mà không nao núng chút nào. Ápraham đã tin cậy Chúa, và chính điều ấy được kể là công bình cho ông. Tôi công bình, không phải bởi vì tôi chưa bao giờ phạm lỗi. Nhưng vì Chúa Jêsus chưa bao giờ phạm lỗi. Ngài là người hoàn thiện, và đức tin tôi đặt trên Ngài. Đó là lý do mà Đức Chúa Trời xem tôi cũng công bình như Ngài. Bạn và tôi có thể loại trừ sự xung đột với chính mình để đi đến sự bình an của Ngài, để có một đời sống vui mừng tràn ngập. Chúa Cứu Thế đã mua chuộc đời sống phước hạnh đó cho chúng ta bằng chính sự chết và phục sinh của Ngài.

XUNG ĐỘT VỚI CHÚA

Chúng ta vừa nói về tầm quan trọng của sự bình an với chính mình. Bây giờ tôi muốn chia sẻ với bạn về tầm quan trọng trong việc hòa thuận với Chúa. Có thể nó có vẻ lạ đối với bạn, nhưng có nhiều người nổi điên với Chúa vì nhiều lý do. Những nan đề của con người không phải đến từ Chúa. Ngài là Đấng duy nhất có thể giúp đỡ chúng ta!

Hãy xem lại những nguyên tắc căn bản ở IPhiero 3:10, 11.
“Ai muốn yêu sự sống và thấy ngày tốt lành, thì phải giữ gìn miệng lưỡi, đừng nói điều ác và lời gian dảo. Phải lánh điều dữ, làm điều lành, tìm sự hòa bình mà đuổi theo”

Bạn Có Nổi Giận Với Chúa Không?

Tại sao con người lại rơi vào cái bẫy như vậy? Tôi bị sốc khi Chúa đặt nó trong lòng tôi để tôi chia sẻ lại cho những người trong buổi hội thảo về vấn đề này. Tôi đã không tin rằng có nhiều người cần được giúp đỡ về việc họ đã nổi giận với Chúa, nhưng tôi đã sai. Một vết rạn nứt kín giấu với Chúa là nguyên nhân cội rễ của nhiều vấn đề về cảm xúc. Nó là nguyên nhân của sự cay đắng và thái độ chua cay với cuộc sống, là cánh cửa mở ra mọi thứ đau khổ và giày vò.

Con người được dựng nên để đón nhận tình yêu của Chúa, để vui sướng và đắm mình trong tình yêu. Và con người cũng yêu Chúa với một tình yêu lai láng cũng như yêu thế giới chung quanh mình. Chúa đã tạo dựng con người để tương giao với Ngài – ấm áp, dịu dàng, yêu thương, tình bạn cởi mở. Hễ khi nào tình yêu mất đi hoặc bị nghẹt ngòi một cách nào đó thì con người phải chịu đau khổ.

Nan Đề Mặc Cảm Tội Lỗi Và Sự Kết Tội

Nếu một người rút lui khỏi mối tương giao với Chúa vì cớ mặc cảm tội lỗi và sự lên án những tội lỗi và yếu đuối của mình, người đó đã đặt chính mình vào một vị trí đau khổ triền miên. Anh ta đã cắt đứt nguồn năng lực giúp đỡ duy nhất của mình. Qua Chúa Cứu Thế, Đức Chúa Trời là người giúp đỡ tôi, khi tôi phạm tội. Ân điển của Ngài sẽ khỏa lấp tội lỗi tôi nếu tôi tin điều ấy và nhận nó. Ngài là Đấng có thể thêm sức mạnh trong tôi cho dù tôi có yếu đuối thế nào đi nữa. Vì chỉ có Chúa mới có thể giúp đỡ tôi, nên tôi thật là ngu ngốc nếu cắt đứt mối tương giao với Ngài.

Điều tệ hại nhất mà con người có thể làm khi anh ta gặp nan đề là đổ lỗi cho Chúa. Chúa muốn giúp chúng ta! Ngài không phải là người gây ra nan đề – ma quỉ làm điều ấy. Chính thế gian, xác thịt và ma quỉ đem nan đề cho chúng ta chứ không phải là Chúa!

Nói như thế không có nghĩa là Đức Chúa Trời không bao giờ dẫn chúng ta vào con đường mà chúng ta lẽ ra không đi – vì chính Ngài có làm điều đó. Dân Ysơraên chắc hẳn thích con đường ngắn hơn trong hành trình về đất hứa, nhưng Chúa lại có một mục đích khác trong cách dẫn dắt dân sự của Ngài.

“Vả, khi Pharaôn tha dân Ysơraên đi, Đức Chúa Trời không dẫn dân ấy thi theo đường về xứ Philitin, là đường gần hơn hết, vì Ngài nói rằng: E khi dân thấy trận mạc, dời lòng trở về xứ Êdíptô chăng. Cho nên Đức Chúa Trời dẫn chúng đi vòng theo đường trong đồng vắng về hướng biển đỏ. Dân Ysơraên cầm khí giới ra khỏi xứ Êdiptô” (Xuat 13:17,18).

Chúa biết điều gì là tốt nhất cho chúng ta. Nhiều khi chúng ta cảm thấy, suy nghĩ hoặc mong ước một con đường nào đó. Chúng ta bị cám dỗ nổi giận với Chúa khi Ngài dẫn chúng ta vào một con đường khác. Hãy quyết định tin cậy Chúa vì Ngài biết điều gì là tốt nhất cho bạn. Chúa là bạn của bạn – một người bạn tốt nhất của bạn. Bạn sẽ không bao giờ có một người bạn khác giống như Chúa Jêsus đâu.
Thất vọng với cuộc đời, với con người hoặc với hoàn cảnh có thể dẫn đến thất vọng với Chúa. Đây chính xác là điều ma quỉ muốn! Nếu bạn đang nổi giận với Chúa, cay đắng hoặc bất bình Chúa, thì Ngài cũng đang dành cho bạn một cơ hội khi bạn đọc quyển sách này để được giải phóng khỏi cạm bẫy mà Satan đã gài sẵn cho bạn. Chúa là người giúp đỡ bạn, chứ không phải là kẻ thù của bạn.

