HƯỚNG VỀ CANAAN
Kinh Thánh: Dân số ký. Phục Truyền
Thời gian: Khoảng 1600 – 1400
Dân Ysơraên đóng tại Sinai gần một năm, nhận thêm nhiều huấn thị. Sau 11 ngày đi bộ, họ đến Cađe, phái 12 thám tử và rồi nổi loạn. Ba mươi tám năm sau mới đến đồng bằng Môáp và Môise từ biệt họ.

HƯỚNG VỀ CANAAN

Kinh Thánh: Dân số ký. Phục Truyền Thời gian: Khoảng 1600 – 1400 Dân Ysơraên đóng tại Sinai gần một năm, nhận thêm nhiều huấn thị. Sau 11 ngày đi bộ, họ đến Cađe, phái 12 thám tử và rồi nổi loạn. Ba mươi tám năm sau mới đến đồng bằng Môáp và Môise từ biệt họ.

I. TỔ CHỨC DÂN YSƠRAÊN

1. Tu bộ: Tu bộ trước khi rời Sinai với con số gần giống lúc rời Aicập. Lúc ấy họ đếm được 603. 550 (38:26) không kể đàn bà con nít và người Lêvi. Sau gần 40 năm, thế hệ nầy đã ngã xuống và 601. 730 người khác thay thế (Dansoky 26:51).

2. Thứ tự di hành: Luật pháp và Trật tự rất cần thiết cho dân Chúa. Người Lêvi thay các con đầu lòng để chăm sóc đền tạm. Khi ở thì đền tạm ở giữa, người Lêvi bao quanh. Khi đi thì người Lêvi khiêng đền tạm đi giữa 6 chi tộc phía trước và 6 chi tộc phía sau.

3. Khánh thành đền tạm: Môise khánh thành đền tạm vào năm thứ hai. Ông dâng tế lễ, trình diện Arôn và người Lêvi biệt riêng họ và chúc phước cho dân sự. Môise cũng tổ chức Lễ Vượt qua thứ hai đánh dấu đệ nhất chu niên dân tộc được giải phóng và bắt buộc mọi người phải tham dự dù là khách trú.

4. Thẳng tiến về Canaan: Ngày 20. 2 họ nhổ trại tiến về Canaan. Chúa hướng dẫn họ bằng trụ mây ban ngày và trụ lửa ban đêm. Như thế sự hướng dẫn thiên thượng kết hợp hài hòa với nhu cầu tổ chức.

II. CUỘC LANG THANG TRONG SA MẠC

1. Lằm bằm: Sau việc dân sự lằm bằm về Mana, 70 trưởng lão được chỉ định phụ giúp Môise và Chúa ban chim cút cho dân nhưng vì bội thực họ bị chết như một trận dịch. Cả Arôn và Miriam cũng lằm bằm về Môise!

2. Khủng hoảng tại Cađe: 12 thám tử đi do thám lúc dân sự đóng trại tại Cađe. Họ đồng tình báo cáo đất đai màu mở, dân cư hùng cường nhưng trong khi 10 người quả quyết không đánh được thì Giôsuê và Calép tin rằng họ sẽ chiến thắng với sự trợ giúp thiên thượng. Dân chúng bị giao động rồi nổi loạn, đòi ném đá hai người và chọn lãnh tụ khác thay Môise Chúa định tiêu diệt dân sự nhưng Môise cầu thay và Chúa nhậm lời: Ngài ân xá cho họ nhưng họ phải chết trong đồng vắng vì không có lòng tin.

3. Những năm lang thang: Hai nhóm nổi loạn cấu kết nhau: Côrê và đám Lêvi ủng hộ phủ nhận quyền tôn giáo của Arôn, còn Đathan và Abiram muốn thay Môise làm lãnh tụ chính trị vì là dòng Rubên. Chúa bênh vực Môise Arôn khi đất nuốt Gia đình Đathan, Abiram với Côrê, hơn 14. 000 người khác bị tiêu diệt và ngôi vị Arôn được xác nhận bằng cây gậy đâm chồi.

4. Trên đường đến đồng bằng Môáp Sau độ 38 năm dân sự đến đồng bằng Môáp. Môise trái lệnh Chúa đập hòn đá thay vì ra lệnh khiến nước phun ra nên không được vào Canaan. Biến cố rắn đồng nhấn mạnh hành động đơn sơ của đức tin đã được Chúa Jesus áp dụng về điều kiện được cứu rỗi. Dân sự tiếp tục đi vòng Êđôm (vì Êđôm không cho đi ngang qua) và Môáp. Họ được lệnh không đánh Môáp nhưng rồi cũng phải đánh Sihôn vua Hếpbôn và Óc vua Basan và chiếm giữ đất của họ.

