LÀM THẾ NÀO ĐỨC CHÚA TRỜI CÓ THỂ CHỮA LÀNH VÀ HỒI PHỤC NHỮNG MỐI TƯƠNG GIAO BỊ RẠN NỨT?

MỤC LỤC

Sự xung Đột Bị Chỉ Ra
Những Cánh Của Mở Ra Cho Sự Xung Đột
Tôi Nghĩ Là Tôi Đúng, Nhưng Tôi Có Thể Sai
Quyền Năng Thuộc Linh Được Khai Phóng Qua Sự Hiệp Một Và Hoà Thuận
Sự Xung Đột Ảnh Hưởng Đến Sự Thịnh Vượng Như Thế Nào
Tin Cậy Đức Chúa Trời Ban Thưởng Cho Bạn
Sư Xung Đột Huỷ Hoại
Sự Xung Đột Tàn Hại Những Hội Thánh
Sự Xung Đột Ảnh Hưởng Đến Sức Khoẻ Của Bạn Như Thế Nào?
Bạn Có Đang Xung Đột Với Chính Mình Không?
Xung Đột Với Đức Chúa Trời
Xung Đột Với Bạn Đồng Lao
Làm Sao Để Bất Đồng Ý Kiến Một Cách Có Thể Chấp Nhận Được
Xung Đột Giữa Cha Mẹ Và Con Cái
Hãy Nhanh Chóng Tha Thứ
Xung Đột Cướp Đi Gia Tài Của Chúng Ta
Đánh Trận Bằng Sự Bình An
Đánh Trận Bằng Tình Yêu Thương
Xung Đột Ảnh Hưởng Đến Sự Xức Dầu Như Thế Nào
Sự Căn Thẳng Và Những Thay Đổi

LỜI KẾT

THƯ MỤC
LỜI NÓI ĐẦU

“Dân ta bị diệt vì cớ thiếu sự thông biết” (OsHs 4:6)
“Ai là mù há chẳng phải đầy tớ ta sao? (EsIs 42:19)

Trước đây tôi đã từng là một đầy tớ của Đức Chúa Trời, bị huỷ hoại do thiếu thông biết về sự xung đột. Sự xung đột là một linh đến từ địa ngục để phá hoại, đã từng ngự trị đời sống tôi suốt một khoảng thời gian rất dài.

Trong quá khứ, tôi luôn luôn tranh chiến với ai đó hoặc với một điều gì đó. Tôi đã không nhận biết cái bẫy mà Satan dẫn dụ tôi. Tôi yêu Chúa, tôi đã được tái sinh, đã chịu phép Báp têm bằng Thánh Linh, đã được kêu gọi dâng trọn đời sống cho công cuộc truyền giáo. Nhưng tôi vẫn sống trong sự xung đột.

Kinh Thánh nhiều lần nói đến sự xung đột và sự bất hòa, mà thật ra chỉ là một. Tôi tin rằng mắt bạn cũng sẽ được mở ra khi đọc quyển sách này. Bạn sẽ thấy những hậu quả tàn phá, huỷ hoại của sự xung đột một cách rõ ràng hơn bao giờ hết. Tôi cầu xin Chúa cho bạn thấy được tác hại của nó cách rõ ràng, đến nỗi bạn sẽ luôn nhận biết và đương đầu với nó trong cuộc sống.

Ngày nay, tinh thần xung đột đang phá hoại Hội Thánh hầu như còn nhanh hơn cả việc Chúa xây dựng Hội Thánh. Hàng ngàn cuộc hôn nhân đang kết thúc bằng việc ly dị vì cớ tinh thần xung đột. Người ta mắc bệnh căng thẳng thần kinh do phải đối diện với sư xung đột. Người ta hy sinh tài sản vì xung đột nhau, và mất việc làm cũng vì sự xung đột. Sự xung đột dẫn các doanh nghiệp đến chỗ phá sản. Sự xung đột ném trẻ em vào trong trạng thái phản nghịch và hỗn loạn.

Tất cả những điều đó xảy ra, nhưng con người không nhận ra đâu là nguyên nhân của những nan đề. Làm thế nào Satan có thể bước vào đời sống – nhất là đời sống của những Cơ Đốc Nhân, những người được hỗ trợ để có thể đề kháng lại những tiêu cực trong cuộc sống?

Satan đã giành được lối vào bằng cánh cửa xung đột!
Không được để sự xung đột tiêu diệt chúng ta.

Chúa Jêsus đã ban sự bình an của Ngài để bảo vệ chúng ta. Kinh Thánh bảo chúng ta “cứ yên lặng” (Xuat 14:14) và để “sự bình an cai trị” (CoCl 3:15) trong mọi tình huống. Chúng ta nên “tìm kiếm sự hòa bình, và đeo đuổi sự ấy” (Thi Thien 34:14), và là “những kẻ làm cho người hòa thuận” (Mat Mt 5:9).

Có những lời hứa tuyệt diệu trong Kinh Thánh dành cho người hòa thuận. Trong số đó có câu Kinh Thánh Thi Thien 37:37 “Hãy chăm chú người trọn vẹn, và nhìn xem người ngay thẳng; vì cuối cùng người hòa bình có phước”. Hãy suy gẫm điều đó. Người hòa bình sẽ có phước!
Sự công bình, bình an và vui vẻ là gia sản của tín đồ. Vương quốc Đức Chúa Trời bao gồm những điều ấy, thế nhưng chỉ một số ít người tuyên xưng Đấng Christ là Cứu Chúa của mình thật sự kinh nghiệm, những lợi ích nào trong cuộc sống hằng ngày của họ. Satan đánh cắp sự bình an khỏi họ. Satan dối trá, lừa gạt và dẫn dụ tín đồ qua sự thiếu thông biết hoặc không muốn áp dụng sự thông biết của mình.
Nếu bạn đang sống trong sự xung đột, quyển sách này sẽ bày tỏ điều đó ra cho bạn. Bạn sẽ học cách thắng hơn tinh thần xung đột và sống cuộc sống bình an mà Chúa mong muốn ở bạn.

LINH XUNG ĐỘT

Vì ở đâu có điều ghen tuông tranh cạnh ấy, thì ở đó có sự lộn lạo và đủ mọi thứ ác . (Gia Gc 3:16)
Mũ sắt kêu ngạo
Áo giáp bất nghĩa
Áo choàng lừa dối
Gươm cay đắng
Giày giận dữ
Khiên căm thù
Nói ra những lời dối trá
Buá xét đoán

BẢN CHẤT CỦA SỰ XUNG ĐỘT

Linh của sự xung đột đến từ địa ngục với nhiệm vụ gieo rắc sự phá hoại bất cứ nơi nào nó đến. Chúng ta không thể thấy nó, nhưng chúng ta có thể nhận ra những dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của nó. Tôi tin rằng sự xung đột là sự bất hòa dữ dội đầy cãi vã, tranh luận hoặc là một cơn giận dữ ngấm ngầm. Từ điển định nghĩa sự xung đột là “tranh chiến; mâu thuẫn dữ dội, thường là mãnh liệt; mối bất đồng cay đắng; một cuộc đấu tranh giữa hai kẻ thù; hoặc sự tranh chấp”. Một số từ ngữ miêu tả khác đồng nhất sự xung đột với “cãi vã, thù nghịch, cãi lộn, tranh cãi, khiêu khích, bè phái”.

Nhiều người sống trong sự hủy hoại của tinh thần xung đột mà không nhận ra nó chính là cội nguồn của những nan đề của họ. Một số người tin rằng ma quỉ đứng đàng sau sự phá hoại, nhưng lại không nhận thức rằng chính họ đã mở rộng cánh cửa cho Satan.

Một người đàn ông thường xuyên tham dự các buổi hội thảo của tôi trong nhiều năm có lần kể cho tôi nghe một sự việc mà nó sẽ giúp bạn nhận ra mối hiểm nguy của sự xung đột. Vào một đêm kia, người đàn ông này và vợ ông ta cãi nhau kịch liệt. Khi sắp đi ngủ, Đức Thánh Linh nhắc nhở ông làm hòa với vợ mình. Ông ta được nhắc nhở bởi câu Kinh thánh nói rằng: Chúng ta không được căm giận cho đến khi mặt trời lặn (Eph 4:26).

Ông ta biết việc mình phải làm, nhưng tính bướng bỉnh và kiêu ngạo của xác thịt mạnh mẽ trong ông đã khiến ông không làm điều đó. Ông ta trằn trọc, trăn trở và không ngủ được. Vào khoảng 2 giờ sáng, Chúa phán với ông ta: “Ta sẽ chỉ cho con thấy điều mà con đã cho phép nó vào nhà con”.

Trong một khải tượng, ông ta thấy một con quỉ to lớn, dữ tợn mặc một chiếc áo giáp nặng nề. Ông có thể thấy rõ từng mảnh trên chiếc áo giáp và hiểu ý nghĩa tượng trưng của nó. Con quỉ đội mũ sắt kiêu ngạo và mặc giáp che ngực không công bình. Nó cầm một thanh gươm cay đắng và một tấm khiên căm thù. Ơ thắt lưng nó có giắt cây búa xét đoán. Nó mặc áp choàng lừa dối và mang đôi giày giận dữ. Nó bước vào, nói ra những lời dối trá (xem minh họa A, trang 10).

Sự xung đột mở cửa cho đủ loại nan đề.

“Vì ở đâu có những điều ghen tương (ghen tị) tranh cạnh (thù nghịch và tham vọng ích kỷ) ấy, thì ở đó có sự lộn lạo (bất ổn, bất hòa, phản loạn) và đủ mọi thứ ác” (Gia co 3:16).

Điều này thật là một chân lý mạnh mẽ! Nó cho thấy rằng nếu chúng ta tránh xa sự xung đột hoặc tranh cạnh, chúng ta cũng sẽ tránh được những nan đề như sự hỗn loạn hoặc phản nghịch. Đức Thánh Linh tỏ cho tôi thấy rằng hầu hết sự nổi loạn của thanh thiếu niên ngày nay là hậu quả trực tiếp của sự xung đột đã trở nên phổ biến giữa cha mẹ chúng trong gia đình.

Người ta nói rằng phân nửa trong số những cuộc hôn nhân kết thúc bằng việc ly dị. Tôi có thể nói quả quyết rằng rất nhiều mối xung đột dẫn đến sự cắt đứt mối quan hệ hôn nhân. Khi chúng ta thấy một thanh thiếu niên bày tỏ sự nổi loạn thì thường là cậu ta đã chịu đựng và sống giữa hàng trăm cuộc cãi vã, chứng kiến những cuộc đánh nhau, cãi nhau thường xuyên của cha mẹ.

Một gia đình sống trong bầu không khí chiến tranh lạnh thay vì sự hoà thuận sẽ là một cánh cửa mở rộng cho sự nổi loạn của con cái. Chúng nó nổi loạn chỉ đơn giản là vì những hoàn cảnh trong đó chúng ta phải sống không đúng đắn. Tận trong thâm tâm, chúng biết rằng có cái gì đó (tức sự xung đột) không bình thường, vì thế chúng nổi loạn chống lại nó. Nhưng sự nổi loạn hiển nhiên tỏ ra rằng nó chống lại mọi thứ. Chúng sống trong sự bạo lực, và điều đó khiến chúng giận dữ. Cuộc đời đối với chúng chỉ là một sự hỗn loạn.

Dường như chẳng có điều gì là có ý nghĩa đối với chúng, vì thế những hành vi của chúng tỏ ra sự cay đắng vốn đã cắm rễ sâu vào trong chúng. Chúng không tôn trọng sự khuyên dạy của cha mẹ vì chúng thấy rằng cha mẹ mình là những con người không tự chủ. Vì thế chúng tin rằng cha mẹ chúng không đủ tiêu chuẩn để dạy bảo chúng.

Cách đây nhiều năm, trước khi tôi giải quyết những gốc rễ của sự xung đột trong chính đời sống tôi, tôi thường sửa trị con cái về một hành vi mà chính tôi đã làm. Nhưng tôi đã không cho phép ai quở trách tôi về hành vi đó. Bởi vì tôi rất mau giận, nên hầu như lúc nào tôi cũng giận dữ. Thế nhưng, khi con tôi tỏ ra giận dữ, tôi đã lại khiển trách nó về điều đó. Làm sao tôi có thể mong đợi con tôi kính trọng và tin cậy tôi, vâng phục sự sửa dạy của tôi khi chính tôi dạy chúng hành vi xấu qua cách sống của mình?

Giáo huấn một đứa trẻ chỉ bằng lời nói mà không có hành vi thích hợp đi kèm gây ra thiệt hại nhiều hơn là mang lại điều tốt. Một đứa trẻ trở nên bối rối và nổi loạn khi cha mẹ nó đòi hỏi nó làm một điều gì đó mà chính họ không làm. Nếu một người mẹ buộc con gái mình dọn dẹp nhà cửa trong khi chính bà ta không làm mà lại còn tiếp tục bày biện để cho người khác dọn dẹp, thì đứa con gái có thể làm công việc đó vì bị bắt buộc, nhưng trong lòng cô ta sẽ có sự nổi loạn chống lại cái kiểu dạy dỗ như thế. Đối với vấn đề xung đột cũng có một nguyên tắc tương tự như vậy. Một bầu không khí không ngừng xung đột trong gia đình tạo ra một môi trường mất chức năng – môi trường không có đầy tình yêu và yên bình.

Nói như thế không có nghĩa là những người làm cha mẹ thỉnh thoảng cãi nhau trước mặt con cái sẽ làm cho đứa trẻ trở nên phản nghịch. Hầu như gia đình nào thỉnh thoảng cũng có những mối bất hòa. Vấn đề là cha mẹ xử lý chúng như thế nào. Thật là tốt khi một đứa trẻ thấy rằng người ta có thể mâu thuẫn nhau, nhưng khi biết mình sai phải thừa nhận điều đó và nhanh chóng xin lỗi.

Sự xung đột đã từng là một vị khách thường xuyên của gia đình chúng tôi trong nhiều năm. Từ khi còn bé cho đến khi tôi bỏ nhà đi vào năm 18 tuổi, tôi đã bị cha tôi làm nhục tôi về tính dục về thể xác, về lời nói và về tình cảm. Tôi đã sống giữa bạo lực và giận dữ.
Vì bị hành hạ, lăng nhục ở nhà, cả quãng đời niên thiếu của tôi đầy sợ hãi, bối rối và hổ thẹn. Cha tôi kiểm soát tôi bằng sự giận dữ và ngăm dọa. Ông ấy không bao giờ hiển nhiên bắt buộc tôi phục tùng ông ấy, nhưng ông ấy thực sự buộc tôi phải giả vờ ưa thích những gì ông ấy làm. Tôi tin rằng chính điều này, cùng với sự việc tôi không thể bộc lộ cảm xúc thật của mình đã khiến tôi bị tổn thương sâu sắc.
Tôi đã bỏ đi trong lúc cha tôi đang ở sở làm. Sau đó một thời gian ngắn tôi kết hôn với một thanh niên tỏ ra quan tâm tới tôi. Chồng của tôi là một tay mánh khóe, trộm cắp, bịp bợm và thường thất nghiệp. Anh ta đã bỏ rơi tôi ở California chỉ với một hào lẻ và một thùng giấy đựng những chai sô-đa.

Hậu quả của sự lạm dụng này đã khiến tôi giận dữ và dễ nổi nóng. Tôi có nhiều nan đề nội tâm và chúng bộc lộ thành những nan đề trong các mối quan hệ. Nói đơn giản, tôi rất khó sống hòa thuận với người khác.

Đang khi tôi lớn lên trong mối quan hệ với Chúa, tôi bắt đầu khao khát sự bình an. Lúc tôi nhận ra mình đói khát sự bình an biết chừng nào, Đức Thánh Linh bắt đầu dạy tôi về sự xung đột và những mối hiểm nguy của nó. Tôi học cách nhận ra nó và chống trả ma quỉ khi nó tấn công. Bây giờ tôi đối xử với sự xung đột như với bệnh dịch – một kẻ thù nguy hiểm sẽ mang đến sự phá hoại nếu bỏ ngỏ không chống trả nó.

Có lần sau một cuộc họp mặt, một phụ nữ đến nói với tôi rằng cả gia đình bà ta đã được giải phóng như thế nào nhờ những cuộn băng ghi các bài giảng của tôi về sự xung đột. Bà ấy nói rằng sau khi nghe tôi giảng về điều đó, Chúa đã bày tỏ cho bà thấy rằng con quỉ xung đột đang lừa dối cả dòng họ gia đình bà qua nhiều thế hệ. Lịch sử gia đình bà đầy những cuộc xung đột và ly dị, những anh em trai, những chị em gái điên cuồng giận dữ đối với nhau, và con cái căm ghét cha mẹ mình.

Bà ta đã mua toàn bộ loạt bài dạy về sự xung đột, và bắt đầu nghiên cứu đề tài này. Bà đã nhanh chóng nhận ra sự xung đột và chống lại nó. Cuộc sống của bà trở nên bình an, và những người thân của bà cũng lần lượt được giải phóng bởi cùng một chân lý đó.
“Nếu các ngươi hằng ở trong đạo ta, thì thật là môn đồ ta; các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi” (Giang 8:31, 32).

Tôi tin rằng nhiều người khi đọc quyển sách này sẽ tìm thấy chân lý, phơi bày kẻ thù xung đột đang ẩn nấp. Thông thường người ta tranh cãi về những vấn đề nhỏ nhặt – những điều thậm chí không khác biệt là mấy. Khi sự xung đột bước vào, mọi thứ dường như không còn khả năng kiểm soát. Người ta điên tiết lên nhưng thường là sau đó người ta thậm chí không nhớ được vấn đề đã bắt đầu như thế nào.
Trong gia đình cũng như trong chức vụ của chúng tôi, chồng tôi -Dave- và tôi đã học biết cách nhận ra những triệu chứng của sự xung đột. Dave và tôi cùng làm việc với nhau trong chức vụ và phải có nhiều quyết định. Vì cá tính của chúng tôi khác nhau, chúng tôi thường không cùng tư tưởng trong các vấn đề, hoặc thường nhìn nhận sự việc một cách khác nhau.

Chúng tôi thảo luận nhiều điều, nhưng chúng tôi có thể nhận ra khi nào cuộc thảo luận đã bị ảnh hưởng bởi sự xung đột. Chúng tôi làm việc nghiêm khắc để giữ cho mối quan hệ của chúng tôi cũng như chức vụ tránh xa khỏi sự xung đột.

