VƯƠNG QUỐC GIU ĐA
Rô bô am – Giô tham (Rehoboam – Jotham)
Xem Kinh thánh: IVua 12:1-22:54; IIVua 1:1-15:38; IISuky 10:1-27:9
Thời gian: từ 931 – 735 TC

Chỉ có 2 chi phái còn giữ lòng trung thành với dòng vua Đa-vít cai trị tại Giê-ru-sa-lem sau thời vua Sa lô môn. Trong khi ngai vua ở Vương quốc miền Bắc thay đổi từ dòng họ vua Đa-vít kế tục nhau. (Trừ một trường hợp ngoại lệ)lãnh đạo tại thủ đô do Đa-vít thành lập.

Nước Giu đa, cũng còn gọi là Vương quốc Miền Nam, tiếp tục truyền thống cai trị trong ba thế ký rưỡi bắt đầu từ Rô bô am, con trai của Sa lô môn (931 – 586 TC). Tất cả là 20 vị vua cai trị Giu đa trong thời gian này. Mười hai ngưòi thì đồng thời với các vua của vương quốc miền Bắc.

Thời gian dài của lịch sử này có thể nắm được bằng cách chú tâm đến bốn vị vua lãnh đạo tài ba của xứ. Sau đây là khoảng thời điểm của mỗi vị vua theo thứ tự lịch sử.

Giô sa phát (Zehosaphat) 850 TC.
U xia (Uzziah)750 TC
Ê xê chia (Hezekiah) 700 TC
Giô sia (Josiah) 630 TC
Kinh Thánh ký thuật về vương quốc miền Nam trong các sách I & II Vua thì liên hệ với sự phát triển của vương quốc miền Bắc. Tài liệu bổ sung thì nằm trong II Sử ký , và chú tâm vào lịch sử của dòng vua Đa-vít.

TRIỀU ĐẠI GIÔ SA PHÁT

Sự thay đổi đột ngột xảy ra tại Giê-ru-sa-lem sau cái chết của Sa lô môn năm 931 TC. Rô bô am (Rehoboam) phải đương đầu với sự phản loạn và phân chia đại cường quốc mà ông thừa hưởng. Giê rô bô am (Jeroboam) với các chi phía miền Bắc, Rê xôn ở Đa mách và Ha đát ở Ê đôm tranh đấu cho dân xứ họ và thách thức sự cai trị của người kế nghiệp Sa lô môn.

Nguyên nhân sự chia rẽ

Kinh Thánh đưa ra 2 nguyên nhân đưa đến tan rã sự hiệp nhất của Y-sơ-ra-ên do Đa-vít gây dựng. Các chi phái miền Bắc chống đối việc đánh thuế quá cao và sự đe dọa tăng thêm thuế nữa của Rô bô am. Kinh Thánh cũng nêu rõ là sự bội đạo đi thờ thần tượng của Sa lô môn đã khiến cho Chúa đoán phạt họ (IVua 11:9-13) . Vì cớ Đa-vít mà sự chia rẽ này không xảy ra cho đến sau khi Sa lô môn chết (IISamuen 7:12-16).

Rô bô am vạch chương trình đàn áp sự nổi loạn của Y-sơ-ra-ên. Khi ông triệu tập quân đội thì chỉ có chi phái Giu đa và Bên gia min hưởng ứng ủng hộ ông thôi. Tiên tri Sê ma gia (Shemaiah) khuyên Rô bô am đừng đánh với các chi phái ly khai (IVua 12:22-24). Trong những năm đầu Rô bô am còn bị hạ nhục bởi sự xâm lấn của Si sắc, vua Ai cập (14:25) Sê ma gia bảo đảm với các người lãnh đạo Giu đa rằng họ sẽ không bị tiêu diệt, dù quân Ai cập có lùng xét Giê-ru-sa-lem và lấy một số tài sản trong kho đền thờ.

Dù Rô bô am bắt đầu triều đại mình với lòng tin kính Chúa chân thành, nhưng chẳng bao lâu sau thì ông buông theo ảnh hưởng mạnh mẽ của sự thờ thần tượng. Mười bảy năm cai trị của ông với ba năm cai trị của A bi giam, con ông , đều bội đạo với thờ hình tượng, dù việc thờ phượng , Chúa trong đền thờ vẫn được duy trì . Tiên tri Y đô (Iddo)(IISuky 12:15) có thể đã cảnh cáo các vua này về đường lối tội ác của họ.

Sự cải cách của A sa (Asa)

Bốn mươi năm cai trị của A sa (910 – 869 TC) dọn đường cho sự phục hưng tôn giáo dưới thời Giô sa phát (Jehoshaphat). A sa khởi xướng chương trình cải cách, kêu gọi dân chúng giữ luật pháp Môi-se. Khi bị quân Ê thi ô bi (Etheopian) từ phía Nam tấn công thì ông đã đẩy lùi được nhờ sự trợ giúp của Chúa. Theo sự kêu gọi của tiên tri A ra xia (Arariah) vua A sa dẹp bỏ tượng thờ trong khắp cả xứ, đập nát và thiêu hủy tượng A sê ra (Asherah), nữ thần phì nhiêu, trong trũng Kít rôn (Kidron) và lột bỏ chức thái hậu của Ma a ca, mẹ ông.

Khi hội mừng tôn giáo tại Giê-ru-sa-lem lôi cuốn nhiều người ở Vương quốc miền Bắc, thì Ba a sa (Baasha) bắt đầu củng cố thành Ra-ma, cách Giê-ru-sa-lem độ 8 cây số (5 miles) về phía Bắc. Lo ngại sự xây thành Ra-ma trở thành mối đe dọa quân sự cho mình nên A sa gởi hối lộ đến Bên ha đát (Benhadad) vùa Si ri, để Si ri tấn công Y-sơ-ra-ên, khi Si ri chiếm đất Y-sơ-ra-ên ở phía Bắc thì Ba ê sa rút quân ra khỏi Ra-ma.

Vì sự liên kết với vua Si ri này mà vua Giu đa bị tiên tri Ha ma ni quở trách nặng nề (16:7-10). Đáng lẽ phải tin cậy Đức Chúa trời thì A sa lại đi nhờ vả một vua ngoại bang. Buồn là A sa không tiếp thu lời cảnh cáo của Đức Chúa Trời mà lại còn bắt nhốt vị tiên tri nữa . A sa bị bệnh và hai năm sau thì chết.

TRIỀU VUA GIÔ SA PHÁT (Jehosaphat)

Hai mươi lăm năm cai trị của Giô sa phát là một trong những thời kỳ đầy lợi ích và phấn khởi trong lịch sử tôn giáo của vương quốc Giu đa . Vì lên ngai lúc 35 tuổi nên chắc trong những năm trước khi lên ngai Giô sa phát đã chịu ảnh hưởng của những nhà lãnh đạo tôn giáo lớn của Giu đa. Theo một chương trình tổ chức chặt chẽ , Giô sa phát gởi các quan, các thầy tế lễ và người phái Lê vi đi khắp xứ dạy cho dân biết luật pháp của Chúa.

Về mặt quốc tế thì đây là thời kỳ thái bình. Dân Phi-li-tin (Philistines) và dân A rập nhìn nhận ưu thế của Giu đa và đem quà cáp triều cống cho Giô sa phát. Nhờ đó vua Giu đa xây đồn lũy và vựa lẫm ở những nơi đớng quân khắp xứ. Hơn nữa ông có năm vị tướng chỉ huy tại Giê-ru-sa-lem chịu trách nhiệm trực tiếp với vua.

Khi Giô sa phát bị đe dọa bởi cuộc tấn công khủng khiếp của dân Mô áp (Moabite) và dân Ê đôm từ phía Đông Nam, thì ông công bố một ngày kiêng ăn (cầu nguyện)trong khắp mọi thành phố của xứ Giu đa. Tại sân đền thờ thì vua hướng dẫn cầu nguyện bày tỏ đức tin nơi Chúa cách đơn sơ : “ Chúng con không biết làm gì , những mắt chúng con ngưỡng trông Chúa “ Qua Gia ha xi ên (Jahaziel) , người Lê vi em của A sáp (Asaph) , hội chứng được lời bảo đảm của Chúa là họ sẽ thắng trận vẻ vang dù không cần phải đánh, khi quân Giu đa ra trận thì quân thù bị hỗn loạn giết lẫn nhau. Sau khi thu góp chiến lợi phẩm trong ba ngày Giô sa phát dẫn đoàn quân chiến thắng trở về Giê-ru-sa-lem , và các dân tộc chung quanh đều sợ hãi Đức Chúa Trời.

