Nguyên tắc thứ ba là: thông giải theo văn phạm của câu. Văn phạm là gì? Những nhà văn phạm cho là gồm hai thứ: hình thức giữa các chữ và tương quan giữa các chữ. Cả hai đều ảnh hưởng tới ý nghĩa, nhưng chúng ta đặc biệt để ý tới phần thứ hai.

Chữ luôn luôn được dùng trong kết hợp chứ không riêng rẽ, và chỉ cách nầy nó mới rõ nghĩa. Khi chữ kết hợp với chữ khác thì nghĩa nó hiện rõ. Có lẽ một chữ như chữ ui tự nó có thể có nghĩa là tiếng kêu của người bị đau. Nhưng tại sao? có phải tại anh ta bị ong chích, bị ngồi phải gai, hay bị ngắt véo? Vẫn cần có những chữ khác để làm cho nó rõ nghĩa hơn.
Muốn giao thông với nhau, cả hai người phải hiểu các chữ liên hệ với nhau ra sao trong một câu. Như vậy nghĩa là cả hai phải hiểu văn phạm phân loại cách kết hợp các chữ.
Lấy ví dụ câu ICo1Cr 11:27, “Bởi đó, ai ăn bánh hoặc uống chén của Chúa cách không xứng đáng. .” Khi ta hỏi nghĩa của cách không xứng đáng ta muốn hỏi nó nói về ai hay về ăn và uống. Nói cách khác, câu nầy muốn nói ‘ai’ không xứng đáng hay “ăn ”, “uống ” không xứng đáng? Nhiều người tưởng là nói đến chữ đầu – rằng một người không xứng đáng thì không được phép dự lễ hội thông (tiệc thánh). Rồi vì họ cảm thấy mình không xứng đáng nên không tham dự nữa. Tuy nhiên, khi nhìn vào văn phạm, ta thấy ngay nó không có nghĩa đó. Cách không xứng đáng là trạng từ. Nó bổ nghĩa cho động từ chứ không phải danh từ, vậy nó bổ nghĩa cho ăn và uống chớ không thể cho người được.
Trong GiGa 21:15, Chúa Giê-xu hỏi Phi-e-rơ, “Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi yêu ta hơn những thứ nầy (tiếng Anh: these) chăng? ” Chúng ta nghĩ ngay, hơn cái gì, hơn ai? Những thứ nầy (these) trong tiếng Anh là một chỉ định từ để chỉ người hay vật ở gần, vừa được hay sắp được nhắc tới. Những người ở gần lúc đó là ai? Một số môn đồ. Những vật gần đó là gì? Cá vừa mới kéo lên. Như vậy, hiểu văn phạm giúp ta thấy được hai ý mà từ ngữ trên có thể có. Chúng ta lại dùng các nguyên tắc khác để chọn xem ý nào là đúng. Văn mạch (c.1) cho biết rằng Phi-e-rơ đã quay lại nghề đánh cá, dù ông đã được Chúa kêu gọi rời bỏ. Như vậy ông có thể yêu cá (nghề) hơn Chúa Giê-xu. Trước đó ông đã từng tuyên bố rằng ông yêu Chúa Giê-xu hơn các môn đồ khác (Mat Mt 26:33), như vậy có lẽ Ngài muốn thách thức ông về lời ông đã khoe.
Văn phạm không phải lúc nào cũng cho ta biết ý nghĩa thật, nhưng nó cho thấy nghĩa có thể có. Ta không thể chấp nhận một nghĩa dẫm lên văn phạm. Như vậy văn phạm cần thiết để hiểu Kinh Thánh. Điều nầy không lạ, vì Kinh Thánh phải được hiểu theo những qui luật ngôn ngữ của con người.