Chúng tôi đối phó với sự xung đột và những người gieo rắc nó. Sự xung đột phải đến thông qua một người nào đó. Khi một số người đến làm việc cho chúng tôi trong chương trình “Sống Trong Lời Chúa”, chúng tôi nói với họ trong suốt kỳ huấn luyện của họ rằng chúng tôi sẽ không dung chịu sự xung đột. Chúng tôi khuyến cáo họ cảnh giác với việc xét đoán và phê bình, những điều sẽ mở cửa cho sự xung đột. Chúng tôi khuyên họ đem những lời phê bình của họ về người khác cho Chúa – chứ không phải cho những người đồng nghiệp. Chúng tôi dạy họ bước đi trong tình yêu với những người cùng làm việc, giàu lòng khoan dung và mau chóng bỏ qua khi bị tấn công.

Bạn không bao giờ được quên rằng xung đột là một linh đến từ địa ngục để mang sự phá hoại đến mọi lĩnh vực trong cuộc sống của bạn. Nếu bạn muốn bước đi trong chiến thắng, hãy học cách nhận ra linh của sự xung đột và đối phó với nó. Bạn có thể bắt đầu sự đối phó bằng lời cầu nguyện, nhưng bạn cũng phải học cách đối phó với nó như Kinh Thánh dạy trong Eph Ep 6:12- “Vì chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối này, cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy”,

Hãy học cách đánh trả linh của sự xung đột, và từ chối làm kẻ khích động cho nó. Hãy học cách xác định những cánh cửa mà qua đó linh của sự xung đột sẽ cố sức bước vào đời sống bạn.

XUNG ĐỘT ĐẾN QUA NHỮNG CÁNH CỬA NÀO?

Có ba cánh cửa thường mở rộng cho phép linh của sự xung đột bước vào đời sống chúng ta. Đó là cánh cửa môi miệng, cánh cửa kiêu ngạo và cánh cửa tranh cãi. Chúng ta phải học cách khóa chặt những cánh cửa này và kiên quyết không mở cửa cho ma quỉ bước vào đời sống chúng ta qua sự xung đột.

Cánh Cửa Môi Miệng

“Cái lưỡi cũng như lửa; ấy là nơi đô hội của tội ác ở giữa các quan thể của chúng ta, làm ô uế cả mình, đốt cháy cả đời người, chính mình nó đã bị lửa địa ngục đốt cháy” (Gia Gc 3:6)

Những lời nói sai lầm hoặc không đúng lúc thật sự có thể làm bùng lên ngọn lửa. Lời nói sai lầm càng nhiều, ngọn lửa càng lớn. Qua nhiều năm, tôi đã học cách kềm chế môi miệng. Cách tốt nhất để dập tắt ngọn lửa là cắt đứt nguồn nhiên liệu. Đừng châm dầu vào lửa.
Nhiều cuộc cãi vã có thể tránh được đơn giản bởi một ai đó quyết định không nói gì nữa. “Lời đáp êm nhẹ làm nguôi cơn giận; còn lời xẳng xớm trêu thạnh nộ thêm” (ChCn 15:1), và “lưỡi hiền lành (cùng với quyền năng chữa lành) giống như một cây sự sống” (15:4). Lời nói chứa đầy sức mạnh – có thể là sức mạnh sáng tạo, mà cũng có thể là sức mạnh hủy diệt. Lời nói có thể mang đến quyền năng của Đức Chúa Trời mà cũng có thể mang đến quyền lực của Satan. Một cái lưỡi hiền lành có khả năng xoa dịu, một lời đáp êm nhẹ đem bình an đến giữa cơn náo động.

Khi tôi cảm thấy sự xung đột sắp sửa đến qua môi miệng của mình, tôi lại càng cẩn thận với lời nói của mình hơn nữa. nếu phải tiếp tục nói, tôi cẩn thận lựa lời mà nói. Tôi cũng cảnh giác với ngữ điệu và cử chỉ của mình. Sự vâng phục tiếng phán nhắc nhở của Đức Thánh Linh luôn luôn dẫn chúng ta đến đắc thắng, còn sự bướng bỉnh theo ý riêng chẳng khác nào mời ma quỉ tấn công vào chúng ta.
“Môi kẻ ngu muội vào cuộc tranh cạnh, và miệng nó chiều theo sự đánh đập” (18:6).

Tôi đã từng thường xuyên là một “chuyên gia” trong việc thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của mình là đúng đắn. Tuy nhiên điều đó đã dẫn tôi đến chỗ mở cửa cho sự xung đột. Nhiều lần tôi phải nhượng bộ, yên lặng và tin cậy Đức Chúa Trời là Đấng giải quyết mọi tình huống. Hãy để cho Đức Thánh Linh thuyết phục, Ngài sẽ mang đến sự bình an hơn là chúng ta cố sức làm điều đó.

Dave và tôi đã học biết cách lắng nghe tiếng Đức Thánh Linh trong lĩnh vực này. Nhiều lần chúng tôi đã bất đồng ý kiến với nhau. Thật ra Dave không phải là người khó hòa thuận, mà trái lại, anh ấy rất dễ thích nghi và hòa thuận. Nhưng có những vấn đề mà cả hai chúng tôi đều có cơ sở vững chắc cho ý kiến của mình, thì chúng tôi không tìm cách thuyết phục nhau mà để chính Chúa làm việc đó. Đôi khi Chúa thuyết phục Dave, đôi khi Ngài thuyết phục tôi. Nếu tôi cứ khăng khăng buộc Dave theo ý kiến của mình, sự xung đột sẽ xảy ra; Nhưng khi tôi hạ mình khiêm nhường dưới bàn tay quyền năng của Đức Chúa Trời và chờ đợi Ngài, tôi học biết rằng chỉ một mình Ngài có thể thuyết phục được chồng tôi trong những tình huống đó.

Nói ra từ sự khôn ngoan hơn là từ cảm xúc.

“Lời vô độ đâm xoi khác nào gươm; nhưng lưỡi người khôn ngoan vốn là thuốc hay” (12:18).
“Sự giận dữ của kẻ ngu muội liền lộ ra tức thì; còn người khôn khéo che lấp sỉ nhục mình” (12:16).
Khi ai đó xúc phạm hoặc làm tổn thương chúng ta, chúng ta có thể nhanh chóng bộc lộ thành lời những cảm xúc bị thương tổn của mình. Tuy nhiên, tốt hơn là chúng ta nên lờ đi sự thương tổn và để Chúa làm việc với người đã làm tổn thương chúng ta.
Có nhiều lúc cần phải cáo trách người khác, nhưng điều tối quan trọng là phải bước đi trong sự hòa bình và nhạy bén với tiếng phán của Đức Thánh Linh trong mỗi tình huống. Đôi khi tôi không muốn cáo trách một vấn đề nào đó, nhưng Chúa phán bảo tôi phải làm điều đó. Và rồi có những lần tôi giận sôi lên và muốn lên tiếng bảo cho ai đó đừng đối xử tệ với tôi hoặc đừng lợi dụng tôi nữa, nhưng dù ước muốn của tôi có mạnh như thế nào đi chăng nữa, Đức Thánh Linh liên tục bảo tôi hãy để yên chuyện đó.
Đừng đổ dầu vào lửa để rồi mở cửa cho sự xung đột. Cái lưỡi có thể làm bùng lên một ngọn lửa khủng khiếp trong đời sống chúng ta. Nhưng hễ khi nào lời nói sai đốt lên ngọn lửa, thì những lời nói phải thì, hoặc sự yên lặng, có khả năng dập tắt ngọn lửa đó.

Cánh Cửa Kiêu Ngạo
“Sự kiêu ngạo chỉ sanh ra điều cãi lộn; còn sự khôn ngoan ở với người chịu lời khuyên dạy” (13:10).
Hãy luôn nhớ rằng “điều cãi lộn” chính là sự xung đột. Câu Kinh Thánh này cho chúng ta biết sự xung đột đến qua cánh cửa kiêu ngạo. Dù rằng những lời nói sai lầm có thể mở cửa cho sự xung đột, chính lòng kiêu ngạo đã làm cho chúng ta không chịu yên lặng để được hòa thuận. Lòng kiêu ngạo ra lệnh cho tôi phải nói – tôi phải là người nói lời sau cùng.
Sự kiêu ngạo không dẫn tôi đến đắc thắng, mà trái lại, Lời Chúa dạy rằng lòng kiêu ngạo dẫn đến chỗ bị hủy diệt (16:18). Không thể hy vọng có sự bình an nếu không sẵn sàng hạ mình xuống. Mỗi năm có hàng ngàn cuộc ly dị, đa số chỉ vì một lý do duy nhất là lòng kiêu ngạo. Không bên nào chịu nói “Tôi xin lỗi”, không bên nào chịu thừa nhận “tôi sai”.
ApOv 1:3 cho biết- “Sự kiêu ngạo của lòng ngươi đã lừa dối ngươi”. Lòng kiêu ngạo đã lừa dối người ta, khiến người ta cứ nghĩ rằng mình đúng trong khi mình đã sai. Tôi sẽ thảo luận sự lừa dối này trong chương kế tiếp.

Xét đoán, chỉ trích, ngồi lê đôi mách, và bịa đặt là những tác nhân tạo cơ hội cho sự xung đột, nhưng tất cả những thói đó đều sinh ra từ lòng kiêu ngạo. Bản chất sự xét đoán chính là: “Anh khiếm khuyết, còn tôi trọn vẹn”.

Một ví dụ cho thấy lòng kiêu ngạo và sự xét đoán dẫn đến thất bại như thế nào là câu chuyện được chép trong LuLc 18:10-14 như sau:
“Có hai người lên đền thờ cầu nguyện: Một người Pharisi và một người thâu thuế. Người Pharisi đứng cầu nguyện thầm như vầy: Lạy Đức Chúa Trời, tôi tạ ơn Ngài, vì tôi không phải như người khác, tham lam (kẻ cướp), bất nghĩa (trong lòng và trong cuộc sống), gian dâm, cũng không phải như người thâu thuế này. Tôi kiêng ăn một tuần lễ hai lần, và nộp một phần mười về mọi món lợi của tôi. Người thâu thuế đứng xa xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực mà rằng: Lạy Đức Chúa Trời, xin thương xót (tỏ lòng từ bi, khoan dung) lấy tôi, vì tôi là kẻ có tội!

Ta nói cùng các ngươi, người này trở về nhà mình, được xưng công bình (được tha tội và đứng thẳng trước mặt Đức Chúa Trời) hơn người kia; vì ai tự nhắc mình lên sẽ phải hạ xuống, ai tự hạ mình xuống sẽ được nhắc lên”.

Lưu ý rằng lòng kiêu ngạo sẽ theo chúng ta thậm chí ngay trong phòng cầu nguyện. Chúng ta có thể nghĩ rằng mình đang cầu thay cho ai đó về những tội lỗi của họ, nhưng thật ra đó là khởi đầu của tinh thần chỉ trích và xét đoán. Lòng kiêu ngạo có thể bịt mắt chúng ta đối với những yếu đuối của mình, đồng thời lại thúc đẩy chúng ta vạch lá tìm sâu, sửa sai người khác.

Cánh Cửa Tranh Cãi

Lịch sử cho thấy những người Pharisi dành nhiều thì giờ cho việc tranh cãi về Kinh Thánh. Một trong những từ ngữ được chọn để định nghĩa xung đột là “tranh cãi”. Cơ Đốc Nhân thường sụp bẫy của sự xung đột qua việc tranh luận Kinh Thánh. Chín người, mười ý, ai cũng muốn bảo vệ ý kiến của mình và tìm mọi cách thuyết phục người khác theo ý mình. Sự xung đột mau chóng bước vào và phá hủy các mối tương giao.
Trước đây không lâu, chúng tôi có ba nhân viên còn rất trẻ tuổi, và đời sống thuộc linh cũng chưa trưởng thành. Chỉ một thời gian ngắn sau khi họ bắt đầu làm việc, chúng tôi nhận được một báo cáo của các nhân viên khác cho biết họ đã nhận thấy sự xung đột giữa ba nhân viên mới này do bất đồng quan điểm về một số phần trong Kinh Thánh. Sự tranh luận về Kinh Thánh là hậu quả của sự kiêu ngạo tâm linh. Đây là loại kiêu ngạo mà Đức Chúa Trời gớm ghiếc nhất. Bất bình, cãi vã và tranh đấu là những điều mà Lời Chúa chống nghịch một cách mạnh mẽ nhất.
Dave và tôi đã trao đổi với ba nhân viện đó, và thật vui mừng, họ đã dễ dàng phục thiện. Cánh cửa tranh cãi đóng lại, và sự xung đột chấm dứt.
Khi nào chúng ta còn nghĩ rằng mình biết mọi thứ thì chúng ta vẫn là kẻ không biết gì cả. Khi chúng ta tin rằng mình còn phải học nhiều điều và ngưng phát biểu ý kiến, thì cuối cùng chúng ta sẽ đi đến chỗ thông biết. Sứ đồ Phaolô dạy rằng:
“Vì tôi đã đoán định rằng ở giữa anh em, tôi chẳng biết (chẳng quen, chẳng bày tỏ tri thức, chẳng nhận thức) sự gì khác ngoài Đức Chúa Jêsus Christ (Đấng Mêsi), và Đức Chuá Jêsus Christ bị đóng đinh trên cây thập tự” (ICo1Cr 2:2).
Phaolô không những là người Pharisi mà ông còn tự nhận mình là “con của dòng Pharisi” (Cong Cv 23:6). Ông đã từng là một trong những nhân vật đứng đầu phe Pharisi, và là người học cao hiểu rộng. Thế nhưng ông nói rằng ông thà quên tất cả những gì ông nghĩ là mình biết, để “biết Đức Chúa Jesus Christ và Đức Chúa Jêsus Christ bị đóng đinh trên cây thập tự”. Qua nhiều năm, tôi đã nhận biết mình phải bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ thường xuyên nếu tôi muốn thoát khỏi tâm tính kiêu ngạo. Tôi phải “biết Đức Chúa Jêsus Christ, và Đức Chuá Jêsus Christ bị đóng đinh trên cây thập tự”.
Rất thường xuyên chúng ta không hiểu những câu Kinh Thánh như câu Kinh Thánh nói trên, do đó chúng ta lướt qua chúng và bỏ lỡ một bài học rất quan trọng. Thư Rôma cho biết chúng ta sẽ không đồng trị với Chúa nếu chúng ta không chịu khổ với Ngài.
“Lại nếu chúng ta là con cái (của Ngài), thì cũng là kẻ kế tự (của Ngài): kẻ kế tự với Đức Chúa Trời và là kẻ đồng kế tự với Đấng Christ (chia xẻ sự kế tự với Ngài) miễn chúng ta đều chịu đau đớn với Ngài, hầu cho cũng được vinh hiển với Ngài” (RoRm 8:17).
Giờ đây tôi hưởng được sự vinh quang của một đời sống bình an, nhưng tôi đã phải chịu khổ trong quá trình học biết cách đè nén lòng kiêu ngạo và cầm giữ môi miệng mình khi Đức Thánh Linh phán bảo tôi làm như thế. Tôi cũng phải học biết rằng khi tôi nghĩ mình đúng, rất có thể tôi đã sai.

