Kinh Thánh là sách bán chạy nhất thế giới, vì là thông điệp cần thiết cho mọi người và được in trong hơn 1800 ngôn ngữ cho 95% dẩn trên thế giới.
TẠI SAO CẦN NGHIÊN CƯU CỰU ƯỚC ?

A. TẠI SAO CẦN NGHIÊN CƯU CỰU ƯỚC ?
1. Giá trị Cựu Ước:

Bao trùm nhiều lãnh vực văn chương, lịch sử, tôn giáo:
. DoThái giáo, Hồi giáo, Cơ Đốc giáo đều thấy nguồn gốc mình trong đó.
. Thu hút học giả uyên bác cũng như người thấp kém nhất

2. Cựu Ước cống hiến bối cảnh lịch sử để hiểu Tân Ước.
. Tân Ước trích dẫn và đề cập đến Cựu Ước hơn 500 lần (Chúa Jesus).
. Trình bày liên hệ giữa Người với Thượng Đế để ta tin cậy, vâng phục Chúa.

3. Xao lãng Cựu Ước hơn Tân Ước (xem Cựu Ước là luập pháp) là sai lầm :
. Hồng ân Thượng Đế hành động suốt lịch sử loài người.
. Thượng Đế bất biến, không chỉ Công chính (phán xét) mà còn Yêu thương.
. Phaolô trích dẫn Cựu Ước và gọi Thượng Đế là Cha thương xót (II Corỉnhto 1:3).

B. LỊCH SỬ THỜI CỰU ƯỚC
Phần lớn nằm trong 17 sách đầu (Từ Sáng thế ký đến Êxơtê).

1. Bố Cục:
a. Kỷ nguyên sơ khai: Từ Ađam đến Tharê
b. Lịch sử tuyển dân: Từ Ápraham(2000) đến Nêhêmi (450). (Thi ca và Tiên tri: Phản ảnh văn hóa, chính trị, kinh tế)

2. Chủ đích: Thượng Đế Mặc khải chính Ngài cho loài người qua Cựu Ước.
3. Nội dung: Là sách Thánh, tiên báo về Chúa Jesus (Luca 24:44 ) là Sấm ngôn của Thượng Đế (Roma 3:2). Là Thánh sử ghi lại những Biến cố Tự nhiên được hướng dẫn bằng hoạt động siêu nhiên của Thượng Đế.

C. KỶ NGUYÊN SƠ KHAI
1. Kinh Thánh
2. Thời gian: Từ nguyên thủy đến 2000 TC.
Thời gian lâu hơn cả phần còn lại của Cựu Ước (Ápraham-Malachi). Rất quan trọng cho cả ngũ kinh, cần thiết để hiểu cả Thánh Kinh. Sáng thế ký là Sách dẫn nhập của Môise cho Ngũ Kinh. Có lẽ Môise dựa vào những nguồn tài liệu thành văn cùng truyền khẩu để viết lịch sử Ysơraên nhưng phần Kỷ nguyên sơ khai phải do chính Đức Chúa Trời mặc khải.

I. CÂU CHUYỆN SÁNG TẠO
Câu chuyện nguồn gốc vũ trụ tuy giản dị nhưng sâu sắc, khẳng định Thượng Đế tạo dựng nên muôn loài từ chỗ trống không (ex-nihilo).

1. Một Kế hoạch Thiên Thượng:
Mục đích và trật tự sự sáng tạo được nêu lên cách rõ ràng và cao điểm của kỳ công sáng tạo là con người, một cá nhân có trách nhiệm. Nhìn chung, khoa địa chất học hiện đại cũng trình bày thứ tự giống như Kinh Thánh. 1:2 có 2 quan điểm giải thích:
Quan niệm 1 cho biết câu 1, 2 nói về tạo dựng nguyên thủy, những câu sau nói về sự phục hồi.
Quan niệm 2 cho rằng câu 2 mô tả giai đoạn sơ khởi trong trình tự sáng tạo.
Thời gian sáng tạo là 6 ngày nhưng mỗi ngày dài bao lâu không có nói vì thế theo quan niệm 2 mỗi ngày rất dài (cả nguyên đại) còn quan niệm 1 sự phục hồi chỉ cần mỗi ngày 24 giờ.

2. Thượng Đế, Đấng Sáng tạo và Nuôi dưỡng:
Phần đầu câu chuyện dùng từ “Thượng Đế” (Elohim số nhiều) là Đấng sáng tạo vũ trụ vạn vật. Phần sau dùng từ “Thượng Đế Giêhôva” nói lên Ngài tương quan với con người như một Đấng yêu thương, chăm sóc, và con người dù được tạo dựng sau cùng lại là trung tâm của sân khấu kể từ 2:4 b.

3. Tương quan giữa con người và tạo vật:
Con người là một hữu thể rất thông minh và có trách nhiệm, khác biệt và cao quý hơn các thú vật. Ađam được đặc quyền đặt tên cho thú vật, cai trị chúng và trồng giữ vườn Êđen. Thượng Đế tạo nên Êva để làm bạn đời của Ađam. Ngài yêu thương chăm sóc họ, ban cho họ được tương giao với Ngài và dự bị vườn Êđen cho họ an hưởng.