Liên hiệp với triều đại Omri

Trong đời Giô sa phát thì sự liên hệ giữa Giu đa và Y-sơ-ra-ên rất thân thiện. Vì sự liên kết với gia tộc vô đạo của vương quốc miền Bắc mà Giô sa phát bị quở trách nhiều lần . Hầu như sự gần gũi thân cận của hai hoàng tộc này bắt đầu từ những năm Giô sa phát mới lên ngôi, và ràng buộc bởi hôn nhân giữa Giô ram (Jehoram) con trai Giô sa phát với A tha li (Athaliah) con gái A háp với Giê sa bên. Dù sự liên kết với triều đại Om ri giúp cho Giu đa có một nước thân thiện ở miền Bắc để bảo vệ biên giới chống lại sự xâm lăng của các nước khac thi Giu đa cũng bị ít ra là bốn vị tiên tri quở trách.

Tiên tri Mi chê (Micaiah)
Trước khi Y-sơ-ra-ên và Giu đa liên kết nhau trong trận đánh chống Sy ri , mà A háp bị giết thì Giô sa phát thấy lương tâm ông không được yên khi nghe 400 tiên tri Y-sơ-ra-ên tiên đoán là sẽ chiến thắng . Để trấn an Giô sa phát thì tiên tri Mi chê được triệu đến. và ông nghiêm nghị cảnh cáo rằng vua Y-sơ-ra-ên sẽ bị giết (I Vua 22). Giô sa phát thì thóat chết trong đường tơ kẻ tóc.

Tiên tri Giê hu
Khi vua Giô sa phát thua trận trở về Giê-ru-sa-lem thì gặp phải những lời của tiên tri Giê hu : “ Vua nên giúp đỡ kẻ hung ác và thương mến kẻ ghét Đức Giê-hô-va sao ? (19:2)

Tiên tri Ê li ê se
Sau khi A háp chết, Giô sa phát tiếp tục thân thiện với Y-sơ-ra-ên . Liên kết với A cha xia (Ahaziah) , con trai A háp. Hai vua cùng nhau đóng tàu tại Ê xi ôn ghê be (Eziongeber) để buôn bán. Theo lời tiên tri của Ê li ê xe những tàu buôn này đều bị đắm (20:35-37)

Tiên tri Ê li sê (Elisha)
Khi Giô ram, con A háp, nối ngôi A cha xia để cai trị Y-sơ-ra-ên , thì ông tìm cách đàn áp dân Mô áp . Khi đạo quân của Giu đa, Y-sơ-ra-ên và Ê đôm lâm vào cảnh khốn đốn vì thiếu nước, thì họ tìm đến cầu vấn tiên tri Ê li sê. Trước mặt tiên tri, một lần nữa vua Giô sa phát được cho biết là đã liên kết những vua vô đạo, không kính sợ Chúa (IIVua 3:1-27).

Trong vòng một thập niên, dân Giu đa được cho thấy hậu quả của chính sách Giô sa phát liên kết với các vua vô đạo. Khi Giô sa phát chết năm 848 TC. Thì vua Giô ram (Jehoram) giết 6 em ruột mình và đi theo con đường tội ác của A háp và Giê sa bên. Sự thay đổi của Giô ram, bỏ thờ Đức Chúa trời mà đi thờ hình tượng chắc là do ảnh hưởng của A tha li con gái Giê xa bên. Theo IISuky 21:11-15 thì tiên tri Ê li quở trach Giô ram một cách nghiêm khắc, Giô ram chết năm 841 TC vì một bệnh nan y.

A cha xia (Ahaziah) con trai Giô ram lên cai trị không đầy một năm . A cha xia đi thăm người cậu là vua Giô ram (Joram) con trai A háp (bản tiếng Việt dịch Jehoram, cha của A cha xia , là Giô ra; và cũng dịch Joram, con vua A háp là Giô ram ), thì bị Giê hu giết khi Giê hu tuyệt diệt nhà Om ri và lên cai trị ở Sa ma ri. Tại Giê-ru-sa-lem, A tha li,mẹ vua A cha xia, tiếm ngôi vua của dòng Đa-vít và cai trị trong 6 năm đầy kinh hoàng . Để củng cố địa vị, bà tiêu diệt cả hoàng tộc . Giê sa bên làm thế nào cho các tiên tri Y-sơ-ra-ên, thì A tha li cũng làm như vậy cho dòng vua Đa-vít là dòng vua mà Chúa đã hứa là sẽ ngồi trên ngai vua vĩnh viễn (IISam 7:12-16) . Trong quyền thiên hựu, một đứa con trai tên là Giô ách được cứu thóat, và dòng vua Đa-vít được khôi phục sau khi hành xử A tha li.

THỜI ĐẠI Ô XIA (uzziah hay Azariah)
Giô ách được đưa lên ngai năm 835 TC lúc ông 7 tuổi và cai trị đến năm 796 TC. Trong những thập niên đầu, Giô ách chịu ảnh hưởng và sự hướng dẫn của Giê hô gia đa (Jehoiada), vị thầy tế lễ đảm trách việc đưa ông lên ngai vua. Sự phụng vụ trong đền thờ bị thiệt thòi trong thời ba vị vua trước bây giờ được khôi phục. Tuy nhiên, khi Giê hô gia đa chết, thì sự bội đạo lan tràn khắp vương quốc Giu đa đến nổi khi Xa cha ri (Zechariah) con của Giê hô gia đa, cảnh cáo dân chúng rằng họ sẽ không được hưng thịnh nếu họ tiếp tục bất tuân điều răn của Thiên Chúa, thì họ ném đá ông trong hành lang đền thờ .

Giô ách bị quân Si ri đe dọa. Khi quân Si ri chiếm Gát, Giô ách lấy hết những bảo vật trong đền thờ đem dâng cho Ha xa ên để khỏi bị tấn công. Có lẽ do không triều cống nữa mà quân Si ri tấn công Giê-ru-sa-lem vào năm sau đó. Thủ đô Giu đa bi xâm chiếm, và trước khi mang chiến lợi phẩm đi quân Si ri đã giết một số quan trương và làm Giô ách bị thương, rồi sau đó vua bị bày tôi mình giết trong cung điện. Sự phán xét này giáng xuống trên vị vua đã cho phép sự bội đạo lan truyền trong Giu đa và đã dung túng việc làm đổ máu vô tội.

A ma xia (Amaziah)
A ma xia được kể là làm vua tất cả là 29 năm (796 – 767.TC) nhưng thực ra ông chỉ làm vua một thời gian ngắn thôi. Vì Ô xia được lên cai trị chung với cha mình năm 791 TC.

Vào cuối thế kỷ, kh Ha xa ên, vua Si ri, chết thì dân Y-sơ-ra-ên lẫn dân Giu đa được thóat khỏi áp lực của dân Si ri. A ma xia phát triển lực lượng quân sự mạnh đủ để khỏi phục quyền trên Ê đôm. Hậu quả là dân Giu đa bị dân Y-sơ-ra-ên tấn công, không chỉ tàn phá Giê-ru-sa-lem mà còn làm sụp đổ một phần tường thành Giê-ru-sa-lem và bắt tù binh. Vua A ma xia cũng bị bắt và có lẽ bị giam ở Y-sơ-ra-ên cho đến năm 782 lúc Giô ách chết.

Sự cai trị của Ô xia và A xa ria (Azariah)
Khi A ma xia phá bỏ sự hòa bình gần cả trăm năm giữa Giu đa và Y-sơ-ra-ên , thì hy vọng của vương quốc miền Nam xuống thấp nhát kể từ khi phân chia đất nước của Sa lô môn. Rõ ràng là Ô xia cai trị chung với cha ông từ năm 791 và lãnh đạo quốc sự vào cuối đời vua A ma xia; ông đã nắm toàn quyền cai trị vào năm 767 khi cha ông bị sát hại.

Từ từ Ô xia đưa ra những chính sách xây dựng phục hồi lại vương quốc Giu đa . Có lẽ ông đã xây dựng lại tường thành Giê-ru-sa-lem . Sự lệ thuộc vào Y-sơ-ra-ên hẳn đã chấm dứt trễ nhất là vào lúc A ma xia chết hay vào lúc ông được thả ra 15 năm trước đó. Rõ ràng là chính sách hợp tác thân thiện được phát triển giữa Giê rô bô am và Ô xia.