Thế còn tất cả những hoạn nạn xảy ra trong đời sống bạn thì sao? Tôi không có một câu trả lời đầy đủ cho tất cả những thất vọng của đời sống bạn. Trong chính đời sống tôi, nếu tôi cố gắng tìm cho ra nguyên nhân của mọi thứ, tôi lại càng trở nên bối rối. Sự bối rối không đến từ Chúa, vì thế tôi quyết định không sống trong sự suy luận nữa.

Mười lăm năm tuổi ấu thơ ( từ 3 đến 18 tuổi ) cuộc sống tôi đầy dẫy sự lạm dụng tình dục, điều đã đem đến cho tôi nỗi đau đớn tình cảm tệ hại nhất trong tâm hồn. Tôi lại đã trải qua hơn ba mươi năm kế tiếp trong sự cố gắng vuợt qua nỗi đau của 18 năm đầu đời. Tôi cay đắng với cuộc đời, với con người. Tôi oán hận những ai có cuộc sống tốt đẹp và không phải chịu đựng khổ nhục như tôi. Tôi đã không biết làm thế nào để nhận được tình yêu, ân điển và lòng thương xót của Chúa là những điều mà tôi cần.

Nhưng, tôi được cất đi nổi giày vò của sự oán hận Chúa. Nhiều người bị ngược đãi đã nổi điên với Chúa. Họ không thể hiểu được tại sao Chúa đã không giúp họ. Họ không thể tin cậy Ngài.

Tôi có thể hiểu những điều ấy xảy ra như thế nào. Tôi đã có đầy những câu hỏi. Tại sao một Đức Chúa Trời yêu thương lại ngồi chứng kiến một đứa trẻ chịu đựng sự khủng khiếp dường ấy? Tại sao Ngài không chấm dứt nổi đau? Chúng ta biết rằng Ngài có thể làm bất cứ điều gì Ngài muốn mà chúng ta không thể hiểu tại sao Ngài không ngăn chặn những điều làm đau đớn chúng ta.

Chúa đã cho tôi vài lời giải đáp để thỏa mãn những câu hỏi của tôi, nhưng tôi vẫn phải an ủi chính mình bằng một sự thật rằng chúng ta chỉ “Biết một phần” (ICor 13:12). Với trí óc hạn hẹp của mình, chúng ta không thể hiểu ung thư, những người thân yêu bị bắt mất đi bởi sự chết, ngược đãi, ma tuý, rượu, chiến tranh và những thứ khác dẫn đến nỗi đau đớn không thể chịu đựng được. Sự an ủi của chúng ta phải đến từ việc tin cậy Chúa.

Tội lỗi và ma quỉ ở trong thế gian. Trận chiến cũ kỹ muôn đời giữa thế lực thiện và ác đang xảy ra khốc liệt và tôi nghĩ rằng nó sẽ tiếp diễn đến cuối cùng. Thỉnh thoảng dường như cái ác thắng cái thiện, nhưng chiến thắng cuối cùng thuộc về những ai đặt đức tin của họ vào Đức Chúa Trời.

Tránh Xung Đột Với Chúa

Gióp là người đã tin cậy nơi Đức Chúa Trời. Nhưng khi đức tin của ông bị thử nghiệm trong lò lửa hừng của sự đau buồn, ông đã hỏi những câu hỏi như chúng ta.

“Tôi đã chán sự sống … Tôi sẽ chẳng sống hoài. Xin Chúa để tôi ở một mình; vì các ngày tôi chỉ là hư không. Loài người là gì mà Chúa kể là cao trọng? Nhân sao Chúa lưu ý đến người, viếng thăm người mỗi buổi sớm, và thử thách người mỗi lúc mỗi khi? Nhân sao Chúa không xây mắt khỏi tôi. Chẳng để cho tôi bình tịnh cho đến khi nuốt nước miếng tôi? Hỡi Đấng gìn giữ loài người! Nếu tôi đã phạm tội, có làm gì nghịch Chúa? Nhân sao Chúa đặt tôi làm một tấm bia, đến nỗi mình trở thành gánh nặng cho mình? Cớ sao Chúa không tha tội cho tôi, cất lấy gian ác khỏi tôi đi? Vì bây giờ tôi sẽ nằm trong bụi đất; Chúa sẽ tìm kiếm tôi song tôi không còn nữa” (Giop 7:16-21).

Gióp đã trở nên tiêu cực và ngã lòng. Ông đã chất vấn Chúa và muốn chết vì sự đau đớn của ông quá nặng nề. Ông đã bị bối rối vì Chúa chưa giải cứu ông. Nhưng chúng ta phải đọc đoạn cuối của câu chuyện.

“Vậy, khi Gióp đã cầu nguyện cho bạn hữu mình rồi, Đức Giêhôva bèn đem người ra khỏi cảnh khốn người, và ban lại cho Gióp gấp bằng hai các tài sản mà người đã có trước “(42:10).

Khi Gióp chấm dứt cơn giận của ông với Chúa và người khác, sự giải cứu đã đến. Tác giả Thi thiên đã có kinh nghiệm tương tự như vậy! Hãy đọc diễn tiến cảm nghĩ của ông.