TÔI NGHĨ MÌNH ĐÚNG, NHƯNG CÓ THỂ TÔI SAI

Thư Giacơ dạy chúng ta rằng nếu chúng ta có sự xung đột trong đời sống và sự kiêu ngạo trong lòng, thì sự kiêu ngạo sẽ trỗi dậy lừa dối chúng ta, bảo rằng chúng ta đang bước đi trong chân lý.
“Nhưng nếu anh em có sự ghen tương (ghen tị) cay đắng và sự tranh cạnh (thù nghịch, tham vọng ích kỷ) trong lòng mình, thì chớ khoe mình và nói dối nghịch cùng lẽ thật” (Gia Gc 3:14).
Trên phương diện thực tế, điều đó có thể hiểu như thế này: Dave và tôi có thể xung đột và lòng kiêu ngạo thuyết phục tôi rằng tôi đúng; rồi sự bất bình, giận dữ ngấm ngầm được biện hộ bởi vì Dave không chịu nghe lời tôi.
Đây là một câu chuyện làm ví dụ. Một buổi tối nọ, chúng tôi mời một cặp vợ chồng khác đi ăn tối, và chúng tôi đến đón họ. Trước đó lâu lắm rồi, chúng tôi có đến nhà họ nhưng chỉ một lần, nên trên đường đi, Dave quay sang bảo tôi: “Chắc anh không nhớ đường đến nhà họ”.
Tôi nhanh nhảu nói: “Ô, không sao, em nhớ đường mà”, rồi bắt đầu chỉ đường cho anh ấy. Nhưng sau khi nghe tôi chỉ đường, Dave nói: “Thật tình, anh không nghĩ rằng em chỉ đúng đường”.
Tôi kêu lên: “Dave, anh có bao giờ chịu nghe em đâu!”. Ngữ điệu và cử chỉ của tôi khiến anh ấy biết rằng tôi biết mình đúng và không muốn anh ấy bàn cãi gì cả. Vì tôi cứ nằn nì, anh ấy đồng ý đi theo con đường tôi chỉ dẫn. Tôi nói rằng ngôi nhà của họ màu nâu, nằm trong một con hẻm cụt ở cuối một khu phố như thế này, như thế này; và chỉ dẫn anh ấy ở tất cả những ngã rẽ.
Khi xe chúng tôi đã vào khu phố mà tôi tin rằng nhà của họ ở đó, tôi chỉ một chiếc xe đạp nằm trên lề đuờng và nói: “Em biết mình đi đúng đường rồi đó, vì em nhớ lần trước em cũng thấy chiếc xe đạp nằm ở đó đó!”. Tôi tự cho rằng mình đúng đến nỗi tâm trí tôi cũng lừa dối tôi.
Kiêu hãnh và lừa dối luôn đi với nhau. Chúng tôi đi đến cuối phố và – đố bạn biết điều gì xảy ra? – không có ngôi nhà màu nâu! Không có hẻm cụt! Tôi đã sai lầm thật tệ hại.
Có bao giờ bạn cảm thấy chắc chắn tuyệt đối rằng bạn đúng trong một chuyện gì đó chưa? Tâm trí bạn dường như chứa toàn những sự kiện và chi tiết chứng minh cho sự đúng đắn của bạn – nhưng cuối cùng bạn sai bét. Đức Chúa Trời dùng những kinh nghiệm như thế để cho chúng ta thấy thái độ kiêu ngạo mở rộng cửa chào đón sự xung đột như thế nào!
Khi Dave và tôi đối diện những tình huống như thế, Đức Chúa Trời làm cho chúng tôi nói rằng: “Tôi nghĩ mình đúng, nhưng có thể tôi sai”. Quả là đáng ngạc nhiên vì sau nhiều năm chúng tôi đơn giản thực hiện hành động khiêm nhường đó mà đã tránh được biết bao nhiêu là cuộc cãi vã.
Tín đồ phải tránh xa sự xung đột.
“Vả, tôi tớ của Chúa không nên ưa sự tranh cạnh (tranh chiến và ganh đua); nhưng phải ở tử tế với mọi người (giữ gìn dây hòa bình); có tài dạy dỗ, nhịn nhục” (IITi 2Tm 2:24).
Nghiên cứu thượng văn, câu 23, chúng ta nhận thấy bí quyết tránh xung đột.
“Hãy cự những lời biện luận điên dại và trái lẽ, vì biết rằng chỉ sanh ra điều tranh cạnh mà thôi” (câu 23).
Tôi tin rằng câu Kinh Thánh thật sự có ý nói: “tránh xa những cuộc nói chuyện của những người không biết mình đang nói gì, và mỗi người đang tranh cãi chuyện vô ích”. Hầu như người ta thường xuyên cãi nhau về những chuyện không đâu vào đâu. Xin chú ý, cụm từ “điên dại và trái lẽ” trong câu 23 ám chỉ những chuyện vặt vãnh, chẳng là cái gì cả nếu đem so sánh với những chuyện khác thật sự quan trọng.
Trước đây, Dave và tôi khi xem phim hay tivi thường tranh cãi diễn viên nào đang đóng vai các nhân vật trong phim. Đối với tôi dường như Dave cho rằng một nữa các nhân vật trong điện ảnh là do Henry Fonda đóng.
“Ồ, nhìn kìa, Henry Fonda đóng trong phim này!”, anh ấy kêu lên khi chúng tôi xem một phim nào đó trên tivi.
“Đó không phải là Henry Fonda”, tôi trả lời và rồi tranh luận, cãi vã, xung đột xảy ra. Vì muốn biết ai đúng, chúng tôi phải thức khuya hơn chỉ để xem tên các diễn viên ở cuối phim, và một trong hai người kêu lên: “Thấy chưa, đã bảo mà!”
Giữa những cuộc cãi vã như vậy, Đức Thánh Linh phán với lòng tôi rằng hành động của chúng tôi tầm thường biết bao so với công tác của Thiên Quốc mà chúng tôi đã được Ngài kêu gọi thực hiện. Ngài chỉ cho tôi thấy đó chính là điều mà thư Timôthê đã bảo chúng tôi hãy tránh xa.
Tôi đã dùng câu Kinh Thánh này trong nhiều bài giảng dạy, và người ta luôn nhận được phước hạnh qua câu Bản Dịch Amphified. Trong nhiều trường hợp, không ai thật sự biết họ đang nói cái gì – nhưng mọi người nghĩ rằng họ biết. Lòng kiêu ngạo muốn tỏ ra thông thái. Kết quả là ma quỉ đắc thăng vì đã gieo rắc sự xung đột.
Tại sao người ta tranh đấu mãnh liệt như thế để chứng tỏ mình đúng? Tại sao việc cho rằng mình sai lại khó như thế? Tại sao việc chứng tỏ mình đúng lại quan trọng dến như thế? Chúa Jêsus thường xuyên bị kết tội là làm điều xấu, nhưng Ngài không bao giờ cố bào chữa cho chính mình. Ngài để cho người ta nghĩ rằng Ngài sai, và điều đó chẳng làm rầy Ngài chút nào cả.
Chúa Jêsus đã có thể hành động như thế vì Ngài biết Ngài là ai. Ngài không quan trọng danh tiếng của mình, Ngài không cố gắng để chứng minh cái gì cả. Ngài tin cậy Cha Thiên Thượng là Đấng minh oan cho mình.

Ai đó luôn thách thức tôi. Tôi đã sống trong thất vọng khi tôi cứ cố gắng thuyết phục mọi người rằng tôi biết những gì tôi nói. Thật là một sự tự do kỳ diệu khi tôi không còn phải làm như thế nữa. Chúa Jêsus đã đến để buông tha kẻ bị cầm tù được tự do trọn vẹn. Rõ ràng những người hay tranh cãi chuyện “điên dại trái lẽ” chỉ để chứng minh họ đúng thì hẳn nhiên chẳng được tự do.

Khi con người mới của tôi bắt đầu châm rễ và lập nền trong Đấng Christ, tôi đã kinh nghiệm sự tự do càng hơn trong lĩnh vực này. Sự quí trọng và giá trị của con người tôi không dựa trên việc chứng tỏ với người khác rằng mình đúng, mà đặt trên nền tảng Chúa Jêsus đã yêu tôi đến nỗi chết thay cho tôi và cho tôi hưởng mối tương giao một cách cá nhân với Ngài.

Tôi dần dần nhận ra rằng quyền năng thuộc linh vĩ đại được khai phóng ra từ sự hiệp nhất và hòa thuận.

QUYỀN NĂNG THUỘC LINH ĐƯỢC KHAI PHÓNG TỪ SỰ HIỆP NHẤT VÀ HÒA THUẬN

Nếu không có sự hiệp nhất và hòa thuận, sẽ không có quyền năng thuộc linh thật sự. Quyền năng vĩ đại được bày tỏ trong và qua đời sống của các tín hữu thời Hội thánh đầu tiên. Sách Công vụ Các Sứ Đồ đoạn 2 cho chúng ta biết lý do của quyền năng đó: “Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến nhà thờ (với một mục đích thống nhất)” (câu 46). Họ có cùng một khải tượng, một mục tiêu, và họ đang cùng chạy về phía một cái đích duy nhất. “Mọi người nghe đoạn, thì một lòng cất tiếng lên cầu Đức Chúa Trời…” (Cong vu 4:24).

Họ đã đồng lòng cầu nguyện (4:24), sống với nhau trong tinh thần hòa hiệp (2:44), quan tâm đến nhau (2:46), đáp ứng nhu cầu của nhau (4:34), và sống một đời sống đầy đức tin (4:31). Hội Thánnh đầu tiên mà sách Công vụ Các Sứ Đồ miêu tả đã sống hiệp nhất với nhau – và đã bày tỏ quyền năng lớn lao. Thế nhưng quyền năng của Hội Thánh đã suy giảm khi Hội Thánh phân chia thành nhiều bè phái với nhiều ý kiến khác nhau. Chúa không bao giờ muốn có nhiều hệ phái trong Hội Thánh của Ngài. Con người đã không thể sống trong hòa thuận chỉ vì lòng kiêu ngạo, và những vấn đề xuất phát từ lòng kiêu ngạo đã dẫn Hội Thánh đến chỗ phân chia thành nhiều phái khác nhau.

Tôi quả quyết rằng khi chúng ta mặt gặp mặt với Chúa Jêsus và hỏi Ngài xem ai đúng, thì chúng ta sẽ biết rằng không ai trong chúng ta hoàn toàn đúng cả. Chỉ tình yêu mới có thể giữ con người trong sự hiệp nhất và hòa thuận – tình yêu, và một quyết định mạnh mẽ là sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để có thể sống trong hòa bình.

Phaolô thúc giục mọi người sống trong sự hòa thuận.

“Anh em hãy hiệp ý với nhau, đồng tình yêu thương, đồng tâm, đồng tư tưởng mà làm cho tôi vui mừng trọn vẹn” (Phi Pl 2:2).
Hãy thử hình dung cuộc sống vinh hiển, đầy niềm vui chúng ta có thể có, và quyền năng sẳn ban cho những ai bằng lòng trả giá để sống cuộc sống như Chúa Jêsus dạy bảo.

Tôi muốn ngụ ý gì khi nói “trả giá”? Hãy xem câu kế tiếp:

“Chớ làm sự chi vì lòng tranh cạnh (thông qua tinh thần tranh đấu, xung đột, ích kỷ, hoặc mục tiêu không xứng đáng), hoặc vì hư vinh, nhưng hãy khiêm nhường (sự hạ mình trong tâm trí), coi người khác như tôn trọng hơn mình (nghĩ tốt hơn về người khác cao hơn là chính mình)”.
Điều đó không thể xảy ra nếu không có ước muốn vâng phục Đức Thánh Linh trong mọi tình huống mà xung đột sắp có cơ hội bộc phát. Đức Thánh Linh dẫn dắt chúng ta vào trong sự hòa bình chứ không phải sự loạn lạc. Ý muốn của Đức Chúa Trời là con dân Ngài bước đi trong quyền năng, thế nhưng sẽ không có quyền năng thuộc linh thật sự nếu không có hòa bình.
Phaolô cũng khuyên giục Hội Thánh Ephêsô sống trong hòa thuận.
“Phải khiêm nhường đến đều, mềm mại (không ích kỷ, dịu dàng, hòa nhã) đến đều, phải nhịn nhục, lấy lòng yêu thương mà chìu nhau, dùng dây hòa bình mà giữ gìn sự hiệp một của Đức Thánh Linh” (Eph 4:2, 3).

Phaolô khuyên dạy tín hữu Ephêsô sống trong hoà thuận. Để làm được điều đó, họ sẽ phải tìm kiếm quyền lợi cho người khác đồng thời bỏ qua những lầm lỗi của người khác.

Xung đột là sản phẩm của lòng ích kỷ. Nó đến từ việc muốn lam vừa lòng chính mình – bằng mọi giá. Xác thịt, nếu không chịu sự điều khiển của Đức Thánh Linh, sẽ làm tất cả khả năng của nó để có thể được điều nó muốn: “Phải cho tôi cái tôi muốn, lúc tôi muốn, cách tôi muốn, và phải làm ngay bây giờ!” Đó là giọng điệu của người sống xa cách Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Để sống trong hòa thuận, chúng ta phải sẳn lòng tha thứ nhanh chóng và thường xuyên. Chúng ta phải không được để cho mình dễ bị tổn thương. Chúng ta phải giàu lòng vị tha, và nhịn nhục bền bỉ (kiên nhẫn).

Kẻ Đói Khát Sự Hòa Bình

Tôi cầu nguyện cho bạn để khi bạn đọc hết quyển sách này, bạn đói khát sự hòa bình đến nỗi bạn sẽ làm bất cứ điều gì bạn thấy phải làm để giữ mình tránh xa khỏi sự xung đột. Lời Chúa dạy dỗ, khuyến khích và thúc giục tín đồ giữ mình tránh xa sự xung đột và sống trong hòa bình. Tại sao? Bởi vì Đức Chúa Trời muốn chúng ta sống cuộc đời phước hạnh, đầy quyền năng; mà điều đó không thể có nếu không có hòa bình.

Phaolô dạy chúng ta rằng điều duy nhất mà chúng ta nên tranh đấu là bảo vệ sự hòa thuận trong đời sống chúng ta (xem IICor 13:11). Nếu bạn muốn tranh đấu vì một điều nào đó, hãy tranh đấu để đuổi sự xung đột ra xa. Nói cách khác, bạn phải sốt sắng, tích cực. Hãy làm bất cứ điều gì có cần để giải phóng cuộc sống khỏi sự xung đột. Phẩm chất của cuộc đời bạn sẽ bị thay đổi rất nhiều nếu có sự xung đột.

Sự hòa bình ràng buộc chúng ta vào Đức Thánh Linh quí giá. Thánh Linh của Đức Chúa Trời là một linh của sự hòa bình. Chúa Jêsus là Hoàng Tử của Hòa bình. Khi Ngài sắp thăng thiên về trời, Ngài nói với các môn đồ rằng:

‘Ta để sự bình an lại cho các ngươi; ta ban sự bình an cho các ngươi; ta cho các ngươi sự bình an chẳng phải như thế gian cho. Lòng các ngươi chớ bối rối và đừng sợ hãi (chấm dứt sự việc để cho mình bị lay động và bối rối; đừng cho phép mình sợ hãi, bị đe dọa, hèn nhát và bất an)” (GiGa 14:27).

Sau khi phục sinh, Chúa Jêsus đã hiện ra cho các môn đồ của Ngài xem thấy. Phúc âm Giăng đoạn 20 thuật lại sự hiện ra của Ngài như sau: “Đức Chúa Jêsus đến đứng chính giữa các môn đồ mà phán rằng: Bình an cho các ngươi!” (câu 19); “Ngài lại phán cùng môn đồ rằng: Bình an cho các ngươi” (câu 21). Ngay cả khi các môn đồ đang ở trong phòng đóng kín cửa, Chúa Jêsus cũng đứng chính giữa họ mà phán rằng: “Bình an cho các ngươi” (câu 26). Tôi cho rằng hiển nhiên Chúa muốn bảo rằng: “Hãy ở trong sự bình an!”. Một số câu khác bảo chúng ta hãy giữ yên lặng (xem ICor 14:30).

Chúa Jêsus đã ban sự bình an cho chúng ta, nhưng nó sẽ vuột khỏi chúng ta nếu chúng ta không cương quyết bám chặt vào nó.
Gần đây tôi có nhận một bức thư từ một cặp vợ chồng đã từng tham dự một buổi hội thảo chúng tôi tổ chức tại Florida, cho biết rằng xiềng xích của sự xung đột suốt 27 năm qua trên đời sống của họ đã bị đứt tung. Mặc dù họ là Cơ Đốc Nhân, và họ yêu nhau, nhưng họ chưa bao giờ hưởng được sự bình an trong mối quan hệ với nhau. Họ bất bình, tranh cãi và dường như không thể hòa thuận với nhau. Họ cố vấn, khuyên bảo những tín hữu khác trong Hội thánh của họ, nhưng họ lại sống trong sự dằn vặt, lên án bởi vì chính họ không thể làm được những điều mà họ khuyên dạy người khác.

Bức thư cho biết: “Chúng tôi đã đạt được một bước đột phá nhờ vào bài giảng dạy của bà về sự xung đột. Chúng tôi chưa bao giờ nhận thức được vấn đề mà chúng tôi đã đối diện. Nhưng bây giờ chúng tôi tìm ra nó, và bởi đó chúng tôi có thể sống trong chiến thắng.”
“Thà một miếng bánh khô mà hòa thuận, còn hơn là nhà đầy thịt tế lễ lại cãi lộn nhau” (Cham Ngon 17:1).

Đức Chúa Trời không hài lòng hoặc thỏa mãn với những của lễ tôn giáo trong một nhà đầy xung đột. Nhiều năm trước khi khám phá ra lẽ thật về sự xung đột, nhà chúng tôi đúng là một của tế lễ tôn giáo đi kèm với sự xung đột. Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều hành vi tôn giáo hay thuộc linh, nhưng không có sự hòa bình trong gia đình chúng tôi.

Tôi nhớ lúc đó chúng tôi đã tranh đấu, cãi lẫy suốt cả quãng đường đến nhà thờ vào sáng Chúa Nhật, nhưng lại tỏ vẻ rất thuộc linh ngay khi đến gần những người mà chúng tôi quen biết. Tôi nghĩ rằng tất cả chúng tôi đã mang một cái “gương mặt Nhà thờ” – một gương mặt rất khác so với khuôn mặt thật của chúng tôi ở nhà. Chúng tôi nhanh chóng khám phá ra rằng Đức Chúa Trời không tìm kiếm những Cơ Đốc Nhân giả mạo. Ngài chỉ muốn những điều chân thật! Ngài không cần những người “nói hay”, nhưng Ngài cần những người sống theo điều mình nói đó.

Những ngày ấy Chúng tôi đã nói về quyền năng, sự thịnh vượng, sự chữa lành và sự thành công nhưng chúng tôi không sở hữu được những điều đó. Giống như đi mua hàng hóa bằng mắt, chỉ nhìn thấy chúng trong tủ kính ở các cửa hiệu, chúng ta có thể thấy nó nhưng không biết làm thế nào để có nó trong tay. Và sau đó Đức Chúa Trời đã bày tỏ cho chúng tôi thấy rằng nơi nào có sự xung đột, nơi đó không thể có quyền năng hay sự thịnh vượng.

XUNG ĐỘT ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI SỰ THỊNH VƯỢNG?

Chúng ta có rất nhiều lời hứa của Chúa trong Kinh Thánh rằng Ngài sẽ ban phước và làm cho chúng ta được thịnh vượng. Đức Chúa Trời là thành tín và chân thật đối với lời của Ngài, nhưng lời hứa của Ngài thường tùy thuộc vào sự đáp ứng của chúng ta.

“Đức Chúa Trời là thành tín (đáng tin cậy, luôn giữ đúng lời hứa của Ngài), Ngài đã gọi anh em được thông công với Con Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta. Hỡi anh em, tôi nhơn danh Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, khuyên anh em thảy đều phải đồng một tiếng nói với nhau, chớ phân rẽ nhau ra, nhưng phải hiệp một ý một lòng cùng nhau. Vì, hỡi anh em, bởi người nhà Cơ-lô-ê, tôi có được tin rằng trong anh em có sự tranh cạnh (ICor 1:9-11).

Chúng ta thích đọc những lời hứa của Chúa mà không có từ ngữ “nhưng” và “nếu”. Trong câu Kinh Thánh này, Phaolô nói rằng Đức Chúa Trời là thành tín trong việc giữ lời hứa của Ngài, nhưng chúng ta phải hiệp một ý một lòng cùng nhau. Tín hữu Hội Thánh Côrinhtô cũng là những con người như chúng ta, nhưng con người sống trong các mối liên hệ với người khác, tranh cạnh nhau về những vấn đề mà đáng lẽ ra họ phải bỏ ra sau lưng.

“Tôi có ý nói rằng trong anh em mỗi người nói như vầy: Ta là môn đồ của Phao-lô; ta là của A-bô-lô, ta là của Sê-pha, ta là của Đấng Christ” (9:12).

Đối với tôi, dường như chỉ có những cái tên là thay đổi trong các cuộc tranh cãi của chúng ta ngày nay. Ngày nay chúng ta nghe “Tôi là người Công giáo, Tôi là người thuộc giáo hội Luther, tôi là người thuộc giáo phái Baptist, Tôi là người của giáo phái Ngũ Tuần”. Hãy đọc tiếp câu 13.

“Đấng Christ bị phân rẽ ra sao? Có phải Phao-lô đã chịu đóng đinh trên cây thập tự thế cho anh em, hay là anh em đã nhơn danh Phao-lô mà chịu phép báp tem sao?”

Phaolô đang bảo tín hữu Hội Thánh Côrinhtô chuyên tâm vào Chúa Cứu Thế – chứ không phải một con người nào cả. Chúng ta cũng phải làm như thế. Đôi khi chúng ta quá lo lắng về việc làm của ai đó đến nỗi chúng ta quên hết những gì về Chúa Jêsus.