Với chương trình chuẩn bị quân sự và bành trướng kinh tế vua Ô xia đã khuất phục được dân Phi-li-tin (Philistines) Ê đôm, Am môn, và mở rộng biên giới Giu đa đến tận vịnh Aqaba. Trong khắp xứ, ông cho đào giếng để cung cấp nước cho những bầy súc vật lớn ở những vùng khô khan; ông cho dựng tháp canh để bảo vệ hầm ép nho gia tăng sản xuất. Kỹ nghệ khai thác mỏ đồng mỏ sắt thịnh hành dưới thời Sa lô môn được khôi phục tại bán đảo Si-nai (Sinai) . Sự tăng trưởng và ảnh hưởng của thời này chỉ thua có thời của Đa-vít và Sa lô môn thôi.
Sự phồn thịnh của Ô xia liên hệ trực tiếp đến việc ông nương cậy Đức Chúa Trời (IISuky 26:5, 7) . Tiên tri Xa cha ri (Zechariah) đã hướng dẫn vua có một thái độ khiêm nhường và thiện lành đối với Chúa cho đến năm 750 TC. Tuy nhiên, khi đạt tột đỉnh thành công, thì Ô xia tự cho rằng mình có thể vào đền thờ và dâng hương. Với sự yểm trợ của 80 thầy tế lễ, vị thượng tế A xa ria (Azariah) khiển trách Ô xia rằng việc này thuộc chức năng của những người đã được chịu chức biệt riêng ra để thi hành (Xuat 30:7; Dansoky 18:1-7) . Vua Ô xia tức giận các thầy tế lễ, ông bèn bị Chúa phạt phong cùi . Những năm cuối đời ông bị đuổi ra khỏi hoàng cung và không được hưởng những đặc ân xã hội bình thường . Ong không được phép vào đền thờ, và Giô tham (Jotham)được lên cai trị cùng với ông năm 750 BC và nắm quyền trách nhiệm suốt nhữn năm còn lại của cha ông.

Với cái chết của Giê rô bô am năm 753 TC , thì vương quốc miền nam đưọc xây dựng vững chắc dưới thời Ô xia đã trở thành một lực lượng hùng mạnh nhất ở Ca na an. Hình như ô xia có ôm mộng khôi phục lại cho Giu đa toàn thể đế quốc thời Sa lô môn , nhưng mộng ước này chẳng bao lâu sau đó bị tan ra vì A si ri trở thành một nước mạnh . Khi vua Tiếc lác phi lê se III của A si ri năm 745 TC bắt đầu chuyển quân về hướng Tây, vua A xa ria (Azariah) của Giu đa được xem như là lực lượng chống đối hàng đầu. Trong khi đó thì Mê na hem đại diện cho Y-sơ-ra-ên triều cống cho vua A si ri.

Khi Ô xia qua đời 740 TC, thì Giô tham (Jotham) nắm toàn quyền cai trị Giu đa. Điều này đánh dấu một năm quan trọng trong lịch sử Giu đa. Với cái chết của vị vua đã phục hồi Giu đa khỏi lệ thuộc vào Y-sơ-ra-ên và biến nó thành một quốc gia hùng mạnh ở Palestine. Mối đe dọa xâm lăng của A si ri làm mờ đi những hy vọng tương lai của dân Giu đa . Đây cũng là năm mà Ê sai được gọi làm tiên tri ở Giê-ru-sa-lem. Giô tham tiếp tục chính sách chống nghịch A si ri khi lên lãnh đạo vương quốc Giu đa, nhưng năm 735 TC một đảng thân A si ri đã đưa A cha (Ahaz) con Giô tham lên ngôi.

Bài làm :
1. Ký thuật của sách Các Vua khác với ký thuật của sách Sử ký như thế nào ?
2. Những nguyên nhân nào làm phân tán vương quốc của Sa lô môn khi Rô bô am lên làm vua ?
3. Vua A sa đã làm gì để phát động sự phục hưng tôn giáo ?
4. Tại sao vua Giô sa phát quan tâm đến việc hiệp lực với A háp trong chiến trận .
5. Khi A tha li cai trị Giu đa thì bà phản ánh ảnh hưởng bà chịu ai ?
6. Anh hưởng của Giê hô gia đa trên vương quốc Giu đa thế nào ?
7. Những chính sách xâm lược của Ha xa ên ở Si ri ảnh hưởng thế nào trên Giu đa ?
8. Vua Ô xia (Uzziah) thiết lập kinh tế Giu đa như thế nào ?
9. Tại sao vua Ô xia bị phong cùi (phung:Leprosy)
10. Chính sách của Ô xia đối với A si ri là gì ?
11. Hãy so sánh ảnh hưởng đạo của Giô sa phát trên Giu đa và trên Y-sơ-ra-ên . Theo kinh nghiệm của Giô sa phát thì liên hiệp, kết thân với kẻ không kính sợ Đức Chúa Trời (gian ác) có những nguy hiểm nào ?
12. Thất bại trong việc tuân giữ điều răn của Đức Chúa Trời đã tác hại trực tiếp trên đất nước như thế nào ? Một điều răn mà họ vi phạm hoài là điều răn gì ? Các vua chúa, các lãnh tụ thế giới ngày nay có phải đối diện với những hoàn cảnh tương tự như thế này không ? Họ cần nghe lời cảnh cáo gì của các sứ giả của Chúa ?
13. Hãy nêu ra những bằng chứng về ân sủng (grace) của Đức Chúa Trời đối với vương quốc Miền Nam.
14. Trong chương bài học này, ảnh hưởng của các tiên tri các vua đến mức độ nào ? Hàng giáo phẩm nên ảnh hưởng trên các chính trị gia đến mức độ nào ?
15. Hãy liệt kê thứ tự các vị vua của vương quốc miền nam là tổ phụ của Chúa cứu thế.

Tài liệu tham khảo
Payne, J. Barton – Encyclopidia of Biblical Prophecy. Grand Rapids : Baker Book House , 1980
Halley, Henry H. Cựu ước lược khảo , Sai gon . Nhà in Tin lành 1960.

VƯƠNG QUỐC GIU ĐA

Từ A cha (Ahaz) đến Xê đê kia (Zedekiah)
Xem kinh thánh: IIVua 16:1-25:30; IISuky 28:36-21
Thời gian: 735 – 586 TC.

Ê xê chia (Hezekiah) và Giô sia là hai vị vua nổi tiếng nhất trong một thế kỷ rưỡi cuối cùng (735 – 586 TC) của vương quốc Giu đa. Cả hai vua là người cải cách, hướng dẫn dân chúng trở lại cùng Đức Chúa Trời nên hoãn lại được các cuộc phán xét của Đức Chúa trời trên Giê-ru-sa-lem mà các vị tiên tri đã tiên cao.

A CHA, THÂN PHỤ CỦA Ê XÊ CHIA
Các nước ở Palestine sắp bị quân A si ri càn quét thì A cha lên ngôi vua (735 TTC) tại Giê-ru-sa-lem do nhóm người thân A si ri đưa lên. Trong lúc đó Phê ca (Pekah) ở Y-sơ-ra-ên và Rê xin (Rezin) ở Si ri lập một liên minh chống A si ri. Để khỏi bị tấn công ở mạn nam, hai vua này đi dánh chiếm Giu đa, bắt hàng ngàn người Giu đa làm tù binh. Bị tiên tri Ô đết (Oded) cảnh cáo vua Y-sơ-ra-ên thả các tù binh ra.

Lời cảnh cáo của Tiên tri Ê sai
Khi A cha đối diện với ựu tấn công từ miền Bắc thì tiên tri Ê sai được Chúa sai đến khuyên vua A cha hãy đặt lòng tin nơi Đức Chúa trời với lời bảo đảm rằng hai vua từ phương Bắc sẽ bị truất phế (Ê sai 7-9). Gạt bỏ lời cảnh cáo và chống lại Ê sai, A cha đã kêu gọi Tiếc Lác Phi lê se, vua A si ri, cứu giúp. Sự cầu viện này có kết quả ngay. Kết quả của sự xâm lăng của A si ri là chấm dứt vương quốc Si ri với cái chết của Rê xin, Y-sơ-ra-ên phải triều cống cho A si ri và Ô sê (Hoshea) được lập lên thế cho Phê ca năm 732 TC. A Cha đến gặp vua A si ri ở Đa mách, tham dự vào nghi lễ cúng tế tà thần và hứa trung thành với vua A si ri.

A cha tiếp tục thờ hình tượng và chết
A cha phát động những cách thờ hình tượng khả ố nhất b. đo kích thước kiểu mẫu bàn thờ ở Đa mách, ông bắt thầy tế lễ U ri làm một bàn thờ y như vậy và đặt trong đền thờ tại Giê-ru-sa-lem . Vua hướng dẫn việc thờ tà thần, đưa con vua qua lửa như thói tục ngoại giáo, ông đem kho báu trong đền thờ dâng cho vua A si ri. Dù ông có thành công trong việc lãnh đạo dân chúng trong giai đoạn khủng hoảng quốc tế này thì ông cũng lãnh chịu sự thịnh nộ của Đức Chúa Trời.
Trong giai đoạn kế tiếp sau đó lực lượng A si ri đã tràn qua Giu đa như một lưỡi dao bào trong tay Chúa cạo qua đầu (EsIs 7:20) hay như một dòng sông (8:7) đúng như lời tiên báo của Ê sai.

Ê xê chia, một vị vua công chính
Khi Ê xê chai bắt đầu cai trị tại Giê-ru-sa-lem năm 716 TC, thì vương quốc miền Bắc đã chịu khuất phục dưới sự tấn công ồ ạt của A si ri khi Sa ma ri sụp đổ năm 722 TC. (IIVua 2V 17:3-6) . Suốt 22 năm cai trị, vua Ê xê chia đảo ngược lại mọi đường lối chính trị và tôn giáo của cha ông.