“Kìa là những kẻ ác, Chúng nó bình an vô sự luôn luôn, nên của cải chúng nó thêm lên. Tôi đã làm cho lòng tôi tinh sạch, Và rửa tay tôi trong sự vô tội, việc ấy thật lấy làm luống công; Vì hằng ngày tôi phải gian nan, Mỗi buổi mai tôi bị sửa phạt. Nếu tôi có nói rằng: Ta sẽ nói như vậy; Ắt tôi đã phạm bất-trung cùng dòng dõi con cái Chúa. Khi tôi suy gẫm để hiểu biết điều ấy, Bèn thấy là việc cực nhọc quá cho tôi, Cho đến khi tôi vào nơi thánh của Đức Chúa Trời, Suy-lượng về sự cuối cùng của chúng nó. Chúa thật đặt chúng nó tại nơi trơn trợt, Khiến cho chúng nó hư nát. Ủa kìa, chúng nó bị hủy diệt trong một lát! Chúng nó vì kinh khiếp mà phải tiêu hao hết trọi. Hỡi Chúa, người ta khinh dể chiêm bao khi tỉnh thức thể nào, Chúa khi tỉnh thức cũng sẽ khinh dể hình dáng chúng nó thể ấy. Khi lòng tôi chua-xót, Và dạ tôi xôn xao, Thì bấy giờ tôi ở ngu muội, chẳng hiểu biết gì; Trước mặt Chúa tôi ở khác nào một thú vật vậy. Song tôi cứ ở cùng Chúa luôn luôn: Chúa đã nắm lấy tay hữu tôi. Chúa sẽ dùng sự khuyên dạy mà dẫn dắt tôi, Rồi sau tiếp rước tôi trong sự vinh hiển. Ở trên trời tôi có ai trừ ra Chúa? Còn dưới đất tôi chẳng ước ao người nào khác hơn Chúa. Thịt và lòng tôi bị tiêu hao; Nhưng Đức Chúa Trời là sức lực của lòng tôi, và là phần tôi đến đời đời. Vì, kìa, những kẻ xa Chúa sẽ hư mất; Chúa sẽ hủy diệt hết thảy kẻ nào thông dâm, xây bỏ Chúa. Nhưng lấy làm tốt thay cho tôi đến gần Đức Chúa Trời; Tôi nhờ Chúa Giê-hô-va làm nơi nương náu mình, Đặng thuật lại hất thảy các công việc Ngài” (Thi Thien 73:12-28)

Bây giờ cho phép tôi được diễn giải về phân đoạn Kinh thánh này:
“Ôi Chúa ! Điều ác trông có vẻ thịnh vượng và được việc hơn con làm. Con đang cố gắng sống một đời sống thánh thiện. Nhưng dường như con không làm được điều gì tốt cả. Dường như nó đều vô ích. Con đang có toàn những nan đề và khi con cố gắng để hiểu nó, nỗi đau lại quá lớn. Tuy nhiên con đã dành thời gian ở với Ngài, và con có thể hiểu rằng cuối cùng điều ác sẽ bị đổ nát và tiêu diệt.

Tấm lòng con đau đớn. Con đã cay đắng và ở trong hoàn cảnh u sầu. Con đã ngu xuẩn. Chúa ơi ! con đã không biết và cư xử như thú dữ. Bây giờ con biết rằng Chúa vẫn luôn ở cùng con. Ngài giữ con trong tay phải của Ngài. Con sẽ sống cùng ai nơi thiên đàng ngoài Chúa? Ai sẽ giúp con? Nếu Ngài không giúp đỡ, thì không ai trên trái đất này có thể giúp được con. Ngài là sức mạnh là gia nghiệp muôn đời của con. Thật tốt đẹp cho con khi con tin cậy Ngài. Ôi Chúa ! Xin Ngài là nơi trú ẩn cho con”.

Có rất nhiều trường hợp như vậy trong Kinh Thánh về những người đàn ông, đàn bà đã không hiểu những điều đang xảy đến với họ. Họ đã trải qua những thời kỳ thắc mắc, nghi ngờ, đổ lỗi, thậm chí còn chỉ trích Chúa nữa. Nhưng rồi họ cũng đã nhận ra sự ngốc nghếch của chính mình. Họ đã ăn năn và quay lại với Chúa thay vì nổi giận với Ngài.

Sự Tha Thứ Đứng Giữa Thất Bại Và Thiến Thắng
Tôi khích lệ những ai đã từng nổi giận cùng Chúa phải vượt qua tiến trình tha thứ cho Chúa. Chúa không cần sự tha thứ của chúng ta nhưng chúng ta cần phải thực hiện quá trình này và nói lời tha thứ để khai phóng sự nóng giận, cay đắng và oán hận trong tâm hồn chúng ta.

Nếu chúng ta có thể hoàn tất một tiến trình tha thứ hoàn chỉnh, chúng ta có thể được phục hồi một đời sống an bình. Nhưng nếu chúng ta không chịu tha thứ Chúa khi cần phải làm như vậy, chúng ta sẽ vẫn còn ở trong sự xung đột. Đó là những gì xảy ra trong hai trường hợp sau đây về hai phản ứng sau cái chết của một người mình yêu thương. Hai câu chuyện giống nhau, nhưng kết thúc rất khác nhau.
Nhiều năm trước ấy, một người đàn bà mất chồng vì bệnh ung thư. Trong suốt thời gian ông ta chịu đau đớn vì bệnh tật, ông đã được tái sanh được đầy dẫy Đức Thánh Linh và hoàn toàn phó thác mọi sự cho phúc âm. Ông đã cố gắng hết sức để làm chứng cho thật nhiều người. Cả gia đình mong đợi ông sẽ được Chúa chữa lành một cách siêu nhiên, và đời sống ông sẽ là lời chứng sống động về quyền năng chữa bệnh của Chúa.

Ông ta cũng đã nhận những lời tiên tri nói rằng ông sẽ sống chứ không chết. Cả gia đình đứng vững trong đức tin và nói ra những lời Chúa. Họ làm mọi điều mà những vị lãnh đạo thuộc linh dạy bảo cũng như mọi sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nhưng rồi người đàn ông đó đã qua đời.

Mặc dù bà vợ của ông đã trải qua sự bối rối, giận dữ và thất vọng rất nhiều, nhưng bà đã có thể đặt niềm tin nơi Chúa và đã vượt qua một cách chiến thắng. Trong lễ kỷ niệm ngày mất lần thứ 7 của ông, tôi đã nhận được một bức thư bà gởi cho Dave và tôi vì chúng tôi đã ở cùng bà suốt thời gian đó. Bà đã biết ơn lời của Chúa mà bà đã nhận được từ sự giúp đỡ của chúng tôi cũng như từ Hội thánh của bà.
Bà đã nói với tôi, hôm nay bà yêu Chúa đến dường nào! Ngài là cả cuộc đời của bà. Bà ưa thích phục vụ Ngài bất cứ cách nào bà có thể. Bà vẫn luôn nhớ chồng, nhưng bà có sự bình an và bước đi trong chiến thắng.