Những lời hứa của Đức Chúa Trời luôn chân thật. Ngài là thành tín, nhưng chính Ngài yêu cầu chúng ta phải hòa thuận với nhau. Phước hạnh luôn tràn trề cho những ai bằng lòng trả giá.

Sự Hiệp Ý Cầu Nguyện

“Quả thật, ta lại nói cùng các ngươi, nếu hai người trong các ngươi thuận nhau ở dưới đất mà cầu xin không cứ việc chi, thì Cha ta ở trên trời sẽ cho họ” (Mat Mt 18:19).

Tôi còn nhớ khi Dave và tôi hiệp nhau cầu nguyện, nhưng lại không thấy kết quả mạnh mẽ như điều mà chúng tôi đã được dạy trước đó. Khi Đức Chúa Trời phơi bày vấn đề xung đột trong cuộc sống của chúng tôi, tôi nhận ra rằng Ngài đáp lời cầu nguyện hiệp nhau chỉ khi nào lời cầu nguyện đó xuất phát từ những con người hòa thuận với nhau. Nếu chúng ta đã tranh đấu với nhau suốt tuần, rồi lại nắm tay nhau, cúi đầu đến trước mặt Chúa, thì sẽ chẳng có chút quyền năng nào cả để mong lay động Ngài.

Lời cầu nguyện hiệp nhau sẽ không có tác dụng nếu một người nói xấu ông Mục sư, sau đó bị bệnh và nhờ ông Mục sư cùng hiệp ý với mình cầu nguyện xin Chúa ban một phép lạ trên thân thể anh ta. Bản dịch Kinh Thánh Diễn Giải nói rằng sự hiệp ý cầu nguyện chỉ có hiệu quả khi người cầu nguyện “hòa thuận cùng nhau, làm hòa với nhau” (18:19).

Chúa đã cho tôi một ví dụ tuyệt diệu về sự hòa thuận khi tôi đang giảng dạy tại một Hội Thánh nọ. Tôi yêu cầu cả ban nhạc trở lại bục và trình bày một bài hát tùy họ chọn lựa. Dĩ nhiên tôi biết rằng bởi vì tôi không yêu cầu một bài hát cụ thể nào cả, có thể mỗi người trong số họ chọn một bài khác nhau. Khi nhạc ban nhạc chơi đàn và hát, âm thanh thật khủng khiếp! Không có sự hài hòa gì cả.

Rồi tôi yêu cầu họ hát bài “Chúa Jêsus Yêu Tôi”. Bài hát nghe thật ngọt ngào, êm ái và mang đến sự an ủi tuyệt vời. Tôi nêu rõ ra rằng sự bất hòa là tiếng ồn cho lỗ tai của Đức Chúa Trời, nhưng sống trong hòa thuận sẽ tạo ra một âm thanh thật ngọt ngào cho Ngài. Chúa đánh giá cao quyết định và sự hy sinh của chúng ta để sống trong sự hòa thuận, và Ngài dạy chúng ta hãy hiệp nhau đến trước mặt Ngài trình lên những điều cầu xin, Ngài sẽ đáp lời. Sự hòa thuận mang lại sức mạnh bao nhiêu thì sự xung đột khiến chúng ta yếu đuối bấy nhiêu!

Đừng Cản Trở Ơn Phước Của Đức Chúa Trời

“Kìa, anh em ăn ở hòa thuận nhau. Thật tốt đẹp thay! Ấy khác nào dầu quí giá đổ ra trên đầu, Chảy xuống râu, tức râu của A-rôn, Chảy đến trôn áo người; Lại khác nào sương-móc Hẹt-môn Sa xuống các núi Si-ôn; Vì tại đó Đức Giê-hô-va đã truyền lệnh ban phước, Tức là sự sống cho đến đời đời” (Thi thiên 133).

Tôi rất yêu thích Thi thiên này, một Thi thiên minh chứng cho những gì tôi đang cố gắng giảng dạy, một Thi thiên thật hay, thật đáng yêu thích. Cuộc sống vui thỏa biết chừng nào khi con người sống trong sự hiệp một và tránh xa những xung đột. Không có gì tệ hại hơn một gia đình hoặc một mối quan hệ chất chứa sự xung đột giận dữ ngấm ngầm. Sư hiệp một giống như dầu đổ trên đầu thầy tế lễ thượng phẩm. Nơi nào có xung đột, nơi đó không thể có sự xức dầu thánh.

Nơi nào có sự hiệp một, nơi đó Đức Chúa Trời sẽ truyền ban ơn phước của Ngài. Vô số người đang tìm kiếm sự thịnh vượng. Họ đi đến những buổi hội thảo về chuyên đề thịnh vượng và đọc nhiều sách vở nói về thịnh vượng và thành công. Điều đó không sai vì chúng ta cần được huấn luyện và thông tin, nhưng Kinh Thánh làm sáng tỏ vấn đề tại sao sự thịnh vượng lảng tránh một số người, trong đó có chính gia đình chúng tôi suốt một khoảng thời gian dài. Chúng tôi có sự hiểu biết đúng đắn của trí óc – chúng tôi đã thừa nhận và xưng tội, đã tin Chúa- thế nhưng vẫn còn thiếu một mắc xích. Chúng tôi đã đang sống trong xung đột mà không nhận ra rằng chính điều đó đã cản trở phước hạnh Chúa dành cho chúng tôi.

Có lẽ bạn sẽ không thể bước đi trong hòa bình với tất cả những cá nhân mà bạn biết. Đừng lo ngại rằng Chúa sẽ không thể ban phước cho bạn. Kinh Thánh cho biết: “Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hòa thuận với mọi người” (Roma 12:18). Nếu bạn là người làm cho người khác hòa thuận, phước hạnh của Đức Chúa Trời sẽ tuôn tràn trên bạn như trên Apraham.

Kinh Thánh cho chúng ta biết Apraham rất giàu có: “Vả, Apraham rất giàu có súc vật, vàng và bạc” (Sang 13:2). Chúng ta hãy cùng xem xét một trong những nguyên nhân của sự giàu có và thịnh vượng ấy.

“Xứ đó không đủ chỗ cho hai người ở chung, vì tài vật rất nhiều cho đến đỗi không ở chung nhau được. Trong khi dân Ca-na-an và dân Phê-rê-sít ở trong xứ, xảy có chuyện tranh giành của bọn chăn chiên Áp-ram cùng bọn chăn chiên Lót. Áp-ram nói cùng Lót rằng: Chúng ta là cốt nhục, xin ngươi cùng ta chẳng nên cãi lẫy nhau và bọn chăn chiên ta cùng bọn chăn chiên ngươi cũng đừng tranh giành nhau nữa” (13:6-8).

Điều trước hết chúng ta thấy ở Apram (sau này Chúa đổi tên thành Apraham) là ông cực lực chống lại sự xung đột. Một số người tin rằng sự xung đột giữa một số người trong nhóm của họ hoặc dưới quyền của họ thì không phải là vấn đề của họ. Tôi đã học được rằng nếu tôi không có hành động thích hợp để loại trừ sự xung đột giữa hai nhân viên, thì xung đột sẽ lan tràn ra khắp cả tổ chức của chúng tôi. Những người lãnh đạo tốt phải đối diện mầm mống của sự xung đột.

Một sự hỗn loạn ngấm ngầm phía sau hậu trường lại luôn luôn gây ra những nan đề có thể thấy rõ. Một số người có thể không liên hệ những nan đề hằng ngày trong cuộc sống với sự xung đột kín giấu, bởi vì họ không nhận thức được mối hiểm nguy của sự xung đột. Họ có thể cứ quở trách ma quỷ và cố gắng kháng cự lại những nan đề của họ. Trong thực tế, nan đề sẽ không bao giờ được giải quyết cho đến khi nào sự xung đột bị cất bỏ và không để cho quay trở lại.

Apram biết rõ điều này, vì vậy ông tích cực chống lại sự xung đột. Xung đột đang xảy ra giữa bọn chăn chiên của Apram và của Lót. Chắc hẳn Apram biết chắc rằng xung đột sẽ cứ lan ra và rồi nó sẽ tác động đến mối liên hệ cá nhân giữa Apram và Lót, và ông không muốn điều đó xảy ra chút nào cả. Nếu bạn là một người lãnh đạo, bạn có trách nhiệm giải quyết ngay những xung đột đang xảy ra giữa những người dưới quyền của mình.

Tôi trở nên mệt mỏi với việc cần giải quyết các vấn đề hầu như lúc nào cũng xảy ra. Một lần tôi nói với Dave: “Khi nào chúng ta sẽ không còn phải đối phó với ai đó hoặc điều gì đó?”, anh ấy trả lời: “Không bao giờ”.

Tuy nhiên bây giờ điều đó không còn là nan đề của tôi nữa, bởi vì tôi không cho phép các vấn đề làm tôi bối rối. Tôi làm hết khả năng để giải quyết với các nan đề, và tin cậy Đức Chúa Trời là Đấng giúp tôi đối xử với những người đó theo cách mà Ngài muốn đối xử với họ.
Khi Chúa bắt đầu kêu gọi Dave và tôi bước vào chức vụ hầu việc Chúa trọn thời gian, Ngài dạy chúng tôi cách mà chúng tôi phải sống và bởi đó chúng tôi đã thấy những kết quả tốt đẹp. Ngài bảo rằng: “Hãy đuổi sự xung đột ra xa khỏi cuộc sống con, gia đình con và chức vụ của con. Hãy bước đi trong sự trung thực, và việc gì con làm hãy làm hết sức mình”. Nhiều năm đã trôi qua kể từ thời điểm đó, và chúng tôi đã từng thấy nhiều tổ chức truyền giáo thất bại hoặc cứ ở trong tình trạng con đỏ chỉ vì họ không đạt được một hay cả ba lĩnh vực nói trên.

Xung đột là kẻ giết người. Nó hủy diệt sự xức dầu, phước hạnh, sự thịnh vượng, sự bình an và niềm vui. Hãy đánh đuổi nó ra xa khỏi đời sống bạn! Hãy kiên quyết không dể cho sự xung đột đánh cắp những gì bạn đáng được hưởng trong cương vị là con cái của Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời đã phán với Apram những lời đầy quyền năng, và rõ ràng là Apram đã kiên quyết không để cho sự xung đột đến đánh cắp phước hạnh của Đức Chúa Trời. Tôi tin chắc rằng Đức Chúa Trời cũng sẽ ban cho bạn sự mặc khải khi bạn đọc quyển sách này.
Bạn có thể tự hỏi tại sao bạn không được thịnh vượng dù bạn đã hiến dâng đời sống mình cho Ngài và tin nơi những lời hứa của Ngài. Hoặc bạn có thể tự hỏi tại sao công tác truyền giáo của bạn thiếu quyền năng và không phát triển gì cả. Thế thì bạn có đang chất chứa xung đột trong hôn nhân, trong gia đình, hoặc trong công tác truyền giáo hay không? Có phải bạn đang ủng hộ cho một mối xung đột trong Hội thánh hoặc trong công việc của bạn? Bạn phải xem sự xung đột như là một căn bệnh chết người, và hãy làm tất cả những gì bạn có thể để ngăn chặn không cho nó đến gần bạn.

Apram đã giải quyết tình huống như thế nào khi xung đột trỗi dậy giữa bọn chăn chiên của ông và của Lót? Lót và Apram cần phân rẽ nhau ra để mỗi người đều có đủ đất cho bọn chăn chiên của họ. Giả sử có hai công ty cùng làm việc chung trong một văn phòng, và cùng phát triển như nhau. Sau một thời gian, cả hai công ty sẽ nhận ra rằng nhân viên của họ đang tranh giành chỗ trống, máy móc và thiết bị văn phòng.

Họ đã có một thời gia hoà thuận với nhau, cùng chia xẻ những tiện nghi của văn phòng bởi vì cả hai đều là những công ty nhỏ; nhưng giờ đây đã đến lúc một công ty phải dọn đi nơi khác, nếu cả hai đều muốn phát triển hơn nữa. Giống như hai cây được trồng trong cùng một chậu, khi rễ của chúng đã dày đặc trong chậu và không còn đất để châm rễ nữa, thì cả hai cây không thể tăng trưởng được nữa trong một cái chậu đã trở nên quá nhỏ đối với chúng.

Apram đã tự hạ mình xuống, nhường cho Lót quyền ưu tiên chọn lựa vùng đất mà ông ta muốn. Đối với tôi, thật thú vị khi Apram đã làm như thế, bởi vì nếu Apram không bao phủ Lót trong những ơn phước của mình, có thể Lót đã chẳng nhận được điều gì cả. Apram đã mang Lót đi cùng, đã chia xẻ cho Lót những gì ông có. Chúng ta hãy xem cách ứng xử của Apram:

“Toàn xứ há chẳng ở trước mặt ngươi sao? Vậy, hãy lìa khỏi ta; nếu ngươi lấy bên hữu, ta sẽ qua bên tả. Lót bèn ngước mắt lên, thấy khắp cánh đồng bằng bên sông Giô-đanh, là nơi (trước khi Đức Giê-hô-va chưa phá hủy thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ) thảy đều có nước chảy tưới khắp đến Xoa; đồng đó cũng như vườn của Đức Giê-hô-va và như xứ Ê-díp-tô vậy. Lót bèn chọn lấy cho mình hết cánh đồng bằng bên sông Giô-đanh và đi qua phía Đông. Vậy, hai người chia rẽ nhau “ (13:9-11).

Đây là một tình huống dễ bùng nổ xung đột, một cơ hội mà xung đột đang phát triển ảnh hưởng trên bọn chăn chiên của Apram và của Lót, để từ đó ảnh hưởng đến chính Apram và Lót. Apram đã ứng xử thật khôn ngoan, nhưng nó đòi hỏi nơi ông sự khiêm nhường và lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời là Đấng nắm giữ tương lai của ông. Trước hết, ông để Lót chọn lựa phần đất mà Lót muốn. Làm sao Lót có thể giận dữ được khi Apram đối xử với ông ta một cách yêu thương và tử tế như thế? Dĩ nhiên, Lót chọn phần đất tốt nhất – thung lũng Jordan màu mỡ, có nước chảy khắp cánh đồng. Ông ta đã chọn lựa một cách ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ đến Apram. Hãy xem hậu quả của sự chọn lựa đó.

“Áp-ram ở trong xứ Ca-na-an, còn Lót ở trong thành của đồng bằng và dời trại mình đến Sô-đôm. Vả, dân Sô-đôm là độc ác và kẻ phạm tội trọng cùng Đức Giê-hô-va” (13:12, 13).

Lót đã di chuyển tới một nơi đầy hỗn loạn. Lòng ích kỷ luôn dẫn đến những nan đề. Bây giờ hãy xem Apram sinh sống ra sao sau tình huống này.

“Sau khi Lót lìa khỏi Áp-ram rồi, Đức Giê-hô-va phán cùng Áp-ram rằng: Hãy nhướng mắt lên, nhìn từ chỗ ngươi cho đến phương bắc, phương nam, phương đông và phương tây: Vì cả xứ nào ngươi thấy, ta sẽ ban cho ngươi và cho dòng dõi ngươi đời đời. Ta sẽ làm cho dòng dõi ngươi như bụi trên đất; thế thì, nếu kẻ nào đếm đặng dòng dõi ngươi vậy. Hãy đứng dậy đi khắp trong xứ, bề dài và bề ngang; vì ta sẽ ban cho ngươi xứ nầy” (13:14-17).

Apram đã từ bỏ, hay “gieo ra” những gì ông có, để có thể vâng theo những nguyên tắc thuộc linh. Và hột giống của sự vâng lời đã đơm hoa kết quả cho ông trong lời hứa của Chúa: Ngài ban cho ông tất cả những gì mắt ông có thể thấy được. Apram tin rằng Đức Chúa Trời sẽ ban thưởng cho sự vâng lời của ông. Chúng ta cũng có thể làm thế!

TIN CẬY ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ ĐẤNG BAN THƯỞNG CHO BẠN

Chúng ta có thể sống với nỗ lực tự chăm sóc chính mình, nhưng chúng ta cũng có thể sống tin cậy Đức Chúa Trời là Đấng chăm sóc chúng ta. Khi chúng ta bước vào mối tương giao với Chúa, chúng ta sẽ nhận thức rằng chúng ta có một món lời rất đáng kinh ngạc : Chúa muốn chăm sóc chúng ta! Chúng ta có thể nghỉ hưu, không còn lo toan việc tự chăm sóc chính mình nữa.

Tôi đã kiệt sức về tâm thần, cảm xúc và thể xác sau nhiều năm nỗ lực tự chăm sóc chính mình. Bởi vì tôi đã trải qua thời niên thiếu bị lạm dụng thể xác và cảm xúc bởi chính những con người mà lẽ ra phải chăm sóc tôi, rồi lại bị lợi dụng một lần nữa trong cuộc hôn nhân đầu tiên, nên tôi đã tự nghĩ rằng tự chăm sóc chính mình thì an toàn hơn là dựa vào bất kỳ ai khác.

Trước khi bước vào mối tương giao với Chúa Jêsus, nhiều người không thể tin cậy người khác bởi vì cuộc đời của họ trong quá khứ đã bị nhiều tổn thương. Đức Chúa Trời không giống như những người khác. Chúng ta có thể tin cậy nơi Ngài! Thi Thien 23:6 cho chúng ta biết: “Quả thật, trọn đời tôi phước hạnh và sự thương xót sẽ theo tôi”.

Măc dù Đức Chúa Trời muốn chăm sóc chúng ta, nhưng cánh tay Ngài đã bị cột trói bởi sự vô tín và những hành vi chìu theo xác thịt của chúng ta. Ngài chờ đợi cho đến khi nào chúng ta từ bỏ việc tự chăm sóc lấy mình và đặt niềm tin nơi Ngài, nương dựa vào Ngài. Apram chọn lựa cách cư xử trong tình yêu để giữ mình tránh xa sự xung đột. Ông cũng nương cậy vào sự chăm sóc của Chúa chứ không cố gắng tự chăm sóc lấy mình. Nếu ông cố gắng tranh đấu để đòi hỏi mình được đối xử công bằng, hẳn ông đã không cho phép Lót quyền chọn lựa phần đất tốt nhất.

Hiểm Họa Của Việc Tự Chăm Sóc

Chính trong cuộc đời tôi, tôi đã khám phá ra rằng rất khó có thể bước đi trong sự vâng phục Chúa và trong tình yêu với những người đồng sự, nếu như mối quan tâm hàng đầu của tôi là “Tôi” không bị tổn thương và không bị lợi dụng. Thật là được yên ủi biết chừng nào khi được bảo đảm bởi sự chăm sóc đặc biệt của Chúa: “Hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài, vì Ngài hay săn sóc anh em” (IPhiero 5:7). Câu Kinh Thánh thật tuyệt diệu! Cố gắng tự chăm sóc chính mình là một trong những gốc rễ chính yếu của sự xung đột.