III. HUẤN LÊNH TIẾN VÀO CANAAN

1. Balaam và Balác: Vua Balác rất lo ngại khi Ysơraên đóng trại phía bắc xứ ông nên thuyết phục tiên tri Balaam rủa sả Ysơraên. Ham lộc cao, bổng hậu nên Bala am ra đi. Nhưng con lừa bật tiếng nói và thiên sứ cảnh cáo nên Balaam phải bốn lần chúc phước Ysơraên. Về sau Balaam bày mưu dân Môáp cám dỗ Ysơraên phạm tội gian dâm và thờ hình tượng khiến Ysơraên bị phán xét. Tuy nhiên Chúa không để dân Ngài bị rủa sả; và Balaam bị giết chung với dân Mađian.

2. Quyết định và Chỉ thị: Môise miễn cưỡng cho phép chi tộc Rubên, Gát và phân nửa Manase định cư phía đông Giôđanh là vùng cỏ tốt, nhưng bắt họ hứa tham dự cuộc chinh phục Canaan. Có ba thành ẩn náu trong khu nầy. Kế hoạch quan trọng nhất là chỉ định Giôsuê làm lãnh tụ mới. Giôsuê có khả năng chỉ huy quân sự (đẩy lui Amaléc) và có đức tin (khi đi do thám).

IV. HỒI TƯỞNG VÀ TRIỂN VỌNG

1. Diễn từ thứ nhất: Môise ôn lại Lịch Sử Ysơraên. Nhắc nhở về thế hệ lằm bằm phản loạn đã không được vào đất hứa và chỉ rõ điều kiện để được ơn Chúa là Tuân giữ Luật pháp và hết lòng sống cho Ngài.

2. Diễn từ thứ hai: Môise nhắc nhở về Luật Pháp và lưu ý họ là dân tộc về Giao Ước: Căn bản cho lối sống là Mười điều răn và bí quyết giữ mình làm dân Thánh là Chân thành kính yêu Chúa, vâng phục Ngài; dẹp bỏ thần tượng. Môise cũng dạy về trách nhiệm dân sự, xã hội và gia đình và kết luận bằng lời chúc phước và rủa sả mà dân sự phải ghi nhớ khi vào đất hứa.

3. Từ biệt: Môise trao quyền chỉ huy cho Giôsuê và công tác dạy dỗ cho các tế sư. Môise cũng trao một bản chép luật pháp (lưu giữ trong hòm giao ước và đem đọc cho công chúng bảy năm một lần). Sau khi nhắc lại thời sơ lập Ysơraên, Môise chúc phước cho mỗi chi tộc. Trước khi qua đời, Môise lên đỉnh núi Nêbô để nhìn vào miền đất hưá.

LÀM CHỦ ĐẤT HỨA

Kinh Thánh: Giôsuê,Quanxét,Rutơ Thời gian : Khoảng 1400-1100

I. TÌNH TRẠNG XÃ HỘI CANAAN

1. Chính trị: Dân Canaan sống thành các Tiểu Quốc có tường thành bao bọc nằm trên vị trí cao rất kiên cố vì thế chinh phục Canaan dường như giấc mơ!

2. Tôn giáo: Dân Canaan thờ Đa thần: El là thần chính gọi là “Thần bò cha”. Vợ của El là Asêra. Trong các con có Thần chính là Baanh (nghĩa là Chúa) là Thần cai quản các thần khác, luôn cả trời đất và sự sinh sản. Các thần nầy thật tàn bạo vô luân, thể hiện qua cách thờ phượng như hiến tế trẻ em, hành dâm và dùng rắn trong nghi lễ. Môise đã cảnh cáo trước về điều nầy.

3. Thời kỳ ân huệ: Trước khi phán xét, Chúa đã cho họ một thời kỳ ân huệ khi các thánh tổ sống giữa họ, làm gương cho họ về sự thờ phượng Đấng chơn thật. Sau 4 thế kỷ, họ càng ngày càng tồi tệ và sự gian ác đã trọn, chín muồi cho cuộc phán xét nên Chúa cho dân Ysơraên tiến vào chiếm lấy xứ.

II. GIÔ SUÊ LÃNH ĐẠO CUỘC CHINH PHỤC

1. Chuẩn bị: Giôsuê được học tập kinh nghiệm và được huấn luyện bởi Môise :

. Tại Rêphiđim, Giôsuê cầm quân đẩy lui Amaléc nhờ sự cầu thay của Môise.

. Tại Cađe, được cử làm thám tử, tận mắt thấy đất hứa và bày tỏ Đức tin.