Mặc khác, các con của bà không có tình trạng tốt như vậy. Họ vẫn còn giữ lại sự cay đắng mà họ đã cảm thấy khi ba họ mất. Sự bối rối trong tâm linh của họ đã ảnh hưởng trên sự phát triển thuộc linh của họ. Họ không từ bỏ Chúa một cách hoàn toàn, nhưng họ đã lùi bước và không bao giờ phục hồi được.

Giận dữ và cay đắng đối với Chúa sẽ Chận bạn lại và ngăn trở không cho bạn chạy về phía trước. Nó là một “chướng ngại vật thuộc linh” – có lẽ nó mạnh hơn bất cứ cái gì khác. Tại sao vậy? Đơn giản là vì sự giận dữ đóng cánh cửa dẫn đến Đấng duy nhất có thể giúp đỡ, chữa lành, an ủi và phục hồi đời sống và tình cảm của chúng ta.

Một cặp vợ chồng khác đã hầu việc Chúa một cách nhiệt tình trong nhiều năm trường và có nhiều con. Bỗng dưng một đứa con của họ qua đời. Người chồng đã trở nên cay đắng với Chúa và tôi chắc chắn rằng suy nghĩ của ông ta là: Hỡi Chúa, tôi đã phục vụ Ngài một cách trung tín bao nhiêu năm nay. Tôi không hiểu tại sao Ngài lại để cho điều ấy xảy ra. Tại sao Ngài không gìn giữ chúng tôi? Làm thế nào Ngài lại để cho chúng tôi thảm hại như thế này? Chúng tôi không xứng đáng bị đối xử như vậy mà Chúa.

Những suy nghĩ như vậy cứ tiếp tục làm cho người đàn ông này quá cay đắng quá tức giận đến nỗi nó bắt đầu ảnh hưởng đến đời sống của ông ấy như một căn bệnh ung thư. Kết quả là ông đã ly dị với vợ và tiếp tục một cuộc đời tội lỗi – không còn muốn liên hệ gì với Chúa nữa.

Chọn Sự Sống

Có rất nhiều thất vọng và tai họa trong đời sống chúng ta, và chúng ta phải chọn cách để đối phó trong mỗi tình huống đó. Lời Chúa phán rằng “Ta đã đặt trước mặt ngươi sự sống và sự chết… hãy chọn sự sống” (Phuc 30:19)

Khi một hoàn cảnh đem sự chết vào trong đời sống chúng ta về thể xác, tâm linh hay tình cảm, chỉ có một cách giải quyết là chọn sự sống. Nếu chúng ta không chọn sự sống thì sự chết sẽ tiếp tục bành trướng cho đến khi nó cướp lấy sự sống tâm linh của chúng ta, sự bình an, niềm vui hy vọng, sức khỏe và những mối quan hệ cá nhân. Tôi sẽ cho bạn một ví dụ thực trong đời sống của tôi.

Nhiều của đây, tôi đã đến bác sĩ để khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Dave đã năn nỉ tôi đi, nhưng tôi đã kháng cự bởi vì tôi không muốn bỏ thì giờ cho những việc như vậy. Buổi hẹn của tôi vào ngày 31 tháng 10 – Ngày lễ các Thánh. Tôi đã yêu cầu dời lại một tuần, nhưng Dave đã nhất định tôi phải đi ngày hôm ấy. Cuộc khám nghiệm cho thấy tôi đã bị một khối u nơi vú.

Ngày sau bác sĩ của tôi gọi và bảo rằng ông ta đã thấy điều gì trong xét nghiệm đáng nghi ngờ. Ông muốn tôi quay lại để làm sinh thiết. Tôi cũng không muốn làm điều ấy, nhưng một lần nữa chồng tôi lại nài nỉ tôi phải đi khám lại. Tôi đi đến bệnh viện như một bệnh nhân điều trị ngoaị trú, hy vọng nghe một tin tức tốt đẹp. Chúng tôi đã cầu nguyện và tin tưởng nơi Chúa, nhờ nhiều người khác cầu thay và rất lạc quan.

Tôi đã đi mua sắm vào thứ bảy tuần đó, đơn giản là cứ tiếp tục vào cuộc sống và cứ tiếp tục vui vẻ trong Cứu Chúa Jêsus. Tôi hoàn toàn mong đợi nhận một thông tin tốt từ bác sĩ. Khi tôi từ chợ về nhà, tôi thấy một tờ giấy nhắn tôi gọi lại ngay cho bác sĩ. Khi tôi gọi cho ông, ông ấy bảo rằng tôi có một khối u thuộc loại ung thư phát triển rất nhanh. Ông ấy đề nghị tôi phải giải phẩu cắt bỏ ngực ngay lập tức.

Chúng tôi đã tìm kiếm Chúa và cầu nguyện. Mặc dầu điều dễ nhất lẽ ra tôi nên làm là tin cậy nơi Chúa và không phải giải phẫu, nhưng điều đó không có vẻ là cách Chúa hướng dẫn. Cả gia đình – chồng tôi, và bốn người con của tôi – và cả những bạn thân nữa đều đồng ý là tôi nên đi phẩu thuật. Tôi cũng cảm thấy như vậy, mặc dầu tôi thực sự không muốn làm điều ấy.

Tôi đã bị đau đớn bởi sự sợ hãi quá lớn. Nó hầu như đã đánh gục tôi lần ấy. Những suy nghĩ tiêu cực đã đến – cám dỗ tôi nghi ngờ tình yêu của Chúa đối với tôi. Tôi bị cám dỗ nghi ngờ tính toàn vẹn của Chúa và tôi nghi ngờ chính mình nữa. Ma quỉ đã muốn tôi cố gắng suy luận ra trường hợp này. Tôi đã làm điều gì sai? Tại sao Chúa lại để nó xảy ra? Chúa để điều ấy xảy ra hay chính tôi đã mở cửa cho ma quỉ vào?

Những suy nghĩ tới tấp là những cuộc tấn công từ hỏa ngục. Mỗi cuộc tấn công nhằm mục đích hủy hoại đức tin trong Chúa của tôi. Tôi rất cám ơn Chúa vì tôi đã được đâm rễ và được lập nền trong Chúa Cứu Thế và trong tình yêu của Ngài dành cho tôi. Được thiết lập vững vàng trong Chúa thật rất có giá trị trong những lúc như thế này.