Chúa Jêsus đã tin cậy Cha Thiên Thượng là Đấng chăm sóc Ngài, ngay cả trong những tình huống xấu nhất xảy ra cho Ngài.

“Ngài bị rủa mà chẳng rủa lại, chịu nạn mà không hề ngăm dọa, nhưng cứ phó mình cho Đấng xử đoán công bình” (2:23).

Khi chúng ta đối diện với những tình huống dường như vượt quá khả năng kiểm soát của mình, hoặc khi chúng ta bị xúc phạm, bị lợi dụng, lẽ tự nhiên là chúng ta muốn dàn xếp mọi thứ theo ý thích của mình. Chúa muốn ban cho chúng ta điều tốt nhất, vì thế, chúng ta phải tin cậy nơi Ngài. Có vô số lời hứa của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh, tất cả đều được ban ra với sự đòi hỏi đức tin. Phaolô có nói đến “lượng đức tin mà Đức Chúa Trời đã phú cho từng người” (Roma 12:3). Đức tin là một món quà từ Đức Chúa Trời, lớn lên và phát triển khi chúng ta sử dụng nó. Chúng ta có quyền chọn lựa việc chúng ta làm gì với đức tin, nơi nào chúng ta gieo trồng đức tin.

Nếu tôi chọn phương cách đặt đức tin (tin và nương dựa) vào chính tôi, tôi hoàn toàn có quyền làm như thế. Tuy nhiên, tôi sẽ nhanh chóng nhận ra rằng việc tự chăm sóc không mang đến những kết quả siêu nhiên. Chúng ta cầ

n những kết quả siêu nhiên trong cuộc sống, và cách để nhận được chúng là hãy để cho Chúa làm Chúa của chúng ta.
Chúa rất lịch sự, Ngài sẽ không quản lý chúng ta nếu chúng ta không mời Ngài làm điều đó. Định luật về đức tin được đề cập trong IPhiero 5:7 là: Bạn hãy chấm dứt việc tự chăm sóc lấy mình, và để Chúa chăm sóc bạn! Sự quan phòng của Chúa lúc nào cũng sẵn sàng cho chúng ta, nhưng chúng ta có thể sẽ không bao giờ hưởng được điều đó chỉ vì chúng ta không chịu yên nghỉ, cứ muốn tự lo cho mình.
Những lời dạy của Chúa được nhắc đi nhắc lại rằng Ngài là đồn lũy, là người binh vực, là phần thưởng cho chúng ta (xem Thi Thien 27:1; 59:9; Mathio 22:44). Ngài mang công lý và sự đền bồi cho cuộc đời chúng ta (xem Phuc Truyen 32:35; Thi Thien 89:14). Apram tin cậy Ngài và Ngài đã ban thưởng cho ông. Chúa đã mang đến sự công bằng. Ngài ban cho Apram hậu tự nhiều đến nỗi không thể đếm được, và đất đai nhiều hơn so với số ông có trước đó.

Ngược lại, Lót cố gắng tự lo cho mình bằng cách chọn lựa phần tốt nhất. Ông hành động theo cách tự nhiên của người thế gian. Dân bản xứ nơi ông chọn lựa là những người cực kỳ hung ác. Ông đã kinh nghiệm sự hủy hoại bởi vì sự chọn lựa ích kỷ của mình.
Chúng ta cũng sẽ kinh nghiệm sự thất bại như Lót nếu cứ cố gắng tự chăm sóc lấy mình thay vì tin cậy Đức Chúa Trời. Kẻ thù chúng ta có thừa quyền lực, và chúng ta sẽ thật sự thất bại trước sức mạnh của chúng nếu thiếu đức tin nơi Đức Chúa Trời. Nuơng cậy vào bản thân sẽ luôn luôn dẫn đến thất bại. Chúng ta phải “không để lòng tin cậy trong xác thịt bao giờ” (Phi Pl 3:3), không phải nơi xác thịt của chính chúng ta, cũng không nơi xác thịt của ai khác.

Những Lời Hứa Của Đức Chúa Trời:

“Người sẽ kêu cầu ta, ta sẽ đáp lời người; trong sự gian truân, ta sẽ ở cùng người, giải cứu người và tôn vinh người” (Thi Tv 91:15).
Có ba lời hứa rõ rệt cho những ai tin cậy và kêu cầu Chúa:
Chúa hứa ở cùng chúng ta trong gian truân.
Chúa hứa giải cứu chúng ta.
Chúa hứa tôn vinh chúng ta.
Tôn vinh có nghĩa là đặt lên một địa vị cao. Khi Đức Chúa Trời tôn vinh một tín đồ, Ngài cất nhắc người đó lên.

“Vậy, hãy hạ mình xuống dưới tay quyền phép của Đức Chúa Trời, hầu cho đến kỳ thuận hiệp Ngài nhắc anh em lên” (IPhiero 5:6).
Kết quả của sự từ bỏ nỗ lực tự lo liệu cho chính bạn là tính khiêm nhường, và chính hành động của đức tin đó đưa tín hữu thẳng vào hàng ngũ những người được Chúa cất nhắc. Khi bạn tin cậy Đức Chúa Trời, bạn đang trên con đường thăng tiến. Đức Chúa Trời sẽ tôn vinh bạn và ban thưởng cho bạn vì bạn đã đặt đức tin nơi Ngài.

Chúa Jêsus đã giao phó chính mình Ngài và mọi sự cho Đấng xét xử công bình.

“Vả, không có đức tin thì chẳng hề có thể nào ở cho đẹp lòng Ngài – Vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài” (Heboro 11:6)

Theo cách thức của thế gian, bạn làm việc chăm chỉ để sau đó nhận được phần thưởng; nhưng trong cơ cấu tổ chức của Đức Chúa Trời, bạn tin cậy hoàn toàn để nhận được phần thưởng. Tôi không có ý nói rằng chúng ta phải sống thụ động, tiêu cực; nhưng tôi mạnh mẽ khuyên giục chúng ta tránh xa những việc làm của xác thịt. Sống trong sự điều khiển của xác thịt là mời xung đột xen vào giữa bản thân chúng ta, cũng như vào mối quan hệ với Chúa và với những người cùng hầu việc Chúa.

Hãy xem xét những câu Kinh Thánh dưới đây, là những câu Kinh Thánh khuyến khích bạn yên nghỉ, không cố gắng tự lo liệu cho chính mình nữa và trông đợi sự ban thưởng của Đức Chúa Trời đang khi bạn đặt đức tin vào Ngài.

“Sau các việc đó, trong sự hiện thấy có lời Đức Giê-hô-va phán cùng Áp-ram rằng: Hỡi Áp-ram! ngươi chớ sợ chi; ta đây là một cái thuẫn đỡ cho ngươi; phần thưởng của ngươi sẽ rất lớn” (Sang 15:1)

“Giềng mối của Đức Giê-hô-va là ngay thẳng, làm cho lòng vui mừng; Điều-răn của Đức Giê-hô-va trong sạch, làm cho mắt sáng sủa. Sự kính sợ Đức Giê-hô-va là trong sạch, hằng còn đến đời đời; Các mạng lịnh của Đức Giê-hô-va là chân-thật, thảy đều công bình cả. Các điều ấy quí hơn vàng, thật báu hơn vàng ròng; Lại ngọt hơn mật, hơn nước ngọt của tàng ong. Các điều ấy dạy cho kẻ tôi tớ Chúa được thông hiểu; Ai gìn giữ lấy, được phần thưởng lớn thay” (Thi Thien 19:8-11)

“Giềng mối của Đức Giê-hô-va là ngay thẳng, làm cho lòng vui mừng; Điều-răn của Đức Giê-hô-va trong sạch, làm cho mắt sáng sủa. Sự kính sợ Đức Giê-hô-va là trong sạch, hằng còn đến đời đời; Các mạng lịnh của Đức Giê-hô-va là chân-thật, thảy đều công bình cả. Các điều ấy quí hơn vàng, thật báu hơn vàng ròng; Lại ngọt hơn mật, hơn nước ngọt của tàng ong. Các điều ấy dạy cho kẻ tôi tớ Chúa được thông hiểu; Ai gìn giữ lấy, được phần phương lớn thay” (19:8-11)

“Người ta sẽ nói rằng: Quả hẳn có phần thưởng cho kẻ công bình, Quả hẳn có Đức Chúa Trời xét đoán trên đất”( 58:11).

“Vì ta sẽ giải cứu ngươi chắc thật, ngươi sẽ không ngã dưới lưỡi gươm; ngươi sẽ lấy được sự sống mình như kẻ cướp, vì đã để lòng trông cậy nơi ta, Đức Giêhôva phán vậy” ( Gieremi 39:18).

“Song khi ngươi cầu nguyện, hãy vào phòng riêng, đóng cửa lại, rồi cầu nguyện Cha ngươi, ở nơi kín nhiệm đó; và Cha ngươi, là Đấng thấy trong chỗ kín nhiệm, sẽ thưởng cho ngươi”( Mathio 6:6).

Thay vì cố gắng “làm” cho ai đó đối xử tốt với tôi, tôi đã học cầu nguyện cho họ và tin cậy Chúa là Đấng chăm sóc tôi, và cách này tốt hơn. Tín đồ có thể cầu nguyện trong nơi riêng tư, và thường là cầu nguyện trong nước mắt; nhưng Đức Chúa Trời sẽ ban thưởng cho chúng ta cách công khai.

Sứ đố Giacơ đã chỉ rõ cho chúng ta thấy xung đột đến như thế nào thông qua việc chúng ta tự chăm sóc lấy mình.

“Những điều chiến đấu tranh cạnh trong anh em bởi đâu mà đến? Há chẳng phải từ tình dục anh em vẫn hay tranh chiến trong quan thể mình sao? Anh em ganh tị và tham muốn mà chẳng được chi; anh em giết người và ghen ghét mà chẳng được việc gì hết; anh em có sự tranh cạnh và chiến đấu; anh em chẳng được chi, vì không cầu xin” (Giacơ 4:1;,2).

Tôi đã khám phá ra rằng những người hay thất vọng thì thường rất khó có thể hòa thuận. Nhiều năm tôi sống trong các việc làm của xác thịt, luôn luôn nỗ lực tự lo liệu cho chính mình, thì tôi cũng đã sống trong xung đột. Hầu như lúc nào tôi cũng bất hòa với người khác. Trong tôi luôn có sự tranh cạnh, và tôi cứ tạo ra những cuộc cãi vã, tranh chiến với những người tôi có liên hệ.
Tự lo liệu cho bản thân sẽ dẫn đến xung đột. Tin cậy Đức Chúa Trời sẽ dẫn đến bình an.

Sự xung đột đến từ việc tự chăm sóc chính mình cuối cùng sẽ hủy hoại những người không tin cậy sự chăm sóc của Đức Chúa Trời.

SỰ XUNG ĐỘT PHÁ HOẠI NHƯ THẾ NÀO?

Có lần tôi được nghe kể về một cặp vợ chồng Cơ Đốc Nhân đã bị mất tất cả tài sản trong một vụ hỏa hoạn. Sự mất mát này đã khiến cho những người quen biết của đôi vợ chồng này bối rối. Về vẻ bề ngoài, họ là những con người khá hoàn hảo. Họ vừa tốt nghiệp trường Kinh Thánh và đang sửa soạn bước vào công tác truyền giáo trọn thời gian. Họ có máy thu băng và rất nhiều băng ghi âm bài giảng, họ dán những câu khẩu hiệu lên xe hơi, họ mặc áo có in những câu nói về Chúa Jêsus. Cách họ nói chuyện cho thấy họ là những người đã học biết Kinh Thánh. Thảm kịch xảy ra cho họ đã khiến bạn bè và những người quen của họ thắc mắc. Tại sao điều đó lại xảy ra cho những người đang bước đi trong đức tin?

Có lẽ bạn cũng biết những trường hợp tương tự, thế nhưng chúng ta không thể thấy được những vấn đề bên trong. Một sinh viên trường Kinh Thánh học chung với đôi vợ chồng này đã tiết lộ rằng cuộc sống vợ chồng của họ đầy xung đột. Họ thường đến lớp trong sự căng thẳng với nhau thấy rõ. Không phải ai cũng biết điều đó, nhưng sinh viên này đã nhận biết rõ sự hiện diện của xung đột giữa họ.

Sau này, họ thừa nhận rằng trước đó Đức Chúa Trời đã không ngừng làm việc với họ về mối liên hệ cá nhân của họ với nhau cũng như sự xung đột trong gia đình họ. Họ đã không chịu hạ mình xuống và vâng phục ý muốn của Đức Chúa Trời. Một nhà đầy của tế lễ nhưng lại xung đột nhau thì không thể làm hài lòng Đức Chúa Trời (xem ChCn 17:1). Đôi vợ chồng này có lẽ đã hi sinh dâng chính họ làm của lễ khi đi học trường Kinh Thánh, nhưng không một của lễ nào của xác thịt họ có thể đền bồi đủ cho việc họ đã để ma quỉ bước vào qua cánh cửa sự xung đột.

Đôi vợ chồng này đã biết việc họ đáng phải làm. Họ biết những gì Đức Chúa Trời đã đang phán với họ. Ngài đã can thiệp vào mối quan hệ của họ, nhưng họ không chịu chú ý đến lời cảnh cáo của Đức Chúa Trời “đuổi sự xung đột ra khỏi gia đình con”. Vì thế ma quỉ đã lợi dụng cánh cửa đang mở rộng để mang đến sự hủy hoại.

Bước Đi Trong Hòa Bình

Để có thể chiến thắng trong cuộc chiến thuộc linh, chúng ta phải mang giày hòa bình – chứ không phải chỉ đem nó theo. Đức Chúa Trời dạy bảo chúng ta phải mặc toàn bộ áo giáp của Ngài (xem Epheso 6:10-18). Chúa đã cung cấp cho chúng ta tất cả những vũ khí cần thiết để đánh bại ma quỉ trong mỗi chiến thuật lừa dối của nó. Nhưng những vũ khí này sẽ vô dụng nếu chúng ta không chịu trang bị chúng lên người. Chúng ta phải luôn mặc bộ áo giáp này, vì “kẻ thù nghịch anh em là ma quỉ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được” (IPhiero 5:8).

Học cách thức và luôn sẵn sàng thực hành việc bước đi trong đôi giày hòa bình là một trong những bí quyết thành công trong cuộc chiến thuộc linh. Việc chúng ta nắm lấy uy quyền và lớn tiếng nhơn danh Chúa để đuổi ma quỉ không thể thay thế cho lòng đơn sơ vâng phục Chúa tuyệt đối. Chúa Jêsus đã cầu nguyện:

“Để cho ai nấy hiệp làm một, như Cha ở trong Con, và Con ở trong Cha; lại để cho họ cũng ở trong chúng ta, đặng thế gian tin rằng chính Cha đã sai Con đến” (Giang17:21).

Việc đi học trường Kinh Thánh thì rất tốt cho những ai được Chúa kêu gọi làm điều đó. Dán khẩu hiệu lên xe hơi hay có những băng ghi âm bài giảng cũng mang đến một số ích lợi nào đó. Đeo trên áo một huy hiệu về Chúa Jêsus là một cách tốt để giới thiệu về Cứu Chúa của chúng ta cho người khác. Tuy nhiên, nếu đã làm tất cả những điều đó mà lại sống trong xung đột thì thật là một sai lầm.
Nhiều người thường xuyên sống trong bối rối và tự hỏi tại sao những lời hứa của Chúa không được thực hiện trên đời sống họ. Những lời hứa của Đức Chúa Trời không thể chỉ được “xưng nhận”, mà phải là những gì chúng ta thừa hưởng khi bước vào mối liên hệ “con cái” với Cha Thiên Thượng. “Con cái Đức Chúa Trời” là những người “được Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời dắt dẫn” (Roma 8:14, 15).

Sự Xung Đột Xét Đoán

Tôi có một người bạn thân có người chồng chưa được cứu. Cuộc sống vợ chồng của cô ấy đầy xung đột. Bạn tôi luôn luôn có vẻ mặt tươi cười đầy “thuyết phục”, nên nhìn bề ngoài, mọi chuyện dường như tiến triển tốt. Thế nhưng, cô ấy phải đối diện hết thảm họa này đến thàm họa khác.

Nhìn bên ngoài, điều này dường như thật bất công. Tôi đã bị cám dỗ cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa, tại sao Ngài không che chở cô ấy? Cô ấy thật tốt bụng, đã làm nhiều việc cho mọi người. Cô ấy luôn dâng phần mười và tham dự tất cả những buổi nhóm của Hội Thánh mà”.
Nhưng thảm họa cứ theo đuổi, quấy rầy cô ấy. Cuối cùng, cô ấy hoàn toàn suy sụp – mái nhà của cô ấy bị sập. Sau tai nạn đó, cô ấy nói cho tôi biết đâu là nguyên nhân của vấn đề. Cô ấy chia sẻ rằng Chúa đã cảnh cáo cô ấy phải đuổi sự xung đột ra khỏi gia đình.

Chồng cô ấy không phải là người ưa gây sự. Anh ta khá thụ động – chẳng tích cực trong chuyện gì cả. Nhưng chính sự thiếu quan tâm của anh ta đối với cô ấy, đối với gia đình, đối với Hội Thánh và đối với cuộc sống của họ đã làm cho cô ấy không ngừng bực bội. Cô ấy có sự xung đột trong tâm hồn vì anh ta. Cô ấy xét đoán anh ta, và thái độ của cô đối với anh ta luôn luôn là những lời phê bình chê bai và cằn nhằn. Cô ấy cứ để cho xung đột khuấy động, và một khi chúng ta giữ sự xung đột trong lòng, nó sẽ bộc lộ ra cách này hay cách khác.

Bạn tôi thưa với Chúa rằng cô ấy đã không thể im lặng và bỏ qua cách cư xử gây bực mình của chồng mình. Cô ấy không biết rằng mình đã cố gắng tự chăm sóc lấy mình. Chúa sẽ chăm sóc cô ấy, nhưng cô ấy quá bận rộn trong việc tự lo liệu cho chính mình đến nỗi không nhận ra được điều đó. Cô ấy cảm thấy thật là vô lý vì Chúa muốn cô làm người hòa giải trong gia đình khi mà chính chồng của mình mới là vấn đề.