II. SỰ SA NGÃ VÀ HẬU QUẢ (Sang 3:1-6:10)
Là biến cố quan trọng phải được hiểu theo nghĩa đen (I Timothe 2:13, 14).
1. Ađam Êva bất tuân, bị đuổi ra: Vấn đề lớn là sự bất tuân chống nghịch vì nghe theo lời kẻ cám dỗ mà nghi ngờ Thựơng Đế (về Tình yêu, Quyền năng và Lời Ngài ).

2 . Sự thương xót đi trước sự phán xét: Chúa hứa Hậu tự người nữ sẽ giày đạp đầu con rắn (Sang 3:15 ) trước khi tuyên bố rủa sả và Chúa ban bộ đồ da (ngụ ý sự cứu chuộc cần đổ máu) trứơc khi Ngài đuổi họ ra khỏi Êđen.

3. Niềm hy vọng được cứu chuộc: Tin cậy lời Chúa, Êva đã bày tỏ hy vọng khi sinh Cain, thất vọng vì Cain bà lại tiếp tục hy vọng khi sinh Sết và con người bắt đầu cầu khẩn Đức Giêhôva (4:26 ). Laméc cũng ấp ủ hy vọng được giải cứu khi nói về Nô-Ê (5:28-30 ).

4. Án mạng đầu tiên: Có thể Cain đã đi ngược lại chỉ thị dâng sinh tế ,nhưng chắc chắn là Cain đã không biết làm điều lành, không kính sợ Chúa và không quản trị nổi tội ác và không có một chút tình yêu!

5. Dòng dõi vô đạo của Cain: Cain xây thành, dân cư sống bằng chăn nuôi. Dần dần nghệ thuật phát triển, khoa học luyện kim hình thành và con người tự tạo cảm tưởng an ninh giả tạo (LêMéc). Dòng dõi Cain không nhìn nhận hay nói gì về Thượng Đế.

6. Dòng dõi đạo hạnh của Sết: Sết làm niềm hy vọng của Ađam Êva hồi phục. Đến đời Ênót người ta bắt đầu quay về cùng Thượng Đế. Rồi Hênóc, bậc đạo hạnh được sinh ra, sống tương giao với Thượng Đế mật thiết và không thấy sự chết. Và Nô-Ê là niềm hy vọng của Laméc về sự giải cứu khỏi sự rủa sả tại vườn Êđen.

III. CƠN HỒNG THỦY: SỰ PHÁN XÉT của THƯỢNG ĐẾ

1. Tình trạng loài người: Dùng những phú bẩm của Thượng Đế cho mình vào lạc thú, không đếm xỉa gì đến Ngài: Hủ bại, bạo động khiến hành vi con người đầy gian ác.

2. Thương xót đi trước phán xét: Thượng Đế dùng Nô-Ê cảnh cáo trước về sự hủy diệt trong 124 năm. Ngài bảo đảm sẽ lập giao ước với ông và dòng dõi ông. Ngài bảo Nô-Ê đóng tàu để được an toàn.

3. Hình phạt: Đại hồng thủy là cuộc phán xét nghiêm khắc và toàn diện với mục đích tiêu diệt nhân loại tội lỗi và gây dựng nhân loại mới với những người đạo hạnh còn lại.

IV. KHỞI ĐẦU MỚI CỦA CON NGƯỜI Sang The Ky 8:20-11:32

1. Giao Ước của Thượng Đế với Nô Ê: Hành động đầu tiên của Nô-Ê khi ra khỏi tàu là thờ phượng Thượng Đế bằng sự dâng sinh tế.
. Cái mống là dấu hiệu giao ước Thượng Đế, bảo đảm con người không bị tuyệt diệt bằng nước lụt nữa.
. Sau khi nhận giao ước, Nô-Ê và các con được lệnh tái lập dân số và làm chủ trái đất cùng được giết súc vật làm đồ ăn. Nhưng hành động bất kính của Cham đã khiến Canaan bị rủa sả.

2. Tháp Babên: Con người cứ ở nguyên một chỗ, chống lại lệnh Thượng Đế bảo phân tán ra khắp đất và vì kiêu căng họ xây tháp Babên. Nhưng Thựơng Đế chận đứng khiến họ phải tản mác khắp đất.

3. Con cái NôÊ tản lạc: Con cháu Gia phết đi về hướng Tây Ban Nha, Hắc hải và biển Caspian. Con Cháu Cham đi về hướng Nam đến Phi châu. Dòng dõi Sem chiếm vùng Bắc vịnh Ba Tư.

4. Dòng Thiên Sai (Messianic ): Ký sự thu hẹp lại dòng dõi Sem. Sau 10 đời thì tập trung vào Tharê. Cao điểm ký sự là lúc Ápram được kêu gọi và đổi tên thành Ápraham, tổ phụ dân Do Thái. Qua đó lời hứa về Đấng Cứu thế được thành tựu.

CÁC VỊ THÁNH TỔ