Xin vui lòng ghi nhớ điều tôi nói “vững vàng trong Chúa” chứ không phải “vững vàng trong chức vụ” . Tôi tin rằng nhiều người giảng dạy cho người khác nhưng chính họ còn chưa châm rễ và lập nền trên những điều họ giảng dạy. Bảo ai đó điều gì phải làm trong những lúc thử thách thì dễ nhưng tự mình thực hiện những điều đó khi hoạn nạn nảy sinh hoàn toàn là một chuyện khác.

Tôi đã tự hỏi chính mình “Tôi sẽ bảo người khác làm gì trong hoàn cảnh như thế này? Tôi biết rõ là mình sẽ bảo họ “Hãy tin tưởng vào Đức Chúa Trời! Đừng cố gắng suy luận ra điều gì. Hãy cầu xin Chúa chỉ cho bạn mọi điều mà Ngài muốn bạn nhìn thấy, nhưng nếu Ngài không chỉ cho bạn điều gì, hãy cứ giữ sự bình an và quên nó đi”. Tôi sẽ nói “Cuối cùng mọi việc sẽ tốt đẹp thôi nếu bạn không nhút nhát vàbỏ cuộc. Hãy lạc quan, dâng lời ngợi khen Chúa và tiếp tục làm một nguồn phước cho người khác”.

Chúa đã bảo tôi “Joyce, hãy làm theo những gì con sẽ khuyên người khác làm nếu họ ở trong hoàn cảnh này”.

Kết quả là gì? Tôi đã phải trải qua phẩu thuật và nó cho thấy chính nhờ sự sắp đặt của Chúa nên Dave đã nhất định bảo tôi đi bác sĩ vào ngày 31 tháng 10 chứ không phải sau đó. Chúng tôi đã đang tiến hành việc đổi công ty bảo hiểm sức khỏe. Chúng tôi không nhận thức được điều này, nhưng sự chuyển đổi được tiến hành từ ngày 1 tháng 11.

Sau ngày 1 tháng 11 thẻ bảo hiểm cũ của chúng tôi không còn có giá trị. Chúng tôi đã có thể gọi điện và giữ thẻ bảo hiểm ban đầu. Nhưng nếu chúng tôi không làm như vậy thì công ty bảo hiểm mới sẽ không trả cho chúng tôi đồng xu nào bởi vì họ có điều khoản tiền tại, theo đó công ty không chịu trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp người được bảo hiểm ở trong tình trạng đã có bệnh từ trước đó một năm. Cảm tạ Chúa vì sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh!

Đó là một trong những cách mà chúng tôi đã kinh nghiệm được năng quyền và sự hiện diện của Chúa.

Tôi phục hồi nhanh hơn là bác sĩ đã nghĩ. Tôi xuất viện và dừng lại một tiệm mua sắm ở trên đường về để mua một số quần áo thích hợp cho việc phục hồi của tôi. Tôi đã giảng vào buổi tối trước khi vào bệnh viện. Hai tuần sau khi phẫu thuật tôi đã có thể chia xẻ tại buổi tiệc giáng sinh cả ngày và tôi giảng hai suất.

Tôi không hề mất niềm vui của mình. Chẳng bao giờ bối rối. Tôi đã bước từng bước một và tin cậy Chúa đang chăm sóc tôi. Sau đó các xét nghiệm cho biết là “không còn ung thư nữa. Không có vấn đề về hạch bạch huyết. Không cần phương pháp xạ trị hay hóa trị nữa”. Một sự chữa lành tuyệt vời! Tôi đã trải qua năm kế tiếp đó để chuẩn bị phẫu thuật lắp bộ phận thay thế, nhưng tôi đã không bỏ lỡ một buổi nhóm thường lệ nào suốt thời gian kinh nghiệm đó. Tôi đã làm một việc theo cách thông thường của mình, và Đức Chúa Trời đã làm việc một cách đầy quyền năng.

Chúa đã dự bị những bác sĩ đã được tái sinh và đầy Đức Thánh Linh ở mỗi giai đoạn của cuộc giải phẫu và sự phục hồi, bao gồm bác sĩ phẫu thuật của tôi, bác sĩ tạo hình, bác sĩ phụ khoa và rất nhiều y tá. Tôi kinh nghiệm một sự biểu hiện tình yêu vô bờ từ những chi thể của Cứu Chúa Jêsus. Tôi đã học biết một sự lệ thuộc mới mẻ nơi Chúa, và điều đó vẫn còn là một nguồn phước hạnh trong đời tôi cho đến hôm nay.

Tôi đã có thể chọn phương cách nổi giận với Chúa nhưng điều ấy chỉ phá hủy chức vụ của tôi. Tôi sẽ không làm được bất cứ điều gì mà tôi được đặc ân để làm ngày nay, bao gồm cả việc viết quyển sách này.

Tôi không thể trả lời tại sao Chúa đã cho phép kinh nghiệm đó xảy ra cho tôi. Tôi không biết tại sao. Tôi chỉ có thể “biết một phần” (ICor 13:12). Tôi cảm tạ Chúa tôi không phải tìm ra hết nguyên nhân của mọi điều trong cuộc sống mà tôi không hiểu. Tin cậy vào Chúa là một đặc ân tuyệt vời.

Khối ung thư trong thân thể tôi là một phần của sự chết. Tôi đã có một cơ hội để chọn sự chết thêm bằng cách nổi giận với Chúa, nhưng ân điển của Ngài dành sẵn cho tôi để tôi chọn sự sống. Kết quả là đời sống tôi cứ tiến bước với Chúa cho đến hôm nay.

Những điều kém may mắn có thể đến trong cuộc đời của mỗi người. Chúng ta không thể kiểm soát mọi hoàn cảnh, nhưng chúng ta có thể kiểm soát phản ứng của chúng ta trong những hoàn cảnh đó. Tôi khuyến khích bạn chọn sự sống.