Cô ấy bảo tôi rằng cô thật sự đã nói với Chúa rằng: “Con biết điều Chúa đang phán với con, nhưng con không thể làm được điều đó”. Vì thế, cánh cửa bất tuân và xung đột đã mở rộng cho kẻ thù mang sự phá hoại đến.

Xung Đột Đánh Cắp Chiến Thắng

Tôi biết một cặp vợ chồng khác luôn luôn gặp nan đề với bệnh tật, nghèo túng, đồ dùng đổ vỡ, xe hư hỏng. Họ không có sự đắc thắng. Họ trung tín dâng phần mười và đi nhóm lại thường xuyên. Sau nhiều năm sống trong sự khốn khổ, cuối cùng trong một buổi tư vấn, họ mới tiết lộ rằng họ xung đột với nhau đến nỗi đã mấy năm rồi hai vợ chồng không ngủ chung giường.

Con người tự nhiên thật dễ tự dối mình bởi việc chỉ xem xét “sự kiện” mà không chịu xem xét cái “nguyên nhân” ở đàng sau. Chúng ta phải sẵn lòng đối diện với gốc rễ bên trong của xung đột nếu chúng ta trông mong Chúa đánh bại sự phá hoại bên ngoài của kẻ thù.

Thử thách đến do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sự bất tuân là một trong những nguyên nhân đó. Nhiều nan đề trong cuộc sống chúng ta không thể giải quyết được vì chúng ta bất tuân hoặc xung đột. Ma quỉ có thể chỉ cần đơn giản tấn công chúng ta, cố gắng phá hủy đức tin của chúng ta. Nếu chúng ta kiên trì chống lại nó, chúng ta sẽ tiến đến chỗ đắc thắng. Mặt khác, rất có thể xung đột là gốc rễ của những nan đề. Khi chúng ta phơi bày sự lừa dối của vấn đề xung đột, đối diện với chân lý và đặt nền tảng cuộc sống trong sự chờ đợi phép lạ của Chúa, Chúa sẽ mang đến sự giải thoát đầy quyền năng.

Sự giải thoát của Chúa luôn dành sẵn cho những tín đồ đang bị xung đột trói buộc, và cũng dành sẵn cho những Hội thánh đang bị trói buộc bởi sự xung đột.

XUNG ĐỘT PHÁ HOẠI HỘI THÁNH

Sứ đồ Phaolô khuyên Hội Thánh Côrinhtô chú tâm đến sự thành tín của Đức Chúa Trời. Ông quả quyết với họ rằng Chúa là thành tín, và dạy họ về tầm quan trọng của việc sống trong hòa thuận, hiệp một và đồng lòng. Nhiều sách trong Kinh Thánh đã chỉ ra tính chất thiết yếu của một đời sống thoát khỏi sự xung đột. Hãy xem xét phân đoạn dưới đây được trích từ Thư tín Hêbơrơ.

“Hãy cầu sự bình an với mọi người, cùng tìm theo sự nên thánh, vì nếu không nên thánh thì chẳng ai được thấy Đức Chúa Trời. Khá coi chừng kẻo có kẻ trật phần ân điển của Đức Chúa Trời, kẻo rễ đắng châm ra, có thể ngăn trở và làm ô uế phần nhiều trong anh em chăng.” (Heboro 12:14-25).

Chúng ta phải ham mến sự bình an và phấn đấu để sống trong bình an. Sự bình an là mục tiêu hàng đầu của Hội thánh. Thậm chí chúng ta còn phải quan tâm bảo vệ người khác sống trong bình an. Nếu chúng ta thấy một anh chị em trong Chúa bắt đầu giận dữ hoặc mất bình tỉnh, chúng ta phải làm hết khả năng của mình giúp những người này được hòa giải. Đó chính là một trong những ý nghĩa của “kẻ làm cho người hòa thuận” mà Kinh Thánh dạy bảo. Những câu Kinh Thánh trích trong thư Hêbơrơ nói trên cho thấy rằng xung đột (tức là thiếu vắng sự bình an) sẽ dẫn chúng ta đến chỗ bất bình, cay đắng và thậm chí thù ghét. Và nếu chúng ta không lưu ý đến nó, nó sẽ đâm chồi, nảy lộc và lan tràn.

Sự xung đột giống như một căn bệnh truyền nhiễm, một căn bệnh rất dễ lây nhiễm. Đó là lý do tôi nói rằng Dave và tôi xem xung đột như một bệnh dịch. Nó tạo ra những nan đề và mang sự khốn khổ đến cho những thành viên cũng như giới lãnh đạo Hội Thánh. Nó gây rắc rối, trở ngại cho công việc của Đức Chúa Trời. Nó làm cho nhiều người trở nên ô uế, mất đi bản chất thánh khiết của con cái Đức Chúa Trời.
Khi một bệnh dịch chết người tấn công vào một gia đình nào, cơ quan Y tế sẽ cách ly gia đình đó và thông báo rộng rãi cho dân chúng biết nhà đó đã bị nhiễm bệnh. Không ai được phép đến gần hoặc vào nhà đó, vì sợ rằng họ cũng sẽ bị lây nhiễm bệnh.

Dave và tôi đã đi nhiều nơi trong các chương trình truyền giáo mở rộng. chúng ta đã tiếp xúc với rất nhiều Hội thánh và các hội truyền giáo, và tôi không thể đếm được bao nhiêu hội mà chúng tôi thấy rõ là không phát triển hoặc thậm chí không có hiệu quả vì tinh thần xung đột trong họ. Tại sao lại như thế? Bởi vì Đức Chúa Trời làm việc trong bầu không khí hòa bình, trong khi Satan và tay chân của nó lại hoạt động trong xung đột và hỗn loạn.

Tinh Thần Bực Tức

Điều thiết yếu là Hội thánh cần nhận được một sự mặc khải trong lĩnh vực này. Satan tích cực hoạt động để làm chúng ta bối rối và trở nên giận dữ với người khác. Satan biết đâu là mấu chốt và thời điểm nào cần hành động. Nên nhớ rằng Satan là một nhà chiến lược. Nó lên kế hoạch và không ngại âm thầm làm việc suốt một thời gian dài để có thể đạt được mục đích như mong muốn. Nó lừa dối mọi người, làm cho họ trở nên nghịch thù với nhau.

Satan thổi phồng những sự kiện tình cờ, biến những chuyện đó thành ra quan trọng hơn rất nhiều so với thực chất. Ai đó có thể phạm một lỗi lầm đơn giản nào đó với bạn, nhưng ma quỉ bảo bạn rằng anh ta phạm lỗi có mục đích. Ma quỉ làm cho bạn tin rằng anh ta đang âm mưu làm hại bạn, đang cố gắng xúc phạm bạn một cách có chủ đích. Nhưng thật ra, anh ta thậm chí không hề nhận ra anh ta đã xúc phạm bạn như thế nào.

Một phụ nữ tính tình dễ bị dao động có thể nghĩ rằng ông Mục sư không thân thiện với mình cho lắm trong lúc họ gặp nhau ở khu phố mua sắm. Cô ấy cho rằng dường như ông Mục sư “lịch sự một cách lạnh nhạt”, và muốn bỏ đi khỏi cô càng nhanh càng tốt. Vì thế cô ấy cảm thấy mình bị tổn thương, và cô ấy cứ sống trong tâm trạng bị tổn thương đó. Ma quỉ tấn công vào tâm trí cô ấy làm cô ấy nhớ lại những lần ông Mục sư không tỏ ra thân thiện với mình trước đó – ít nhất là ông ấy đã không thân thiện với mình như là đối với những người khác.
Cô ấy nghĩ: Ông ấy không thích mình. Thật vậy, rõ ràng là ông ấy khiếm nhã đối với mình. Ông ấy là một người chăn bầy của Đức Chúa Trời mà sao lại lạnh lùng như vậy.

Ma quỉ cứ tiếp tục tấn công cô ấy về chuyện đó, và rồi tới một lúc nào đó cố ấy không còn phân biệt đâu là thực chất, đâu là tưởng tượng. Sự việc đã bị thổi phồng quá lớn trong tâm trí cô ấy, và cô sống trong cơn thịnh nộ nội tâm.

Gia đình và bạn bè của cô ấy có thể muốn biết vấn đề gì đã xảy ra với cô ấy, nên họ hỏi cô ấy về điều đó. Mặc dù Đức Thánh Linh cố gắng bảo cô im lặng, nhưng cô vẫn kể lại sự việc đó cho họ. Bạn nên nhớ rằng, họ chỉ nghe câu chuyện từ một phía, hơn nữa, giờ đây sự việc cô ấy kể lại khác xa với những gì đã thật sự xảy ra.

Nhận xét của cô sẽ ảnh hưởng đến gia đình, bạn bè của cô, và người ta bắt đầu hỏi nhau xem họ có nghĩ rằng ông Mục sư không được thân thiện cho lắm hay không. Bây giờ thì họ giống như người Pharisi không ngừng theo dõi Chúa Jêsus mong tìm được một hành vi sai trái của Ngài để tố giác, họ theo dõi ông Mục sư và dò xem thái độ của ông ấy đối với họ như thế nào. Nếu ông mục sư không tích cực tỏ ra thân thiện với mọi người, họ sẽ xét đoán, chỉ trích và ngồi lê đôi mách với nhau về chuyện đó.

Ông mục sư cảm nhận được có vấn đề đang xảy ra. Ông cảm thấy bầu không khí căng thẳng trong những giờ nhóm, nhưng ông không biết đâu là nguyên nhân để có thể giải quyết. Sau vài tháng, tình huống này đã trở thành “ác mộng” của vị Mục sư. Một sự hiểu lầm nhỏ nhặt có thể bị thổi phồng lên thành một xung đột thật sự trong Hội thánh, làm ngăn trở sự xức dầu và ơn phước của Đức Chúa Trời.
Có thể vào cái ngày gặp người phụ nữ đó dưới phố, ông Mục sư không được khỏe. Có thể ông đã quá mệt hoặc đang bận tâm lo nghĩ về vấn đề tài chính cho chương trình xây cất nhà thờ của Hội thánh. Cũng có thể ông ấy trễ hẹn với ai đó nên đang vội, chỉ có thể chào xã giao với cô ấy mà thôi. Ông ấy không biết rằng người phụ nữ nhạy cảm này đã cảm thấy bị xúc phạm và tổn thương. Ông cũng không biết rằng cô ta bận rộn gieo rắc sự xung đột trong Hội thánh.

Nếu bạn cho rằng câu chuyện kể trên không thực tế cho lắm, bạn đã lầm. Những tai họa như thế thường xuyên xảy ra trong vương quốc của Chúa. Người ta cảm thấy bị xúc phạm bởi những chuyện nhỏ nhặt, và ma quỉ lợi dụng những trường hợp đó để mang xung đột vào Hội thánh. Công việc của Đức Chúa Trời bị đình trệ bởi vì Đức Thánh Linh chỉ hành động trong môi trường hòa bình. Ma quỉ yêu thích tình trạng xung đột, vì đó chính là môi trường hoạt động tốt nhất của nó.

Có lẽ tinh thần bực tức gây ra nhiều thiệt hại hơn so với những tinh thần khác. Nó là kẻ thù số một của tín đồ. Nó mở cửa cho hàng loạt nan đề sâu xa, nguy hiểm mà ít người biết cách giải quyết.

Những vấn đề như thế phát triển từ những Cơ Đốc Nhân xác thịt – những con người còn non nớt, sống theo cảm tính. Họ làm và nói theo đúng những gì họ “cảm thấy”. Họ không xử sự trong sự tự chủ, và không cầu xin Chúa giúp họ vượt qua sự tổn thương.

Đức Chúa Trời Muốn Chữa Lành Tình Trạng Dễ Tổn Thương ( Những Nỗi Bất An) Của Chúng Ta

Kinh Thánh thẳng thắn bảo chúng ta phải tha thứ cho những người làm tổn thương chúng ta- tha thứ nhanh chóng, thường xuyên và rộng lượng. Sự dễ tổn thương chính là gốc rễ nảy sinh vấn đề của người phụ nữ kể trên. Một người vững vàng hoặc đã trưỏng thành sẽ có cái nhìn hoàn toàn khác hẳn về sự việc đó.

Người dễ thương tổn luôn mang tâm trạng bị hắt hủi, họ cần rất nhiều hành vi thể hiện ra bên ngoài để bảo đảm rằng họ được chấp nhận. Họ không cảm thấy bản thân có giá trị vì thế họ khao khát điều đó từ phía bên ngoài. Họ cần người khác khẳng định sự chấp nhận họ bằng lời nói và hành động. Kẻ thù của chúng ta sử dụng những người đang có những vết thương hay vết sẹo lòng để khơi dậy những rắc rối. Dĩ nhiên, họ không có ý định gây rắc rối, họ chỉ muốn người khác làm cho họ cảm thấy dễ chịu hơn về chính họ mà thôi.

Tôi đã từng chạm trán với nhiều tình huống như thế trong suốt những năm làm công tác truyền giáo. Người ta cảm thấy bị xúc phạm bởi vì tôi đã không chú ý đến họ theo mức họ mong muốn. Tôi nghe thuật lại một phụ nữ nọ cảm thấy bị xúc phạm vô cùng và cho rằng tôi không thích bà ta chút nào cả. Khi chuyện đó đến tai tôi, tôi ngạc nhiên không kể xiết! Tôi thích người phụ nữ đó, và từ trước đến nay mỗi khi gặp bà tôi vẫn luôn tỏ ra thân thiện với bà ta. Thế nhưng bà ta nói với mọi người rằng tôi đã không chú ý đến bà như là đối với những người khác. Bà ta nói rằng tôi đã đi vượt qua bà ấy mà không nói một lời nào. Khi tôi nghe kể lại cái lần mà bà cho rằng tôi đã phớt lờ bà ấy, tôi mới vỡ lẽ ra rằng tôi không thấy bà ấy. Chắc chắn là tôi đã không thấy bà ấy!

Tôi hỏi Chúa tại sao Ngài không khiến tôi thấy bà ấy cũng như những người tương tự như bà ấy, Chúa bày tỏ cho tôi biết rằng Ngài đã “giấu” bà ấy để tôi không trông thấy. Ngài nói: “ Bà ta nghĩ rằng điều mà bà ta cần nhất trên đời là sự chú ý của con đối với bà ta, nhưng đó không phải là cái bà ta cần. Bà ta cần đặt niềm tin cậy vào Ta. Khi nào bà ta đã hoàn toàn đặt niềm tin vào Ta, Ta sẽ để cho bà ấy được chú ý bởi những người ngang hàng cũng như những người mà bà ta kính trọng.”

Điều này đã dạy tôi một bài học. Chúa muốn hành động trong đời sống chúng ta. Muốn làm được như thế, Ngài phải khơi gợi những vết thương cũ để có thể lau sạch chúng. Khi nào mà người phụ nữ kể trên còn dễ bị thương tổn bởi người khác, thì bà ta không bao giờ có thể trở nên mạnh mẽ được. Mỗi lần “sửa chữa” chỉ kéo dài thêm nan đề của bà ta, giống như dùng một mảnh băng nhỏ để băng bó một vết thương hiểm nghèo. Chúa muốn chữa lành vết thương của chúng ta, mà chúng ta cứ tiếp tục tự mình băng bó nó.
Tính dễ tổn thương là một loại thuốc độc ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đời sống người mang tính đó. Sự chữa lành chắc sẽ gây đau đớn, nhưng vẫn tốt hơn là cứ chịu tàn tật cảm xúc suốt đời như thế. Chúng ta phải học tin cậy Đức Chúa Trời vì Ngài biết chúng ta cần được chú ý đến ở phương diện nào.

Nếu ai đó không chú ý đến chúng ta với mức độ mà chúng ta nghĩ rằng mình đáng được như vậy, chúng ta nên có phản ứng như thế nào cho xứng đáng với tư cách người kính sợ Chúa ? Hãy xử sự một cách vị tha và thông hiểu. Hãy cho họ được quyền nghi nghờ. Luôn nhớ rằng tình yêu thương tin mọi sự (xem ICor 13:7).

Hãy làm cho người khác những gì bạn muốn người khác làm cho chính bạn. Bạn có muốn người khác xét đoán bạn một cách cay nghiệt, tỏ ra khó tha thứ cho bạn, nói xấu về bạn và gieo rắc xung đột trong Hội Thánh hoặc tổ chức của bạn không? Dĩ nhiên là không rồi! Và tôi cũng không muốn như thế. Bằng cách học theo gương Chúa Jêsus, chúng ta có thể duy trì sự bình an – có nghĩa là sự xung đột bị đuổi ra xa. Ngài sẽ xử sự thế nào nếu Ngài ở trong tình huống mà bạn đang đối diện?

Sứ đồ Phaolô khuyên tín hữu Hội thánh Galati phải lưu tâm đến vấn đề xung đột trong Hội Thánh.

“Vì cả luật pháp chỉ tóm lại trong một lời nầy: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình. Nhưng nếu anh em cắn nuốt nhau, thì hãy giữ, kẻo kẻ nầy bị diệt mất bởi kẻ khác” (Galati 5:14, 15).

Lời dạy của ông rất rõ ràng. Hãy cẩn thận với vấn đề xung đột. Nếu dung túng nó, nó sẽ lan rộng, và nếu nó lan rộng, nó có thể hủy hoại bạn và cả Hội Thánh.

Xung Đột Ngăn Trở Tiếng Gọi Của Chúa

Tôi biết một số người ngày nay không ở trong chức vụ ngày hôm nay vì họ đã trót cắn câu của ma quỉ, để cho xung đột xâm nhập đời sống họ. Họ đã từng được Chúa kêu gọi, thế nhưng không chỉ họ cho phép mà họ còn mời sự xung đột đến. Tôi nhớ lại một trường hợp đã hủy hoại nhiều người trong công tác truyền giáo của tôi cách đây vài năm. Tôi tin rằng những cá nhân tạo nên khởi đầu sự xung đột chính là những người bị tổn hại nhiều nhất. Qua trường hợp đó và một trường hợp khác nữa, tôi trực tiếp kinh nghiệm được những hiểm họa của sự xung đột.

Ở trường hợp đầu, tôi bắt đầu nhận ra một cảm giác “chết chóc” trong buổi họp mặt hàng tuần của tôi. Có một bầu không khí nặng nề bao trùm. Đó chính là cảm giác bạn nhận được khi ma quỉ đang được kích hoạt. Sau đó tôi nhận ra rằng có một sự im lặng đột ngột khi tôi bước vào nhóm người đang trò chuyện. Tôi có cảm giác lạ lùng là tôi đang xâm nhập một cách bất lịch sự.