Nhận thức một cách xác thực rằng dân Y-sơ-ra-ên bị tù đày do họ bội ước và bất tuân mệnh lệnh của Đức Chúa Trời (18:9-12) , vua Ê xê chia đặt lòng cậy nơi Chúa khi mông bắt đầu sự cải cách của mình. Người Lê vi được gọi đến để dọn sạch đền thờ, dẹp hết các hình tượng, thanh tẩy các dụng cụ trong đền thờ, bắt đầu dâng tế lễ lại cho Chúa với ban hát lễ. Với cố gắng nhằm hàn gắn lại sự chia rẽ tôn giáo giữa hai vương quốc từ khi vua Sa lô môn chết, Ê xê chia gởi thư mời các chi tộc miền Bắc xuống Giê-ru-sa-lem dự lễ Vượt qua. Kể từ khi cung hiến đền thờ cho đến lúc đó thì chưa bao giờ Giê-ru-sa-lem kinh nghiệm một kỳ hội mừng vui vẻ như thế. Ngay cả con rắn bằng đồng của Môi-se mà dân chúng đã dùng làm vật thờ thì cũng bị hủy bỏ.

Về mặt chính trị thì Ê sai chia nhìn nhận chủ quyền của Sat gôn II (Sargon II) 721 – 705 , bởi vì dưới thời vua A cha thì Giu đa đã chịu thuận phục A si ri. Chính sách này đã làm cho Giu đa tránh được sự xâm lấn của Sạt gôn khi vua này đem quân đánh chiếm Ach Đốt (Ashdod) ở phía tây Giê-ru-sa-lem năm 711 TC (Esai 20:1). Trong khi đó Ê xê chia tập trung vào chương trình xây cất phòng thủ, tổ chức và trang bị quân đội. Để bảo đảm cho Giê-ru-sa-lem có nước uống trong trường hợp bị vây hãm lâu dài, Ê xê chi ên cho xây một đường hầm dẫn nước nối liền ao Si-lô am (Siloam)với suối Ghi hôn (Gihon). Các kỹ sư Giu đa đã đào con đường hầm dài khoảng 590m (1777 feet) xuyên dưới đá cứng để dẫn nước vào ao Si-lô am, lúc ấy ao Si-lô am cũng được xây dựng. Kể từ năm 1880 khi người ta khám phá ra đường hầm dẫn nước này và giải được những chữ viết trên đó, thì ao Si-lô am đã lôi cuốn rất nhiều khách du lịch. Tường thành của Giê-ru-sa-lem cũng nới rộng để bao luôn cả ao Si-lô am. Dù Ê xê chia làm hết sức mình chuẩn bị để đối đầu với sự tấn công của A si ri nhưng ông không ỷ lại vào sức người mà ông công khai tỏ ra nương cậy Đức Chúa Trời trước mặt công chúng tụ tập tại công trường thành phố “ Với nó thì chỉ là một cánh tay của loài xác thịt, còn với chúng ta có Giê-hô-va Đức Chúa Trời của chúng ta đặng giúp đỡ và chiến tranh thế cho chúng ta (IISuky32:8).

Khi San Chê ríp lên ngôi vua ở A si ri năm 705 TC, thì loạn nổi lên ở nhiều nơi trong toàn đế quốc. Năm 701 San chê ríp kéo quân đến Palestine , khoe khoang rằng mình đã chiếm 46 thành có tường kiên cố . Sau khi lấy một số lớn tài sản triều cống, vua A si ri còn đòi phải nộp thành Giê-ru-sa-lem nữa. Được tiên tri Ê sai khuyến khích , vua Ê xê chia tin cậy nơi sự giải cứu của Đức Chúa Trời . Trước khi San chê ríp hoàn thành lời đe dọa thì ông được tin ở Ba by lôn có phản loạn. Tức khắc ông rút quân về huênh hoang rằng ông đă bắt được 200000 tù binh, n hưng thật ra ông chỉ nói được một câu là Ê xê chia bị nhốt trong Giê-ru-sa-lem như chim bị nhốt trong lồng.

Thành công trong sự chống trả năm 701 TC. Ê xê chia được các nước láng giềng nhìn nhận và dâng lễ vật cho vua (32:23). Trong số người chúc mừng Ê xê chia có cả Mê rô đa Ba la đan của Ba by lôn khi nghe tin Ê xê chia bình phục sau cơn bệnh nặng. Sau khi vua Ê xê chia dẫn chỉ cho sứ giả Ba by lôn tất cả kho báu của Giê-ru-sa-lem thì tiên tri Ê sai tuyên cáo cho Ê xê chi ên về sự hình phạt sẽ giáng trên Giê-ru-sa-lem nhưng tiên tri xoa dịu vua bằng cách bảo đảm rằng vua sẽ cai trị bình an cho đến hết đời mình.

San chê ríp tiếp tục đàn áp các cuộc nổi loạn ở vùng sông Ti rơ và Ơ phơ rát cho đến khi hủy phá Ba by lôn năm 689 TC. Nghe nói về Tiệt ha ca (Tirhakah) (IIVua 19:9 tt)/ San Chê ríp chuyển lòng ham muốn về phía tây một lần nữa. Lần này ông gởi tối hậu thư yêu cầu vua Ê xê chia đầu hàng. Đã kinh nghiệm sự giải cứu của Chúa lần trước và được hưởng hơn một thập niên bình an và thạnh vượng, vua Ê xê chia yên lặng trình dâng bức thư trước Chúa khi ông vào cầu nguyện trong đền thờ. Tiên tri Ê sai cho ông biết sự bảo vệ của Chúa. Quân của A si ri bị tiêu diệt trên đường tiến quân, có lẽ tại sa mạc A ra bi, và chẳng đến được Giê-ru-sa-lem . San chê ríp trở về Ni ni ve và bị hai người con ông giết năm 681 TC.

Không như các vua tiền nhiệm, Ê xê chia khi chết năm 686 TC được chôn cất rất long trọng . Vua Ê xê chia không những lãnh đạo cuộc cải cách vĩ đại nhất trong lịch sử dân Giu đa mà còn lãnh đạo tôn giáo đem nhiều người thuộc các chi phái ở phương Bắc trở lại với Chúa nữa.

CÁC VUA TIỀN NHIỆM CỦA GIÔ SIA

Từ khi Ê xê chia chết cho đến khi Giô sia lên ngôi cách nhau gần nữa thế kỷ (686 – 640 TC). Ma na se được lên cùng cai trị với cha ông năm 696TC, ông cai trị cho đến năm 642 TC, khi con ông là A môn lên nối ngôi.

Ma na se
Ma na se đẩy Giu đa vào một thời kỳ đen tối nhất của sự thờ hình tượng bằng cách cho dựng bàn thờ và tượng thần Ba an tương đương với thời A háp và Giê sa bên ở vương quốc miền Bắc . Ong lập lên việc thờ tinh tú, thiết lập việc thờ thần Mô lóc Moloch) của dân Am môn (Ammonites) bằng cách dân trẻ con cho thần tại Trũng Hi nôm (Hinnom Valley), chiêm tinh, bói khoa, pháp thuật được chính thức công nhận . Chống đối Đức Chúa Trời cách công khai, ông lập bàn thờ thiên binh trong sân đền thờ, và đặt tượng At tạc tê, vợ của thần Ba anh, ngay trong đền thờ. Có lẽ đúng như truyền thống cho rằng Ê sai đã tuân đạo dưới tay Ma na se, vì Ma na se đã làm đổ rất nhiều máu của người vô tội (21:16) . Về mặt tôn giáo và đạo đức thì Giu đa đã xuống thật thấp dưới triều vị vua gian ác này .

Trong thời Ma na se cai trị thì Et sạc ha đôn (Esarhaddon)và A sua ba ni ban (Ashurbanipal) mở rộng quyền thống trị của A si ri xuống tận Thi bê (Thebes) ở Ai cập năm 663 TC. Dù ngày Ma na se bị bắt làm tù binh (IISu 2Sb 33:10-13) không được đưa ra, nhưng chắc là ông bị đi đày vào khoảng thập niên cuối cùng triều đại ông. Sau khi ăn năn tội lỗi, Ma na se được Chúa cho trở về, nhưng ông không còn nhiều thì giờ để sửa sai, dẹp bỏ được hết ảnh hưởng tai hại của việc thờ hình tượng mà ông đã phát động trong những năm trước.

Vua A môn
Việc thờ hình tượng lan tràn dưới thời A môn, con của Ma na se. Sự huấn luyện trong thời gian đầu đã ảnh hưởng sâu đậm trên A môn hơn là thời sửa sai, cải cách về sau. Chưa hết hai năm cai trị thì A môn đã bị các tôi tớ trong cung giết. Dù thời gian cai trị của A môn rất ngắn, nhưng sự lãnh đạo theo tà thần của ông đã tạo cơ hội cho dân Giu đa hướng về sự bội đạo khủng khiếp.