Đừng cho phép sự chết len lỏi vào đời sống bạn qua nỗi cay đắng về sự ngoại tình, ly dị, sự chết, sự thiếu thốn, sự vô sinh, sự sảy thai hay sự lăng nhục. Nếu bạn đang kẹt trong sự cay đắng chống nghịch lại Chúa, cánh tay Ngài đang mở rộng ngay bây giờ. Hãy chạy đến với Ngài – đừng chạy trốn Ngài nữa.

Tôi nhớ lại một người đàn ông mất con vì bệnh ung thư. Ông ấy đã hỏi Chúa một cách cay đắng “Ngài ở đâu khi con trai tôi chết ?”. Đức Chúa Trời đáp lời “Ta cũng ở nơi mà lúc con trai Ta đã chết”.

Chúa đã không đưa ra cho ông một lời giảng giải dài dòng, nhưng câu trả lời của Chúa làm cho người đàn ông không phải ngậm miệng lại với thái độ khiêm nhường. Chúng ta không bao giờ có thể phê phán Chúa.

Một ngày kia chúng ta sẽ biết mọi điều như chúng ta muốn biết (xem ICo1Cr 13:12). Lời hứa đó có thể làm vững mạnh đời sống chúng ta cho đến khi chúng ta bước vào sự bình an và phước hạnh đời đời của Chúa. Nó cũng sẽ giúp chúng ta tránh xung đột với những người bạn bè của chúng ta.

XUNG ĐỘT VỚI NGƯỜI KHÁC

Có lẽ không có điều gì thách thức hơn là bước đi trong sự hòa bình với con người. Nhưng nó lại là điều tối quan trọng. Giữ cho sự xung đột xa khỏi các mối quan hệ của các cá nhân đòi hỏi thiện chí rất lớn . Chúng ta phải nhận biết xung đột ngay từ các giai đoạn đầu và sẵn lòng chống cự ma quỷ ngay đợt công kích đầu tiên của hắn.

Ma quỷ cám dỗ hầu như mọi mối quan hệ bằng sự xung đột. Chúng ta không thể tránh nó. Chúng ta phải đối diện với nó, đưa nó ra ánh sáng và nói về nó, và cố gắng đạt đến sự hòa bình.

Bước đi trong hòa bình là một mục tiêu hàng đầu của tôi. Điều đó quan trọng hơn nhiều người tưởng. Nó hiển nhiên quan trọng trong vương quốc của Đức Chúa Trời, bởi vì Chúa Jêsus đã thường xuyên đề cập về nó. Có những lời phán mạnh mẽ trong Kinh Thánh đề cập đến nhu cầu của sự hòa bình trong các mối quan hệ.

Vấn Đề Ly Dị

Qua Kinh Thánh, chúng ta biết Chúa rất ghét ly dị (Mal 2:14-16). Chúng ta phải hiệp một, không được phân rẽ. Tuy nhiên, hãy xem những câu Kinh Thánh này ở sách Côrinhtô.

“Lại nếu một người đờn bà có chồng ngoại đạo bằng lòng ở đời với mình, thì vợ cũng không nên lìa chồng. Bởi vì, chồng không tin Chúa, nhơn vợ mình được nên thánh, vợ không tin Chúa, nhơn chồng mình tin Chúa được nên thánh; bằng chẳng vậy, con cái anh em nên chẳng sạch, song nay đều là thánh. Nếu kẻ không tin Chúa muốn phân rẽ, thì cho phân rẽ: trong cơn đó, người anh em hay là người chị em chẳng phải cầm buộc gì. Đức Chúa Trời đã gọi anh em ăn ở trong sự bình an” (ICor 7:13-15).

Tôi nghĩ đây là một tuyên bố mạnh mẽ! Chúng ta biết rằng Chúa không muốn các cặp hôn nhân kết thúc bằng sự ly dị. Nhưng Phao lô đã được Chúa linh cảm nói rằng nếu người phối ngẫu không tin Chúa muốn chia tay thì cứ để người đó đi vì điều đó rất quan trọng là chúng ta sống trong bình an.

Chúng ta nên làm mọi điều mình có thể làm để giữ mối quan hệ trong công việc, và đặc biệt là trong hôn nhân. Nhưng dòng cuối cùng như vầy. Nếu một người thật sự không muốn ở trong mối quan hệ với bạn, mà bạn luôn cố gắng để duy trì nó, nó sẽ không mang lại kết quả gì khác hơn là sự xung đột. Xin vui lòng nhớ rằng xung đột là cánh cửa mở cho mọi nan đề khác.

Trong chương 15 của sách Công Vụ Các Sứ Đồ, chúng ta thấy Phaolô và Banaba có một vài khó khăn trong mối quan hệ phục vụ của họ.
“Sau ít lâu, Phao-lô nói với Ba-na-ba rằng: Chúng ta hãy trở lại thăm hết thảy anh em trong các thành mà chúng ta trước đã giảng đạo Chúa, xem thử ra thể nào. Ba-na-ba muốn đem theo Giăng cũng gọi là Mác. Nhưng Phao-lô không có ý đem Mác đi với, vì người đã lìa hai người trong xứ Bam-phi-ly, chẳng cùng đi làm việc với. Nhơn đó có sự cãi lẫy nhau dữ dội, đến nỗi hai người phân rẽ nhau, và Ba-na-ba đem Mác cùng xuống thuyền vượt qua đảo Chíp-rơ. Còn Phao-lô sau khi đã chọn Si-la, và nhờ anh em giao phó mình cho ân điển Chúa, thì khởi đi. Người trải qua xứ Sy-ri và xứ Si-li-si, làm cho các Hội thánh được vững bền”( Cong 15:36-41)

Phaolô và Banaba đã kinh nghiệm cùng một nan đề trong mối quan hệ như con người chúng ta ngày nay kinh nghiệm. Banaba muốn giao cho một người bà con của ông là Mác một công việc. Nhưng Phaolô đã có một kinh nghiệm với Mác và cảm thấy điều đó không phải là khôn ngoan. Một sự bất đồng gay gắt xảy ra giữa họ (câu 39). Một cách hiển nhiên, sự xung đột quá gay gắt nên họ biết họ cần phải chia tay nhau. Nếu họ có thể giải quyết những điều khác biệt và tiếp tục cộng tác với nhau thì tốt hơn biết mấy, nhưng vì điều ấy đã không thể thực hiện được, nên điều tốt nhất kế tiếp là chia rẽ nhau, để có thể sống trong bình an.