Tôi cố gắng phá vỡ cảm giác đó vì tôi tin rằng những người này chính là những người bạn thân thiết của tôi đây mà. Những con người lâu nay rất thân thiết với tôi đột nhiên dường như tỏ ra không thoải mái khi có tôi giữa họ. Những bức tường vô hình đang được dựng lên tứ phía. Những người thường ăn trưa với tôi hôm nay không muốn đi ăn trưa với tôi nữa. Khi tôi nói với họ về những việc tôi muốn làm trong công tác truyền giáo hoặc chia sẻ với họ những điều mà tôi tin rằng Chúa đang nói với tôi, thì chỉ có một sự im lặng hay cảm giác khó chịu đáp lại thay vì sự đồng tình khuyến khích thường lệ. Họ cư xử cứ như là mọi người biết một điều gì đó mà tôi không biết, và không ai muốn nói cho tôi biết điều đó.

Có một điều gì đó còn hơn cả xung đột đang diễn ra. Sau này tôi biết rằng trong lúc đó sự lừa gạt, dối trá và những vấn đề liên quan đến nó cũng đang hoạt động. Khi sự thật được phơi bày, mà luôn luôn là như vậy, các mối quan hệ đã bị phá hủy và người ta lại sa sút trong mối tương giao cá nhân với Đức Chúa Trời. Tôi tin một cách có cơ sở rằng những chức vụ truyền giáo vĩ đại đã bị kẻ thù đánh lạc hướng bằng cách sử dụng hiệu quả công cụ xung đột.

Điều gì đã gây ra sự tàn hại đó? Một phụ nữ sau nhiều năm hành nghề phù thủy đã gia nhập Hội Thánh. Theo lời bà ta thì cuối cùng bà đã nhân ra tình trạng hư mất của mình, và bà đã được tái sinh, được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Kể từ đây, bà muốn sống một cuộc đời ngay thẳng. Mọi người đều vui mừng vì cớ người phụ nữ đó. Tất cả chúng ta đều muốn thấy những người trước kia bị trói buộc sâu xa trong quyền lực của ma quỉ nay được tự do.

Bà ta đã nhanh chóng tham gia vào các lĩnh vực trong công tác truyền giáo. Bà đi học trường Kinh Thánh nơi tôi có dạy ở đó một tuần ba lần. Bà tham dự những buổi họp mặt hàng tuần của Hội thánh. Bà gia nhập công tác truyền giáo mở rộng cho những người khuyết tật về tâm thần, và trung tín đến dự tất cả các giờ cầu nguyện sáng sớm của Hôi Thánh.

Mọi thứ trông như tiến triển tốt, nhưng tôi vẫn cảm thấy có cái gì đó không ổn. Tôi nói “cảm thấy”, tôi muốn nói về cảm nhận trong tâm linh chứ không phải về cảm xúc. Trong tâm linh, tôi đang kiểm chứng lại về người phụ nữ đó. Tôi không cảm thấy thoải mái khi ở bên cạnh bà ta, và muốn thoát khỏi bà ta mỗi khi bà ta đến gần.

Một ngày kia, trong giờ cầu nguyện lúc 6 giờ sáng, tôi đi ngang qua bà ta và bất giác rùng mình. Tâm linh tôi cảm nhận được bà ta đang cầu nguyện cho tôi – là điều mà tôi không muốn bà ta làm chút nào. Sau đó tôi phát hiện ra bà đang cầu nguyện, nhưng là cầu nguyện cho vương quốc tối tăm, buông ra những lời nguyền rủa, xung đột và đủ loại độc ác khác trên chức vụ của tôi.

Sự hỗn loạn tràn ngập bởi vì nhiều sự việc hoàn toàn không mang đăc trưng của Hội Thánh lại bắt đầu xảy ra trong Hội thánh. Nơi đâu cũng có sự kết tội những người lãnh đạo. Có quá nhiều lời nói dối trá và nói hành nhau. Thật khó mà biết được ai là người đáng tin. Nhiều tín hữu kỳ cựu bỏ nhóm, trong đó có cả những người đang giữ các chức vụ lãnh đạo trong các ban ngành.

Thật đáng ngạc nhiên, khi Hội Thánh bắt đầu rơi vào tình trạng hỗn loạn thuộc linh thì người phụ nữ phù thủy nói trên biến mất. Satan đã gieo rắc những lời dối trá của nó, và dựng lên một cuộc chiến tư tưởng giữa các thành viên trong Hội Thánh. Nó đã cám dỗ một số người phạm tội xét đoán và chỉ trích, và những người này cắn câu của nó. Họ nói xấu sau lưng người khác. Xung đột lan tràn ra, dòng chảy ngầm của sự giận dữ đã cuốn đi nhiều người theo nó.

Chúng tôi phải mất nhiều tháng để hàn gắn sự tan vỡ. Dần dần, mọi thứ bắt đầu bình thường trở lại. Ngày nay, Hội thánh đang phục hưng, và công tác truyền giáo của chúng tôi được Chúa ban phước mạnh mẽ. Không những chúng tôi đã đắc thắng sự tấn công của ma quỉ, mà chúng tôi còn trở nên mạnh mẽ hơn qua cuộc chiến đó. Chúng tôi đã học được một bài học, giúp chúng tôi tránh được bẫy của Satan nhiều lần kể từ đó.

Tuy nhiên, một số người có liên quan trong trường hợp đó đã rơi vào sự trì trệ và không tăng trưởng hơn nữa. Tôi đã kinh nghiệm một cách trực tiếp những mối hiểm họa của xung đột, và có một sự đề kháng quyết liệt thánh khiết trong tâm linh đối với sự xung đột đi tới mọi hình thức.

Xung Đột Ngăn Trở Sự Xức Dầu Của Đức Chúa Trời

Trường hợp thứ hai liên quan đến Hội thánh ân tứ đầu tiên mà chúng tôi đã tham gia. Sau vài tháng hoạt động, Hội Thánh tăng trưởng nhanh chóng và con số tín hữu nhóm lại lên đến trên 400 người. Ân tứ của Đức Thánh Linh được xem thấy rõ ràng. Sự xức dầu của Chúa và sự mặc khải sống động của Ngài tuôn tràn trên mọi người. Dường như Hội Thánh không có gì có thể chê trách được. Thế nhưng hiện nay Hội Thánh đó không còn tồn tại nữa. Chuyện gì đã xảy ra?

Chính là do xung đột! Trong trường hợp này nó đã bước vào qua ông và bà Mục sư của Hội Thánh. Họ rất dễ bị xúc phạm, và bực bội khi có ai đó cảm thấy Chúa kêu gọi mình rời Hội Thánh để đến nơi khác. Nếu họ tình cờ gặp lại những người đã rời Hội Thánh, họ tỏ ra lạnh nhạt với người đó.

Họ để cho sự khó tha thứ neo chặt trong lòng họ. Họ muốn “điều khiển” bầy chiên – chứ không phải chăn dắt. Nếu họ muốn ai đó tham gia vào một chương trình nào đó của Hội Thánh mà người này lại không đồng ý, họ sẽ dành cho người đó một thái độ hững hờ, lạnh nhạt.
Tôi đã bị sửa phạt và khai trừ vì nhiều nguyên do – mà một trong số đó là vì tôi đã dạy Kinh Thánh. Hai năm trước khi bắt đầu gia nhập Hội Thánh đó, Dave và tôi đã tổ chức một nhóm học Kinh Thánh tại nhà, và chúng tôi cứ tiếp tục duy trì nhóm này sau khi gia nhập Hội Thánh. Ông Mục sư nghĩ rằng Dave nên giảng dạy Kinh Thánh trong buổi học Kinh Thánh tại nhà. Bởi vì chúng tôi muốn vâng phục ý Chúa, nên Dave cố gắng giảng dạy, và tôi cũng cố gắng im lặng. Chẳng ai làm được việc gì cả. Tôi được kêu gọi giảng dạy, chứ không phải là Dave. Cho dù con người nói hoặc suy nghĩ như thế nào đi chăng nữa, chỉ khi nào chúng ta làm đúng chức năng Chúa dành cho chúng ta, công việc Ngài mới tiến triển tốt được.

Vào một mùa Giáng sinh, tôi muốn mua 10.000 chứng đạo đơn và tổ chức một nhóm phụ nữ phát sách ở một khu phố buôn bán mỗi tuần một lần. Tôi tin rằng Chúa đã đặt ý tưởng đó trong lòng tôi. Tất cả những người phụ nữ là bạn tôi, và số chứng đạo đơn được mua bằng tiền của cá nhân tôi. Mục tiêu của tôi là phát hết số đó trong 6 tuần. Tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể trao chúng tận tay những người đi mua sắm hoặc đặt chúng trên kính trước của những xe hơi đậu trong bãi để xe cho đến khi nào hết số đó thì thôi. Có điều là tôi đã làm điều đó mà không xin phép của ông Mục sư!

Ông Mục sư sửa phạt tôi, nói rằng tôi sẽ phá vỡ hôn nhân nếu tôi không chịu vâng phục chồng tôi. Thế nhưng không phải Dave có vấn đề với tôi, mà chính ông Mục sư mới là vấn đề.

Một lần khác tôi đã bị sửa phạt vì đuổi quỉ. Cuối cùng, tên chúng tôi đã bị gạch bỏ khỏi bảng thông báo danh sách những gia đình tín hữu được tổ chức giờ học Kinh Thánh hằng tuần. Đây cũng chính là cách đối xử dành cho nhiều tín hữu khác trong Hội Thánh. Ong mục sư nghĩ rằng ông đã làm đúng, nhưng thật ra với cách xử lý tình huống như thế, ông đã mở cửa cho sự xung đột bước vào Hội Thánh.
Dave và tôi muốn rời Hội Thánh đó đến hầu việc chúa ở nơi khác, nhưng Chúa liên tục bảo chúng tôi không được ra đi với lòng giận dữ và không tha thứ. Lúc đó chúng tôi là những Cơ Đốc Nhân trẻ tuổi, nhưng chúng tôi biết rằng tốt hơn cả là chúng tôi đừng chứa chấp trong lòng những suy nghĩ nặng nề về ông Mục sư và những người lãnh đạo Hội Thánh.

Tuần này sang tuần khác, chúng tôi chờ đợi Chúa khai phóng cho chúng tôi. Tuần này sang tuần khác, chúng tôi thấy số người nhóm lại giảm dần. Một ngày kia, trong giờ tĩnh nguyện tôi có một khải tượng là tôi đang tham dự một đám tang. Tôi không hiểu hết toàn bộ ý nghĩa của khải tượng, nhưng tôi nhận ra rằng đó là đám tang của Hội Thánh. Hội Thánh đang chết dần. Cuối cùng khi Chúakhai phóng chúng tôi, chỉ còn khoảng 100 người nhóm lại. Con số đó cứ nhỏ dần cho đến số 0, và Hội Thánh phải bị đóng cửa.

Chuyện gì đã xảy ra? Đó là xung đột đã bước vào và phá hủy Hội Thánh. Dù vậy, chức vụ của ông mục sư đã được giải cứu, sau đó ông được Chúa dùng trong các công tác truyền giáo khác.

Satan Tấn Công Các Con Đỏ

Khi tôi nhìn lại trường hợp nói trên, cũng như nhìn vào những thành viên của Hội Thánh đó, tôi ngạc nhiên nhận ra rằng trong số những người có liên quan chuyện đó, có nhiều người ngày nay đang nắm giữ những công tác truyền giáo tầm cỡ của đất nước.

Satan đãtung ra một đợt tấn công lớn. Nhiều chức vụ truyền giáo thậm chí chưa được sinh ra – có thể chỉ mới hình thành trong lòng của Chúa. Số khác thì đang ở trong giai đoạn sơ sinh. Ma quỉ muốn hủy diệt những chức vụ truyền giáo này trước khi họ có thể hủy diệt nó. Nó muốn tấn công và hy vọng nuốt được những người còn non trẻ. Nó tấn công những con đỏ và những đứa bé đi chập chững trong nước Chúa, vì những người này chưa biết cách phòng vệ chính mình.

Tôi cảm tạ Chúa không xiết kể vì Ngài khiến ai đó luôn cầu thay cho tôi. Có thể tôi không bao giờ biết những người đó là ai, nhưng tôi biết rằng những lời cầu thay đó đã cứu chúng tôi khỏi sự tàn phá của vấn đề xung đột không chỉ một lần. Đừng bao giờ quên khả năng hủy hoại của sự xung đột. Nó phá hủy hôn nhân và các mối quan hệ khác ở mọi mức độ. Nó phá hủy Hội Thánh và những tổ chức truyền giáo ngoài Hội Thánh. Nó phá hủy các doanh nghiệp. Và nó phá hoại sức khỏe của con người.

Xung đột là kẻ cắp giỏi nhất chuyên đánh cắp sự bình an. Nếu bạn có thể học biết cách nhận ra và đối phó với nó, bạn sẽ ngăn chặn được nhiều sự phá hoại có chủ ý. Chúng ta hãy xem xét một lĩnh vực khác mà xung đột hủy hoại – đó là sức khỏe thể xác của chúng ta.

XUNG ĐỘT ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO ĐẾN SỨC KHỎE CỦA CHÚNG TA?

Xung đột mang đến sự căng thẳng, và sự căng thẳng dẫn đến bệnh tật. Chúng ta là những chiếc bình được Chúa dựng nên để chứa đựng sự công bình, bình an và vui vẻ. Chúa không bao giờ tạo nên chúng ta để chứa đựng xung đột, lo lắng, thù ghét, cay đắng, bất bình, không tha thứ, thịnh nộ, giận dữ, ganh tị, lộn lạo và mọi thứ hỗn loạn khác. Thân thể chúng ta được dựng nên để chịu đựng được nhiều hình phạt mà vẫn sống sót, nhưng nếu chúng ta chất chứa đủ mọi thứ ác trong đền thờ của Chúa, chúng ta sẽ làm thiệt hại nó.

Ngày nay, hàng ngàn và hàng ngàn người đang mắc bệnh. Càng ngày càng có nhiều kiểu bệnh tật hơn. Tôi tin rằng rất nhiều bệnh đã bị gây ra bởi sự không thanh thản (tác giả chơi chữ: disease có nghĩa là bệnh tật, khi tách ra thành dis-ease lại có nghĩa là không thanh thản – ND). Những triệu chứng và căn bệnh là có thật, nhưng nguyên nhân gốc rễ là sự căng thẳng. Cuối cùng thể xác của chúng ta sẽ suy sụp hoàn toàn do căng thẳng.

Hậu Quả Của Cơn Giận Dữ

Xung đột gây ra phần lớn trạng thái căng thẳng trong cuộc sống chúng ta. Về phương diện thể xác, không có gì làm khổ tôi hơn là sự giận dữ hoặc bực bội – nhất là khi tôi chất chứa điều đó trong một thời gian dài. Không có gì để nghi ngờ cả khi Kinh Thánh nói:
“Ví bằng anh em đương cơn giận, thì chớ phạm tội; chớ căm giận cho đến khi mặt trời lặn,” (Eph Ep 4:26)
“Hỡi anh em yêu dấu, anh em biết điều đó: người nào cũng phải mau nghe mà chậm nói, chậm giận” (Gia co1:19).

Trong những năm đầu tiên của cuộc hôn nhân, tôi thường giận dữ và giận dai dẳng nhiều ngày, đôi khi nhiều tuần. Dường như giận dữ và bực bội khiến tôi trở nên mạnh mẽ, đầy nghị lực trong một lúc nào đó, nhưng khi cơn giận lắng xuống, tôi có cảm giác rằng ai đó đã rút cái nút để rút cạn khô năng lượng của mình.

Một số người ăn nhiều hơn khi giận dữ, như là một cách nói: “Tôi sẽ cho anh biết tay”. Một số người khác ăn để tự an ủi mình khi họ bị tổn thương. Tôi luôn luôn ăn mất ngon mỗi khi bực bội, giận dữ. Điều đó thật tốt cho tôi, nếu không tôi đã bị béo phì, vì hầu như lúc nào tôi cũng bực bội.

Suốt thời gian đó, hầu như lúc nào tôi cũng cảm thấy có bệnh. Nhưng tôi không bao giờ biết rằng những cảm giác bệnh tật có liên hệ với sự giận dữ của mình – và tôi ngờ rằng đa số người khác cũng làm như tôi. Tôi nhức đầu, đau lưng, đau ruột và cảm thấy nhức nhối ở cổ và vai. Bác sĩ khám nghiệm nhưng không tìm thấy trục trặc gì trong cơ thể tôi. Ông ấy kết luận rằng có thể tôi bị căng thẳng. Tôi càng giận dữ hơn. Tôi biết rằng tôi bị bệnh, và với tất cả những gì tôi biết, tôi cho rằng không phải trạng thái căng thẳng gây ra bệnh tật.
Tôi đã là một người rất sôi nổi. Tôi sống với một nhiệt tâm mãnh liệt. Khi tôi dọn dẹp nhà cửa, tôi làm tới nơi tới chốn, và nếu có ai làm bừa bộn, tôi sẽ rất giận dữ. Tôi muốn có một ngôi nhà để nhìn ngắm – chứ không phải để ở. Tôi biết cách làm việc, nhưng tôi lại không biết cách sống.

Tôi xung đột với chính mình, với Dave, với con cái, với những thành viên khác của gia đình, với hàng xóm và thậm chí với Đức Chúa Trời. Tôi che chắn một cách hiệu quả điều đó với những người mà tôi muốn gây ấn tượng, nhưng cuôc sống nội tâm của tôi hầu như luôn luôn trong trạng thái rối loạn. Cho dù chúng ta có che giấu những chuyện đó với người khác hiệu quả như thế nào đi chăng nữa, sự phá hoại vẫn diễn ra bên trong cơ thể và tinh thần của chúng ta nếu chúng ta cứ sống trong sự căng thẳng liên tục.

Hậu Quả Của Sự Căng Thẳng Thái Quá

Sự căng thẳng có thể là căng thẳng thần kinh, cảm xúc hoặc cơ thể vật lý. Căng thẳng trong nguyên nghĩa là một thuật ngữ kỹ thuật. Các xà nhà có thể chịu được một lực căng bao nhiêu để giữ cho ngôi nhà khỏi đổ sập xuống? Ngày nay có nhiều người bị nát hơn là những toà nhà! Chúa đã dựng nên chúng ta một cách kỳ diệu. Chúng ta được dựng nên để có thể xử lý – và xử lý tốt sự căng thẳng ở một lượng thông thường.