Giô-sia
Trong thời gian ba mươi mốt năm cầm quyền của Giô sia đã có những thay đổi lớn lao trong nước cũng như trên trường quốc tế. Về mặt chính trị, đế quốc A si ri từ khi A sua ba ni ban chết năm 633 TC và sự tàn phá thủ đô Ni ni ve năm 612 TC, thì đã phải nhường bước cho đế quốc Mê đi (Media) và Ba by lôn. Về mặt tôn giáo thì Giô sia đã đem lại cuộc cải chánh cuối cùng trước khi Giu đa sụp đổ.

Cải chánh Tôn giáo
Mới tám tuổi, Giô sia bất ngờ được đưa lên ngai của Đa-vít ở Giê-ru-sa-lem khi cha ông chết. Chắc là Giô sia đã được các thầy giáo và các thầy tế lễ kính sợ Chúa dạy dỗ. Khi được 16 tuổi ông hết lòng tìm kiếm Chúa và trong bốn năm sau đó (năm 628 TC). lòng sốt sắng của ông đã đưa tới việc khởi sự cải chánh tôn giáo. Năm 621 TC trong khi trùng tu đền thờ thì tìm lại được cuốn sách Luật của Chúa và lễ Vượt qua được tổ chức một cách trọng thể chưa từng có trong lịch sử Giu đa. Về mặt chính trị thì cũng được an toàn khi dẹp bỏ những thần tượng có liên hệ với A si ri vì lúc này ảnh hưởng của A si ri đã giảm xuống rồi. Giô sia tiếp tục lãnh đạo về mặt tôn giáo để đưa toàn dân trở lại với Đức Chúa trời cho đến hết triều đại của ông.

Nữ tiên tri Hun đa (Hulda)
Khi cuốn sách Luật Pháp được tìm thấy trong đền thờ, thì nhà vua cho gọi nữ tiên tri Hun đa vào. Bà cảnh cáo vua về hình phạt Chúa đang treo đó và khuyên vua trong trách nhiệm mình hãy tuân giữ Luật Pháp Chúa. Vì Ma na se đã làm đổ quá nhiều máu vô tội và có lẽ ông đã tìm cách hủy bỏ những bản chép Luật Môi-se mà ông tìm thấy nên nội dung của Luật Chúa không còn được mấy ai biết đến cho đến khi cuốn sách Luật này được tìm ra và giao cho vua Giô sia.

Tiên tri Giê rê mi
Giê rê mi được gọi làm tiên tri năm 627 TC. Vì Giô sia đã bắt đầu cuộc cải cách của ông nên chắc là Giê rê mi và vua Giô sia đã cộng tác với nhau chặt chẽ . Sống ở A na tốt (Anathoth) có lẽ Giê rê mi không được quen biết với Giô sia khi cuốn sách luật được tìm ra năm 521 TC. Tuy nhiên, hai mươi mốt chương đầu của sách Giê rê mi đều có liên hệ với thời Giô sia.

Cái chết bất ngờ .
Sự tàn phá Ni ni ve, thủ đô A si ri năm 612 TC, do liên quân Mê đi Ba by lôn (Medo – Babylonian) đã ảnh hưởng đến toàn thể vùng Đất Phì nhiêu (Fertile Crescent). Do binh mã đã được chuẩn bị sẵn sàng nên Giô sia đã phạm một lỗi lầm trầm trọng là đem quân lên Mê ghi đô (Megiddo) để cố chặn đúng Nê cô (Necho) , vua Ai cập, không cho đem tiếp viện cho tàn quân của A si ri Ha ran (Haran). Giô sia bị tử thương và quân Giu đa bị đánh bại . Thình lình, những hy vọng quốc gia và quốc tế của Giu đa tiêu tan khi vị vua ba mươi bốn tuổi của họ được đem đi chôn trong thành Đa-vít. Sau 18 năm cộng tác chặt chẽ của Giô sia, tên vị đại tiên tri được này được ghi lại trong IISuky35:1-25 “ Giê rê mi than khóc cho Giô sia”.

CÁC VỊ VUA CUỐI CÙNG CỦA GIU ĐA .
Nhiều thay đổi nhanh chóng xảy ra trong vòng một phần tư thế kỷ sau đó và hậu quả là sự tàn phá thành Giê-ru-sa-lem . Dù sự khống chế của A si ri trên Palestine hơn một thế kỷ đã sụp đổ, đế quốc Ba by lôn nổi lên như một lực lượng thống trị và vương quốc Giu đa phải chịu thần phục.

Vua Giê hô gia kim (Jehoiakim 609 -598 TC.)
Khi Giô a cha (Jehoahaz) cai trị ở Giê-ru-sa-lem được ba tháng thì vua Ai Cập từ Cạt kê mít (Carchemish) trở về sau khi chặn đứng được bước tiến quân của Ba by lôn và đặt Giê hô gia kim (Jehoiakim), một người con khác của Giô sia, lên ngôi. Giô a cha bị bắt đem xuống Ai Cập làm tù binh và chết tại đó y như lời tiên tri của Giê rê mi (Gieremi 22:11, 12).

Giê hô gia kim thần phục Ai cập đến năm 605 TC , khi Nê cô (Necho) bị Ba by lôn đánh bại trong trận Cát Kê mít. Mùa hè năm đó quân Ba by lôn tiến chiếm miền Nam và lấy hết kho báu cùng bắt nhiều tù binh dẫn đi trong đó có Đa ni ên và các bạn của ông. Năm 598 TC, vua Giê hô gia kim duy trì chính sách chống Ba by lôn nên Nê bu cát nết sa dẫn quân xuống chiếm Giê-ru-sa-lem . Hình như Giê hô gia kim bị giết bởi đám quân cướp bóc Canh đê (Chaldean) được sự yểm trợ của dân Mô áp, Am môn và Si ri trước khi lực lượng Ba by lôn tiến tới Palestine. Giê hô gia kin, con của Giê hô gia kim, lên nối ngôi cai trị chỉ được ba tháng. Nhận thấy chống lại lực lượng Ba by lôn đang bao vây Giê-ru-sa-lem là vô ích nên Giê hô gia kim đầu hàng Nê bu cát nết sa. Lần này những kẻ xâm lăng tước sạch đền thờ và kho táng của hoàng gia và bắt vua, mẹ hoàng hậu, các quan chức trong triều, các người lãnh đạo dân chúng đem đi làm tù binh. Trong số đó có cả tiên tri Ê xê chi ên. Xê đê kia (Zedekiah) , con trai út của Giô sia, được đưa lên làm vua bù nhìn để cai trị Giu đa.

Xê đê kia
Thần phục Ba by lôn, vua Xê đê kia có thể duy trì sự cai trị trên Giu đa được 11 năm. Ong luôn luôn bị áp lực liên kết với Ai cập để chống lại Ba by lôn. Khi Xê đê kia nhượng theo đảng thân Ai cập thì quân đội Ba by lôn kéo đến vây hãm Giê-ru-sa-lem năm 588 TC. Sau vài năm chiếm được Giê-ru-sa-lem , đền thờ bị đốt thành tro, thủ đô Giê-ru-sa-lem bị bỏ hoang vì dân chúng bị bắt ở Giê ri cô và đưa đến Ríp la (Riblah). Sau khi hành xử các con của Xê đe kia thì người ta xiềng ông lại, bịt mắt và đem qua Ba by lôn.

Chức vụ của Giê rê mi .
Giê rê mi là sứ giả trung tín phục vụ Đức Chúa trời trong những thập niên thật rối loạn khiến cho vương quốc Giu đa sụp đổ. Trong thời Giê hô gia kim cai trị, cuốn sách Giê rê mi bị đốt. Khi Giê rê mi tuyên cáo sự tàn phá đền thờ (Gieremi 7:26) nếu không có A hi cam, một nhân vật chính trị có thế lực, đến can thiệp bênh vực thì dân chúng đã giết ông rồi.

Suốt thập niên sau cùng, Giê rê mi liên tục khuyên vua thần phục Ba by lôn . Bị bỏ sống với tầng lớp dân hạ cấp, Giê rê mi phải chịu khổ và bắt bớ thường xuyên khi ông khuyến cáo dân chúng chống lại các tiên tri giả ở Giê-ru-sa-lem và viết thư khuyên những người bị lưu đày đừng tin lời những tiên tri giả đang hoạt động mạnh ở những nơi đó khuyên họ đặt hy vọng vào sự hồi hương về Giê-ru-sa-lem tức thì. Dù bị giam cầm và bị quăng vào hầm và bị dân chúng từ bò, Giê rê mi vẫn được Đức Chúa Trời bảo vệ cho sống qua cuộc tàn phá Giê-ru-sa-lem. Cuối bốn mươi năm chức vụ, ông chứng kiến sự tan rã của vương quốc của Đa-vít và sự tàn phá đền thờ Sa lô môn là vinh quang và là niềm kiêu hãnh của dân Do Thái gần bốn thế kỷ. Sách Ca thượng là sách diễn tả nổi niềm của Giê rê min khi ông chứng kiến sự tàn phá Giê-ru-sa-lem, thủ đô yêu quí của ông.