Tôi muốn có sự rõ ràng ở điểm này. Tôi không có xu hướng rằng các cặp vợ chồng nên chia tay nếu họ thấy khó khăn trong sự hòa hợp. Kinh Thánh nói nếu “người chẳng tin” muốn ly dị thì hãy để cho người ấy được toại nguyện, bởi vì chúng ta được kêu gọi đến sự bình an. Phaolô và Banaba đã biết tầm quan trọng của việc bước đi trong sự bình an vì thế họ đã chia tay để có thể làm được điều đó. Họ không phải là hai tín đồ thành hôn với nhau. Họ là hai người nam đã trưởng thành đang cố gắng cộng tác với nhau trong chức vụ truyền giáo.
Mặc khác, tôi cũng không nói rằng thời gian xa cách là vô ích trong vài trường hợp hôn nhân đặc biệt nào đó. Thời gian tạm xa cách có thể tạo nên có hơn là sự ly dị. Có lẽ suốt thời gian xa cách, cả hai người nhìn thấy nhiều điều rõ ràng hơn. Điều này thường xảy ra. Con người cần có thời gian để làm cho đầu óc tỉnh táo, để cảm xúc nóng nảy nguội xuống và giữ sự im lặng đủ để nghe tiếng phán của Đức Chúa Trời. Họ cần thời gian để cầu hỏi điều Ngài muốn họ làm trong hòan cảnh của họ.

Đôi khi chúng ta chỉ nhìn chăm chăm vào những lỗi lầm của một người vì thế chúng ta không có thể thấy những mặt tốt của anh ấy. Một lần xa cách ai đó, thậm chí trải qua một tuần ở nhà người bạn ở một tiểu bang khác có thể giúp chúng ta nhìn thấy nhiều điều tốt của người ấy mà chúng ta đã không nhận ra khi người ấy ở bên cạnh chúng ta. Bạn có biết một câu ngạn ngữ nói rằng “Bạn sẽ không biết giá trị những gì bạn có cho đến khi bạn mất nó”.

Tán Tụng Ưu Điểm
Một trong những cách tốt nhất để quay ngược tình thế khó khăn trong mối quan hệ là lờ đi những yếu điểm và biểu dương những ưu điểm của người đó. Chú tâm vào những mặt tiêu cực trong một mối quan hệ là nguyên nhân chính dẫn đến các nan đề.

Tôi yêu chồng tôi rất nhiều. Nhưng trong những năm đầu tiên của hôn nhân tôi luôn giữ trong đầu hàng loạt những lỗi lầm của anh ấy phạm phải. Tôi là người rất tiêu cực và tôi luôn tìm kiếm lỗi lầm và nhược điểm của người khác. Tôi nghĩ rằng tôi đã cảm thấy mình quá tệ đến nỗi tôi không thể chịu nổi nếu tôi không tìm ra thật nhiều điều sai trái ở người khác.

Dave chơi golf mỗi tối thứ bảy, và tôi ghét điều ấy. Tôi nghĩa anh ấy đã quá ích kỷ không nhận ra tôi đã cực nhọc như thế nào suốt cả tuần ở nhà với lũ trẻ, không có một cơ hội để đi đâu cả. Chúng tôi có một xe hơi mà anh ấy thì lái xe đi làm việc rồi.

Tôi cảm thấy bị nhốt trong vòng tròn có bán kính là ba dãy nhà mà tôi có thể đi lại. Tuy nhiên trong vòng ba dãy nhà đó có một cửa hàng bán bánh mì, cửa hiệu tạp hóa, một thẩm mỹ viện và một cửa hàng bán đồ lặt vặt. Tôi đã không đủ trưởng thành về mặt thuộc linh để hiểu rằng Chúa đã ban ơn cho tôi những tiện nghi như vậy trong một khoảng cách để tôi có thể đi bộ.

Tôi đã không bao giờ xem xét đến việc Dave đã phải làm việc cả tuần, cả đời anh ấy yêu thể thao và việc chơi golf vào chiều thứ bảy là điều rất quan trọng đối với anh ấy. Tôi cố gắng buột anh ấy từ bỏ nó. Tôi đã nổi giận hầu hết mọi thứ bảy và điều ấy chỉ làm anh muốn chơi golf nhiều hơn. Những tiêu chuẩn của “luật lệ” chỉ làm tăng vấn đề của chúng ta lên. Chúng tôi không thể giải quyết chúng. Tôi đã cố gắng bắt phục anh ấy bằng luật lệ và điều ấy làm cho anh ta muốn đi ra ngoài nhiều hơn.

Thêm vào đó, tôi đã cảm thấy Dave không còn tâm sự với tôi. Anh ấy cứ nói chuyện lòng vòng rất nhiều và anh đã không đủ nghiêm túc.Tôi cũng không nghĩ là anh ấy hăng hái. Tôi đã không đồng ý với phần lớn suy nghĩ của anh ấy. Bảng kê lỗi lầm của anh ấy ngày càng dài thêm lên.

Nói tóm lại, tôi đã săn lùng mọi điều sai trái và bỏ qua mọi tích cực tốt đẹp của anh ấy. Tôi quá bận rộn suy gẫm về những lỗi lầm của anh ấy và gắng sửa nó đến nỗi tôi không thể nhận ra một phước hạnh mà tôi có trong đời mình.

Cuối cùng, sau nhiều năm khổ sở Chúa đã dạy tôi đề cao điều tốt đẹp trong cuộc sống và con người thì thật ngạc nhiên biết bao, tôi đã khám phá thật nhiều đức tính tốt đẹp nơi chồng tôi. Dĩ nhiên những đức tính ấy luôn có ở anh ấy. Lẽ ra tôi đã vui thỏa về anh ấy suốt những năm tháng qua. Bạn có thể nhấn mạnh lỗi lầm của nguời khác nữa không khi tán tụng những mặt tốt của người ấy?