Mỗi người đều có vài sự căng thẳng nào đó. Nếu bạn bước ra khỏi căn nhà ấm áp khi thời tiết bên ngoài lại rét buốt, thì việc đó sẽ tạo ra một sự căng thẳng về nhiệt độ trong cơ thể bạn. Có sự căng thẳng thần kinh ở mức độ nào đó trong công việc của mỗi người. Con trai chúng tôi là David, làm việc cho chúng tôi trong công tác truyền giáo, đã nói rằng tinh thần cậu ta mệt mỏi biết bao khi trở về nhà sau một ngày làm việc. Công việc của nó đòi hỏi sự suy nghĩ rất nhiều, và nó cần nhiều thời gian thư giãn tâm trí khi trở về nhà.

Chúng tôi đi nhiều trong các chương trình truyền giáo mở rộng, và tôi trở nên mệt mỏi. Thông thường tôi chia xẻ ở nhiều buổi nhóm họp vào mỗi cuối tuần, và tôi trở về nhà mệt lừ. Tôi đang làm những gì Chúa kêu gọi tôi làm, nhưng điều đó lại tạo ra sự căng thẳng thể xác ở một mức độ thông thường. Sự căng thẳng trong mỗi trường hợp như thế là điều không thể tránh khỏi, nhưng chúng ta phải nhận ra rằng điều tuyệt đối quan trọng là chúng ta cần một thời gian yên tĩnh và nghỉ ngơi thích hợp để tái tạo năng lượng đã sử dụng hết.

Rõ ràng là theo sự thiết lập của Chúa, con người chỉ nên làm việc trong sáu ngày rồi nghỉ ngày Sabát – một ngày trong bảy ngày để hoàn toàn nghỉ ngơi khỏi công việc mình (xem Xuat 20:8-10). Chính Chúa cũng nghỉ ngơi sau sáu ngày làm công việc sáng tạo vũ trụ (xem Sang 2:2).

Chúng ta có thể xử lý những căng thẳng thông thường, nhưng khi công việc quá nhiều, chúng ta thường hy sinh sức khỏe của mình. Trong thế giới ngày nay, số người cảm thấy tồi tệ nhiều hơn số người cảm thấy khỏe khoắn. Người ta mòn mỏi, mệt lừ và kiệt sức. Họ có ít hoặc không còn năng lượng. Họ không thể đi bộ xa quá, và không dám nghĩ đến chuyện chạy bộ. Hầu hết đều quá mệt mỏi khi leo lên các bậc thang, và một chuyện đơn giản như là rửa một chậu đầy chén bát cũng có thể làm cho ai đó mệt nhoài.

Y học đã đặt tên cho đủ loại bệnh tật của các căn bệnh hiện đại này, nhưng tôi cho rằng cội rễ của nhiều chứng bệnh là do thiếu sự bình an mà Chúa Jêsus khuyến khích chúng ta hãy sống trong sự bình an đó.

Chính thế giới chúng ta đang sống đây là một nơi đầy căng thẳng. Tiếng ồn đang gia tăng đến một mức độ báo động. Cách đây vài năm bạn có thể dừng lại bên cạnh một chiếc xe hạ cửa kính và nghe một bài hát nhẹ nhàng hoặc vui nhộn nào đó, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn một chút. Thậm chí bạn có thể trao đổi nụ cười hoặc vẫy tay chào người lái chiếc xe đó, dù bạn chưa từng biết anh ta trước đó.
Nhưng hiện nay, âm thanh oang oang phát ra từ nhiều chiếc xe hơi chỉ gây thêm căng thẳng. Chỉ riêng cường độ âm thanh thôi cũng đã có thể khiến một người ôn hòa muốn hét lên, còn âm nhạc thì giống như tiếng hét điên dại của một người nào đó vừa chứng kiến một cảnh tượng kinh hoàng. Âm thanh dường như kêu gọi sự phản loạn sâu xa nhất ẩn giấu trong tâm hồn con người.

Nụ cười hoặc cái vẫy tay của bạn có thể mang đến sự kết tội không lường trước được cho bạn. Nếu bạn nhìn ai đó khá lâu, người đó có thể hét lên những lời tục tĩu về phía bạn. Đừng trông mong sự nhã nhặn trên đường phố, nhưng phải hết sức cẩn thận với những chiếc xe phóng như điên trước mặt bạn và cắt ngang đường bạn.

Mọi người đều vội vã. Điều đáng buồn là họ chẳng đi đến đâu cả, mà họ lại không biết điều đó. Tất cả những thứ nói trên đã tạo ra một môi trường không có sự bình an. Bầu không khí của thế giới ngày nay được tăng nạp những thứ nhiên liệu xung đột và căng thẳng.
Nhiều gia đình đang kinh nghiệm thế nào là áp lực tài chính. Một cuộc sống bình thường thường đòi hỏi hai nguồn thu nhập, vì thế cả cha lẫn mẹ phải đi làm, hoặc có thể người cha làm hai công việc. Nhiều phụ nữ không chồng mà có con phải làm hai hoặc ba công việc để thanh toán các chi phí, và còn hàng núi công việc nội trợ phải làm vào buổi tối.

Sự Căng Thẳng Do Satan Đưa Đến

Những người mệt mỏi dễ xuôi tay đầu hàng trước cám dỗ hơn là những người đã được nghỉ ngơi. Những người mệt mỏi mau nổi giận hơn. Họ thiếu kiên nhẫn hơn và dễ nổi cơn thịnh nộ hơn. Không cần phải là thiên tài mới có đủ khả năng nhận ra kế hoạch của Satan. Hãy nhớ rằng Satan âm mưu, lập kế hoạch và sắp xếp các thủ đoạn. Nó hoạch định kế hoạch phá hại bạn, và lừa dối bạn để bạn không nhận ra kế hoạch của nó ngay.

Tôi đã kinh nghiệm rất nhiều sự căng thẳng trong những ngày đầu tiên làm công tác truyền giáo. Tôi cảm thấy trách nhiệm đè nặng trên vai. Hầu như lúc nào tôi cũng nghĩ đến những vấn đề có thể xảy ra. Nguồn hỗ trợ tài chính đến từ đâu? Làm sao tôi có thể được mời nói chuyện khi người ta không biết tôi là ai? Làm thế nào tôi có thể bước vào chương trình phát thanh được? Tôi sống trong sợ hãi và suy luận theo cách con người – tôi đã sống trong sự căng thẳng. Sự căng thẳng thường gây xung đột giữa Dave và tôi.

Cái chính yếu là tôi đang xung đột với những hoàn cảnh của mình. Dường như công việc lúc nào cũng chậm hơn ý muốn của tôi. Tôi có một khải tượng nhưng nó lại không tiến triển theo thời khóa biểu của tôi. Tôi cố gắng làm việc này trước, rồi kế đến là việc nọ, nhưng tất cả đều không mang lại hiệu quả gì cả.

Tôi có bày tỏ sự căng thẳng của mình trong một chừng mực nào đó trước mặt Dave và các con, nhưng tôi giấu nó trước mặt những người có liên quan trong công tác truyền giáo với tôi, hoặc với những người tôi muốn gây ấn tượng về đức tin vĩ đại của tôi. Về sau tôi đã học biết rằng sống bởi đức tin có nghĩa là bước vào sự yên nghỉ của Chúa (xem Heboro 4:3).

Nhưng việc che giấu cảm xúc của mình đã không giúp tôi ngăn ngừa sự thiệt hại. Tôi đến phòng mạch bác sĩ thường xuyên, và ông ta cứ bảo tôi rằng tôi sống trong tình trạng căng thẳng. Tất cả các bác sĩ khác cũng nói với tôi: “Thưa bà, bà đã không nhận thức được công việc của bà căng thẳng đến mức nào”.

Họ bảo với tôi như thế, nhưng tôi không tin họ. Tôi biết Đức Chúa Trời đã gọi tôi vào công tác truyền giáo trọn thời gian, nhưng tôi vẫn phải học cách thực hiện công tác một cách bình an. Thể xác tôi đang trả giá. Tôi sống dưới sự căng thẳng, và điều đó làm tôi bệnh. Ngày nay tôi mới có thể thấy rõ ràng rằng những gì các bác sĩ bảo tôi thật chính xác.

Chúng ta không thể sống chung đụng với con người trong thế giới này mà lại không có sự căng thẳng ở một mức độ nào đó. Vấn đề không phải là “Bạn có bị căng thẳng không?” – vì ai cũng có. Nhưng vấn đề là “Bạn có đang quản lý sự căng thẳng của bạn không? Bạn có đang đo lường để tránh những căn thẳng quá sức của bạn chăng? Bạn có đang nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, cười nhiều và giao phó mọi âu lo cho Chúa chăm sóc không? Bạn có đang mất quân bình không? Bạn có đang sống trong những thái cực không? Bạn có thường giận dữ không? Khi giận, cơn giận của bạn kéo dài bao lâu?”

Phản Ứng Của Cơ Thể Chúng Ta Đối Với Sự Căng Thẳng

Mỗi khi bạn bực bội, mỗi khi cảm xúc của bạn sôi sục lên đến cực điểm, các cơ quan nội tạng của bạn phải hoạt động khó khăn hơn để điều tiết sự căng thẳng của cơ thể. Quá trình đó kéo dài một lúc nào đó, và khi các cơ quan này bắt đầu kiệt sức, chúng sẽ tỏ ra các dấu hiệu của sự căng thẳng mà chúng đã chịu đựng.

Tôi muốn chia sẻ với bạn những gì cơ thể bên trong của bạn trãi qua mỗi khi bạn bực tức. Tôi không phải là bác sĩ, nhưng bằng những thuật ngữ của riêng tôi, tôi sẽ cố gắng giải thích những gì xảy ra lúc đó. Khi sự căng thăng tấn công bạn, cơ thể của bạn sẽ báo động để phòng vệ bản thân trước những mối đe doạ. Ngay cả việc nghĩ đến một sự việc gây bối rối hoặc một mối hiểm nguy tưởng tượng cũng có thể làm cơ thể báo động. Một chuỗi phản ứng bên trong cơ thể sẽ được kích hoạt, và chúng ta được chuẩn bị sẵn để chiến đấu với hiểm nguy hoặc bỏ chạy. Điều này gọi là đánh hay chạy trốn.

Tác nhân gây căng thẳng sẽ gửi một thông điệp đến não của bạn qua tuyến yên và hệ thần kinh. Não bộ của bạn truyền lệnh báo động xuống tuyến thượng thận, tuyến này tiết ra những kích thích tố như adrenalin, tăng nhịp tim, tăng huyết áp, gửi đường glucose tới các bắp thịt và tăng lượng cholesterol. Mối đe doạ của sự căng thẳng khởi động một chuỗi phản ứng phức tạp để trang bị cách đối phó cho chúng ta, “đánh hay chạy” – tấn công lại cái đang đe dọa hay chạy trốn khỏi nó.

Cơ thể nói với các cơ quan nội tạng rằng: “Tôi đang bị tấn công! Hãy giúp tôi đánh lại nó, hoặc chạy trốn nó. Tôi cần thêm sức lực và năng lượng để giúp tôi trong trường hợp khẩn cấp này!”. Các cơ quan bắt đầu giúp đỡ cơ thể. Chúng được trang bị để đối phó với những tình huống khẩn cấp. Nhưng nếu một người cứ sống trong tình trạng khẩn cấp liên miên, các cơ quan này sẽ kiệt sức.

Đến một lúc nào đó các cơ quan nội tạng kiệt quệ vì phải cố gắng đối phó mãi với các trường hợp khẩn cấp, nên bây giờ chúng không còn khả năng xử lý ngay cả những căng thẳng thông thường. Đùng một cái, người đó suy sụp! Đối với một số người, đó là bệnh về tâm thần; một số khác bệnh về cảm xúc. Nhưng đa số người bị tác động về phương diện sức khỏe thể chất.

Đây là một ví dụ minh họa. Lấy một sợi dây cao su và căng nó ra hết mức, rồi để nó chùng trở lại. Làm đi làm lại việc đó nhiều lần. Sau một lúc, bạn sẽ thấy rằng sợi dây cao su mất dần tính đàn hồi và trở nên mềm nhão. Cứ tiếp tục làm như thế thì cuối cùng, sợi dây đứt. Nếu chúng ta căng thẳng quá và căng thẳng nhiều lần quá, thì chúng ta cũng giống như thế.

Cuối cùng, bệnh tật đến. Người ta nói rằng: “Tôi không biết có vấn đề gì, nhưng tôi không cảm thấy khỏe”. Họ nhức đầu, đau lưng, đau cổ và vai, nhức mỏi, loét bao tử, đau đường ruột và đủ thứ bệnh tật khác. Khi họ nói cho bác sĩ họ thấy trong người như thế nào, bác sĩ bảo rằng họ “suy yếu kích thích tố” hay một loại “virus” nào đó tấn công.

Trong nhiều trường hợp nguyên nhân gốc rễ là do nhiều năm sống trong căng thẳng, xung đột. Sự căng thẳng gây ra bệnh tật bằng cách phá hủy hệ đề kháng miễn dịch khiến cơ thể người đó không thể đánh thắng các loại vi trùng và các bệnh lây nhiễm. Nói đơn giản là các cơ quan nội tạng kiệt sức, và rồi người đó “cảm thấy” kiệt sức.

Sống Tích Cực

Những suy nghĩ, lời nói và cảm xúc tiêu cực gây ra căng thẳng, và căng thẳng có thể dẫn đến bệnh tật. Những suy nghĩ, lời nói, và cảm xúc tích cực mang đến sự khỏe mạnh và chữa lành. Hãy xem xét năm câu Kinh Thánh sau đây:

Lòng bình tịnh là sự sống của thân thể; còn sự ghen ghét (ganh tị, phẫn nộ) là đồ mục của xương cốt (Cham Ngon 14:30).
Phẫn nộ là bạo lực, bất bình, giận dữ. Người phẫn nộ có nghĩa là người đang rất giận dữ. Phẫn nộ như thế gây ra bệnh tật vì sự rối loạn cảm xúc có thể hủy hoại một sức khỏe tốt và một thân thể tráng kiện. Một tâm hồn yên tĩnh và bình an cung cấp sức khỏe cho cả thân thể.

Hỡi con, hãy chăm chỉ về các lời ta, khá nghiêng tai nghe những bài giảng thuyết ta. Các lời ấy chớ để xa khỏi mắt con, hãy giữ lấy nơi lòng con. Vì lời ấy là sự sống cho người nào tìm được nó, và sự khỏe mạnh cho toàn thân thể của họ (4:20-22).

Cái gì mang đến và cung cấp sự chữa lành và sức khỏe? Hãy suy gẫm Lời Chúa và đừng suy nghĩ đến những gì gây căng thẳng. Chúa Jêsus là sự bình an của chúng ta. Ngài cũng là Lời Hằng Sống. Khi chúng ta vâng giữ lời Chúa, sự bình an dư dật, tuôn chảy như một dòng sông.

3. Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va, Chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con; Phàm trong các việc làm của con, khá nhận biết Ngài, Thì Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo của con. Chớ khôn ngoan theo mắt mình; Hãy kính sợ Đức Giê-hô-va, và lìa khỏi sự ác: Như vậy, cuống rốn con sẽ được mạnh khỏe, Và xương cốt con được mát mẻ. (3:5-8).

Khi tâm trí bình tịnh, sức khỏe được giữ gìn. Người khôn ngoan tin cậy Đức Chúa Trời hơn là cứ lo lắng. Tôi đã trải qua nhiều năm lý luận và cố gắng toan tính mọi thứ, và điều đó ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe của tôi. Ở tuổi 52, tôi lại cảm thấy khỏe khoắn hơn nhiều so với lúc tôi 35 tuổi. Tại sao? Bởi vì tôi không còn lo lắng nữa. Tôi đã học cách giao phó chính mình cho Đức Chúa Trời chăm sóc để tôi không còn phải triền miên sống dưới áp lực nữa.

Học giao phó mọi mối lo của tôi cho Chúa cũng giúp Dave và tôi ngăn ngừa xung đột với nhau. Hồi xưa, tôi cố gắng bắt buộc Dave phải quan tâm đến mọi thứ theo cách của tôi. Bây giờ tôi đã nhường bước và cầu xin Chúa thay đổi những gì cần thay đổi nơi tôi.
Lời vô độ đâm xoi khác nào gươm; nhưng lưỡi người khôn ngoan vốn là thuốc hay (12:18).

Ăn nói vô độ thường gây tranh cãi. Cụm từ “đâm xoi khác nào gươm” mô tả những lời nói xúc phạm gây thương tổn cho người khác. Nhưng người khôn ngoan có thể dùng môi miệng mình mang đến sự chữa lành. Hãy để cho môi miệng của bạn đầy Lời Chúa chứ không phải là lời của riêng bạn. Sức khoẻ của bạn sẽ tăng lên! Tôi biết vì chính tôi đã trải qua điều đó.
Lòng vui mừng vốn một phương thuốc hay; còn trí nao sờn làm xương cốt khô héo (17:22).

Câu Kinh Thánh này hết sức giản dị, rõ ràng. Một người sung sướng, thanh thản và vui mừng sẽ mạnh khỏe. Một người giận dữ không vui vẻ cũng không sung sướng; và thường là người đó cũng không mạnh khỏe.

Chúa Jêsus đã cho chúng ta một câu trả lời về những tác nhân có tiềm năng gây căng thẳng trong đời sống.

“Ta đã bảo các ngươi những điều đó, hầu cho các ngươi có lòng bình yên trong ta. Các ngươi sẽ có sự hoạn nạn thử thách, nản lòng, thất vọng trong thế gian, nhưng hãy cứ vững lòng, ta đã thắng thế gian rồi!” Ta đã tước lột mọi quyền năngcủa nó nhằm làm hại các ngươi và Ta đã chiến thắng nó cho các ngươi rồi. Bản diễn ý của tác giả) (Giang 16:33)

Những tác nhân gây căng thẳng như giao thông, nghề nghiệp, con cái và các mối quan hệ không đủ sức làm hại bạn nếu bạn giữ bình tĩnh và vui vẻ. Chắc chắn là Chúa Jêsus không để chúng ta ở một thế giới có quyền lực khiến chúng ta bệnh mà lại không cung cấp cho chúng ta giải pháp để chiến thắng. Sự căng thẳng hiện diện trong thế gian, nhưng Chúa hiện diện trong chúng ta.
“Đấng ở trong các con là lớn hơn kẻ ở trong thế gian” (IGiang 4:4).

Nhưng sự căng thẳng của thế gian không phải là sự căng thẳng duy nhất ảnh hưởng đến đời sống tín hữu. Đôi khi nguồn gốc của sự căng thẳng ở bên trong chúng ta – chúng ta có sự xung đột với chính mình.

Joyce Meyer