Bài làm :
1. Những ai tham dự trong cuộc chiến Si rô, Ep ra im (Syro – Ephraimitic)?
2. Thái độ của A cha đối với Ê sai như thế nào ?
3. Vua Ê xê chia đã làm gì để đảo ngược chính sách tôn giáo và chính trị cảu vị vua cha gian ác của ông ?
4. Ê xê chia chuẩn bị những gì để bảo vệ quốc gia ?
5. Ê sai đã giúp cho Ê xê chia như thế nào khi San chê ríp đến đòi hàng phục và đòi dâng Giê-ru-sa-lem năm 701 TC.
6. Tại sao San chê ríp thình lình kéo quân trở về Ba by lôn năm 701 TC
7. San chê ríp bị đánh bại như thế nào trong lần thứ hai hãm đánh Ê xê chia?
8. Chính sách tôn giáo của Ma na se là gì ?
9. Sự phát triển quốc tế như thế nào mà đã giúp cho việc cải chánh tôn giáo của Giô sia được dễ dàng ?
10. Tại sao Nê bu cát nết sa phá hủy thành Giê-ru-sa-lem .
11. Hãy phác họa mối liên hệ Giu đa – A si ri trong thời vua Ê xê chia. Hãy đưa ra những bằng chứng về sự can thiệp và hướng dẫn của Chúa trong mối liên hệ này. Xin cho ví dụ về mức độ mà các chính khách Cơ đốc ảnh hưởng đến những biến cố quốc tế ngày nay.
12. Phác họa diễn tiến của sự cải chánh tôn giáo của vua Giô sia. Xin nêu ra mối liên hệ giữa sự cải chánh với sự hiểu biết cùng thái độ của Giô sia đối với Đức Chúa Trời và luật pháp của Ngài. Ngày nay nếu cộng đồng, tập thể của bạn đọc và áp dụng lời của đức Chúa trời thì sẽ có những cải cách nào ?
13. Hãy tóm tắt chức vụ của Giê-rê mi trong bốn mươi năm cuối của lịch sử Giu đa. Hãy cho biết trách nhiệm của Cơ đốc nhân trong những vấn đề quốc gia
14. Liệt kê những biến cố quốc tế quan trọng nhất giữa năm 650 – 586 TC cho biết liên hệ giữa những biến cố này với lời tiên tri và với việc tuyển dân (chosen people) Y-sơ-ra-ên vi phạm giao ước của Đức Chúa Trời (Xem phuc truyền 29,30).
Tài liệu tham khảo :
– Các tài liệu tham khảo trong chương 8,9,10.
– Harrison, Roland K. Jeremiah and Lamentations . Downers Grove, II: Inter Varsity Press 1973.

SAU LƯU ĐÀY

Đọc kinh thánh : Ê-xơ-ra (Ezra), Ê-xơ-tê (Esther) Nê-hê-mi (Nehemiah)
Thời gian: 539 – 425 TC.

Rất ít tài liệu cho biết về tình trạng dân Do Thái bị lưu đày ở Ba by lôn. Thời gian từ khi thành Giê-ru-sa-lem bị tàn phá năm 538TC, thì kỷ thuật của Kinh Thánh không đề cập đến. Sách Ê-xơ-ra, Ê-xơ-tê và Nê-hê-mi cho biết một ít sinh hoạt của tuyển dân của Chúa từ khi họ hồi hương cho đến cuối thời kỳ Cựu Ước, thời kỳ của Nê-hê-mi và Ma-la-chi (450 – 400TC)

Theo thứ tự thời gian thì có thể chia làm 4 giai đoạn:
I. Tái lập Giê-ru-sa-lem , 539 – 515 Exora1:1-6:22
II. Hoàng hậu Ê-xơ-tê 483 TC. Exote 1:1-10:3
III. Nhà cải cách Ê-xơ-ra 457 TC Exote 7:1-10:44
IV. Tổng trấn Nê-hê-mi 444 TC Nehemi 1:1-13:31

Sự lưu đày của dân Do thái đã được các tiên tri Ê sai, Mi chê, Giê rê mi và nhiều tiên tri khác báo trước. Những người bị lưu đày nhận biết sự lưu đày họ chịu là sự đoán phạt của Đức Chúa Trời trên một quốc gia tội lỗi, họ kinh nghiệm của một sỉ nhục sâu xa, và linh hồn họ đau đớn. Các vị tiên tri đều hứa về ngày khôi phục. Đặc biệt là những lời tiên tri của Giê rê mi (Gieremi 25:11, 12; 29:10) cho biết răng họ sẽ bị đày đi tù 70 năm và lời của tien tri Ê sai cho biết là vua Si ru (Cyrus) sẽ là người chăn được Đức Chúa Trời dùng để cho dân Do Thái trở về quê hương (Esai 44:28).

TÁI LẬP GIÊ- RU -SA -LEM

Sáu đoạn đầu của sách Ê-xơ-ra lượt thuật những sự phát triển liên hệ với kinh nghiệm của những người bị lưu đày trở về xây dựng lại đền thờ. Gần 25 năm trôi qua trước khi biến được hy vọng của họ thành hiện thực.

Trở về tổ quốc Ê xơ ra 1-3
Khi vua Si ru của Ba tư chiến thắng Ba by lôn , thì ông ra một sắc dụ cho phép người Do Thái trở về quê hương. Sắc dụ này đảo ngược lập đường lối mà Tiếc Lác Phi lê se, vua A si ri đưa ra năm 745 TC nhằm đem dân của những nước bị chiếm đi định cư chổ khác. Vua Si ru cho phép những người bị phân tán này trở về quê hương họ.
Hàng ngàn người Do Thái lưu đày chuẩn bị rời Ba by lôn. Mang đầy những vật dụng mà Nê bu cát nết sa đã lấy từ đền thờ trước đây cùng với giấy phép của vua Si ru trong tay, gần 50.000 người đã thực hiện thành công chuyến hồi hương năm 538 TC. Trong đám 11 người lãnh đạo hồi hương thì Xô rô bô bên (Zerubabel) là người nổi bật hơn cả , Xô ro ba ên là cháu của Giô a kim thuộc dòng vua Đa-vít và Giê sua (Jeshua) thầy tế lễ cả lo những vấn đề tôn giáo.

On định ở Giê-ru-sa-lem 3-4
Về đến nơi, người Do Thái liền dựng bàn thờ lập lại sự thờ phượng , dâng tế lễ như Môi-se đã chỉ dạy (Xuat 29:38 tt) . Ngày 15 tháng 7 họ giữ Lễ Lều Tạm (Feast of Tabernacles) (Leviky23:34 tt). Trong bầu không khí của lễ hội vui mừng thì họ lập kế hoạch cho dân chúng cung cấp tiền và tài sản cho thợ nề, thợ mộc thương lượng với dân mua vật liệu xây đền thờ.
Họ bắt đầu xây cất vào tháng thứ hai năm sau . Trong buổi lễ đặt nền cho đền thờ, có ca đoàn hát chúc tụng Chúa bởi thế hệ người trẻ . Những người già nhớ lại sự huy hoàng và đẹp đẽ của đền thờ Sa lô môn và buồn khóc đắng cay. Không bao lâu sau, người dân Sa ma ri bày tỏ nguyện vọng được đóng góp trong công trình xây cất này. Bị khước từ , họ tức giận, chống phá và thành công trong việc ngăn cản xây dựng đền thờ cho đến năm 520 BC.

Đền thờ mới 5-6
Năm thứ hai đời Đa-vít (Darius) vị vua mới của Ba tư (Persia) người Do Thái đươc phép tiếp tục lại công trinh xây cất. Tiên tri A ghê (Haggai) và Xa cha ri (Zechariah) được Chúa dùng khuấy động dân chúng phục hồi cố gắng xây cất đền thờ. Lúc này Tát te nai (Tattenai) và những người cộng sự với ông bị cấm xén vào cán trở và được lệnh phải cung cấp tiền thuế hoàng gia của vùng SI ri cho dân Do thái xây cất đền thờ.
Đền thờ hoàn tất trong vòng 5 năm (520 – 515TC). Sau ký lễ dâng hiến rất long trọng, các thầy tế lễ và phái Lê vi sắp xếp các buổi lễ thường xuyên trong đền thờ theo như Luật Môi-se qui định . Hy vọng hồi hương của họ đã thành tựu.