Tôi đã khám phá được rằng Dave rất linh động và dễ thích ứng. Anh đã như vậy và vẫn như vậy, rất dễ hòa hợp. Anh không đòi hỏi gì cả. Anh rất vui lòng ăn mọi thứ mà tôi chuẩn bị. Một bánh mì Sanwitch lạnh hay một bữa ăn nóng không là vấn đề với anh. Anh ấy đồng ý cho tôi mua mọi thứ mà chúng tôi có đủ tiền. Bất cứ lúc nào tôi muốn mời bạn bè đến nhà chơi , anh ấy cũng đều vui vẻ. Nếu tôi muốn đi ra ngoài ăn tối, không sao cả. Tôi có thể chọn nhà hàng mà tôi muốn.

Dave chăm sóc thể hình của anh ấy rất tốt đẹp. Anh trông chẳng khác mấy so lúc anh cưới tôi cách đây 28 năm trước, ngoại trừ nét già dặn hơn. Bảng kê về những ưu điểm của anh cứ dài ra, dài hơn bảng kê những nhược điểm mà tôi đã giữ trước đây.

Hãy có cái nhìn tích cực về những người có mối quan hệ với bạn. Tất cả chúng ta đều có những lỗi lầm, và nếu chúng ta cứ thổi phồng chúng, những lỗi lầm ấy sẽ trở nên lớn hơn là chúng thật có. Nhưng khi chúng ta tán tụng những ưu điểm của con người thì những ưu điểm ấy trở nên lớn hơn những điều làm chúng ta bực mình.

Ngày nay, nếu có ai đó hỏi tôi những lầm lỗi của chồng tôi là gì, tôi sẽ phải nghĩ rất kỹ mới có thể nhớ ra một điều. Nhân vô thập toàn, Dave cũng có những lỗi lầm, nhưng tôi không để ý nhiều đến chúng nữa, và làm chúng bị lãng quên.

Nếu chúng ta đã gieo lòng thương xót chúng ta sẽ gặt sự thương xót (Mathio 5:7). Bạn có muốn lấy sự thương xót áp vào sự yếu đuối và lầm lỗi của bạn không? Cách tốt nhất đảm bảo cho bạn nhận được sự thương xót là chuyên tâm học lời Chúa và gieo ra lòng thương xót. Hãy giàu có về lòng thương xót.

Tôi tin rằng nhiều cuộc ly dị hàng năm lẽ ra đã được ngăn chặn nếu những cặp vợ chồng ấy biết biểu dương ưu điểm của nhau. Chúng ta nên biểu dương những ưu điểm bằng lời nói đến từng người, cũng như trong ý tưởng của chính mình. Khi chúng ta gây dựng và khích lệ người ta, chúng ta đang giúp đỡ họ làm được điều tốt nhất mà họ có thể. Chúng ta đã kéo điều tốt nhất của họ xuất hiện bằng cách biểu dương điều tốt nơi họ.

Phaolô đã thực hiện điều này như một điều thường xuyên căn bản khi ông ta viết thư cho các Hội Thánh. Thậm chí khi ông sửa dạy ho, ông cũng khen ngợi những điều tốt họ đã làm. Ông ta biết nghệ thuật sửa chữa một người để khiến người ấy làm việc tốt nhất, mà không làm xúc phạm họ. Một ví dụ cho thấy cách đó của Phaolô trong việc khích lệ họ dâng hiến.

“Vả lại, về sự giúp đỡ thánh đồ, thì không cần viết thêm cho anh em nữa. Vì tôi biết anh em sẵn lòng, và tôi khoe mình về anh em với người Ma-xê-đoan, nói rằng người A-chai đã sắm sẵn từ năm ngoái; lòng sốt sắng của anh em lại đã giục lòng nhiều người khác. Song tôi đã sai các anh em kia đến cùng anh em, hầu cho lời tôi khen anh em khỏi ra vô ích trong điều nầy, và hầu cho anh em sẵn sàng như lời tôi đã nói. Tôi e rằng nếu người Ma-xê-đoan đến với tôi, thấy anh em không sẵn, thì sự tin cậy đó đổi nên điều hổ thẹn cho chúng tôi chăng, còn anh em không kể đến. Vậy tôi nghĩ cần phải xin các anh em kia đi trước chúng tôi đến cùng anh em, và cần phải sắm sẵn của bố thí mà anh em đã hứa, hầu cho của ấy sẵn sàng như một việc bởi lòng thành, chẳng phải bởi ý gắng gượng” (IICor 9:1-5).

Phaolô đã khích lệ họ mà không có vẻ là ông đang buộc tội hay nghi ngờ họ. Ông nói ông biết họ đã sẳn lòng để dâng hiến và họ đã làm như vậy một thời gian dài rồi. Ông nói ông đã tự hào về họ, và rằng họ sẽ là một nhân chứng cho những người khác. Ông đã tán tụng họ thật nhiều trước khi ông bảo là sắp cử người đến để chắc chắn rằng họ đã dâng hiến theo như kế hoạch đã có.

Thường thường khi các mục sư nhận của dâng hiến, họ đề cập đến điều ấy trong một quan điểm tiêu cực, nói như thể đang cố gắng bảo người ta làm điều mà họ không muốn làm. Tôi đã bị Chúa sửa phạt nhiều lần về thái độ như vậy khi nhận đồng tiền dâng hiến của những buổi hội thảo của chúng tôi. Chúng ta ta phải tích cực và nói với người khác rằng “Tôi tin bạn đã sẵn sàng dâng hiến điều mà bạn muốn dâng hiến. Tôi tin rằng bạn là nguời rộng rãi, yêu Chúa và thích dự phần trong công việc của Chúa là những công việc đang giúp đỡ bạn”.
Một sự khác biệt hiện ra trên đời sống chúng ta nếu chúng ta có thể hoàn toàn tích cực. Tôi đang học năng quyền của việc tích cực trong mọi công việc. Hãy tìm và biểu dương những điều tích cực của một người. Điều đó giúp người đó tăng trưởng và nó sẽ giúp bạn vui thỏa với chính con người của họ hơn. Có cái nhìn tích cực về một người khác sẽ giúp các bạn bày tỏ sự bất đồng một cách có thể chấp nhận được khi bạn bất đồng ý kiến với ai.

JOYCE MEYER