KINH THÁNH TÂN ƯỚC

Tác giả: 9 người đầy dẫy Đức Thánh Linh.

Thời kỳ hình thành: Khoảng 45 SC-95 SC

Mục đích: Để bày tỏ cho nhân loại biết rằng họ có thể trở về với Đức Chúa Trời, được phục hồi và nhận món quà của Ngài là sự sống đời đời.

Có thể dùng sách này vào những trường hợp nào?

Kinh Thánh Tân Ước

Ma-thi-ơ

Mác

Lu-ca

Giăng

Công Vụ Các Sứ Đồ

Rô-ma

1Cô-rinh-tô

2Cô-rinh-tô

Ga-la-ti

Ê-phê-sô

Phi-líp

Cô-lô-se

1Tê-sa-lô-ni-ca

2Tê-sa-lô-ni-ca

1Ti-mô-thê

2Ti-mô-thê

Tít

Phi-lê-môn

Hê-bơ-rơ

Gia-cơ

1Phi-e-rơ

2Phi-e-rơ

1Giăng

2&3 Giăng

Giu-đe

Khải Thị

Để dùng sách này vào những trường hợp nào?

Mỗi chương trong sách này gồm 4 phần:

Tản mạn

Thâm nhập

Trọng tâm

Thực hành.

• Nếu là người phục vụ trong tư cách tín hữu bạn có thể dùng sách này làm sách nghiên cứu bồi linh trong 27 ngày hoặc 27 tuần.

• Nếu đang hướng dẫn người khác học Kinh Thánh, bạn có thể giúp học viên nắm vững Kinh Thánh Tân Ước.

• Nếu mới bắt đầu nghiên cứu Kinh Thánh, nhờ sách này bạn có thể gặt hái được những hiểu biết căn bản về Kinh Thánh Tân Ước.

• Nếu đã có vốn liếng nhiều về Kinh Thánh, nhờ sách này bạn có thể tập tành nghiên cứu Kinh Thánh theo chủ đề và có hệ thống.

• Nếu đang dạy lớp Kinh Thánh Chúa Nhật, bạn có thể dựa vào sách này mà soạn 27 bài dạy để dùng trong 27 Chúa Nhật.

• Nếu đang làm mục sư, bạn có thể dùng sách này làm tư liệu để soạn 27 bài giảng.

• Nếu đang dạy trong trường Kinh Thánh, bạn có thể dùng sách này làm sách giáo khoa đại cương.

• Nếu đang làm truyền giáo, giáo sĩ, bạn có thể chuyển ngữ sách này và cải biên cho thích hợp với đối tượng độc giả tại những nơi thiếu sách giáo khoa về Tân Ước.

Nếu không định tuần tự nghiên cứu trọn bộ Tân Ước, bạn có thể chọn ra những sách đáp ứng những vấn đề trong thực tế của bạn. Ở cuối sách, trong bảng mục lục có liệt kê “đối tượng” mà sách này phục vụ. Đức Chúa Trời sẽ ban cho bạn một sự nhận thức mới mẻ về Kinh Thánh Tân Ước.

KINH THÁNH TÂN ƯỚC

Tác giả: 9 người đầy dẫy Đức Thánh Linh.

Thời kỳ hình thành: Khoảng 45 SC -95 SC

Mục đích: Để bày tỏ cho nhân loại biết rằng họ có thể trở về với Đức Chúa Trời, được phục hồi và nhận món quà của Ngài là sự sống đời đời.

Độc giả: Tất cả những người muốn sống một cuộc sống có ý nghĩa, toại nguyện, được sự sống đời đời, được hoà thuận với Đức Chúa Trời, với người khác và với chính mình.

Thâm nhập

Tân Ước gồm ba phần. Phần thứ nhất: sách Phúc Âm (Tin Lành) và sách Công Vụ. Phần thứ hai: các sách từ Rô-ma đến Giu-đe. Phần thứ ba là sách cuối cùng: Khải Thị. Năm sách trong phần thứ nhất là các sách lịch sử. Hai mươi mốt sách trong phần thứ hai đều là các bức thư (còn gọi là các thư tín) . Phần thứ ba là sách tiên tri duy nhất trong Tân Ước.

I. Tin nơi Đấng sáng lập Hội Thánh Bài học chính từ bốn sách Phúc Âm và sách Công Vụ, là chúng ta phải tin nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu là Đấng đã sáng lập Hội Thánh thông qua sự chết và sống lại của Ngài vì cớ tội lỗi chúng ta. Tác giả sách Ma-thi-ơ nhắm đến thành phần sùng đạo, giãi bày cho họ hiểu rằng họ không cần phải nỗ lực xây dựng công bình riêng. Nhưng duy nhất một điều họ cần làm là tiếp nhận sự công nghĩa của Chúa Cứu Thế để được vào thiên đàng.

Sách Mác nhắm đến thành phần sợ bị bắt bớ vì cớ tin và truyền bá Phúc Âm. Ông Mác bảo đảm với chúng ta rằng chính Đức Chúa Trời sẽ ban sự sống đời đời cho tất cả những người tin Ngài. Và Ngài sẽ ban thưởng cho tất cả những người truyền bá Phúc Âm (Tin Lành).

Sách Lu-ca nhắc đến giới Cơ Đốc nhân có địa vị cao. Họ cần hiểu tấm lòng của Đức Chúa Trời đối với tội nhân đang bị hư mất trên toàn thế giới. Ông Lu-ca viết để thúc đẩy họ tham gia vào việc rao truyền Phúc Âm cho thế giới. Đồng thời, ông cũng cho chúng ta một nội dung để truyền bá đạo. Vì thế, chúng ta cũng có thể dùng sách Lu-ca để rao giảng Phúc Âm thành phần những người bị tội lỗi dày vò đang tìm kiếm sự cứu rỗi.

Ông Giăng chủ yếu viết cho thế hệ Cơ Đốc nhân thứ hai (hoặc thứ ba, thứ tư…) . Nhiều người trong số này tin Đức Chúa Trời. Nhưng họ cảm thấy khó tin Chúa Cứu Thế Giê-xu là Con Đức Chúa Trời và là con đường duy nhất để nhận được sự sống đời đời. Ông Giăng viết để thuyết phục họ rằng hai việc này (Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời và Ngài là con đường duy nhất để tiếp nhận sự sống đời đời) là đúng.

Ông Lu-ca cũng là tác giả của sách Công Vụ. Sau khi đọc sách Lu-ca, những Cơ Đốc nhân được thúc giục rao truyền Phúc Âm cần đọc sách Công Vụ để được động viên làm nhiệm vụ truyền bá Tin Lành cho thế giới. Sách Ma-thi-ơ mô tả Chúa Giê-xu là Vị Vua công nghĩa. Sách Mác giới thiệu Ngài là bậc thầy (chứ không phải là người Đầy tớ). Trong Phúc Âm Lu-ca, vai trò chính của Ngài là Cứu Chúa của cả nhân loại. Còn ông Giăng nhấn mạnh thần tánh của Ngài là Con Đức Chúa Trời. Ông Ma-thi-ơ dành hầu hết sách của ông cho các bài giảng của Chúa. Ông Mác nhấn mạnh lời hứa của Chúa dành cho những người tin Ngài và rao giảng Phúc Âm. Ông Lu-ca làm nổi bật lòng quan tâm của Chúa đối với tội nhân. Còn ông Giăng dùng những phép lạ của Chúa để chứng tỏ rằng Ngài thật là Con Độc Sanh của Đức Chúa Trời.

Huang Sabin