Câu chuyện Ê xơ tê
Sách Ê-xơ-tê kể kinh nghiệm của những người Do Thái lưu đày không trở về Giê-ru-sa-lem . Về mặt lịch sử thì Ê-xơ-tê được xác định đồng thời với triều Xác xe (Xerxes) hay A xuê ru (Ahasuerus) , vua Ba tư (485 – 465 TC) . Dù trong sách này chữ Đức Chúa Trời không được nói đến, nhưng quyền tế trị thiêng liêng và sự chăm sóc siêu nhiên của Chúa bàng bạc khắp cả sách .

Người Do Thái ở trong triều đình vua Ba tư Ê xơ tê 1-2
Khi vua Xác xe thình lình phế bỏ hoàng hậu Vã Thi (Vashti) thì một thiếu nữ Do Thái tên là Ê-xơ-tê được chọn làm hoàng hậu Ba tư. Mạc đô chê (Mordecai) một người anh họ trước đây nuôi Ê xơ tê, khám phá được một âm mưu được báo cáo lên và hai kẻ âm mưu bị treo cổ . Theo sử sách chính thức thì Mạc đô chê được ghi công là đã cứu mạng vua Ba tư.

Hiểm họa cho dân Do Thái (3-5)
Khi Ha man (Haman)một đại thần trong triều vua Ba Tư, được vua thăng chức thì mọi người đều tỏ ra tôn thờ Ha man, trừ Mạc đô chê, Mạc đô chê là dân DoThái , không chịu cúi phục Ha man. Để trả thù, Ha man bày mưu nhờ tay vua giết hại dân Do Thái .
Mạc đô chê báo động cho dân Do Thái, họ kiêng ăn than khóc. Mạc đô chê khuyến cáo Ê-xơ-tê rằng có thể Chúa đưa bà vào trong vương quốc Ba Tư để cho giờ phút này đây. Mạc đô chê đã thuyết phục được Ê xơ ê cầu xin hoàng đế cho Dân Do Thái. Kết quả là bà mời cả hoàng đế và Ha man đến ăn tiệc với bà hai ngày liên tiếp và ngày thứ hai bà trình với vua lời khẩn cầu của bà.

Chiến thắng của dân Do Thái 6-10
Đêm đầu tiên sau bữa tiệc, vua không ngủ được. Để giết thì giờ thao thức vua truyền đem cuốn sử hoàng gia ra đọc cho vua nghe, qua đó vua biết Mạc đô chê đã cứu mạng vua mà chưa được ban thưởng . Nhà vua hỏi Ha man cách nào để tỏ lòng tôn trọng một người mà vua muốn tôn trọng, cứ tưởng mình sẽ là người được vua tôn trọng nên Ha man đưa ra chương trình tôn vinh người đó thật vẻ vang. Ha man kinh ngạc khi vua ra lệnh cho ông tôn vinh Mạc đô chê là người mà ông đã dựng một cây mộc hình để chờ treo cổ lên đó vào ngày đã định tiêu diệt dân Do Thái.
Vào bữa tiệc thứ hai, Ê-xơ-tê thẳng thắn chia ra Ha man là người âm mưu hại bà . Kết quả là Ha man bị treo trên chính cây mộc hình ông đã dựng lên để treo Mạc đô chê . Người Do Thái được cho quyền tự vệ chống trả kẻ thù giết hại họ. Đến ngày đánh nhau, hàng ngàn người không phải Do Thái bị giết. Hòa bình được tái lập, dân Do Thái ăn mừng sự giải cứu của họ. Để kỷ niệm ngày giải cứu này ngày lễ Pu rim (Purim) được thiết lập hàng năm.

E xơ ra, nhà cải cách
Các hoạt động của Ê-xơ-ra được ghi trong bốn đoạn cuối của sách mang tên ông. Ong trở về Giê-ru-sa-lem năm 457 TC.
Ba By lôn đến Giê- su -sa -lem, Ê xơ rơ 7-8
Ê-xơ-ra là một thầy giáo luật, và học giả về Luật Môi-se . Đáp lại lời thỉnh cầu của Ê-xơ-ra, vua At ta xét xe (Artexerxes) truyền lệnh cho Ê-xơ-ra lãnh đạo phong trào Do Thái trở về Giu đa.
Sự chuẩn bị thật là rầm rộ. Hoàng tộc đóng góp , dân chúng tự nguyện dâng hiến, vật dụng thánh được trao trả lại cho Ê-xơ-ra đem trở về cho đền Giê-ru-sa-lem. Các tỉnh trưởng bên kia sông Ơ phơ rát được lệnh cung cấp cho Ê-xơ-ra lương thực và tiền bạc vì sợ rằng nếu không thì cơn giận của Thượng Đế sẽ giáng xuống hoàng gia. Ngại xin vua cung cấp lính theo bảo vệ, Ê-xơ-ra hội hiệp dân lại cầu nguyện, kiêng ăn xin Đức Chúa Trời phò trợ khi họ làm chuyến hành trình cả ngàn dặm đầy nguy hiểm trở về Giê-ru-sa-lem . Ba tháng rưỡi sau họ đến Giê-ru-sa-lem.

Cải cách 9-10
Khi Ê-xơ-ra nghe rằng có nhiều người dân Do Thái lập gia đình với dân ngoại, kể cả những người lãnh đạo tôn giáo và dân chúng cũng vậy, ông liền có biện pháp giải quyết sai lầm này. Ong gọi một cuộc hội công khai tại sân đền thờ và cho họ biết tính cách trầm trọng của lỗi lầm này. Sau ba tháng điều tra, xem xét những thành phần phạm tội, một tế lễ trọng thể được tổ chức để chuộc tội cho những người đã phạm, và họ phải long trọng hứa từ bỏ hôn nhân dị chủng của họ.

TỔNG TRẤN NÊ HÊ MI
Nê-hê-mi trở về Giê-ru-sa-lem năm 444 TC. Ong nổi lên như một trong những nhà lãnh đạo sáng giá nhất. Ong từ bỏ địa vị của ông trong triều đình Ba tư để trở về xây dựng lại Giê-ru-sa-lem. Cuốn sáng mang tên ông gồm các phần sau đây.

Chỉ thị Bởi Vua At ta xéc xe, Nê hê mi 1:2:8
Làm quan dâng rượu cho vua ba tư, Nê-hê-mi rất quan tâm đến việc giúp đỡ dân tộc ông. Sau khi cầu nguyện, ăn năn tội của dân mình, Nê-hê-mi có thể dâng lên vua Ba tư lời thỉnh cầu của ông khi vua hỏi thăm tình trạng sức khỏe của ông. Đáp lại, vua chỉ thị cho ông về làm tổng trấn Giê-ru-sa-lem .

Sứ mệnh về Giê- su -sa -lem 2:9-6:19
Về đến nơi, Nê-hê-mi tức khăc đi quan sát Giê-ru-sa-lem vào ban đêm để khảo sát và đánh giá tình trạng của thành . Ong liền tổ chức những người nhiệt thành hưởng ứng việc xây lại tường thành . Việc làm bất ngờ và náo nhiệt này gây nên sự chống đối của dân A rập, Am môn, Ach đốt (Ashdodites) do Ghê sem (Geshem) , Tô bi gia (Tobiah) và Sa ba lát (Sanballat) lãnh đạo. Nê-hê-mi và dân chúng không những chỉ cầu nguyện mà còn khẩn trương tổ chức bảo vệ chống lại sự tấn công của kẻ thù và mỗi ngày làm việc từ sáng sớm cho đến tối để nhanh chóng hoàn thành bức tường.
Về mặt kinh tế thì dân chúng rất là căng, vì phải đóng thuế, trả tiền lời , và phải cung cấp cho gia đình. Gọi một buổi họp công khai, Nê-hê-mi công bố chính sách kinh tế chấm dứt việc trả tiền lời. Nê-hê-mi làm gương bằng cách không nhận tiền và lương thực của chính phủ trong suốt 12 năm phục vụ của ông.
Dù những kẻ thù của Nê-hê-mi tìm cách để hãm hại ông nhưng đều thất bại. Cầu xin Chúa thêm sức cho ông kiên trì đương đầu với kẻ thù nên ông đã thành công trong việc đẩy lui mọi cuộc tiến công của họ. Sau 52 ngày ông xây xong tường thành, kẻ thù mất mặt, các nước chung quanh đều nhận biết rằng Đức Chúa Trời đã ưu đãi, làm ơn cho Nê-hê-mi. Do đó thanh thế của quốc gia Do Thái được tái lập .