.Từ Aicập đến biên giới Canaan, Giôsuê chứng kiến quyền năng Thượng Đế.

. Tận mắt chứng kiến một thế hệ vùi thây trong samạc vì không tin.

2. Tiến vào Canaan: Chúa bảo đảm với Giôsuê sẽ thành công nếu cẩn thận làm theo mọi điều trong sách Luật pháp do Môise truyền lại. Sự bảo đảm gia tăng khi hai thám tử báo cáo tâm trạng dân Canaan. Phép lạ vượt sông Giôđanh cho thế hệ mới nhận biết Chúa đang hành động. Họ được lệnh dựng 12 tảng đá kỷ niệm ở gần sông và ở Ghinh Ganh để nhắc thế hệ sau biến cố vĩ đại nầy.

3. Bốn biến cố : Có 4 biến cố khiến dân sự biết rằng họ đã vào đất hứa : a. Dựng hai đài đá kỷ niệm sự giải phóng chắc chắn của Chúa. b. Giữ Lễ Vượt qua nhắc lại sự Giải phóng khỏi xứ Aicập. c. Giữ Lễ Cắt Bì nhận biết họ là dân thánh thuộc về giao ước của Chúa. d. Mana ngưng để họ sống nhờ vào hoa màu của đất hứa.

4. Ba Chiến dịch quan trọng: Qua khải tượng, Chúa nhắc Giôsuê nhớ rằng ông chỉ là đầy tớ dưới quyền của Chúa là Tư lệnh quân đội Đức Giêhôva.

a. Chiến dịch miền Trung: Nhắm vào Giêricô và Ahi (Giêricô chiến thắng nhờ quyền năng siêu nhiên của Chúa, Ahi chiến thắng nhờ Vâng lời Chúa loại trừ tội lỗi Acan và áp dụng chiến thuật quân sự do Chúa chỉ dạy) . Sau đó dân sự tập trung giữa Êbanh và Garixim để nghe đọc Luật pháp Môise (Môise dặn).

b. Chiến dịch miền Nam: Đánh bại liên quân Amôrít nhưng phạm sai lầm không cầu hỏi ý Chúa nên kết ước với Gabaôn. Một lần nữa Chúa bày tỏ quyền năng bằng cách khiến mưa đá và kéo dài ngày để ban chiến thắng lớn tại Gabaôn. Tuy nhiên còn Ghêxe và Giêrusalem chưa bị chiếm.

c. Chiến dịch miền Bắc: Ghi vắn tắt với trận thắng tại vùng hồ Mêrôm, san bằng thành phố Hátsô (có 40.000 dân theo khảo cổ). Tổng kết có 31 vua bị đánh bại trong cuộc chinh phục Canaan.

5. Chia đất: Giôsuê cho bắt thăm chia xứ cho các chi tộc để tiếp tục đánh chiếm cho mình, 6 thành được chỉ định làm thành ẩn náu (mỗi bên Giôđanh 3 thành) Lêvi được chia 48 thành rải rác khắp xứ để lo việc tôn giáo. Silô là trung tâm tôn giáo có đền tạm tại đó. Sau đó Giôsuê tập hợp dân sự tại Sichem kêu gọi họ kính sợ Chúa và phục sự Ngài cách thành tâm, trung tín.

III. CÁC QUAN XÉT

1. Tình hình tổng quát: Dân Canaan vẫn còn một số thành kiên cố khắp nơi Trong vòng hai hay ba thế kỷ từng hồi từng lúc có những quan xét giải phóng và lãnh đạo dân sự. Hầu hết đều có tính địa phương nên có thể trùng nhau.

2. Chu kỳ bốn điểm: Cứ lặp đi lặp lại: – Tội lỗi liên kết dân bổn xứ đưa tới bội đạo, thờ hình tượng) – Đau buồn (Bị Chúa phạt cho quân thù xâm chiếm) – Khẩn cầu (Họ ăn năn, kêu xin Chúa) – Cứu rỗi (Ban quan xét giải cứu họ)

3. Các dân tộc áp bức và các quan xét: Ốtniên (Mêsôbôtami). Êhút (Môáp). Samga (Philitin). Đêbôra và Barác (Canaan). Ghêđêôn (Mađian). Thôla và Giairơ. Giépthê (Ammôn). Iếpsan, Êlôn, Ápđôn. Samsôn (Philitin).

4. Tình trạng vô tổ chức: Tình trạng dân sự có thể tóm lại trong câu “Ai nấy làm theo ý mình lấy làm phải”.

THỜI KỲ CHUYỂN TIẾP

Kinh Thánh : I Samuên Thời gian : 1100 – 1000 TC

I. DÂN PHILITIN