Cải cách Dưới thời Ê xơ ra 7-10
Việc làm kế tiếp của Nê-hê-mi là tổ chức một hệ thống canh giữ hoàn thành phố. Một số nơi trong thành Giê-ru-sa-lem dân ở thưa thớt không có đủ người để đặt canh giữ. Do đó ông kêu gọi dân trong toàn tỉnh đăng ký và chiêu mộ họ đến định cư ở những nơi thưa dân trong thành .
Trước khi Nê-hê-mi có đủ cơ hội hoàn thành kế hoạch của ông thì dân chúng họp nhau tại Giê-ru-sa-lem để mừng lễ tôn giáo vào tháng bảy. Nê-hê-mi cho đọc Luật Pháp của Chúa, giữ lễ thổi kèn (Feast of Trumpets), ngày lễ chuộc tội (Day of Atonement), lễ lều Tạm (Feast of Tabernacles) dưới sự lãnh đạo của Ê-xơ-ra, một giáo sư luật nổi tiếng.

Chương trình và chính sách của Nê hê mi 11-13
Bây giờ Nê-hê-mi tiếp tục chương trình đăng bộ và cung cấp nhân sự đủ để bảo vệ thành bằng cách đem thân dân vào ở trong thành Giê-ru-sa-lem . Toàn tỉnh tham dự lễ dâng hiến tường thành Giê-ru-sa-lem . Những người lãnh đạo dân sự và tôn giáo cùng tất cả những người tham dự được tổ chức thành hai đoàn người. Ê-xơ-ra và Nê-hê-mi dẫn đầu hai đoàn đi trên thành, một đoàn tiến vào bên phải, một đoàn tiến vào bên trái. Khi hai đoàn người gặp nhau tại đền Thượng Đế thờ thì một đại lễ tạ ơn được cử hành với ca đoàn và ban nhạc. Mọi người đều tham dự hội mừng vui vẻ tưng bừng, tiếng chiến thắng vang ra khắp nơi.
Năm 432 T.C Nê-hê-mi trở về Ba tư nhưng sau đó trở lại Giê-ru-sa-lem . Khi ông trở lại thì được biết là có nhiều điều bất thường đã xảy ra; người lạ được cho vào trong thành, và việc phụng sự trong đền thờ bị bỏ bê. Nê-hê-mi mạnh dạn xử lý những người đã vi phạm. Ong đuổi Tô bi gia người Am môn, và phục hồi việc phụng tự trong đền thờ với lời cầu nguyện xin Chúa nhớ những điều ông làm cho đền thờ Chúa.
Tiếp đến ông cải tổ việc giữ ngày Sa bát. Ong cảnh cáo các người có tước vị trong dân là chính vì tội phạm ngày Sa bát mà dân Giu đa bị lưu đày và Giê-ru-sa-lem bị tàn phá. Ong ra lệnh trong cổng thành Giê-ru-sa-lem ngày Sa bát, cấm ngay cả những người ngoại bang buôn bán đến trong ngày đó nữa.
Nê – hê – mi cũng giải quyết vấn đề hôn nhân với dân ngoại. Ong cảnh cáo dân chúng rằng ngay cả Sa lô môn cũng bị dẫn vào con đường tội lỗi bởi những bà vợ ngoại bang ông đem về Giê- su -sa -lem. Khi cháu của thầy tế lễ thượng phẩm Ê li a síp cưới con gái của Sam ba lát (Samballat) tổng trấn Sa mi ri, thì Nê-hê-mi đuổi khỏi Giu đa ngay. Ký thuật của Ê hê mi kết thúc bằng lời cầu nguyện “Đức Chúa Trời con ôi, xin hãy nhớ đến con, và làm ơn cho con”.

LỜI TIÊN TRI CỦA MA LA CHI (Malachi)
Sự cải cách của Nê-hê-mi và Ê-xơ-ra cũng được phản ảnh trong sách của Ma-la-chi, vị tiên tri phục vụ cùng trong thời gian đó (khoảng 450 – 400 T.C). Theo truyền thống mà sử gia Giô sa phát (Josephus) ghi lại thì Ma-la-chi là vị sứ giả cuối cùng của Đức Chúa Trời trước giai đoạn im lặng kéo dài gần 400 năm.
Sự trông chờ Đấng Cứu Thế (mê si a) trở thành niềm hy vọng cho những người kính sợ Chúa. Bắt đầu bằng lời bảo đảm chiến thắng tối hậu qua dòng giống của người nữ trong Sang 3:15, lời hứa về Đấng Cứu Thế được dần hòi khai mở qua các thế hệ kế tiếp về sau (xem 12:3; 49:10; Xuat 3:15; Dansoky 24:17; IISam 7:16; ISuky 17:14; Esai 7:14; 9:6,7;và những chỗ khác). Ma-la-chi nói đến ngày phán xét khủng khiếp tiếp sau ân sủng của việc Ê li xuất hiện (Malachi 3:1-4:5). Trong sứ điệp tiên báo này danh hiệu “Ê li” dùng để chỉ giai đoạn phục hưng qua một nhân vật Đức Chúa Trời sai đến bốn thế kỷ sau đó, là Giăng Báp tít, người dọn đường cho Chúa Cứu Thế.
Bằng lối sinh động này Ma-la-chi nhắc nhở những người kẻ vô đạo rằng họ nên kiêng sợ ngày phán xét. Tuy nhiên, những ai kính sợ Đức Chúa Trời thì được bảo đảm là sẽ được ơn lành vĩnh viêcn của Chúa. Lời rủa sả của Chúa giáng trên những kẻ ác, còn phước lành của Chúa thì được ban xuống cho những người công chính.

KẾT THÚC KÝ SỰ KINH THÁNH CỰU ƯỚC
Ba sách này là những nguồn tài liệu chính về dân Do Thái sau khi Giê-ru-sa-lem bị tàn phá năm 586 T.C kết thúc ký sự của thời Cựu ước, để lại một thời gian dài im lặng. Gần bốn thế kỷ sau kinh Tân Ước mở ra với sự giáng sinh của Chúa Giê su Chí tôn.

BÀI LÀM
1. Những ai lãnh đạo dân lưu đày trở về xứ Giu đa ?
2. Họ làm ngay điều gì để tái lập sự thờ phượng khi về đến Giê- su -sa -lem
3. Hai tiên tri nào đã kêu gọi dân Do Thái tái xây dựng đền thờ ?
4. Ngày lễ nào đưọc thiết lập từ kết quả của việc dân Doa Thái được giải cứu thời Ê-xơ-tê
5. Trước khi trở về Giê-ru-sa-lem thì quan tâm tôn giáo của Ê-xơ-ra là gì ?
6. Ê-xơ-ra cho một gương mẫu như thế nào về mỗi quan tâm của ông đến sự trợ giúp của Chúa và của người trong việc giúp đỡ dân tộc ông ?
7. Lời cầu nguyện của Nê-hê-mi trong đoạn một cho biết gì về thái độ của ông trước sự khốn khổ của dân ông ?
8. Nê-hê-mi tỏ bày cho vua về vấn đề của ông như thế nào ?
9. Nê-hê-mi tổ chức xây lại vách thành Giê-ru-sa-lem như thế nào ?
10. Những cải cách chính của Nê-hê-mi là gì ?
11. hãy so sánh các chính sách của A si ri, Ba by lôn và Ba tư đối với những nước bị chiếm.
12. Hãy liệt kê những phẩm tính lãnh đạo của Nê-hê-mi trong việc đương đầu với sự chống đối của Sa ma ri thời đó. Ngày nay có những biến cố quan trọng nào thử nghiệm phẩm tính lãnh đạo của dân Chúa ?
13. Vừa học qua 17 sách Cựu Ước, xin bạn việc một câu tóm tắt về mỗi sách vừa học (mỗi sách viết một câu tóm tắt)
14. Hãy phác họa sự mặc khải tiệm tiến những lời hứa về Đấng Cứu Thế (Messiah)
15. Hãy liệt kê những biến cố mà bạn cho là quan trọng hơn cả và thời điểm (năm) của những biến cố đó trong 12 bài học này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Baldwin, Joyce Giê- su -sa -lem. Esther. The Tyndale Old Testament Commentaries. Downers Grove, IL : Inter Varsity Press, 1984
Barber, Cyril J. Nehemiah and the Dynamics of Effective Leadership. Neptune, NJ : Loizeaux Brothers, 1980
Fensham, F. charles. The Books of Ezra and Nehemiah, The New International Commentary on the Old Testament. Grand Rapids : Wm. B. Eerdmans Pub. Co., 1983
Keil, Carl F. “Esther” Commentary on the Old Testament in Ten Volumes. Vol III. Grand Rapids : Wm. B. Eerdmans Pub. Co., 1982
Laney, J. Carl. Ezra Nehemiah. Everyman’s Bible Commentary. Chicago : Moody Press, 1982
Whitcomb, John C., Jr. Esther : Triumph of God’s Sovereignty. Everyman’s Bible Commentary. Chicago : Moody Press, 1979
Old Testament Survey — Poetry and Prophecy and New Testament Survey provide a profitable sưquece study. For a more detailed description, see Concerning E. T.T.A, pp. 95, 96.

Tác giả: Viện Thần Học Việt Nam